Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa


Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Khi các Bồ-tát học như vậy thì không học về sắc là thường hay vô thường, là vui hay khổ, là Không hay bất Không, là ngã hay vô ngã; cũng không học về thọ, tưởng, hành, thức là thường hay vô thường, là vui hay khổ, là Không hay bất Không, là ngã hay vô ngã.Này Thiện Dũng Mãnh! Khi các Bồ-tát học như vậy thì không học về nhãn là thường hay vô thường, là vui hay khổ, là Không hay bất Không, là ngã hay vô ngã; cũng không học về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là thường hay vô thường, là vui hay khổ, là Không hay bất Không, là ngã hay vô ngã.Này Thiện Dũng Mãnh! Khi các Bồ-tát học như vậy thì không học về sắc là thường hay vô thường, là vui hay khổ, là Không hay bất Không, là ngã hay vô ngã; cũng không học về thanh, hương, vị, xúc, pháp là thường hay vô thường, là vui hay khổ, là Không hay bất Không, là ngã hay vô ngã.Này Thiện Dũng Mãnh! Khi các Bồ-tát học như vậy thì không học về nhãn thức là thường hay vô thường, là vui hay khổ, là Không hay bất Không, là ngã hay vô ngã; cũng không học về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là thường hay vô thường, là vui hay khổ, là Không hay bất Không, là ngã hay vô ngã.Này Thiện Dũng Mãnh! Khi các Bồ-tát học như vậy thì không duyên vào sắc là hành thuộc quá khứ, hoặc hành thuộc vị lai, hoặc hành thuộc hiện tại; cũng không duyên vào thọ, tưởng, hành, thức là hành thuộc quá khứ, hoặc hành thuộc vị lai, hoặc hành thuộc hiện tại.Này Thiện Dũng Mãnh! Khi các Bồ-tát học như vậy thì không duyên vào nhãn là hành thuộc quá khứ, hoặc hành thuộc vị lai, hoặc hành thuộc hiện tại; cũng không duyên vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là hành thuộc quá khứ, hoặc hành thuộc vị lai, hoặc hành thuộc hiện tại.Này Thiện Dũng Mãnh! Khi các Bồ-tát học như vậy thì không duyên vào sắc là hành thuộc quá khứ, hoặc hành thuộc vị lai, hoặc hành thuộc hiện tại; cũng không duyên vào thanh, hương, vị, xúc, pháp là hành thuộc quá khứ, hoặc hành thuộc vị lai, hoặc hành thuộc hiện tại.Này Thiện Dũng Mãnh! Khi các Bồ-tát học như vậy thì không duyên vào nhãn thức là hành thuộc quá khứ, hoặc hành thuộc vị lai, hoặc hành thuộc hiện tại; cũng không duyên vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là hành thuộc quá khứ, hoặc hành thuộc vị lai, hoặc hành thuộc hiện tại.Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát học như vậy, tuy lấy hành tướng của Không, tịch tĩnh, vô ngã để quán sát quá khứ, nhưng không lấy sự hành về Không, tịch tĩnh, vô ngã thuộc quá khứ; tuy lấy hành tướng của Không, tịch tĩnh, vô ngã để quán sát vị lai, nhưng không lấy sự hành về Không, tịch tĩnh, vô ngã thuộc vị lai; tuy lấy hành tướng của Không, tịch tĩnh, vô ngã để quán sát hiện tại, nhưng không lấy sự hành về Không, tịch tĩnh, vô ngã thuộc hiện tại.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát hành như vậy mặc dù quán pháp quá khứ là Không, vô ngã, vô ngã sở, vô thường, không thường còn, an trụ không lâu dài, không thay đổi, nhưng không hành về quá khứ như vậy; mặc dù quán pháp vị lai là Không, vô ngã, vô ngã sở, vô thường, không thường còn, an trụ không lâu dài, không thay đổi, nhưng không hành về vị lai như vậy; mặc dù quán pháp hiện tại là Không, vô ngã, vô ngã sở, vô thường, không thường còn, an trụ không lâu dài, không thay đổi, nhưng không hành về hiện tại như vậy.Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ-tát nào hành được như vậy, trụ như vậy thì tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa mau được viên mãn.Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ-tát nào hành được như vậy thì tất cả ác ma không làm hại được.

Nếu Bồ-tát hành như vậy thì biết rõ ràng về việc làm của ác ma, không bị các ma làm tổn hại.Lại nữa.

này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát nào hành được như vậy thì không duyên vào sắc; cũng không duyên vào thọ, tưởng, hành, thức.

