Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa


Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu chơn như thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì chơn như chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới hư không, cảnh giới đoạn, cảnh giới ly, cảnh giới diệt, cảnh giới vô tánh, cảnh giới vô tướng, cảnh giới vô tác, cảnh giới vô vi, cảnh giới an ổn, cảnh giới tịch tịnh, định pháp, trụ pháp, bổn vô, thật tế mà thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì pháp giới cho đến thật tế, chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu cái không nội thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì cái không nội chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu bố thí Ba la mật đa thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì bố thí Ba la mật đa chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu bốn tịnh lự thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì bốn tịnh lự chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu bốn vô lượng, bốn định vô sắc thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu bốn niệm trụ thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì bốn niệm trụ chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu pháp môn giải thoát không, thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì pháp môn giải thoát không chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu năm loại mắt thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì năm loại mắt chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu sáu phép thần thông thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì sáu phép thần thông chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu mười lực của Phật thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì mười lực của Phật chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu mười bậc của Bồ-tát thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì mười bậc của Bồ-tát chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu bậc Tịnh quán, bậc Chủng tánh, bậc Ðệ bát, pháp Dự-lưu, pháp Nhất-lai, pháp Bất-hoàn, pháp A-la-hán, pháp Ðộc-giác, pháp đại Bồ-tát, pháp Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì bậc Tịnh quán, bậc Chủng tánh, bậc Ðệ bát, cho đến pháp Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu Bổ-đặc-già-la của bậc Tịnh quán thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì Bổ-đặc-già-la của bậc Tịnh quán chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu Bổ-đặc-già-la của bậc Chủng tánh, Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Ðộc-giác, đại Bồ-tát, Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì Bổ-đặc-già-la của bậc Chủng tánh cho đến Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát từ sơ phát tâm cho đến khi được ngồi tòa Bồ đề nhiệm mầu, các tâm khởi lên ở khoảng giữa thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì đại Bồ-tát từ sơ phát tâm cho đến khi được ngồi tòa Bồ đề nhiệm mầu, các tâm khởi lên ở khoảng giữa chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu trí Kim-cang-dụ của đại Bồ-tát thật có tánh, thì Ðại-thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải diệu, chẳng vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì trí Kim-cang-dụ của đại Bồ-tát chẳng phải thật có tánh, nên Ðại-thừa này là tôn, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu cái sở đoạn của trí Kim-cang-dụ của đại Bồ-tát là sự tương tục của tập khí phiền não là thật có tánh, thì trí Kim-cang-dụ năng đoạn này chẳng thể đạt được những thứ ấy, hoàn toàn không có tự tánh; đoạn xong chứng đắc trí nhất thiết trí; nhưng vì cái sở đoạn của trí Kim-cang-dụ là sự tương tục tập khí phiền não chẳng phải thật có tánh, nên trí Kim-cang-dụ năng đoạn này mới có khả năng liễu đạt các thứ ấy là hoàn toàn không có tự tánh; đoạn xong chứng đắc trí nhất thiết trí.Thiện Hiện! Nếu các thứ trang nghiêm thân của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác là ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp kèm theo mà thật có tánh, thì oai quang diệu đức của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng vượt hơn trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian; nhưng vì các thứ trang nghiêm thân của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác là ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải thật có tánh, nên oai quang diệu đức của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Thiện Hiện! Nếu hào quang tỏa chiếu của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà thật có tánh, thì hào quang tỏa chiếu của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng có thể chiếu khắp vô số thế giới chư Phật trong mười phương; nhưng vì hào quang tỏa chiếu của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng phải thật có tánh, nên hào quang tỏa chiếu của các đức Như Lai đều có thể chiếu khắp vô số thế giới các chư Phật trong mười phương.Thiện Hiện! Nếu sáu mươi thứ âm thanh mỹ diệu các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thật có tánh, thì các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác có đầy đủ sáu mươi thứ âm thanh mỹ diệu ấy chẳng thể biến khắp vô lượng, vô số thế giới chư Phật trong mười phương; nhưng vì sáu mươi thứ âm thanh mỹ diệu các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng phải thật có tánh, nên các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác có đầy đủ sáu mươi thứ âm thanh mỹ diệu đều có khả năng biến khắp vô lượng, vô số trăm ngàn ức thế giới chư Phật trong mười phương.Thiện Hiện! Nếu sự chuyển pháp luân của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà thật có tánh, thì sự chuyển pháp luân của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng phải cực thanh tịnh, cũng chẳng phải tất cả Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Ma, Phạm v.v… trong thế gian chẳng có thể chuyển được; nhưng vì sự chuyển pháp luân của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng phải thật có tánh, nên sự chuyển pháp luân của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác là tối cực thanh tịnh, tất cả Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Ma, Phạm v.v… trong thế gian chẳng có thể chuyển được.Thiện Hiện! Nếu các hữu tình được các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chuyển diệu pháp luân mà thật có tánh, thì sự chuyển pháp luân của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng có thể khiến các loài hữu tình ấy, đối với cảnh giới diệu Niêt-bàn Vô-dư-y, đã nhập, đang nhập và sẽ nhập Niết-bàn; nhưng vì các hữu tình được các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chuyển diệu pháp luân chẳng phải thật có tánh, nên sự chuyển pháp luân của các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều có thể khiến các loài hữu tình ấy, đối với cảnh giới diệu Niết-bàn Vô-dư-y đã nhập, đang nhập và sẽ nhập Niết-bàn.Thiện Hiện! Do vô lượng nhân duyên như vậy, nên nói Ðại-thừa là tối tôn, tối diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian.Lại nữa, Thiện Hiện! Ông nói Ðại-thừa như vậy, ngang bằng với hư không.

Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì giống như hư không chẳng phải có sự phân ranh phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, tứ vi, thượng hạ có thể nắm bắt được, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải có phân ranh phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, tứ vi, thượng hạ có thể nắm bắt được, nên nói Ðại-thừa cùng hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải có cái hình sắc dài ngắn, vuông tròn, cao thấp, cong ngay, có thể nắm bắt được, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải có cái hình sắc dài ngắn, vuông tròn, cao thấp, cong ngay, có thể nắm bắt được, nên nói Ðại-thừa cùng hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải có hiển sắc như xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, tía, xanh nhợt v.v… có thể nắm bắt được, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải có hiển sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, tía, xanh nhợt v.v… có thể nắm bắt được, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải tăng, chẳng phải giảm, chẳng phải tấn, chẳng phải thối, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải tăng, chẳng phải giảm, chẳng phải tấn, chẳng phải thối, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải tạp nhiễm, chẳng phải thanh tịnh, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải tạp nhiễm, chẳng phải thanh tịnh, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải sanh, chẳng phải diệt, chẳng phải trụ, chẳng phải dị, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải sanh, chẳng phải diệt, chẳng phải trụ, chẳng phải dị, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải thiện, chẳng phải phi thiện, chẳng phải hữu ký, chẳng phải vô ký, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải thiện, chẳng phải phi thiện, chẳng phải hữu ký, chẳng phải vô ký, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải kiến, chẳng phải văn, chẳng phải giác, chẳng phải tri, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải kiến, chẳng phải văn, chẳng phải giác, chẳng phải tri, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải sở tri, chẳng phải sở đạt, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải sở tri, chẳng phải sở đạt, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải biến tri, chẳng phải vĩnh đoạn, chẳng phải tác chứng, chẳng phải tu tập, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải biến tri, chẳng phải vĩnh đoạn, chẳng phải tác chứng, chẳng phải tu tập, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải dị thục, chẳng phải có pháp dị thục, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải dị thục, chẳng phải có pháp dị thục, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải có pháp tham, chẳng phải có pháp ly tham, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải có pháp tham, chẳng phải có pháp ly tham, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải có pháp sân, chẳng phải có pháp ly sân, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải có pháp sân, chẳng phải có pháp ly sân, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải có pháp si, chẳng phải có pháp ly si, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải có pháp si, chẳng phải có pháp ly si, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải đọa Dục giới, chẳng phải đọa Sắc giới, chẳng phải đọa Vô sắc giới, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải đọa Dục giới, chẳng phải đọa Sắc giới, chẳng phải đọa Vô sắc giới, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải có bậc sơ phát tâm, có thể nắm bắt được, cho đến chẳng phải có bậc thứ mười phát tâm, có thể nắm bắt được, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải có bậc sơ phát tâm, có thể nắm bắt được, cho đến chẳng phải có bậc thứ mười phát tâm, có thể nắm bắt được, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải có bậc Tịnh quán, bậc Chủng tánh, bậc Ðệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Ðộc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, có thể nắm bắt được, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải có bậc Tịnh quán cho đến bậc Như Lai có thể nắm bắt được, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, Ðộc-giác hướng, Ðộc-giác quả, Bồ-tát, Như Lai có thể nắm bắt được, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả cho đến Bồ-tát, Như Lai có thể nắm bắt được, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải có bậc Thanh-văn, bậc Ðộc-giác, bậc Chánh đẳng giác, có thể nắm bắt được, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải có bậc Thanh-văn, bậc Ðộc-giác, bậc Chánh đẳng giác, có thể nắm bắt được, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải sáng, chẳng phải tối, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải sáng, chẳng phải tối, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải uẩn, xứ, giới, chẳng phải ly uẩn, xứ, giới, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải uẩn, xứ, giới, chẳng phải ly uẩn, xứ, giới, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải có thể nắm bắt được, chẳng phải chẳng có thể nắm bắt được, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải có thể nắm bắt được, chẳng phải chẳng có thể nắm bắt được, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải khả thuyết, chẳng phải bất khả thuyết, Ðại-thừa cũng vậy, chẳng phải khả thuyết, chẳng phải bất khả thuyết, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Thiện Hiện! Do vô lượng nhân duyên như vậy, nên nói Ðại-thừa cùng với hư không ngang bằng nhau.Lại nữa, Thiện Hiện! Ông nói giống như hư không, có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình, Ðại-thừa cũng vậy, có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình? Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì hữu tình không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như vậy, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì, hoặc hữu tình, hoặc hư không, hoặc Ðại-thừa, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì hữu tình vô số, vô lượng, vô biên, nên hư không cũng vô số, vô lượng, vô biên.

Vì hư không vô số, vô lượng, vô biên, nên Ðại-thừa cũng vô số, vô lượng, vô biên.

Do ý nghĩa như vậy, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì hữu tình vô số, vô lượng, vô biên, hư không vô số, vô lượng, vô biên, Ðại-thừa vô số, vô lượng, vô biên, nên tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì hữu tình không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như vậy, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì hữu tình, hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp; tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã không có sở hữu, nên hữu tình cũng không có sở hữu.

Vì hữu tình không có sở hữu, nên dòng sinh mạng cũng không có sở hữu.

Vì dòng sinh mạng không có sở hữu, nên sự sanh cũng không có sở hữu.

Vì sự sanh không có sở hữu, nên sự dưỡng cũng không có sở hữu.

Vì sự dưỡng không có sở hữu, nên sự trưởng thành cũng không có sở hữu.

Vì sự trưởng thành không có sở hữu, nên chủ thể luân hồi cũng không có sở hữu.

Vì chủ thể luân hồi không có sở hữu, nên người do người sanh cũng không có sở hữu.

Vì người do người sanh không có sở hữu, nên ngã tối thắng cũng không có sở hữu.

Vì ngã tối thắng không có sở hữu, nên khả năng làm việc cũng không có sở hữu.

Vì khả năng làm việc không có sở hữu, nên khả năng khiến người làm việc cũng không có sở hữu.

Vì khả năng khiến người làm việc không có sở hữu, nên khả năng tạo nghiệp cũng không có sở hữu.

Vì khả năng tạo nghiệp không có sở hữu, nên khả năng khiến người tạo nghiệp cũng không có sở hữu.

Vì khả năng khiến người tạo nghiệp không có sở hữu, nên tự thọ quả báo cũng không có sở hữu.

Vì tự thọ quả báo không có sở hữu, nên khiến người thọ quả báo cũng không có sở hữu.

Vì khiến người thọ quả báo không có sở hữu, nên cái biết cũng không có sở hữu.

Vì cái biết không có sở hữu, nên cái thấy cũng không có sở hữu.

Vì cái thấy không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như vậy, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì cớ sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên chơn như cũng không có sở hữu.

Vì chơn như không có sở hữu, nên pháp giới cũng không có sở hữu.

Vì pháp giới không có sở hữu, nên pháp tánh cũng không có sở hữu.

Vì pháp tánh không có sở hữu, nên tánh chẳng hư vọng cũng không có sở hữu.

Vì tánh chẳng hư vọng không có sở hữu, nên tánh chẳng đổi khác cũng không có sở hữu.

Vì tánh chẳng đổi khác không có sở hữu, nên tánh bình đẳng cũng không có sở hữu.

Vì tánh bình đẳng không có sở hữu, nên tánh ly sanh cũng không có sở hữu.

Vì tánh ly sanh không có sở hữu, nên cảnh giới bất tư nghì cũng không có sở hữu.

Vì cảnh giới bất tư nghì không có sở hữu, nên cảnh giới hư không cũng không có sở hữu.

Vì cảnh giới hư không không có sở hữu, nên cảnh giới đoạn cũng không có sở hữu.

Vì cảnh giới đoạn không có sở hữu, nên cảnh giới ly cũng không có sở hữu.

Vì cảnh giới ly không có sở hữu, nên cảnh giới diệt cũng không có sở hữu.

Vì cảnh giới diệt không có sở hữu, nên cảnh giới vô tánh cũng không có sở hữu.

Vì cảnh giới vô tánh không có sở hữu, nên cảnh giới vô tướng cũng không có sở hữu.

Vì cảnh giới vô tướng không có sở hữu, nên cảnh giới vô tác cũng không có sở hữu.

Vì cảnh giới vô tác không có sở hữu, nên cảnh giới vô vi cũng không có sở hữu.

Vì cảnh giới vô vi không có sở hữu, nên cảnh giới an ổn cũng không có sở hữu.

Vì cảnh giới an ổn không có sở hữu, nên cảnh giới tịch tịnh cũng không có sở hữu.

Vì cảnh giới tịch tịnh không có sở hữu, nên pháp định cũng không có sở hữu.

Vì pháp định không có sở hữu, nên pháp trụ cũng không có sở hữu.

Vì pháp trụ không có sở hữu, nên bổn vô cũng không có sở hữu.

Vì bổn vô không có sở hữu, nên thật tế cũng không có sở hữu.

Vì thật tế không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như thế, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy; hoặc chơn như cho đến thật tế; hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên sắc cũng không có sở hữu.

Vì sắc không có sở hữu, nên thọ cũng không có sở hữu.

Vì thọ không có sở hữu, nên tưởng cũng không có sở hữu.

Vì tưởng không có sở hữu, nên hành cũng không có sở hữu.

Vì hành không có sở hữu, nên thức cũng không có sở hữu.

Vì thức không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như thế, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc sắc, thọ, tưởng, hành, thức, hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên nhãn xứ cũng không có sở hữu.

Vì nhãn xứ không có sở hữu, nên nhĩ xứ cũng không có sở hữu.

Vì nhĩ xứ không có sở hữu, nên tỷ xứ cũng không có sở hữu.

Vì tỷ xứ không có sở hữu, nên thiệt xứ cũng không có sở hữu.

Vì thiệt xứ không có sở hữu, nên thân xứ cũng không có sở hữu.

Vì thân xứ không có sở hữu, nên ý xứ cũng không có sở hữu.

Vì ý xứ không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như vậy, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên sắc xứ cũng không có sở hữu.

Vì sắc xứ không có sở hữu, nên thanh xứ cũng không có sở hữu.

Vì thanh xứ không có sở hữu, nên hương xứ cũng không có sở hữu.

Vì hương xứ không có sở hữu, nên vị xứ cũng không có sở hữu.

Vì vị xứ không có sở hữu, nên xúc xứ cũng không có sở hữu.

Vì xúc xứ không có sở hữu, nên pháp xứ cũng không có sở hữu.

Vì pháp xứ không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như vậy, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên nhãn giới cũng không có sở hữu.

Vì nhãn giới không có sở hữu, nên sắc giới cũng không có sở hữu.

Vì sắc giới không có sở hữu, nên nhãn thức giới cũng không có sở hữu.

Vì nhãn thức giới không có sở hữu, nên nhãn xúc cũng không có sở hữu.

Vì nhãn xúc không có sở hữu, nên các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng không có sở hữu.

Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như vậy, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên nhĩ giới cũng không có sở hữu.

Vì nhĩ giới không có sở hữu, nên thanh giới cũng không có sở hữu.

Vì thanh giới không có sở hữu, nên nhĩ thức giới cũng không có sở hữu.

Vì nhĩ thức giới không có sở hữu, nên nhĩ xúc cũng không có sở hữu.

Vì nhĩ xúc không có sở hữu, nên các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng không có sở hữu.

Vì các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như vậy, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên tỷ giới cũng không có sở hữu.

Vì tỷ giới không có sở hữu, nên hương giới cũng không có sở hữu.

Vì hương giới không có sở hữu, nên tỷ thức giới cũng không có sở hữu.

Vì tỷ thức giới không có sở hữu, nên tỷ xúc cũng không có sở hữu.

Vì tỷ xúc không có sở hữu, nên các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng không có sở hữu.

Vì các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như vậy, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên thiệt giới cũng không có sở hữu.

Vì thiệt giới không có sở hữu, nên vị giới cũng không có sở hữu.

Vì vị giới không có sở hữu, nên thiệt thức giới cũng không có sở hữu.

Vì thiệt thức giới không có sở hữu, nên thiệt xúc cũng không có sở hữu.

Vì thiệt xúc không có sở hữu, nên các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng không có sở hữu.

Vì các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như thế, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên thân giới cũng không có sở hữu.

Vì thân giới không có sở hữu, nên xúc giới cũng không có sở hữu.

Vì xúc giới không có sở hữu, nên thân thức giới cũng không có sở hữu.

Vì thân thức giới không có sở hữu, nên thân xúc cũng không có sở hữu.

Vì thân xúc không có sở hữu, nên các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng không có sở hữu.

Vì thân xúc làm duyên sanh các thọ không có sở hữu, nên hư không không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như thế, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên ý giới cũng không có sở hữu.

Vì ý giới không có sở hữu, nên pháp giới cũng không có sở hữu.

Vì pháp giới không có sở hữu, nên ý thức giới cũng không có sở hữu.

Vì ý thức giới không có sở hữu, nên ý xúc cũng không có sở hữu.

Vì ý xúc không có sở hữu, nên các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng không có sở hữu.

Vì các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như vậy, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên địa giới cũng không có sở hữu.

Vì địa giới không có sở hữu, nên thủy giới cũng không có sở hữu.

Vì thủy giới không có sở hữu, nên hỏa giới cũng không có sở hữu.

Vì hỏa giới không có sở hữu, nên phong giới cũng không có sở hữu.

Vì phong giới không có sở hữu, nên không giới cũng không có sở hữu.

Vì không giới không có sở hữu, nên thức giới cũng không có sở hữu.

Vì thức giới không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như thế, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên Thánh đế khổ cũng không có sở hữu.

Vì Thánh đế khổ không có sở hữu, nên Thánh đế tập cũng không có sở hữu.

Vì Thánh đế tập không có sở hữu, nên Thánh đế diệt cũng không có sở hữu.

Vì Thánh đế diệt không có sở hữu, nên Thánh đế đạo cũng không có sở hữu.

Vì Thánh đế đạo không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như vậy, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên vô minh cũng không có sở hữu.

Vì vô minh không có sở hữu, nên hành cũng không có sở hữu.

Vì hành không có sở hữu, nên thức cũng không có sở hữu.

Vì thức không có sở hữu, nên danh sắc cũng không có sở hữu.

Vì danh sắc không có sở hữu, nên lục xứ cũng không có sở hữu.

Vì lục xứ không có sở hữu, nên xúc cũng không có sở hữu.

Vì xúc không có sở hữu, nên thọ cũng không có sở hữu.

Vì thọ không có sở hữu, nên ái cũng không có sở hữu.

Vì ái không có sở hữu, nên thủ cũng không có sở hữu.

Vì thủ không có sở hữu, nên hữu cũng không có sở hữu.

Vì hữu không có sở hữu, nên sanh cũng không có sở hữu.

Vì sanh không có sở hữu, nên lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng không có sở hữu.

Vì lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu.

Vì hư không không có sở hữu, nên Ðại-thừa cũng không có sở hữu.

Vì Ðại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu.

Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu.

Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu.

Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu.

Do ý nghĩa như thế, nên nói Ðại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc vô minh cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, hoặc hư không, Ðại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui