Bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp bản tánh đều Không, trong bản tánh Không đều không sai khác, thì các Đại Bồ-tát trụ vào chỗ nào để hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phát thệ nguyện như vầy: “Ta phải chứng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rộng lớn, vận chuyển pháp luân vi diệu, độ thoát các hữu tình”?Bạch Thế Tôn! Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rộng lớn sâu xa, hành tướng không hai.
Chẳng phải hành tướng nhưng có thể chứng được.
Như vậy, các Đại Bồ-tát làm sao có thể đạt được sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Cúi xin Như Lai thương xót dạy cho.Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật rộng lớn sâu xa, hành tướng không hai, chẳng phải hành tướng nhưng có thể chứng được.Vì sao? Vì Bồ-đề không hai, cũng không phân biệt.
Nếu người nào ở nơi Bồ-đề này hành hai tướng, có phân biệt thì chắc chắn không thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rộng lớn.Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát chẳng ở nơi Bồ-đề hành tướng không hai, cũng chẳng phân biệt, nên không chỗ trụ, đạt đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Các Đại Bồ-tát đối trong các pháp chẳng hành hai tướng, cũng chẳng phân biệt, không nên chỗ hành, tức đạt đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rộng lớn.Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chẳng phải hành hai tướng mà có thể chứng được.
Bồ-đề của các Đại Bồ-tát hoàn toàn không hành xứ.
Nghĩa là không hành sắc, thọ, tưởng, hành, thức.Không hành nhãn xứ cho đến ý xứ.Không hành sắc xứ cho đến pháp xứ.Không hành nhãn giới cho đến ý giới.Không hành sắc giới cho đến pháp giới.Không hành nhãn thức giới cho đến ý thức giới.Không hành nhãn xúc cho đến ý xúc.Không hành các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.Không hành địa giới cho đến thức giới.Không hành nhân duyên cho đến tăng thượng duyên.Không hành các pháp theo duyên sanh ra.Không hành vô minh cho đến lão tử.Không hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.Không hành pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.Không hành chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.Không hành Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.Chẳng hành bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.Không hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.Không pháp hành môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.Không hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ.Không hành Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa.Không hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.Không hành pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.Không hành năm loại mắt, sáu phép thần thông.Không hành mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.Không hành đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.Không hành ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ.Không hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.Không hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.Không hành quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề.Không hành hạnh của Đại Bồ-tát.Không hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.Vì sao? Vì Bồ-đề của các Đại Bồ-tát không duyên nơi danh tướng, âm thanh, chấp ngã, ngã sở; nghĩa là Bồ-đề kia không suy nghĩ như vầy: Ta hành nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Lại nữa, này Thiện Hiện! Bồ-đề của các Đại Bồ-tát chẳng chấp lấy nên hành, chẳng bỏ nên hành, vì đối với tất cả pháp không có sự phân biệt.Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Bồ-đề của Đại Bồ-tát chẳng chấp lấy nên hành, chẳng bỏ nên hành, đối với tất cả pháp không còn phân biệt, thì Bồ-đề của các Đại Bồ-tát phải hành chỗ nào?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Bồ-đề của hóa thân chư Phật nên hành chỗ nào, để lấy nên hành, để bỏ nên hành?Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Không phải vậy.
Bởi vì hóa thân chư Phật thật vô sở hữu, làm sao nói được có Bồ-đề hành nơi chỗ nào, hoặc lấy hoặc bỏ?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Bồ-đề trong mộng, các A-la-hán nên hành chỗ nào, để lấy chỗ nào nên hành, để bỏ chỗ nào nên hành?Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Không phải vậy.
Bởi vì các bậc A-la-hán đã đoạn tận phiền não, hôn trầm thùy miên, triền cái, tất cả đều chấm dứt hoàn toàn không mộng, thế thì làm sao mà có Bồ-đề trong mộng hành nơi chỗ nào hoặc lấy hoặc bỏ?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng lại như vậy, chẳng lấy nên hành, chẳng bỏ nên hành, đều không chỗ hành, vì đạt được tất cả pháp bản tánh Không.Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nào hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, có Bồ-đề chẳng lấy nên hành, chẳng bỏ nên hành, đều không chỗ hành.
