Lúc bấy giờ Phổ-Hiền Bồ-Tát ma-ha-tát, do thần-lực của Phật, quan-sát khắp tất cả thế-giới-hải, tất cả chúng-sanh-hải, tất cả chư Phật-hải, tất cả pháp-giới-hải, tất cả chúng-sanh-nghiệp-hải, tất cả chúng-sanh-căn-dục-hải, tất cả chư Phật-pháp-luân-hải, tất cả tam-thế-hải, tất cả Như-Lai nguyện-lực-hải, tất cả Như-Lai thần-biến-hải.Quan-sát xong, Phổ-Hiền Bồ-Tát bảo khắp tất cả chư Bồ-Tát trong chúng hội đạo-tràng rằng : ‘Chư Phật-tử ! Chư Phật Thế-Tôn có trí-huệ thanh-tịnh bất-tư-nghì biết tất cả thế-giới-hải thành-hoại, biết tất cả chúng-sanh nghiệp-hải, biết tất cả pháp-giới an-lập-hải, nói tất cả vô-biên Phật-hải, vào tất cả căn-dục-hải, một niệm biết khắp tất cả tam-thế, hiển-thị tất cả Như-Lai vô-lượng-nguyện-hải, thị-hiện tất cả Phật thần-biến-hải, chuyển pháp-luân, kiến-lập diễn-thuyết-hải, thanh-tịnh Phật-thân, vô-biên sắc tướng-hải Phổ-chiếu-minh, tướng-hảo và tùy hình-hảo đều thanh-tịnh, vô-biên sắc-tướng quang-minh luân-hải, cụ-túc thanh-tịnh, các thứ sắc-tướng quang-minh vân-hải, thù-thắng bửu-diệm-hải, thành-tựu ngôn âm-hải, thị hiện ba thứ tự-tại điều-phục thành thục tất cả chúng-sanh, dũng mãnh điều-phục chúng-sanh hải không luống qua, an-trụ Phật-địa, vào cảnh-giới Như-Lai, oai-lực hộ-trì, quan-sát tất cả chỗ làm của Phật-trí, trí-lực-viên-mãn không ai điều-phục được, công-đức-vô-úy không ai hơn, trụ nơi tam-muội vô-sai-biệt, thần-thông biến-hóa, trí-thanh-tịnh-tự-tại, tất cả Phật-pháp không ai hủy hoại được.Tất cả pháp bất-tư-nghì như vậy, tôi sẽ thừa thần-lực của Phật và oai-thần của tất cả Như-Lai mà tuyên-thuyết đầy đủ.
Vì muốn khiến chúng-sanh vào trí-huệ-hải của Phật, vì muốn khiến tất cả Bồ-Tát được an-trụ trong biển công-đức của Phật, vì muốn khiến tất cả thế-giới-hải, tất cả Phật tự-tại được trang-nghiêm, vì muốn khiến trong tất cả kiếp-hải chủng-tánh Phật thường chẳng dứt, vì muốn khiến trong tất cả thế-giới-hải hiển thị tánh chơn thật của các pháp, vì muốn khiến tùy vô-lượng sự hiểu biết của chúng-sanh mà diễn-thuyết, vì muốn khiến tùy căn-hải của tất cả chúng-sanh mà phương-tiện làm cho sanh Phật-pháp, vì muốn tùy chỗ ưa thích của tất cả chúng-sanh mà dẹp phá tất cả núi chướng ngại, vì muốn khiến tùy tâm-hành tất cả chúng-sanh khiến tu-tập thanh-tịnh đạo xuất-yếu, vì muốn khiến tất cả Bồ-Tát an-trụ trong nguyện-hải Phổ-Hiền.Lúc đó, Phổ-Hiền Bồ-Tát lại muốn khiến chúng hội đạo-tràng sanh lòng hoan-hỷ, thêm lớn sự ưa thích đối với tất cả pháp, sanh lòng tin rộng lớn chơn-thật thanh-tịnh pháp-giới-thân, an-lập nguyện-hải Phổ-Hiền tu tập vào trí nhãn tam thế bình-đẳng, thêm lớn trí-huệ chiếu khắp tất cả thế-gian, sanh đức đà-la-ni trì tất cả pháp-luận, và cũng muốn trong tất cả đạo-tràng tất cả Phật cảnh-giới đều khai-thị, mở bày tất cả pháp-môn của Như-Lai, thêm lớn tất cả trí-tánh pháp-giới rộng lớn rất sâu, liền nói kệ rằng :Trí-huệ công-đức biển rất sâuHiện khắp mười phương vô-lượng cõiTùy các chúng-sanh chỗ nên thấyQuang-minh soi khắp chuyển pháp-luân.Thập phương quốc-độ bất-tư-nghìPhật vô-lượng kiếp đều nghiêm tịnhVì độ chúng-sanh khiến thành thụcXuất hiện tất cả các quốc-độ.Phật cảnh rất sâu khó nghĩ đượcKhắp dạy chúng-sanh khiến được vàoLòng họ thích nhỏ chấp hữu-lậuChẳng thông đạt được cảnh-giới Phật.Nếu có lòng tin trong sạch chắcThường được gần gũi thiện-tri-thứcTất cả chư Phật hộ niệm choÐây mới được vào Như-Lai trí.Lìa các dua dối lòng thanh-tịnhThường thích từ-bi tánh hoan-hỷChí nguyện rộng lớn tin