Không duyên vào nhãn; cũng không duyên vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Không duyên vào sắc; cũng không duyên vào thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Không duyên vào nhãn thức; cũng không duyên vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức.Không duyên vào danh sắc.Không duyên vào tạp nhiễm.Không duyên vào điên đảo, tà kiến, các triền cái, ái hành.Không duyên vào tham, sân, si.Không duyên vào ngã, hữu tình v.v…Không duyên vào đoạn, thường.Không duyên vào biên, vô biên.Không duyên vào cõi Dục, Sắc, Vô sắc.Không duyên vào duyên khởi.Không duyên vào địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới.Không duyên vào hữu tình giới, pháp giới.Không duyên vào chắc thật, hư vọng.Không duyên vào trói buộc, lìa trói buộc.Không duyên vào sự đoạn diệt tham, sân, si.Không duyên vào bố thí, tham lam, giữ giới, phạm giới, nhẫn nhục, sân hận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, trí tuệ, ác tuệ.Không duyên vào niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi.Không duyên vào sự đoạn điên đảo.Không duyên vào tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí.Không duyên vào từ, bi, hỉ, xả.Không duyên vào khổ, tập, diệt, đạo.Không duyên vào trí tận, trí vô sanh, trí vô tạo tác.Không duyên vào trí vô trước.Không duyên vào địa vị của phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Phật.Không duyên vào thần thông trí kiến.Không duyên vào giải thoát.Không duyên vào giải thoát trí kiến.Không duyên vào Niết-bàn.Không duyên vào trí kiến của quá khứ, vị lai, hiện tại.Không duyên vào trí lực, vô úy v.v… của Phật.Không duyên vào cõi Phật thanh tịnh.Không duyên vào tướng hảo thanh tịnh.Không duyên vào sự viên mãn của Thanh văn.Không duyên vào sự viên mãn của Độc giác.Không duyên vào sự viên mãn của Bồ-tát.Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp chẳng có sở duyên, vì tất cả các pháp chẳng có năng duyên, chẳng phải tất cả pháp có chấp thủ mà cho rằng nó có sở duyên.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu có sở duyên tức là có động tác chấp trước; nếu có chấp trước thì sẽ có sầu, than, khổ, ưu, não.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu có sở duyên tức là bị trói buộc, không thoát khỏi mà xa lìa đạo.

Do đó, làm cho tất cả khổ não tăng trưởng.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu có sở duyên tức là sự nương chấp, động chuyển và hí luận.

Nếu có sở duyên tức là có những đấu tranh, kiện tụng.

Nếu có sở duyên tức là có những vô minh, si ám.

Nếu có sở duyên tức là có sợ hãi.

Nếu có sở duyên tức là bị mắc bẫy và bị sự trói buộc của ma.

Nếu có sở duyên tức là có khổ bức bách và tìm cầu sự an lạc.Này Thiện Dũng Mãnh! Bồ-tát nào quán sát thấy có những tai họa như vậy thì không duyên vào các pháp.

Vì không có sở duyên vào tất cả các pháp nên không có sự chấp thủ, vì không chấp thủ nên không chấp và không trụ vào tất cả các pháp.

Bồ-tát tuy không có sở duyên như vậy nhưng đối với cảnh giới nhất định được tự tại.

Mặc dù đối với cảnh giới nhất định được tự tại nhưng không có nương chấp, cũng không chỗ trụ.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát có thể hành như vậy, thì không bị phan duyên vào tất cả pháp; nếu không chấp trước và không tranh luận với tất cả pháp thì an trụ không bị nhiễm.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu đối với khắp cảnh giới và pháp sở duyên mà các Bồ-tát ấy đều không bị trói buộc thì đã tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ-tát nào hành như vậy và trụ như vậy thì tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa mau được viên mãn.

Vì vậy, tất cả ác ma không thể nào làm trở ngại được, cả quyến thuộc của quân ma cũng không thể nào khống chế được, có muốn tìm điều xấu của các vị cũng không thể tìm được, cũng không có cách nào quấy nhiễu.

Nhưng các vị ấy có thể chinh phục được ma và quân ma, biết rõ tất cả việc của ma, không làm theo việc của ma mà hành một cách tự tại, làm chấn động, thiêu đốt các cung điện của ma, cũng có thể chinh phục tất cả ngoại đạo nhưng không bị ngoại đạo chinh phục; cũng có thể bẻ gãy tất cả các luận phái khác mà không bị các luận phái khác bẻ gãy.Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ-tát nào có thể hành như vậy tức là đối với sắc không trụ phân biệt, không phân biệt khác; đối với thọ, tưởng, hành, thức không trụ phân biệt, không phân biệt khác.

Đối với nhãn không trụ phân biệt, không phân biệt khác; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không trụ phân biệt, không phân biệt khác.

Đối với sắc không trụ phân biệt, không phân biệt khác; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp không trụ phân biệt, không phân biệt khác.

Đối với nhãn thức không trụ phân biệt, không phân biệt khác; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức không trụ phân biệt, không phân biệt khác.Do nhân duyên này mà các Bồ-tát đối với các danh sắc không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với nhiễm tịnh không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với duyên khởi không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với điên đảo, tà kiến, các triền cái, ái hành không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với đoạn kiến, thường kiến không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với cõi Dục, Sắc, Vô sắc không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với hữu tình giới, pháp giới không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với tham, sân, si không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với chắc thật, hư vọng không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với có trói buộc, lìa trói buộc không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người nhận, người biết, người thấy và các tưởng kia không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với bố thí, tham lam, giữ giới, phạm giới, nhẫn nhục, sân hận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, trí tuệ, ác tuệ không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với đoạn điên đảo v.v… không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với khổ, tập, diệt, đạo không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với từ, bi, hỉ, xả không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với trí tận, trí vô sanh, trí vô tạo tác không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với địa vị của phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Phật không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với pháp của phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Phật không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với thần thông, trí kiến không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với trí kiến của quá khứ, vị lai, hiện tại không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với trí vô trước không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với minh và giải thoát không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với giải thoát, giải thoát tri kiến không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với trí lực, vô úy v.v… của Phật không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với tướng hảo thanh tịnh không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với cõi Phật thanh tịnh không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với sự viên mãn của Thanh văn không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với sự viên mãn của Độc giác không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Đối với sự viên mãn của Bồ-tát không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu có phân biệt thì sẽ phân biệt khác.

Nếu trường hợp nào không có phân biệt, thì trường hợp ấy không phân biệt khác.

Kẻ phàm phu ngu si đều do phân biệt tạo ra và tư tưởng của họ cũng đều do phân biệt khác phát sanh, cho nên Bồ-tát không khởi phân biệt, không phân biệt khác.Này Thiện Dũng Mãnh! Nói phân biệt tức là biên thứ nhất, nói phân biệt khác tức là biên thứ hai.