Nghĩa là không hành sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nói rộng cho đến không hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cũng lại không hành trí nhất thiết trí.
Cũng không có chúng Đại Bồ-tát không hành mười địa, không hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Không hành bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.
Không hành mười sáu Không.
Không hành tịnh lự, đẳng trì, đẳng chí.
Cho đến chẳng hành mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng.
Không hành đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, nói rộng cho đến tám mươi vẻ đẹp và vô lượng, vô biên các Phật pháp khác.
Không trụ vào thần thông thù thắng của Bồ-tát, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mà có thể chứng được trí nhất thiết trí?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Bồ-đề của các Đại Bồ-tát, tuy không có chỗ hành, nhưng chúng Đại Bồ-tát vì muốn làm lợi ích cho các hữu tình nên chủ yếu hành mười địa và hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Nói rộng cho đến phải trụ vào thần thông thù thắng của Bồ-tát, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mới có khả năng chứng đắc trí nhất thiết trí.Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Bồ-đề của các Đại Bồ-tát nếu không chỗ hành thì không có Đại Bồ-tát vì muốn làm lợi ích cho các hữu tình nên chẳng trụ vào mười địa tu hành lâu dài viên mãn.
Chẳng trụ bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa tu hành lâu dài viên mãn.
Nói rộng cho đến chẳng trụ thần thông thù thắng của Bồ-tát, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật tu hành lâu dài viên mãn, để có thể viên mãn được trí nhất thiết trí.Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Bồ-đề của các Đại Bồ-tát tuy không chỗ hành mà chứng, nhưng các Đại Bồ-tát vì muốn làm lợi ích cho các hữu tình nên chủ yếu trụ mười địa tu hành lâu dài viên mãn, trụ bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa tu hành lâu dài viên mãn.
Nói rộng cho đến cần trụ thần thông thù thắng của Bồ-tát, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, tu hành lâu dài viên mãn cho đến có thể chứng được trí nhất thiết trí.Thiện Hiện nên biết! Nếu các vị Đại Bồ-tát tu các căn lành chưa được viên mãn, thì nhất định không đạt được trí nhất thiết trí.Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào muốn chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên trụ sắc bản tánh Không, nên trụ thọ, tưởng, hành, thức bản tánh Không.
Nói rộng cho đến nên trụ hạnh của Đại Bồ-tát bản tánh Không, nên trụ quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề bản tánh Không.
Nên trụ tất cả pháp bản tánh Không, nên trụ tất cả hữu tình bản tánh Không.
Tu hành mười địa cho được viên mãn.
Tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa cho được viên mãn.
Nói rộng cho đến tu hành thần thông thù thắng của Bồ-tát, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật được viên mãn rồi mới chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Thiện Hiện nên biết! Các pháp này lý bản tánh Không và các hữu tình lý bản tánh Không cực kỳ tịch tĩnh, không có chút pháp nào là có tăng hay giảm, sanh hay diệt, thường hay đoạn, nhiễm hay tịnh, đắc quả hay hiện quán.Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát nương vào thế tục nói tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, như thật biết rõ bản tánh Không rồi mới chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không nương vào thắng nghĩa.Vì sao? Vì trong thắng nghĩa đế, không có sắc, cũng không có thọ, tưởng, hành, thức.
Nói rộng cho đến không có các hạnh của Đại Bồ-tát, cũng không có quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có thể đắc.
Không có người hành hạnh Đại Bồ-tát, cũng không có người chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.Thiện Hiện nên biết! Các pháp và các hữu tình như vậy đều nương vào lời nói thế tục lập ra, không nương vào thắng nghĩa.Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, từ lúc mới phát tâm, tuy rất dõng mãnh vì các hữu tình mà hành Bồ-đề hạnh, nhưng đối với tâm này đều vô sở đắc, đối với các hữu tình cũng vô sở đắc, đối với đại Bồ-đề cũng vô sở đắc, đối với Phật, Bồ-tát cũng vô sở đắc.