hiểu sâuKia nghe pháp này lòng vui đẹp.An-trụ Phổ-Hiền những hạnh nguyệnTu hành Bồ-tát đạo thanh-tịnhQuan-sát pháp-giới như hư-khôngBèn biết được chỗ làm của Phật.Chư Bồ-Tát đây được lợi lànhThấy Phật tất cả thần-thông-lựcTu những đạo khác không biết đượcHọc hạnh Phổ-Hiền mới tỏ ngộ.Chúng-sanh rộng lớn vốn vô-biênNhư-Lai tất cả đều hộ-niệmChuyển chánh-pháp-luân khắp mọi nơiCảnh-giới Tỳ-Lô-Gía-Na Phật.Tất cả cõi nước vào thân tôiChỗ chư Phật ngự cũng như vậyChúng nên xem các chân lông tôiNay tôi hiện bày cảnh-giới Phật.Phổ-Hiền hạnh nguyện không ngằn méTôi đã tu hành được đầy đủCảnh-giới phổ-nhãn thân rộng lớnLà Phật chỗ làm phải nghe kỹ.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát bảo đại-chúng rằng : ‘Chư Phật-tử ! Thế-giới-hải có mười việc mà chư Phật trong ba đời quá-khứ, hiện-tại, vị-lai đã nói, hiện nói và sẽ nói.Những gì là mười ?Chính là nhơn-duyên khởi thế-giới-hải, chỗ trụ-nương của thế-giới-hải, hình-trạng của thế-giới-hải, thể-tánh của thế-giới-hải, sự trang-nghiêm của thế-giới-hải, sự thanh-tịnh của thế-giới-hải, Phật xuất hiện nơi thế-giới-hải, kiếp trụ của thế-giới-hải, kiếp chuyển biến sai biệt của thế-giới-hải, môn vô-sai-biệt của thế-giới-hải.Chư Phật-tử ! Lược nói thế-giới-hải có mười việc này.
Nếu nói rộng ra thời đồng với thế-giới-hải vi-trần-số mà tam-thế chư Phật đã nói, hiện nói và sẽ nói.Chư Phật-tử ! Lược nói do mười thứ nhơn-duyên mà tất cả thế-giới-hải đã thành, hiện thành và sẽ thành.
Chính là do vì thần-lực của Như-Lai, vì pháp phải như vậy, vì hạnh nghiệp của tất cả chúng-sanh, vì chỗ sở đắc của tất cả Bồ-Tát thành nhứt-thiết-trí, vì các chúng-sanh và chư Bồ-Tát đồng chứa nhóm thiện-căn, vì nguyện-lực nghiêm-tịnh Phật-độ của chư Bồ-Tát, vì hạnh-nguyện thành-tựu bất-thối của chư Bồ-Tát, vì thắng-giải tự-tại thanh-tịnh của chư Bồ-Tát, vì chỗ lưu-xuất do thiện-căn của chư Như-Lai và thế-lực tự-tại lúc chư Phật thành đạo, vì nguyện-lực tự-tại của Phổ-Hiền Bồ-Tát.Chư Phật-tử ! Ðó là lược nói mười thứ nhơn-duyên.
Nếu rộng nói thời có thế-giới-hải vi-trần-số.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai-lực của Phật, quan-sát mười phương mà nói kệ rằng :Ðã nói vô-biên sát-độ-hảiTỳ-Lô-Gía-Na đều nghiêm-tịnhThế-Tôn cảnh-giới bất-tư-nghìTrí-huệ thần-thông-lực như vậy.Bồ-Tát tu hành những nguyện-hảiKhắp tùy chúng-sanh tâm chỗ muốnChúng-sanh tâm hạnh rộng vô-biênBồ-Tát quốc-độ khắp mười phươngBồ-Tát thẳng đến nhứt-thiết-tríSiêng tu các môn tự-tại-lựcVô-lượng nguyện-hải khắp xuất sanhSát-độ rộng lớn đều thành-tựu.Tu những hạnh-hải vô-lượng-biênVào cảnh-giới Phật cũng vô-lượngThanh-tịnh thập phương các cõi nướcMỗi mỗi cõi trải vô-lượng kiếp.Chúng-sanh phiền-não làm loạn đụcPhân biệt ưa thích chẳng phải mộtTùy tâm tạo nghiệp bất-tư-nghìTất cả sát-hải đầy thành lập.Phật tử sát-hải tạng trang-nghiêmLy-cấu quang-minh báu làm thànhÐây do rộng lớn tâm tín hảiChỗ ở mười phương đều như vậy.Bồ-Tát hay tu hạnh Phổ-HiềnDu hành pháp-giới vi-trần đạoTrong trần đều hiện vô-lượng cõiRộng lớn thanh-tịnh như hư-không.Khắp cõi hư-không hiện thần-thôngÐều đến đạo-tràng chỗ chư PhậtTrên tòa liên-hoa hiện các tướngMỗi thân bao trùm tất cả cõi.Một niệm hiện khắp nơi tam-thếTất cả sát-hải đều thành lậpPhật dùng phương-tiện đều vào trongLà Phật Tỳ-Lô chỗ nghiêm-tịnh.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát lại bảo đại-chúng rằng : ‘Chư Phật-tử ! mỗi mỗi thế-giới-hải có thế-giới-hải vi-trần-số chỗ nương trụ.