Đối với trường hợp nào không có phân biệt, không phân biệt khác thì đối với trường hợp ấy đã xa lìa nhị biên, cũng không có chính giữa.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu nói có chính giữa cũng là phân biệt, mà phân biệt chính giữa cũng gọi là hữu biên; đối với trường hợp nào có phân biệt thì đối với trường hợp ấy sẽ có phân biệt khác.

Do nhân duyên này mà không thể đoạn trừ ý nghĩa phân biệt và phân biệt khác.Nếu đối với trường hợp nào không phân biệt thì với trường hợp ấy sẽ không phân biệt khác.

Do sự việc này mà có ý nghĩa đoạn trừ phân biệt và phân biệt khác.Này Thiện Dũng Mãnh! Đoạn trừ phân biệt nghĩa là trong đó hoàn toàn không có gì để đoạn trừ cả.

Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì do sức phân biệt, phân biệt khác là không sở hữu, hư vọng nên phát sanh điên đảo; vì nó tịch tĩnh nên điên đảo cũng không có; vì điên đảo cũng không nên hoàn toàn không có chỗ đoạn trừ.Này Thiện Dũng Mãnh! Vì không có sự đoạn trừ nên biết, hiển bày khái niệm về khổ đoạn.

Nghĩa là trong đó không có một chút khổ nào để đoạn trừ nên gọi là khổ đoạn.Nếu tự tánh của khổ mà có một chút nào chân thật thì mới có thể đoạn trừ.

Nhưng tự tánh của khổ không có một chút gì là chân thật nên không có chỗ để đoạn trừ.Nếu chỉ thấy khổ thì không thể gọi là khổ đoạn, nghĩa là biết rõ của khổ hoàn toàn không có một chút phần tự tánh nào có thể đắc, nên gọi là khổ đoạn.Nếu mọi người đối với khổ mà hoàn toàn không phân biệt và phân biệt khác thì gọi là khổ tịch tĩnh, tức là làm cho khổ không còn có ý nghĩa phát sanh nữa.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát thấy như vậy thì đối với các pháp không khởi phân biệt và không phân biệt khác.

Này Thiện Dũng Mãnh! Đó gọi là Bồ-tát biết rõ tánh phân biệt và phân biệt khác mà tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ-tát nào hành như vậy và trụ như vậy để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì mau được viên mãn.

Cho nên tất cả ác ma không thể nào làm chướng ngại họ được.

Chúng quân mà có làm việc gì các vị ấy đều biết rõ, nên làm việc gì vị ấy cũng không theo việc của ma, ngược lại được tự tại khiến cho bọn ác ma tự nhiên lui tan, đánh bại bọn chúng làm cho ít dần.

Thân tâm các vị ấy thanh thản không hề sợ hãi nên quân ác ma không thể nào quấy nhiễu họ được.

Nhờ vậy mà chấm dứt tất cả nhân sanh về cõi ác, đoạn trừ và bít lấp những con đường tà trong thế gian, xa lìa các ám chướng băng qua dòng thác mạnh.Đối với tất cả pháp được mắt thanh tịnh, đem lại ánh sáng lớn cho các loài hữu tình, nối dõi hưng thạnh hạt giống Phật để không bị đoạn mất.

Chứng đắc tánh bình đẳng của đạo chơn đạo, thương xót hữu tình mà có pháp nhãn thanh tịnh, đầy đủ tinh tấn, xa lìa giải đãi, đạt được tâm an nhẫn và xa lìa sân giận, nhập thắng tĩnh lự không còn chỗ nương tựa, đắc được chân trí tuệ, thành tựu trí tuệ thông đạt, trừ bỏ các việc ác, viễn ly các triền cái, thoát khỏi bẫy rập của ác ma, chặt đứt lưới ái, an trụ trong chánh niệm, không bị quên mất, được giới thanh tịnh đến bờ tịnh giới, an trụ vào các công đức, xa lìa các tội lỗi, được sức định tuệ, không thể lay động.

Tất cả các luận phái khác không thể nào bẻ gãy được, được các pháp thanh tịnh, vĩnh viễn không cho mất, giảng nói các pháp mà không có lo sợ, vào giữa đại chúng tâm không rụt rè.

Bố thí diệu pháp không giấu tiếc, đem đạo bình đẳng làm sạch các đạo lộ, thề xa lìa tà đạo, tu những điều nên tu, đem các pháp thanh tịnh huân sâu vào những điều nên huân tập, đem trí tuệ thanh tịnh làm sạch những điều nên làm sạch, lòng độ lượng rộng sâu như biển lớn, trong lặng bất động khó mà lường được, biển pháp vô biên hơn số lượng.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát hành như vậy, được thành tựu hạnh đó và vô biên các công đức khác thì công đức ấy khó lường được bờ của nó, ngoài Phật Thế Tôn ra không ai có thể biết được.Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Bồ-tát nào tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy thì sắc đẹp không giảm, tài của và địa vị không giảm, quyến thuộc không giảm, nòi giống không giảm, gia tộc không giảm, quốc độ không giảm, không sanh nơi biên địa, không gặp chỗ nạn, không ở chung với hữu tình xấu ác, cũng không gần gũi lân cận với sự nghiệp nhơ nhuốc, tự tâm không thối lui, trí tuệ không giảm sút, nghe và thọ nhận những pháp môn nơi người khác đều thể nhập vào pháp tánh bình đẳng, nói dõi hạt giống về trí nhất thiết trí của Phật, làm cho hưng thạnh mãi không bị đoạn mất.Đối với pháp của chư Phật đã được ánh sáng và được gần gũi với trí nhất thiết trí.