Vì tất cả pháp, tất cả hữu tình bản tánh Không, bất khả đắc.Bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều vô sở hữu, đều bản tánh Không, vô sở đắc, thì Đại Bồ-tát làm sao hành hạnh Bồ-đề? Làm sao có thể chứng đắc Vô thượng Bồ-đề?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Ở giai đoạn trước đây, ông nương vào cảnh giới đoạn để đoạn trừ thân kiến v.v… các phiền não kiết sử để chứng được các căn vô lậu, trụ định vô gián, chứng quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn cho đến quả A-la-hán.
Trong thời gian ấy, ông thấy có mộng, hoặc tâm, hoặc đạo, hoặc các đạo quả có thể đắc không?Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Không có.Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Nếu ông lúc ấy đều vô sở đắc, thì làm sao nói có quả A-la-hán?Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Nương vào thế tục mà nói, chẳng nương nơi thắng nghĩa.Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, nương vào thế tục nói hành hạnh Bồ-đề được đại Bồ-đề, chẳng nương vào thắng nghĩa.Thiện Hiện nên biết! Nương vào thế tục đặt ra có sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Nói rộng cho đến nương vào thế tục đặt ra hạnh Đại Bồ-tát, lập bày quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Nương vào thế tục đặt ra có hữu tình, Bồ-tát, chư Phật; chẳng nương vào thắng nghĩa.Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát không thấy có pháp nào đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề có tăng, có giảm, có ích, có tổn, vì tất cả pháp bản tánh Không.Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát quán bản tánh Không của tất cả pháp còn không thể được, huống là mới phát tâm mà được.
Phát tâm đầu tiên còn không được, huống là tu sơ địa cho đến thập địa, bố thí v.v… sáu pháp Ba-la-mật-đa, ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề, ba pháp môn giải thoát, cho đến vô lượng, vô biên Phật pháp mà có thể được.
Nếu có thể được thì chắc chắn không có sự việc ấy.Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dùng phương tiện thiện xảo hành hạnh Bồ-tát, chứng đại Bồ-đề, độ chúng hữu tình, thường không gián đoạn.Bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát tuy siêng năng tinh tấn tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.
An trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.
An trụ vào chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.
An trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.
Tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.
Tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.
Tu hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ.
Tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.
Tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.
Tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Tu hành mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Tu hành đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.
Tu hành ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ.
Tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Tu hành hạnh Đại Bồ-tát.
Tu hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Nếu tu đạo Bồ-đề chưa viên mãn, không thể chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì Đại Bồ-tát làm sao tu đạo Bồ-đề để có thể chứng đắc viên mãn quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dùng phương tiện thiện xảo, do oai lực của phương tiện thiện xảo này nên khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa không thấy bố thí, không thấy người bố thí, không thấy người nhận, không thấy việc làm; cũng không xa lìa các pháp như vậy mà hành bố thí Ba-la-mật-đa.
Đại Bồ-tát này khi bố thí như vậy, thì có thể viên mãn tu đạo Bồ-đề mau được thành tựu.Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dùng phương tiện thiện xảo, tu đạo Bồ-đề làm cho được viên mãn, có thể chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa v.v… cho đến hạnh Đại Bồ-tát và quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, tùy theo chỗ thích ứng ấy, nói rộng cũng vậy.Lúc ấy, ngài Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Làm thế nào Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dõng mãnh siêng năng tu đạo Bồ-đề?Phật dạy:– Này Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát nào khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dùng phương tiện thiện xảo, không hòa hợp sắc cho đến thức; không phân tán sắc cho đến thức.Không hòa hợp nhãn xứ cho đến ý xứ; không phân tán nhãn xứ cho đến ý xứ.Không hòa hợp sắc xứ cho đến pháp xứ; không phân tán sắc xứ cho đến pháp xứ.Không hòa hợp nhãn giới cho đến ý giới; không phân tán nhãn giới cho đến ý giới.Không hòa hợp sắc giới cho đến pháp giới; không phân tán sắc giới cho đến pháp giới.Không hòa hợp nhãn thức giới cho đến ý thức giới; không phân tán nhãn thức giới cho đến ý thức giới.Không hòa hợp nhãn xúc cho đến ý xúc; không phân tán nhãn xúc cho đến ý xúc.Không hòa hợp các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; không phân tán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.Không hòa hợp địa giới cho đến thức giới; không phân tán địa giới cho đến thức giới.Không hòa hợp nhân duyên cho đến tăng thượng duyên; không phân tán nhân duyên cho đến tăng thượng duyên.Không hòa hợp các pháp theo duyên sanh ra; không phân tán các pháp theo duyên sanh ra.Không hòa hợp vô minh cho đến lão tử; không phân tán vô minh cho đến lão tử.Không hòa hợp bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa; không phân tán bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.Không hòa hợp pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không; không phân tán pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.Không hòa hợp chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì; không phân tán chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.Không hòa hợp Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; không phân tán Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.Không hòa hợp bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; không phân tán bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.Không hòa hợp bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; không phân tán bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.Không hòa hợp pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; không phân tán pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.Không hòa hợp tám giải thoát cho đến mười biến xứ; không phân tán tám giải thoát cho đến mười biến xứ.Không hòa hợp Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa; không phân tán Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa.Không hòa hợp Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa; không phân tán Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.Không hòa hợp pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; không phân tán pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.Không hòa hợp năm loại mắt, sáu phép thần thông; không phân tán năm loại mắt, sáu phép thần thông.Không hòa hợp mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; không phân tán mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.Không hòa hợp đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; không phân tán đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.Không hòa hợp ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ; không phân tán ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ.Không hòa hợp pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; không phân tán pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.Không hòa hợp trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; không phân tán trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.Không hòa hợp quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề; không phân tán quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề.Không hòa hợp tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật; không phân tán tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.Vì sao? Vì các pháp như vậy đều vô tự tánh, có thể làm cho hòa hợp và phân tán.Như vậy, Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dõng mãnh siêng năng tu đạo Bồ-đề.Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều vô tự tánh, có thể làm cho hòa hợp và phân tán thì Đại Bồ-tát làm sao ở trong pháp ấy tu học để đạt đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Nếu Đại Bồ-tát chẳng học Bát-nhã ba-la-mật-đa thì nhất định không thể đạt được sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?Phật dạy:– Này Xá-lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Đại Bồ-tát nào chẳng học Bát-nhã ba-la-mật-đa thì nhất định không thể đạt được sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Này Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát nào mong cầu chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì phải học Bát-nhã ba-la-mật-đa mới có thể chứng được.Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát mong cầu chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cần phải có phương tiện thiện xảo mới có thể chứng được, chẳng phải không có phương tiện thiện xảo mà có thể chứng được.Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nếu thấy có pháp tự tánh khả đắc thì nên lấy, không thấy có pháp tự tánh khả đắc thì lấy ở chỗ nào? Chỗ không lấy ấy chính là Bát-nhã ba-la-mật-đa.Đây là tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa.Đây là sắc uẩn cho đến thức uẩn.Đây là nhãn xứ cho đến ý xứ.Đây là sắc xứ cho đến pháp xứ.Đây là nhãn giới cho đến ý giới.Đây là sắc giới cho đến pháp giới.Đây là nhãn thức giới cho đến ý thức giới.Đây là nhãn xúc cho đến ý xúc.Đây là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.Đây là địa giới cho đến thức giới.Đây là nhân duyên cho đến tăng thượng duyên.Đây là các pháp theo duyên sanh ra.Đây là vô minh cho đến lão tử.Đây là pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.Đây là chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.Đây là Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.Đây là bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.Đây là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.Đây là pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.Đây là tám giải thoát cho đến mười biến xứ.Đây là Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa.Đây là Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.Đây là pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.Đây là năm loại mắt, sáu phép thần thông.Đây là mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.Đây là đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.Đây là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ.Đây là pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.Đây là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.Đây là quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề.Đây là tất cả hạnh Đại Bồ-tát.
Đây là quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Đây là phàm phu, đây là Thanh văn, đây là Độc giác, đây là Đại Bồ-tát, đây là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, như thật biết rõ tất cả pháp tánh đều không thể chấp thủ.
Đó là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đều không chấp thủ.Sắc uẩn cho đến thức uẩn đều không chấp thủ.Nhãn xứ cho đến ý xứ đều không chấp thủ.Sắc xứ cho đến pháp xứ đều không chấp thủ.Nhãn giới cho đến ý giới đều không chấp thủ.Sắc giới cho đến pháp giới đều không chấp thủ.Nhãn thức giới cho đến ý thức giới đều không chấp thủ.Nhãn xúc cho đến ý xúc đều không chấp thủ.Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đều không chấp thủ.Địa giới cho đến thức giới đều không chấp thủ.Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên đều không chấp thủ.Các pháp theo duyên sanh ra đều không chấp thủ.Vô minh cho đến lão tử đều không chấp thủ.Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo đều không chấp thủ.Pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không đều không chấp thủ.Chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì đều không chấp thủ.Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo đều không chấp thủ.Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều không chấp thủ.Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện đều không chấp thủ.Tám giải thoát cho đến mười biến xứ đều không chấp thủ.Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa đều không chấp thủ.Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa đều không chấp thủ.Pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa đều không chấp thủ.Năm loại mắt, sáu phép thần thông đều không chấp thủ.Mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều không chấp thủ.Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả đều không chấp thủ.Ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ đều không chấp thủ.Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả đều không chấp thủ.Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều không chấp thủ.Quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề đều không chấp thủ.Tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật đều không chấp thủ.Tất cả phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai đều không chấp thủ.Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, như thật biết rõ tất cả pháp tánh đều không chấp thủ, nên đối với tất cả pháp đều không chướng ngại.Này Xá-lợi Tử! Không chấp thủ Ba-la-mật-đa này tức là không chướng ngại Ba-la-mật-đa.
Không chướng ngại Ba-la-mật-đa như vậy, tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Các Đại Bồ-tát nên học như vậy.Này Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát nào có thể học như vậy thì đối với tất cả pháp đều vô sở đắc, và không thể học được huống là đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đắc Bát-nhã ba-la-mật-đa, đắc quả phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, Phật.Vì sao? Này Xá-lợi Tử! Vì không có chút thật pháp nào có tự tánh.
Nếu trong tất cả pháp không có tự tánh thì những pháp nào là phàm phu? những pháp nào là Dự lưu cho đến chư Phật?Này Xá-lợi Tử! Các pháp như vậy đã bất khả đắc thì nương vào những pháp nào để lập ra con người? Con người cũng bất khả đắc thì làm sao nói đây là phàm phu, đây là Dự lưu cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác?Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều không tự tánh, đều chẳng thật có thì nương vào những việc nào để biết rõ đây là phàm phu, đây là pháp của phàm phu? Nói rộng cho đến đây là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đây là pháp Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác?Phật dạy:– Này Xá-lợi Tử! Ý ông thế nào? Vì thật có sắc, hoặc đã có, hoặc sẽ có như sự chấp trước của các phàm phu không? Vì thật có thọ, tưởng, hành, thức, hoặc đã có, hoặc sẽ có như sự chấp trước của các phàm phu không? Nói rộng cho đến vì thật có quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, hoặc đã có, hoặc sẽ có như sự chấp trước của các phàm phu không? Vì thật có phàm phu cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoặc đã có, hoặc sẽ có như sự chấp trước của các phàm phu không?Xá-lợi Tử thưa:– Bạch Thế Tôn! Chẳng thật có, chỉ vì các phàm phu điên đảo chấp có như vậy.Phật dạy:– Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dùng phương tiện thiện xảo, tuy quán các pháp đều không tự tánh, đều chẳng thật có, nhưng nương vào thế tục hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì các hữu tình phương tiện giảng thuyết làm cho họ hiểu biết chơn chính, xa lìa các điên đảo.Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Làm sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dùng phương tiện thiện xảo, do oai lực của phương tiện thiện xảo này nên tuy quán các pháp vô tự tánh, đều chẳng thật có, nhưng nương vào thế tục hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì các hữu tình phương tiện giảng thuyết làm cho họ hiểu biết chơn chính, xa lìa các điên đảo?Phật dạy:– Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thành tựu phương tiện thiện xảo như vầy: Nghĩa là không thấy có chút thật pháp nào trụ bên trong.
Nếu còn trụ bên trong thì còn ngăn ngại.
Do có ngăn ngại nên có thối thất.
Do thối thất nên tâm suy yếu.
Vì tâm suy yếu mới sanh giải đãi.Này Xá-lợi Tử! Vì tất cả pháp đều không thật có, không có ngã và ngã sở, đều dùng vô tánh làm tự tánh, bản tánh Không tịch, tự tướng Không tịch.
Chỉ có tất cả phàm phu mê lầm điên đảo, chấp trước sắc uẩn cho đến thức uẩn.
Chấp trước nhãn xứ cho đến ý xứ.
Chấp trước sắc xứ cho đến pháp xứ.
Chấp trước nhãn giới cho đến ý giới.
Chấp trước sắc giới cho đến pháp giới.
Chấp trước nhãn thức giới cho đến ý thức giới.
Chấp trước nhãn xúc cho đến ý xúc.
Chấp trước các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.
Chấp trước địa giới cho đến thức giới.
Chấp trước nhân duyên cho đến tăng thượng duyên.
Chấp trước các pháp theo duyên sanh ra.
Chấp trước vô minh cho đến lão tử.
Chấp trước bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Chấp trước pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.
Chấp trước chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Chấp trước Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.
Chấp trước bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.
Chấp trước bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Chấp trước pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.
Chấp trước tám giải thoát cho đến mười biến xứ.
Chấp trước Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa.
Chấp trước Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.
Chấp trước pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.
Chấp trước năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Chấp trước mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Chấp trước đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.
Chấp trước ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ.
Chấp trước pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Chấp trước trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Chấp trước quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề.
Chấp trước hạnh Đại Bồ-tát.
Chấp trước quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Chấp trước phàm phu cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.Do nhân duyên này, các Đại Bồ-tát quán tất cả pháp đều không thật có, không có ngã và ngã sở, đều dùng vô tánh làm tự tánh, bản tánh Không tịch, tự tướng Không tịch.
Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tu tập như nhà ảo thuật, vì các hữu tình mà nói pháp: Đối với những kẻ tham lam vì nói pháp bố thí.
Những người phạm giới thì nói tịnh giới.
Những người giận dữ thì nói an nhẫn.
Những người lười biếng thì nói tinh tấn.
Những người tán loạn thì nói tịnh lự.
Những người ác tuệ thì nói Bát-nhã.Đại Bồ-tát này an lập hữu tình làm cho an trụ vào pháp bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, rồi lại vì họ giảng thuyết Thánh pháp thù thắng để giải thoát sanh tử, làm cho các hữu tình nương vào đó tu học, chứng được quả Dự lưu, Nhất lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, nhập vào địa vị Đại Bồ-tát, trụ quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, vì sao không gọi là bậc có sở đắc, đối với các hữu tình thật vô sở hữu mà làm cho an trụ nơi bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, lại vì họ giảng thuyết Thánh pháp thù thắng để giải thoát sanh tử, chứng được quả Dự lưu cho đến chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Phật dạy:– Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đối với các hữu tình chẳng phải hữu sở đắc.
Vì sao? Vì Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không thấy hữu tình có chút khả đắc nào.
Do đó, chỉ nương theo thế tục giả nói hữu tình.Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ vào hai đế, vì các hữu tình mà giảng thuyết Chánh pháp.
Hai đế đó là: Một là thế tục; hai là thắng nghĩa.Này Xá-lợi Tử! Tuy nương vào hai đế lập ra hữu tình nhưng đều bất khả đắc, nhưng các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dùng phương tiện thiện xảo vì các hữu tình mà giảng thuyết pháp yếu, làm cho các hữu tình nghe Chánh pháp rồi, ở trong pháp hiện tại còn chẳng đắc ngã, huống là sẽ đạt được Thánh quả.Như vậy, Này Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dùng phương tiện thiện xảo, tuy vì hữu tình mà giảng thuyết pháp yếu, làm cho họ tu theo chánh hạnh để được chứng quả, nhưng tâm đối với sự việc ấy đều vô sở đắc, vì biết rõ các pháp đều bất khả đắc.Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát này là chơn Đại Bồ-tát.
Tuy đối với các pháp không đắc nhất pháp, không đắc dị pháp, không đắc tổng pháp, không đắc biệt pháp mà mặc áo giáp đại công đức như vậy.
Do mặc áo giáp đại công đức như vậy nên không sanh vào cõi Dục giới, không sanh vào cõi Sắc giới, không sanh vào cõi Vô sắc, không thấy cảnh giới hữu vi, không thấy cảnh giới vô vi.
Tuy giáo hóa hữu tình làm cho ra khỏi ba cõi nhưng đối với hữu tình đều vô sở đắc, cũng chẳng đắc có hữu tình kiến lập.
Vì hữu tình kiến lập chẳng đắc, nên không trói, không mở.
Vì không trói, không mở nên không nhiễm, không tịnh.
Vì không nhiễm tịnh, nên không thể biết rõ các cảnh giới khác nhau.
Vì không thể biết rõ các cảnh giới khác nhau, nên không nghiệp, không phiền não.
Vì không nghiệp, không phiền não, nên cũng không có quả dị thục.
Đã không có quả dị thục thì làm sao có ngã và hữu tình trôi lăn trong các đường, sanh vào ba cõi, có các cảnh giới sai khác?Phật dạy:– Này Xá-lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.Này Xá-lợi Tử! Nếu có loài hữu tình trước có sau không, thì Bồ-tát, Như Lai cũng không có lỗi; hay trước không sau có theo lý cũng như vậy, luân hồi trong các cõi có không cũng thế.Vì vậy, này Xá-lợi Tử! Như Lai ra đời hoặc chẳng ra đời, pháp tánh vẫn thường trụ, chơn như pháp giới tánh chẳng hư dối, chắc chắn không cải đổi.
Vì tất cả pháp tánh, pháp giới, pháp trụ, pháp định, chơn như, thật tế đều như hư không.
Trong đó chúng ta còn không có, huống là có sắc v.v… các pháp.
Sắc v.v… các pháp đều không có, như vậy làm sao có luân hồi trong các cảnh giới.
Sự luân hồi trong các đường đã không có thì làm sao có thành thục hữu tình mà làm cho họ được giải thoát? Chỉ nương vào thế tục giả nói là có.Này Xá-lợi Tử! Vì pháp như vậy, tự tánh đều Không, nên các Đại Bồ-tát ở đời quá khứ theo Phật nghe như thật rồi, vì các hữu tình mà độ thoát khỏi sự điên đảo, chấp trước, cầu đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Khi đạt đến quả vị, Bồ-tát không nghĩ như vầy: Ta đối với pháp này đã đạt được, hoặc sẽ đạt được, làm cho các hữu tình kia cũng đã được độ, hoặc sẽ được độ, không còn chấp trước, ra khỏi sanh tử.Này Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát này vì các hữu tình mà độ họ thoát khỏi sự điên đảo, chấp trước, mặc áo giáp công đức, phát đại thệ nguyện, trang nghiêm, dõng mãnh, siêng năng, không bị đắm trước, không thối chuyển quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Thường đối với Bồ-đề không sanh tâm nghi ngờ là ta sẽ chứng hoặc không chứng.
Chỉ nên chánh niệm: Ta nhất định sẽ đạt được sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm lợi ích chơn thật cho các hữu tình, đó là độ họ thoát khỏi sự mê lầm điên đảo, luân hồi các nẻo, chịu khổ sanh tử.Này Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát này tuy độ các hữu tình thoát khỏi sự mê lầm điên đảo, các đường sanh tử, nhưng không sở đắc, chỉ nương vào thế tục nói có việc này.Này Xá-lợi Tử! Như nhà ảo thuật tài giỏi hoặc học trò của ông, nương vào sự ảo thuật, biến hóa vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng.
Lại hóa ra các món thực phẩm thượng hạng, đem vật huyễn ấy bố thí cho các hữu tình được no nê.
Nhà huyễn thuật làm việc này rồi, vui mừng nghĩ: Tôi đã được phước đức rộng lớn.
Ý ông thế nào? Nhà ảo thuật tài giỏi này và học trò của ông thật làm cho các hữu tình được ăn no không?Xá-lợi Tử thưa:– Bạch Thế Tôn! Không có thật.Phật dạy:– Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy.
Từ lúc mới phát tâm vì muốn độ thoát các loài hữu tình nên tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.
An trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.
An trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.
An trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.
Tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.
Tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.
Tu hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ.
Tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.
Tu hành pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.
Tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Tu hành mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Tu hành đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.
Tu hành ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ.
Tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Viên mãn đạo đại Bồ-đề của Bồ-tát.
Thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.Này Xá-lợi Tử! Mặc dù các Đại Bồ-tát làm việc này nhưng đối với hữu tình và tất cả pháp đều vô sở đắc, không nghĩ như vầy: Ta đem pháp này điều phục các loài hữu tình như vậy, làm cho họ xa lìa điên đảo chấp trước, không còn qua lại chịu khổ sanh tử nữa.Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là đạo đại Bồ-đề của Bồ-tát? Các Đại Bồ-tát tu hành đạo này phương tiện thiện xảo, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và vô lượng, vô biên Phật pháp khác, đều gọi là đạo đại Bồ-đề của Bồ-tát.Các Đại Bồ-tát tu hành đạo này dùng phương tiện thiện xảo, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nhưng không tưởng có hữu tình ở trong thập hiệu và cõi Phật.Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Làm thế nào Đại Bồ-tát khi hành bố thí Ba-la-mật-đa, dùng phương tiện thiện xảo thành thục hữu tình?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, dùng phương tiện thiện xảo, tự mình hành bố thí, cũng khuyên người khác hành bố thí, ân cần dạy bảo, truyền trao cho họ, nói như vầy: “Này các thiện nam tử! Không nên chấp vào việc bố thí.
Nếu chấp bố thí thì sẽ bị tái sanh.
Nếu do đây bị tái sanh thì phải luân chuyển sẽ chịu vô lượng, vô biên thống khổ.Này các thiện nam tử! Trong lý thắng nghĩa đều không bố thí, cũng không có người thí, người nhận, vật thí và các quả thí.
Các pháp như vậy, bản tánh đều Không.
Trong bản tánh Không, không có pháp nắm bắt, các pháp tánh Không cũng không nắm bắt.”Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tuy đối với hữu tình tự mình hành bố thí, cũng khuyên người khác hành bố thí, nhưng đối với việc bố thí, người bố thí, kẻ nhận, vật thí, quả thí đều vô sở đắc.
Bố thí Ba-la-mật-đa như vậy, gọi vô sở đắc Ba-la-mật-đa.Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát này khi đối với các pháp vô sở đắc, phương tiện thiện xảo có thể giáo hóa hữu tình trụ quả Dự lưu, nói rộng cho đến đạt đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, làm cho chúng được lợi ích an vui.Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát này tự mình hành bố thí, cũng khuyên người khác hành bố thí, thường tự mình tán dương pháp hành bố thí, vui mừng khen ngợi người hành bố thí.Đại Bồ-tát này tu hành đại bố thí như vậy rồi, sẽ được sanh vào đại tộc Sát-đế-lợi, hoặc đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ giàu sang đầy đủ; hoặc làm Tiểu vương ở trong một tiểu vương quốc giàu sang tự tại; hoặc làm Đại vương ở trong một đại vương quốc giàu sang tự tại; hoặc làm Đại luân vương ở trong bốn châu giàu sang tự tại.Đại Bồ-tát này sanh vào những chỗ như vậy, dùng bốn nhiếp sự giáo hóa các hữu tình.
Trước hết dạy họ an trụ vào bố thí, do đây tuần tự dạy họ tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự và Bát-nhã.
Lại làm cho họ an trụ vào bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; an trụ trong ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề; an trụ vào ba pháp môn giải thoát.Đại Bồ-tát này giáo hóa các hữu tình trụ vào các thiện pháp như vậy rồi, hoặc làm cho họ nhập vào Chánh tánh ly sanh, chứng quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán.
Đã nhập vào Chánh tánh ly sanh rồi, tuần tự chứng quả Độc giác Bồ-đề.
Đã nhập vào Chánh tánh ly sanh rồi, tuần tự học các địa vị của Bồ-tát, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Lại dạy rằng:“Này các thiện nam tử! Phải phát đại nguyện để mau được chứng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm việc lợi ích thù thắng cho các hữu tình.
Các loài hữu tình này vì hư vọng phân biệt chấp trước các pháp đều vô tự tánh, do vì chúng điên đảo vọng chấp cho là có.Vì vậy, nên các ông phải siêng năng tinh tấn tự mình đoạn trừ điên đảo, cũng khuyên người khác đoạn trừ; tự mình thoát sanh tử, cũng làm cho người giải thoát; tự mình được lợi lớn, cũng làm cho người khác được lợi lớn..