Hoặc nương tất cả trang-nghiêm mà trụ.
Hoặc nương hư-không mà trụ.
Hoặc nương bửu-quang-minh mà trụ.
Hoặc nương bửu-sắc quang-minh mà trụ.
Hoặc nương thinh-âm chư Phật mà trụ.
Hoặc nương Kim-Cang hình đại-lực a-tu-la chúng-sanh như huyễn mà trụ.
Hoặc nương thân các Thế-Chủ mà trụ.
Hoặc nương thân chư Bồ-Tát mà trụ.
Hoặc nương tất cả biển trang-nghiêm sai khác hạnh-nguyện Phổ-Hiền mà trụ.Chư Phật-tử ! Thế-giới-hải có thế-giới vi-trần-số chỗ nương trụ như vậy.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát muốn tuyên lại nghĩa này thừa oai-lực của Phật quan-sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Khắp cả mười phương cõi hư-khôngChỗ có tất cả những quốc-độNhư-Lai thần-lực thường gia-trìKhắp nơi hiện tiền đều thấy được.Hoặc có các thứ những quốc-độÐều do ly-cấu-bửu làm thànhMa-ni thanh-tịnh rất tốt xinhQuang-minh sáng rỡ khắp hiển hiện.Hoặc có cõi nước sáng thanh-tịnhNương hư-không giới mà an-trụHoặc ở trong biển ma-ni bửuLại có an-trụ tạng quang-minh.Như-Lai ở trong chúng hội nàyDiễn thuyết pháp-luân đều xảo diệuCảnh-giới chư Phật rộng vô-biênChúng-sanh được thấy lòng hoan hỷ.Có cõi nghiêm-sức bằng ma-niHình như đèn sáng giăng cùng khắpLửa thơm mây sáng màu chói rựcLưới báu sáng chói dùng phủ che.Hoặc có quốc-độ không ngằn méAn-trụ liên-hoa biển lớn sâuRộng rãi thanh-tịnh khác thế-gianChư Phật diệu-thiện trang-nghiêm đó.Hoặc có quốc-độ theo luân chuyểnDo Phật oai-thần được an-trụÐại-chúng Bồ-Tát đều ở trongThường thấy vô-lượng báu rộng lớn.Có cõi nước ở tay kim-cangHoặc cõi nước ở thân Thiên-ChúaTỳ-Lô-Gía-Na đấng vô-thượngThường ở cõi này chuyển pháp-luân.Hoặc nương cây báu trụ bằng thẳngTrong mây sáng thơm cũng như vậyCó cõi nương trong những biển lớnHoặc trụ kim-cang rất bền chắc.Có cõi nương-trụ kim-cang tràngCó cõi trụ trong biển Hoa-TạngThần biến rộng lớn khắp các nơiTỳ-Lô-Giá-Na Phật hay hiện.Hoặc dài hoặc vắn vô-lượng thứTướng đó xoay vần cũng chẳng đồngHoa-tạng trang-nghiêm khác thế-gianTu hành thanh-tịnh mới thấy được.Các cõi như vậy đều sai khácTất cả đều nương nguyện-hải trụHoặc có cõi thường ở hư-khôngChư Phật như mây đều đầy khắp.Có ở hư-không lưới che trùmHoặc lúc hiện ra hoặc không hiệnHoặc có cõi nước rất thanh-tịnhTrụ trong bửu-quan của Bồ-Tát.Thập phương chư Phật thần-thông lớnTất cả đều hiện thấy trong đâyChư Phật thinh âm đều cùng khắpÐây do nghiệp-lực mà hóa hiện.Hoặc có cõi nước khắp pháp-giớiLy-cấu thanh-tịnh tùng tâm khởiNhư-ảnh như-huyễn rộng vô-biênNhư lưới thiên-đế đều sai khác.Hoặc hiện các thứ tạng trang-nghiêmHoặc ở hư-không mà kiến-lậpNghiệp-chơn cảnh-giới chẳng nghĩ bànPhật-lực hiển-thị đều khiến thấy.Trong mỗi cõi nước số vi-trầnNiệm niệm thị hiện những Phật-độSố đều vô-lượng khắp chúng-sanhPhổ-Hiền chỗ làm thường như vậy.Vì muốn thành-thục các chúng-sanhTrong đây tu hành trải kiếp-hảiThần-thông rộng lớn hiện khắp nơiTrong các pháp-giới đều cùng khắp.Pháp-giới quốc-độ mỗi vi-trầnNhững cõi nước lớn ở trong đóPhật-vân bình-đẳng đều giăng cheTất cả mọi nơi đều đầy đủ.Lực dụng tự-tại trong mỗi trầnTất cả vi-trần cũng như vậyChư Phật Bồ-Tát đại thần-thôngTỳ-Lô-Giá-Na đều hay hiện.Tất cả quốc-độ rộng vô-biênNhư ảnh, như huyễn như dương-diệmMười phương chẳng thấy từ đâu sanhCũng không có chỗ đi và đến.Diệt hoại sanh thành xoay vần mãiTrong cõi hư-không chẳng tạm dừngTất cả đều do nguyện thanh-tịnhCũng do nghiệp lực chỗ giữ-gìn.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát lại bảo đại-chúng rằng : ‘Chư Phật-tử ! Thế-giới-hải có nhiều hình tướng sai khác, hoặc tròn, hoặc vuông, hoặc chẳng phải tròn vuông, hoặc hình như nước xoáy, hoặc hình như núi, hoặc hình như cây, hình như bông, hoặc hình như cung điện, như hình chúng-sanh, như hình Phật, có thế-giới vi-trần-số hình sai khác như vậy.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa thừa oai-lực của Phật, quan-sát mười phương, rồi nói kệ rằng :Vô-lượng quốc-độ sai khác nhauVô-lượng trang-nghiêm vô-lượng trụHình trạng sai khác khắp mười phươngCác ngài đều nên đồng quan-sát.Hình kia hoặc tròn hoặc vuông vứcHoặc có ba góc và tám cạnhHình châu ma-ni hình liên-hoaTất cả đều do nghiệp mà khác.Có cõi thanh-tịnh sáng trang-nghiêmVàng ròng xen lẫn nhiều tốt đẹpCửa nẻo mở trống không bít lấpÐây do nghiệp rộng ý tinh thuần.Sát-hải vô-biên tạng sai khácVí như mây bủa giữa không gianBửu-châu trải đất trang-nghiêm tốtỞ trong quang-minh sáng của Phật.Tất cả quốc-độ tâm phân biệtQuang-minh soi đến mà hiện raChư Phật ở trong những cõi ấyNơi nơi thị-hiện thần-thông-lực.Có cõi tạp-nhiễm hoặc thanh-tịnhChịu khổ hưởng vui đều sai khácÐây do biển nghiệp chẳng nghĩ bànCác pháp lưu-chuyển thường như vậy.Trong một chân lông vô-lượng cõiNhư số-vi-trần mà an-trụMỗi cõi đều có đấng Thế-TônỞ trong chúng-hội tuyên diệu pháp.Trong mỗi vi-trần cõi lớn nhỏNhiều loại sai khác số vi-trầnBằng phẳng cao thấp đều chẳng đồngPhật đều qua đến mà thuyết pháp.Tất cả vi-trần hiện quốc-độÐều là bổn nguyện thần-thông-lựcTùy lòng ưa thích sai khác nhauTrong khoảng hư-không đều làm được.Tất cả quốc-độ những vi-trầnTrong mỗi vi-trần Phật đều nhậpKhắp vì chúng-sanh hiện thần-thôngTỳ-Lô-Giá-Na pháp như vậy.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát lại bảo đại-chúng rằng : ‘Chư Phật-tử ! Nên biết thế-giới-hải có các loại thể.
Hoặc dùng tất cả bửu trang-nghiêm làm thể.
Hoặc dùng một bửu-trang-nghiêm làm thể.
Hoặc dùng tất cả bửu quang-minh làm thể.
Hoặc dùng các thứ sắc quang-minh làm thể.
Hoặc dùng tất cả quang-minh trang-nghiêm làm thể.
Hoặc dùng kim-cang làm thể.
Hoặc dùng Phật-lực nhiếp-trì làm thể.
Hoặc dùng tướng diệu-bửu làm thể.
Hoặc dùng Phật biến-hóa làm thể.
Hoặc dùng nhựt ma-ni làm thể.
Hoặc dùng cực-vi-trần bửu làm thể.
Hoặc dùng tất cả bửu-diệm làm thể.
Hoặc dùng các thứ hương làm thể.
Hoặc dùng bửu-hoa-quan làm thể.
Hoặc dùng bửu ảnh-ượng làm thể.
Hoặc dùng trang-nghiêm thị-hiện làm thể.
Hoặc dùng nhứt âm thị-hiện cảnh-giới làm thể.
Hoặc dùng bửu hình Bồ-Tát làm thể.
Hoặc dùng bửu-hoa-nhụy làm thể.
Hoặc dùng ngôn-âm của Phật làm thể.
Có thế-giới vi-trần số thể như vậy.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát, muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai-lực của Phật, quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng :Hoặc có những quốc-độDiệu-bửu hiệp lại thànhBền chắc không hư-hoạiÐều ở bửu-liên-hoa.Hoặc là bửu-quang-minhXuất-sanh chẳng biết đượcTất cả quang trang-nghiêmNương hư-không mà ở.Hoặc tịnh-quang làm thểLại nương quang-minh ởMây sáng làm trang-nghiêmChỗ Bồ-Tát đi đến.Hoặc có những quốc-độTừ nơi nguyện-lực sanhAn-trụ như ảnh tượngÐem nói chẳng thể được.Hoặc ma-ni hiệp-thànhChói sáng như mặt trờiBảo châu dùng trang-nghiêmBồ-Tát đều đầy khắp.Bửu-diệm thành quốc-độMây sáng trùm trên đóBửu-quang rất xinh đẹpÐều do nghiệp cảm nên.Hoặc từ tướng tốt sanhCác tướng trang-nghiêm đẹpNhư mão tốt đội đầuÐây do Phật hóa hiện.Hoặc từ tâm niệm sanhTùy tâm chỗ hiểu biếtNhư huyễn không chỗ nơiTất cả là phân biệt.Hoặc do Phật quang-minhMa-ni-quang làm thểChư Phật hiện trong đóÐều thị-hiện thần-thông.Hoặc Phổ-Hiền Bồ-TátHóa hiện các quốc-độDùng nguyện-lực trang-nghiêmTất cả đều tốt đẹp.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát lại bảo đại-chúng rằng : ‘Chư Phật-tử ! nên biết thế-giới-hải có nhiều loại trang-nghiêm.
Hoặc dùng trong những đồ trang-nghiêm hiện ra mây đẹp nhứt để trang-nghiêm.
Hoặc dùng thuyết-minh công-đức của chư Bồ-Tát để trang-nghiêm.
Hoặc dùng thuyết minh nghiệp báo của tất cả chúng-sanh để trang-nghiêm.
Hoặc dùng thị-hiện nguyện-lực của chư Bồ-Tát để trang-nghiêm.
Hoặc dùng biểu-thị ảnh-tượng của tam thế chư Phật để trang-nghiêm.
Hoặc dùng trong một khoảng một niệm thị-hiện cảnh-giới thần-thông trải vô-biên kiếp để trang-nghiêm.
Hoặc dùng xuất hiện thân của chư Phật để trang-nghiêm.
Hoặc dùng xuất hiện tất cả mây hương báu để trang-nghiêm.
Hoặc dùng thị-hiện những vật trân diệu quang-minh chiếu sáng trong tất cả đạo-tràng để trang-nghiêm.
Hoặc dùng thị-hiện tất cả Phổ-Hiền hạnh nguyện để trang-nghiêm.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát, muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai-lực của Phật quan-sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Sát-hải rộng lớn vô-lượng-biênThành nên đều do nghiệp thanh-tịnhNhiều thứ trang-nghiêm nhiều nơi ởTất cả mười phương đều đầy khắp.Vô-biên sắc tướng mây báu sángRộng lớn trang-nghiêm chẳng phải mộtMười phương sát-hải thường xuất hiệnKhắp dùng diệu-âm mà thuyết pháp.Bồ-Tát vô-biên biển công-đứcNhững nguyện rộng lớn để trang-nghiêmKhắp cõi đồng thời vang diệu-âmChấn động mười phương các quốc-độ.Chúng-sanh biển nghiệp rộng vô-lượngTùy kia cảm báo đều chẳng đồngTrong tất cả chỗ được trang-nghiêmÐều do chư Phật hay diễn thuyết.Tất cả Như-Lai trong ba thuởThần-thông hiện khắp thế-giới-hảiTrong mỗi sự có tất cả PhậtCác ngài xem sự trang-nghiêm đó.Quá-khứ, vị-lai, kiếp hiện-tạiMười phương tất cả những quốc-độNhững sự trang-nghiêm ở nơi kiaÐều thấy ở trong một cõi nước.vô-lượng Phật trong tất cả sựSố đồng chúng-sanh khắp thế-gianVì khiến điều-phục hiện thần-thôngDùng đây trang-nghiêm thế-giới-hải.Tất cả trang-nghiêm tuôn mây đẹpNhiều thứ mây hoa mây hương sángMây báu ma-ni thường xuất hiệnSát-hải dùng đây để trang-nghiêm.Mười phương những nơi Phật thành-đạoCác thứ trang-nghiêm đều đầy đủPhóng-quang chiếu xa như mây sángTrong thế-giới-hải đều khiến thấy.Phổ-Hiền hạnh-nguyện chư Bồ-TátVô-biên kiếp hải siêng tu tậpVô-biên quốc-độ đều trang-nghiêmTrong tất cả chỗ đều hiển hiện.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát lại bảo đại-chúng rằng : ‘Chư Phật-tử ! Nên biết thế-giới-hải có thế-giới-hải vi-trần số môn phương-tiện thanh-tịnh.
Chính là do thiện-căn của chư Bồ-Tát gần gũi thiện-trí-thức.
Do thêm lớn những công-đức khắp pháp-giới.
Do tu-tập những thắng-giải rộng lớn.
Do quan-sát cảnh-giới của tất cả Bồ-Tát mà an-trụ.
Do tu-tập những môn ba-la-mật đều viên-mãn.
Do quán-sát những địa-vị của chư Bồ-Tát mà nhập trụ.
Do xuất sanh tất cả thệ nguyện thanh-tịnh.
Do tu-tập những hạnh xuất-yếu.
Do nhập tất cả biển trang-nghiêm.
Do thành-tựu sức phương-tiện thanh-tịnh.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai-lực của Phật quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng :Tất cả cõi nước những trang-nghiêmDo nguyện lực phương-tiện sanh raTất cả quốc-độ thường chói sángVô-lượng nghiệp thanh-tịnh hiện thành.Bồ-Tát lâu xa gần trí-thứcÐồng tu nghiệp lành đều thanh-tịnhTừ-bi rộng lớn khắp chúng-sanhDùng dây trang-nghiêm các quốc-độ.Tất cả pháp-môn những tam-muộiThiền-định giải-thoát môn phương-tiệnNơi chỗ chư Phật đều tu hànhDo đây sanh ra những quốc-độ.Phát sanh vô-lượng trí thắng-giảiHiểu được Như-Lai đồng không khácPhương-tiện nhẫn nhục đã tu hànhNên nghiêm-tịnh được vô-biên cõi.Vì lợi chúng-sanh tu thắng hạnhPhước-đức rộng lớn thường tăng-trưởngVí như mây bủa khắp hư-khôngTất cả quốc-độ đều thành-tựu.Môn ba-la-mật nhiều vô-lượngÐều đã tu hành khiến đầy đủNguyện ba-la-mật vô-cùng tậnQuốc-độ thanh-tịnh từ đây sanh.Những pháp vô-thượng đều tu hànhSanh ra vô-biên hạnh xuất-yếuNhiều môn phương-tiện độ chúng-sanhNhư vậy trang-nghiêm các quốc-độ.Tu-tập trang-nghiêm môn phương-tiệnChứng Phật công-đức biển pháp-mônKhiến khắp chúng-sanh cạn nguồn khổCõi nước rộng lớn đều thành tựu.Nguyện lực rộng lớn không gì sánhKhiến khắp chúng-sanh gieo thiện cănCúng-dường tất cả chư Như-LaiVô-biên quốc-độ đều thanh-tịnh.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát lại bảo đại-chúng rằng : ‘Chư Phật-tử ! Nên biết mỗi mỗi thế-giới-hải có thế-giới-hải vi-trần số Phật xuất hiện sai khác : hoặc hiện thân nhỏ, hoặc hiện thân lớn, hoặc hiện đoản-thọ, hoặc hiện trường-thọ, hoặc chỉ nghiêm-tịnh một quốc-độ, hoặc hiện nghiêm-tịnh vô-lượng quốc-độ, hoặc chỉ hiển thị pháp nhứt-thừa, hoặc hiển thị vô-lượng thừa, hoặc hiện điều-phục thiểu số chúng-sanh, hoặc hiện điều-phục vô-biên chúng-sanh, có vi-trần số sai khác như vậy.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát muốn tuyên lại nghĩa này thừa oai-lực của Phật quan-sát mười phương rồi nói kệ rằng :Chư Phật có các môn phương-tiệnXuất hiện tất cả những quốc-độÐều tùy sở thích của chúng-sanhÐây là Như-Lai quyền-lực khéo.Pháp-thân chư Phật bất-tư-nghìKhông sắc, không hình, không ảnh tượngVì chúng-sanh hiện tướng sai khácTheo lòng họ ưa khiến họ thấy.Hoặc vì chúng-sanh hiện đoản-thọHoặc hiện trường-thọ vô-lượng kiếpPháp thân mười phương khắp hiện-tiềnTrong thế-gian tùy nghi xuất hiện.Hoặc hiện nghiêm-tịnh bất-tư-nghìMười phương vô-biên các quốc-độHoặc chỉ nghiêm-tịnh một cõi nướcNơi một thị-hiện đủ không sót.Hoặc tùy sở thích của chúng-sanhThị-hiện vô-lượng vô-biên thừaHoặc chỉ tuyên-thuyết pháp nhứt thừaTrong một thừa hiện vô-lượng pháp.Hoặc hiện tự nhiên thành chánh-giácÐộ thiểu số người vào chánh-phápHoặc lại thị-hiện trong một niệmKhai ngộ quần-sanh vô-lượng số.Hoặc nơi chưn lông tuôn mây sángThị-hiện vô-lượng vô-biên PhậtTất cả thế-gian đều hiện thấyCác môn phương-tiện độ quần-sanh.Hoặc hiện thinh âm khắp mọi nơiTùy lòng họ ưa mà thuyết phápVô-lượng vô-biên những đại kiếpÐiều-phục vô-lượng các chúng-sanh.Phật có vô-lượng cõi trang-nghiêmChúng-hội thanh-tịnh ngồi nghiêm chỉnhPhật như vầng mây che trong đóThập phương quốc-độ đều đầy khắp.Chư Phật phương-tiện bất-tư-nghìTùy tâm chúng-sanh hiện ra trướcNgự trong các cõi rất trang-nghiêmTất cả quốc-độ đều cùng khắp.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát lại bảo đại-chúng rằng : ‘Chư Phật-tử ! Nên biết thế-giới-hải có thế-giới-hải vi-trần-số kiếp trụ, hoặc có a-tăng-kỳ kiếp trụ, hoặc có vô-lượng kiếp-trụ, hoặc có vô-biên kiếp-trụ, hoặc có vô-đẳng kiếp trụ, hoặc có bất-khả-sổ-kiếp trụ, hoặc có bất-khả-xung-kiếp trụ, hoặc có bất-khả-tư kiếp trụ, hoặc có bất-khả-lượng kiếp trụ, hoặc có bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết kiếp trụ, có vi-trần số kiếp trụ như vậy.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát, muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai-lực của Phật quan-sát mười-phương rồi nói kệ rằng :Trong thế-giới-hải nhiều kiếp trụPhương-tiện rộng lớn để trang-nghiêmMười phương cõi nước đều xem thấySố lượng sai khác đều rành rẽ.Tôi thấy mười phương thế-giới-hảiKiếp số vô-lượng đồng chúng-sanhHoặc dài hoặc vắn hoặc vô-biênDùng Phật thinh âm nay diễn nói.Hoặc thấy mười phương những quốc-độHoặc trụ quốc-độ vi-trần kiếpHoặc chỉ một kiếp hoặc vô sốBởi những tâm nguyện đều chẳng đồng.Hoặc có thuần tịnh hoặc thuần nhiễmHoặc lại nhiễm tịnh chung lộn lạoNguyện-lực an lập nhiều sai khácTrong tâm chúng-sanh mà an-trụ.Thuở xưa tu hành vi-trần kiếpÐược thế-giới-hải thanh-tịnh lớnCảnh-giới chư Phật đều trang-nghiêmTrụ mãi vô-biên kiếp rộng lớnDùng bửu quang-minh để đặt tênHoặc tên Ðẳng-Âm-Diệm-Nhãn-TạngTên Ly-Quang-Minh và Hiền-KiếpKiếp thanh-tịnh này nhiếp tất cả.Có kiếp thanh-tịnh một Phật hiệnHoặc trong một kiếp nhiều Phật hiệnVô-tận phương-tiện đại-nguyện-lựcVào trong tất cả thời gian kiếp.Hoặc vô-lượng kiếp và một kiếpHoặc lại một kiếp vào nhiều kiếpTất cả kiếp hải phương-tiện mônThập phương quốc-độ đều hiện rõ.Hoặc tất cả kiếp sự trang-nghiêmỞ trong một kiếp đều hiện thấyHoặc sự trang-nghiêm trong một kiếpVào khắp tất cả vô-biên kiếp.Trước từ một niệm sau thành kiếpSanh ra đều do tâm chúng-sanhTất cả quốc-độ kiếp vô-biênDùng một phương-tiện đều thanh-tịnh.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát lại bảo đại-chúng rằng : ‘Chư Phật-tử ! Nên biết thế-giới-hải có thế-giới-hải vi-trần số kiếp chuyển biến sai khác.
Như là vì pháp như vậy nên thế-giới-hải có vô-lượng kiếp thành, kiếp hoại chuyển biến.
Vì chúng-sanh nhiễm-ô ở nên thế-giới-hải thành kiếp nhiễm-ô chuyển biến.
Vì chúng-sanh tu phước rộng lớn ở, nên thế-giới-hải thành kiếp nhiễm-tịnh chuyển biến.
Vì tín-giải Bồ-Tát ở, nên thế-giới-hải thành-kiếp nhiễm-tịnh chuyển-biến.
Vì vô-lượng chúng-sanh phát bồ-đề-tâm nên thế-giới-hải thuần kiếp thanh-tịnh chuyển biến.
Vì thập phương tất cả chư Bồ-Tát vân tập nên thế-giới-hải vô-lượng kiếp đại trang-nghiêm chuyển biến.
Vì chư Phật Thế-Tôn nhập Niết-bàn nên thế-giới-hải kiếp trang-nghiêm diệt chuyển biến.
Vì chư Phật xuất hiện ra đời nên tất cả thế-giới-hải kiếp rộng lớn trang-nghiêm thanh-tịnh chuyển biến.
Vì Như-Lai thần-thông biến hóa nên thế-giới-hải kiếp thanh-tịnh chuyển biến.
Có vi-trần số kiếp chuyển biến như vậy.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai-lực của Phật, quan-sát mười-phương mà nói kệ rằng :Tất cả những quốc-độÐều tùy nghiệp-lực sanhCác ngài nên quan-sátTướng chuyển biến như vậy.Những chúng-sanh nhiễm ôNghiệp phiền-não đáng sợTâm họ khiến quốc-độTất cả thành nhiễm ô.Nếu có tâm thanh-tịnhTu những hạnh phước-đứcTâm họ khiến quốc-độTạp nhiễm và thanh-tịnh.Chư Bồ-Tát tín-giảiSanh vào trong kiếp kiaTùy tâm Bồ-Tát nàyQuốc-độ đủ tịnh nhiễm.Vô-lượng số chúng-sanhÐều phát bồ-đề tâmTâm họ khiến quốc-độTrụ kiếp thường thanh-tịnh.Vô-lượng ức Bồ-TátQua đến mười phương cõiTrang-nghiêm không có khácTrong kiếp thấy sai khác.Trong mỗi mỗi vi-trầnBồ-Tát đồng vân tậpQuốc-độ đều thanh-tịnh.Thế-Tôn nhập Niết-bànCõi đó dứt trang-nghiêmChúng-sanh không pháp-khíThế-giới thành tạp-nhiễm.Nếu có Phật ra đờiCõi nước đều tốt đẹpTùy theo tâm thanh-tịnhÐầy đủ sự trang-nghiêm.Thần-thông của chư PhậtThị-hiện bất-tư-nghìLúc đó những quốc-độTất cả đều thanh-tịnh.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát lại bảo đại-chúng rằng : ‘Chư Phật-tử ! Nên biết thế-giới-hải có thế-giới-hải vi-trần số sai biệt.
Như là trong mỗi thế-giới-hải có thế-giới-hải vi-trần số thế-giới vô-sai-biệt.
Trong mỗi thế-giới-hải chư Phật xuất hiện oai-đức thần-lực vô-sai-biệt.
Trong mỗi thế-giới-hải tất cả đạo-tràng khắp thập phương pháp-giới vô-sai-biệt.
Trong mỗi thế-giới-hải quang-minh của chư Phật khắp pháp-giới vô-sai-biệt.
Trong mỗi thế-giới-hải chúng hội đạo-tràng của chư Phật vô-sai-biệt.
Trong mỗi thế-giới-hải chư Phật biến hóa danh-hiệu vô-sai-biệt.
Trong mỗi thế-giới-hải thinh-âm của chư Phật khắp thế-giới-hải vô-biên kiếp trụ vô-sai-biệt.
Trong mỗi thế-giới-hải pháp-luân phương-tiện vô-sai-biệt.
Trong mỗi thế-giới-hải tất cả thế-giới-hải vào khắp một vi-trần vô-sai-biệt.
Trong mỗi thế-giới-hải mỗi vi-trần cảnh-giới rộng lớn của tất cả tam thế chư Phật đều hiện trong đó vô-sai-biệt.
Có vi-trần số vô-sai-biệt như vậy.Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát, muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai-lực của Phật quan-sát mười-phương rồi nói kệ rằng :Trong một vi-trần nhiều sát-hảiChỗ nơi riêng khác đều nghiêm-tịnhVô-lượng như vậy và một cõiMỗi mỗi chia khác không xen tạp.Trong mỗi vi-trần vô-lượng PhậtTùy tâm chúng-sanh khắp hiện-tiềnTất cả quốc-độ đều cùng khắpPhương-tiện như vậy vô-sai-biệt.Trong mỗi vi-trần những thọ vươngNhiều thứ trang-nghiêm đều thòng rủThập phương quốc-độ đều đồng hiệnTất cả như vậy vô-sai-biệt.Trong mỗi trần có vị-trần chúngCùng nhau bao quanh đức Thế-TônSiêu-việt tất cả khắp thế-gianCũng chẳng chật hẹp tạp loạn nhau.Trong mỗi trần có vô-lượng quangChiếu khắp mười phương các cõi nướcÐều hiện chư Phật hạnh bồ-đềTất cả sát-độ vô-sai-biệt.Trong mỗi trần có vô-lượng thânBiến hóa như mây đều cùng khắpPhật dùng thần-thông độ chúng-sanhThập phương quốc-độ vô-sai-biệt.Trong mỗi trần diễn nói các phápPháp đó thanh-tịnh như luân chuyểnCác môn phương-tiện đều tự-tạiTất cả diễn thuyết vô-sai-biệt.Một trần diễn khắp tiếng chư PhậtÐầy khắp pháp-khí các chúng-sanhTrụ khắp sát-hải vô-biên kiếpThinh-âm như vậy cũng không khác.Sát-hải vô-lượng trang-nghiêm đẹpTrong mỗi vi-trần tam-thế PhậtTùy chỗ sở-thích đều khiến thấyThể-tánh không đến cũng không điDo nơi nguyện-lực khắp thế-gian..