Nếu có ác ma muốn đến chỗ của vị ấy để quấy nhiễu thì khiến cho ma và quyến thuộc của chúng đều thành tro tàn, làm cho biện tài của chúng tan nát và võng lưới đều dứt hẳn.

Giả sử có triệu, ức quyến thuộc chúng ma đến quấy nhiễu, nhưng tâm của vị ấy không hề dao động.

Khi ấy, ác ma và quân chúng ma đều kinh hãi lui tan và nghĩ rằng: Bồ-tát này đã vượt qua cảnh giới của ta, vị ấy sẽ không thực hành điều gì trong cảnh giới của chúng ta, cũng không an trụ và không hề đắm trước.

Ngược lại còn làm cho các hữu tình khác đều ra khỏi cảnh giới của ta và mau được giải thoát.Sau khi ác ma suy nghĩ như vậy buồn rầu ảo não, bèn nói với nhau như vầy: “Bồ-tát đã gây tổn hại đến bè đảng quyến thuộc của chúng ta, làm cho không còn thế lực nữa.” Nói xong, ác ma buồn khổ hối hận.Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thể hội Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì khi ấy cung điện của ma đều mất oai lực ánh sáng, khắp mọi nơi đều từ từ phát ra tướng khói lửa.

Ác ma kinh hãi, buồn khổ và lo sợ giống như bị dao đâm vào tim, như trúng mũi tên độc.

Tất cả chúng đều than thở như vầy: Nay Bồ-tát này làm cho hữu tình không còn tiếp nhận sự khuyến dụ của chúng ta nữa.Bồ-tát này sẽ làm cho hữu tình đi ra cảnh giới của chúng ta.Bồ-tát này sẽ làm cho hữu tình thoát khỏi cảnh giới của chúng ta.Bồ-tát này sẽ làm cho hữu tình không sống trong cảnh giới của chúng ta.Bồ-tát này sẽ làm cho hữu tình đoạn diệt cảnh giới của chúng ta.Bồ-tát này sẽ làm cho hữu tình phá hủy võng lưới của chúng ta.Bồ-tát này sẽ làm cho hữu tình vĩnh viễn thoát khỏi các dục nhơ đục.Bồ-tát này sẽ làm cho hữu tình thoát khỏi lưới của các kiến.Bồ-tát này sẽ làm cho hữu tình ra khỏi con đường tà của triền cái.Bồ-tát này an lập các hữu tình, làm cho họ được sống trong chánh đạo.Bồ-tát này dẫn các hữu tình vĩnh viễn ra khỏi rừng rậm của các kiến.Này Thiện Dũng Mãnh! Các ác ma thấy Bồ-tát này có pháp thù thắng và lợi ích như vậy nên buồn khổ ưu sầu giống như bị mũi tên găm trúng vào tim, như nguời bị mất kho báu lớn mà âu sầu khổ não cùng cực.

Vì ác ma ấy thân tâm hối hận, ưu sầu khổ não, như bị trúng mũi tên độc và ngày đêm kinh hoàng ngồi không yên.Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu Bồ-tát nào hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thể hội Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì lúc ấy ác ma tập trung lại một chỗ suy nghĩ và tìm cách để phá hoại Bồ-tát.

Chúng nói với nhau như vầy: “Chúng ta sẽ lập mưu gì, làm việc gì để phá hoại chánh hạnh mà Bồ-tát này đã tu hành.”Khi ấy, tâm bọn ác ma nghi ngờ mê loạn liền âu sầu, khổ não không vui như bị trúng mũi tên độc, chúng khuyến khích lẫn nhau cùng đến chỗ Bồ-tát để rình tìm chỗ hở của vị ấy, làm cho vị ấy lo sợ mà thay đổi công việc.

Nhưng nhờ sức oai thần của Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, làm thần lực của các ác ma mất hết, thậm chí bọn chúng không thể động đến đầu sợ lông của Bồ-tát, huống gì làm cho thân tâm của Bồ-tát thay đổi.

Vì biết Bồ-tát đã xa lìa sự sợ hãi nên ác ma kinh hoàng rợn tóc gáy.

Các ác ma lại tìm mọi cách để làm mê hoặc nhưng vì tâm thần bị suy yếu và lo sợ nên các kế hoạch của chúng đều thất bại.

Bấy giờ, vua ác ma liền nghĩ như vầy: Ta còn không phá hoại được Bồ-tát này, huống gì quyến thuộc của ta hay những người khác làm sao có thể phá vị ấy được.

Nghĩ vậy, vua ác ma lo sợ hết đường tính toán, bèn quay trở về cung điện của mình sống trong sầu khổ.Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa đầy đủ oai lực lớn như vậy, quyến thuộc của ác ma không thể nào làm cho tâm vị ấy mê hoặc dù chừng khoảnh khắc, huống gì có thể làm chướng ngại các việc khác.Bồ-tát nào tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy, thành tựu công đức trí tuệ và sức oai thần lớn như vậy, giả sử có các hữu tình trong ba ngàn đại thiên thế giới đều biến thành ma, mỗi ác ma dẫn theo chúng ác ma như vậy, vì muốn quấy nhiễu nên đến chỗ Bồ-tát và dùng hết thần lực của mình, cũng không thể nào làm chướng ngại sự tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa của vị ấy.

Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì khi ấy, Bồ-tát đã thành tựu sức đao kiếm của trí tuệ (Bát-nhã) sâu xa, cũng thành tựu không thể nghĩ bàn, không thể suy lường, và sức trí tuệ không gì sánh bằng, nên không bị bọn ác ma hung bạo chinh phục.Này Thiện Dũng Mãnh! Đao lớn gọi là đao trí tuệ (Bát-nhã), kiếm lớn gọi là kiếm trí tuệ.

Đao lớn là đao trí tuệ, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng phải là cảnh giới hoạt động của bọn ác ma.Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Các ngoại đạo tu tiên đã đắc bốn tĩnh lự, bốn định vô sắc, còn vượt khỏi cảnh giới của ác ma ở cõi Dục, để sanh vào trong bốn cảnh giới Vô sắc của các Phạm thiên.

Vậy đối với diệu trí ở thế gian mà Bồ-tát đã thành tựu chẳng phải cảnh giới hoạt động của họ, huống gì là đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa chân thật, thì làm sao ác ma có thể hoạt động trong cảnh giới này được.

Với diệu trí của những vị tiên nhơn ngoại đạo đã đắc được Sắc, Vô sắc định, cũng chẳng phải cảnh giới của ác ma hoạt động, huống gì đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa.Này Thiện Dũng Mãnh! Khi nào Bồ-tát thành tựu Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì khi ấy Bồ-tát được gọi là người thành tựu oai lực lớn.

Nếu ai thành tựu oai lực Bát-nhã thì gọi là người thành tựu đao trí tuệ sắc bén, nếu có ai thành tựu đao bén Bát-nhã thì gọi là người thành tựu đao trí tuệ sắc bén.

Cho nên các quân ma không thể nào chiến thắng được, ngược lại vị ấy có thể chiến thắng tất cả quân ma.Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát thành tựu đao kiếm sắc bén của Bát-nhã ba-la-mật-đa, có đầy đủ oai lực lớn thì các Bồ-tát không nương vào đâu cả, làm việc gì cũng không bị lệ thuộc.

Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì có lệ thuộc thì có di chuyển, có di chuyển thì có dao động, có dao động thì có hí luận.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các hữu tình có lệ thuộc, có chuyển động, có dao động, có hí luận thì các hữu tình đó theo sức của ma mà hành, chưa thoát khỏi cảnh giới của ma.Này Thiện Dũng Mãnh! Các hữu tình dù sanh lên trên đến trời Hữu Đảnh cũng trụ ở chỗ ấy, bị lệ thuộc vào chỗ ấy, nương tựa vào chỗ ấy.

Như vậy tất cả đều rơi vào cảnh giới của ác ma, chưa ra khỏi bẫy rập của ác ma, nên bị ác ma trói buộc và luôn chạy theo ác ma.

Giống như Mãnh Hý Tử (Uất-đầu-lam-phất) và A-la-đồ Ca-la-ma Tử cùng tất cả tiên nhơn ngoại đạo khác cũng trụ Vô sắc, bị lệ thuộc vào nơi ấy, nương tựa cõi ấy.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thể hội Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì các Bồ-tát ấy không trụ vào đâu và làm việc gì cũng không hề lệ thuộc.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát dõng mãnh tinh tấn tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa và tùy thuận an trụ, thì lúc ấy Bồ-tát không nương trụ vào sắc; cũng không nương trụ vào thọ, tưởng, hành, thức.Không nương trụ vào nhãn; không nương trụ vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.Không nương trụ vào sắc; không nương trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp.Không nương trụ vào nhãn thức; không nương trụ vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức.Không nương trụ vào danh sắc.Không nương trụ vào điên đảo, tà kiến, các triền cái và các ái hành.Không nương trụ vào duyên khởi.Không nương trụ vào cõi Dục, Sắc, Vô sắc.Không nương trụ vào ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người nhận, người biết, người thấy và các tưởng khác.Không nương trụ vào địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới.Không nương trụ vào hữu tình giới, pháp giới.Không nương trụ vào sơ tĩnh lự, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ.Không nương trụ vào hữu ái.Không nương trụ vào không hữu ái.Không nương trụ vào đoạn kiến, thường kiến.Không nương trụ vào hữu tánh.Không nương trụ vào vô tánh.Không nương trụ vào bố thí, tham lam, giữ giới, phạm giới, nhẫn nhục, sân hận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, trí tuệ, ác tuệ.Không nương trụ vào niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi.Không nương trụ vào các đoạn điên đảo.Không nương trụ vào tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí.Không nương trụ vào khổ, tập, diệt, đạo.Không nương trụ vào trí tận, trí vô sanh, trí vô tạo tác.Không nương trụ vào trí vô trước.Không nương trụ vào minh và giải thoát.Không nương trụ vào giải thoát tri kiến.Không nương trụ vào địa vị của phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Phật.Không nương trụ vào pháp của phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Phật.Không nương trụ vào Niết-bàn.Không nương trụ vào trí kiến của quá khứ, vị lai, hiện tại.Không nương trụ vào tánh bình đẳng của ba đời.Không nương trụ vào trí lực, vô úy v.v… của Phật.Không nương trụ vào trí nhất thiết trí.Không nương trụ vào sự viên mãn của tướng hảo.Không nương trụ vào sự viên mãn của cõi Phật.Không nương trụ vào sự viên mãn của Thanh văn.Không nương trụ vào sự viên mãn của Độc giác.Không nương trụ vào sự viên mãn của Bồ-tát.Không nương trụ vào tất cả pháp.Không nương trụ vào sự di chuyển.Không nương trụ vào sự dao động.Không nương trụ vào sự hí luận.Do không nương trụ nên trừ bỏ tất cả, cũng không chấp trước và không nương trụ đạo.

Đối với không nương trụ cũng không nương chấp; cũng không đắc đây là nương trụ, cũng không đắc ở đây nương trụ, cũng không đắc lệ thuộc nương trụ này, cũng không đắc dựa vào nương trụ này.

Đối với chỗ nương trụ cũng không nương chấp.Nếu đối với các nương trụ như vậy mà Bồ-tát không dựa, không đắc, không chấp, không thủ, không nói, không mừng, không vướng, mà trụ, không bị ô nhiễm tất cả sự nương trụ, cũng không bị chướng ngại thì vị ấy sẽ chứng pháp thanh tịnh của tất cả sự nương trụ.Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ-tát này y vào tất cả pháp, nương trụ vào trí kiến vi diệu thanh tịnh để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Nhờ đó mà ác ma không thể làm hại được, cả quân của ác ma cũng không thể chiến thắng được, nhưng ngược lại các vị ấy có thể chiến thắng tất cả quân ma.Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát chưa phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì trước tiên nên tích tập vô lượng, vô số tư lương căn lành, cúng dường nhiều đức Phật, tôn thờ nhiều bạn lành, thưa hỏi pháp yếu với nhiều đức Phật, phát thệ nguyện rộng lớn, ý vui đầy đủ, thích thực hành bố thí cho các hữu tình, tôn trọng, giữ gìn giới thanh tịnh, nhẫn nhục và hòa nhã với mọi người, tinh tấn dõng mãnh lìa bỏ các giải đãi, tôn trọng tu hành tĩnh lự trong sáng, cung kính tu học tuệ thanh tịnh, thì đó là các Bồ-tát đã phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Lại nữa, phải siêng năng tinh tấn tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa, lấy sức trí tuệ để đánh bại các chúng ma và luôn nghĩ: Đừng để ác ma rình tìm chỗ sơ hở của chúng ta mà làm những việc quấy nhiễu.Nhờ sức lực này khiến cho ác ma không thể làm hại, gây chướng ngại sự tu học, cũng khiến cho chúng ma không khởi tâm như vầy: Chúng ta phải rình tìm chỗ sơ hở của các Bồ-tát ấy và làm nhiễu loạn để gây chướng ngại sự tu học của họ.Giả sử ác ma có khởi tâm ấy thì chúng sẽ tự nghĩ biết: Ta làm như vậy chắc chắn sẽ gặp khổ lớn.

Do đó, tâm bọn chúng rất lo sợ: Nay chúng ta chớ có để tan thân mất mạng, nên dứt bỏ tâm quấy nhiễu ấy ngay.

Thế rồi tâm xấu của ác ma biến mất.Này Thiện Dũng Mãnh! Nhờ nhân duyên này mà ác ma không làm chướng ngại sự học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa của Bồ-tát.Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát nghe nói Bát-nhã ba-la-mật-đa liền sanh tâm thuần tịnh thì sẽ tăng trưởng ý vui, thâm tâm tôn trọng khen ngợi công đức và tưởng vị ấy như Đại sư, nghe nói giáo pháp tương ưng với sáu Ba-la-mật-đa, cũng không sanh tâm do dự hay nghi ngờ.Nhờ nghe pháp sâu xa mà tâm không bị mê loạn, cũng không do dự và nghi ngờ, quyết không gây nhân tạo nghiệp thiếu pháp, tâm cũng không đưa đến quả báo thiếu pháp, khuyến khích, hướng dẫn vô lượng, vô biên hữu tình tin thọ tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, khen ngợi, động viên vô lượng, vô biên hữu tình, làm cho họ tin thọ tu học sáu pháp Ba-la-mật-đa.Các Bồ-tát ấy ý vui đầu tiên thanh tịnh, tất cả ý vui không bị tạp nhiễm, các quân ma không thể nào làm chướng ngại được.

Vì vị ấy biết rõ tất cả việc làm của quân ma, nên tất cả quân ma không thể nào xâm phạm được.

Do đó, các vị ấy không theo sức lực của ác ma mà tu hành tự tại.Này Thiện Dũng Mãnh! Nhờ nhân duyên này mà các Bồ-tát ấy không bị quyến thuộc ác ma quấy nhiễu nữa.Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì không hành sắc là tướng hợp; không hành sắc là tướng lìa.

Không hành thọ, tưởng, hành, thức là tướng hợp; không hành thọ, tưởng, hành, thức là tướng lìa.Không hành nhãn là tướng hợp; không hành nhãn là tướng lìa.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là tướng hợp; không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là tướng lìa.Không hành sắc là tướng hợp; không hành sắc là tướng lìa.

Không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp là tướng hợp; không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp là tướng lìa.Không hành nhãn thức là tướng hợp; không hành nhãn thức là tướng lìa.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là tướng hợp; không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là tướng lìa.Không hành tướng của sắc là tướng hợp, lìa.

Không hành tướng của thọ, tưởng, hành, thức là tướng hợp, lìa.Không hành tướng của nhãn là tướng hợp, lìa.

Không hành tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là tướng hợp, lìa.Không hành tướng của sắc là tướng hợp, lìa.

Không hành tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp là tướng hợp, lìa.Không hành tướng của nhãn thức là tướng hợp, lìa.

Không hành tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là tướng hợp, lìa.Không hành sắc là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành thọ, tưởng, hành, thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành nhãn là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành sắc là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành nhãn thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành duyên với sắc là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành duyên với thọ, tưởng, hành, thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành duyên với nhãn là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành duyên với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành duyên với sắc là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành duyên với thanh, hương, vị, xúc, pháp là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành duyên với nhãn thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành duyên với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành sự phát sanh của sắc là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành sự phát sanh của thọ, tưởng, hành, thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành sự phát sanh của nhãn là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành sự phát sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành sự phát sanh của sắc là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành sự phát sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành sự phát sanh của nhãn thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành sự phát sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành duyên với tự tánh của sắc là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành duyên với tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành duyên với tự tánh của nhãn là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành duyên với tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành duyên với tự tánh của sắc là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành duyên với tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành duyên với tự tánh của nhãn thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành duyên với tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành bản tánh của sắc là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành bản tánh của thọ, tưởng, hành, thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành bản tánh của nhãn là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành bản tánh của sắc là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành bản tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành bản tánh của nhãn thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành duyên với bản tánh của sắc là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành duyên với bản tánh của thọ, tưởng, hành, thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành duyên với bản tánh của nhãn là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành duyên với bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành duyên với bản tánh của sắc là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành duyên với bản tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành duyên với bản tánh của nhãn thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành duyên với bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành sắc của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành thọ, tưởng, hành, thức của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành nhãn của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành sắc của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành nhãn thức của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành duyên với sắc của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành duyên với thọ, tưởng, hành, thức của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành duyên với nhãn của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành duyên với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành duyên với sắc của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành duyên với thanh, hương, vị, xúc, pháp của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Không hành duyên với nhãn thức của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.

Không hành duyên với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức của quá khứ, vị lai, hiện tại là tướng thanh tịnh hay không thanh tịnh, hợp hay lìa.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát hành như vậy thì không cùng sắc hoặc hợp, hoặc lìa; không cùng thọ, tưởng, hành, thức hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng nhãn hoặc hợp, hoặc lìa; không cùng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng sắc hoặc hợp, hoặc lìa; không cùng thanh, hương, vị, xúc, pháp hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng nhãn thức hoặc hợp, hoặc lìa; không cùng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng danh sắc hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng điên đảo, tà kiến, các triền cái, và các ái hành hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng cõi Dục, Sắc, Vô sắc hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng tham, sân, si hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người nhận, người biết, người thấy và có tưởng hay không có tưởng hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng đoạn kiến, thường kiến hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng giới, xứ hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng hữu tình giới, pháp giới hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng duyên khởi hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng năm diệu dục hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng tạp nhiễm, thanh tịnh hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng bố thí, tham lam, giữ giới, phạm giới, nhẫn nhục, sân hận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, trí tuệ, ác tuệ hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng đoạn điên đảo v.v… hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng khổ, tập, diệt, đạo hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng thiền chỉ, thiền quán hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng minh và giải thoát hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng giải thoát tri kiến hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng vô lượng thần thông hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng địa vị của phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Phật hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng pháp của phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Phật hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng trí tận, trí vô sanh, trí vô tạo tác, trí vô trước hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng sanh tử, Niết-bàn hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng trí lực, vô úy v.v… của Phật hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng tướng hảo viên mãn hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng cõi Phật trang nghiêm hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng sự viên mãn của Thanh văn hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng sự viên mãn của Độc giác hoặc hợp, hoặc lìa.Không cùng sự viên mãn của Bồ-tát hoặc hợp, hoặc lìa.Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả các pháp không hợp, lìa.Này Thiện Dũng Mãnh! Chẳng phải tất cả pháp vì hợp hay lìa mà hiện tiền.Này Thiện Dũng Mãnh! Hợp nghĩa là thường, mà lìa nghĩa là đoạn.Này Thiện Dũng Mãnh! Bản tánh của các pháp không do giác sát mà có hợp, có lìa.Này Thiện Dũng Mãnh! Bản tánh của các pháp không vì hợp, lìa mà hiện tiền.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu bản tánh các pháp vì hợp, vì lìa mà hiện tiền, thì các pháp ấy có thể đắc có người làm, người sai làm, người phát khởi, người sai phát khởi, người nhận, người sai nhận, người biết, người khiến biết, người thấy, người khiến thấy, người hợp, người khiến hợp, người lìa, người khiến lìa.Nếu là như vậy thì Như Lai cũng có thể thiết lập ra các pháp, đây là người làm, người sai làm, cho đến người lìa, người khiến lìa.Này Thiện Dũng Mãnh! Do tánh các pháp không vì hợp, lìa mà hiện tiền, nên các pháp không có người làm, người sai làm, cho đến người lìa, người khiến lìa, đều không có một chút gì mà có thể đắc hay không thể đắc, cho nên Phật không thiết lập ra pháp ấy.Này Thiện Dũng Mãnh! Các pháp đều do điên đảo mà phát sanh, chứ các điên đảo không có hợp, có lìa.

Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì các điên đảo không có một chút nào có thể đắc, và tánh thật sanh khởi của nó cũng không thể đắc.

Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì điên đảo chẳng phải thật, chỉ là hư vọng dối trá, không có sở hữu, nên ở trong đó không có một chút pháp nào thật để gọi là điên đảo.Này Thiện Dũng Mãnh! Vì điên đảo mê hoặc mà hữu tình thiết lập hữu tình, hiển hiện các loài hữu tình hư vọng phân biệt, làm cho các hữu tình vọng sanh nương chấp, động chuyển và hí luận.Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như nắm tay không mà lừa gạt trẻ con, nó không biết cho là vật thật.

Kẻ phàm phu ngu si cũng như vậy, bị hư vọng điên đảo làm mê hoặc, đối với tánh của các pháp không có hợp, lìa mà thấy sai lầm hợp, lìa nên cho là thật có.

Do ngu si điên đảo, ở trong không thật có mà khởi tưởng là thật có, nên khó giải thoát.

Thế nên, tất cả phàm phu ngu si vì thấy sai lầm về hợp, lìa mà bị điên đảo trói buộc nên rong ruổi, trôi lăn trong sanh tử.

Vì cho rằng, đắc hợp, trụ hợp, thấy hợp, chấp hợp, liền có sự chấp có; còn lìa nghĩa là trừ bỏ hợp mà đắc lìa.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu trường hợp nào có hợp thì trường hợp đó có lìa.

Nếu ở trong hợp mà không đắc, không nương dựa và không khởi chấp trước thì không thấy lìa.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu ở trong lìa mà có đắc, có nương dựa và khởi chấp trước thì đó là có hợp, nên khổ đau sanh tử chưa thể giải thoát.Này Thiện Dũng Mãnh! Vì các Bồ-tát ấy quán sát thật nghĩa này, nên đối với tánh các pháp chẳng hợp, chẳng lìa; cũng không vì pháp hoặc hợp, hoặc lìa mà có làm hoặc có tu học.Này Thiện Dũng Mãnh! Nhờ biết rõ về hợp, lìa mà các Bồ-tát đã tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.Này Thiện Dũng Mãnh! Bồ-tát nào an trụ Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy, thì vị ấy mau viên mãn pháp trí nhất thiết.Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát nào tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì không hành sắc là dính mắc hay không dính mắc.

Không hành thọ, tưởng, hành, thức dính mắc hay không dính mắc.Không hành nhãn dính mắc hay không dính mắc.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý dính mắc hay không dính mắc.Không hành sắc dính mắc hay không dính mắc.

Không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp dính mắc hay không dính mắc.Không hành nhãn thức dính mắc hay không dính mắc.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức dính mắc hay không dính mắc.Không hành sự thanh tịnh của sắc dính mắc hay không dính mắc.

Không hành sự thanh tịnh của thọ, tưởng, hành, thức dính mắc hay không dính mắc.Không hành sự thanh tịnh của nhãn dính mắc hay không dính mắc.

Không hành sự thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý dính mắc hay không dính mắc.Không hành sự thanh tịnh của sắc dính mắc hay không dính mắc.

Không hành sự thanh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp dính mắc hay không dính mắc.Không hành sự thanh tịnh của nhãn thức dính mắc hay không dính mắc.

Không hành sự thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức dính mắc hay không dính mắc.Không hành sắc duyên dính mắc hay không dính mắc.

Không hành thọ, tưởng, hành, thức duyên dính mắc hay không dính mắc.Không hành nhãn duyên dính mắc hay không dính mắc.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý duyên dính mắc hay không dính mắc.Không hành sắc duyên dính mắc hay không dính mắc.

Không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp duyên dính mắc hay không dính mắc.Không hành nhãn thức duyên dính mắc hay không dính mắc.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức duyên dính mắc hay không dính mắc.Không hành sắc dính mắc hay không dính mắc hợp hay lìa.

Không hành thọ, tưởng, hành, thức dính mắc hay không dính mắc hợp hay lìa.Không hành nhãn dính mắc hay không dính mắc hợp hay lìa.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý dính mắc hay không dính mắc hợp hay lìa.Không hành sắc dính mắc hay không dính mắc hợp hay lìa.

Không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp dính mắc hay không dính mắc hợp hay lìa.Không hành nhãn thức dính mắc hay không dính mắc hợp hay lìa.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức dính mắc hay không dính mắc hợp hay lìa.Không hành duyên thanh tịnh của sắc là hợp hay lìa.

Không hành duyên thanh tịnh của thọ, tưởng, hành, thức là hợp hay lìa.Không hành duyên thanh tịnh của nhãn là hợp hay lìa.

Không hành duyên thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là hợp hay lìa.Không hành duyên thanh tịnh của sắc là hợp hay lìa.

Không hành duyên thanh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp là hợp hay lìa.Không hành duyên thanh tịnh của nhãn thức là hợp hay lìa.

Không hành duyên thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là hợp hay lìa.Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả đều có di chuyển, nương chấp, dao động, hoặc hành, hoặc quán.

Bồ-tát biết rõ tất cả như vậy, ở trong đó không hành, không quán nữa.Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì không hành sắc của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc.

Không hành thọ, tưởng, hành, thức của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc.Không hành nhãn của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc.Không hành sắc của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc.

Không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc.Không hành nhãn thức của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc.Không hành sắc của quá khứ, vị lai, hiện tại là thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành thọ, tưởng, hành, thức của quá khứ, vị lai, hiện tại là thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành nhãn của quá khứ, vị lai, hiện tại là thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý của quá khứ, vị lai, hiện tại là thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành sắc của quá khứ, vị lai, hiện tại là thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp của quá khứ, vị lai, hiện tại là thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành nhãn thức của quá khứ, vị lai, hiện tại là thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức của quá khứ, vị lai, hiện tại là thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành sắc của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc, duyên thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành thọ, tưởng, hành, thức của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc, duyên thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành nhãn của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc, duyên thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc, duyên thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành sắc của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc, duyên thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc, duyên thanh tịnh hay không thanh tịnh.Không hành nhãn thức của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc, duyên thanh tịnh hay không thanh tịnh.

Không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức của quá khứ, vị lai, hiện tại dính mắc hay không dính mắc, duyên thanh tịnh hay không thanh tịnh.Vì sao? Này Thiện Dũng Mãnh! Vì các Bồ-tát ấy tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa đều không thấy hành và không thấy pháp để hành.Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ-tát ấy đều không có sự hành nên có thể ngộ nhập biết rõ các hành mà tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ-tát tu hành như vậy thì mau được viên mãn pháp trí nhất thiết..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui