Kinh Hoa Nghiêm


Lúc bấy giờ, Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Giác-Thủ Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Tâm-tánh vốn là một, sao lại thấy có các thứ sai khác ? Những là :Ðến đường lành nẻo dữ, căn thân có đủ có thiếu, thọ sanh đồng và khác, đẹp-đẽ cùng xấu-xí, nào vui nào khổ, nghiệp không biết tâm, mà tâm cũng chẳng biết nghiệp, thọ không rõ báo mà báo cũng chẳng rõ thọ, tâm chẳng biết thọ mà thọ cũng không biết tâm, nhơn không biết duyên mà duyên cũng chẳng biết nhơn, trí chẳng biết cảnh mà cảnh cũng chẳng biết trí.Giác-Thủ Bồ-Tát nói kệ để đáp :Nay ngài hỏi nghĩa nàyVì Liễu-ngộ quần-môngCứ tánh kia, tôi đápXin ngài lóng nghe cho.Các pháp không tác dụngCũng không có thể tánhVì thế nên các phápÐều chẳng biết được nhau.Ví như nước trong sôngCác dòng đua nhau chảyChúng đều chẳng biết nhauCác pháp cũng như vậy.Lại cũng như đống lửaÐồng thời phát ngọn toChúng đều chẳng biết nhauCác pháp cũng như vậy.Lại như gió lớn thổiXao động các cảnh vậtChúng đều chẳng biết nhauCác pháp cũng như vậy.Lại như các địa-giớiXây vần nương tựa nhauCác pháp cũng như vậy.Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thânTâm-ý sáu tình-cănDo dây thường lưu-chuyểnNhưng vẫn không năng-chuyển.Pháp-tánh vốn vô-sanhTrong đây không năng hiệnCũng không vật sở-hiện.Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thânTâm-ý sáu tình-cănTất cả rỗng vô-tánhVọng phân-biệt mà có.Cứ đúng lý quan-sátTất cả đều vô-tánhPháp-nhãn bất-tư-nghìÐây là thấy chơn thật.Hoặc vọng hay chẳng vọngHoặc thiệt hoặc chẳng thiệtThế-gian cùng xuất-thếChỉ là giả ngôn-thuyết.Lúc đó, Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Tài-Thủ Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Ðức Như-Lai tùy thờI-gian như thế-nào, cũng như tùy mạng-sống, tùy thân-thể, tùy hành-vi, tùy hiểu-biết, tùy ngôn-luận, tùy sở-thích, tùy phương-tiện, tùy tư-duy, tùy quan-sát của chúng-sanh như thế nào, mà hiện thân Phật để giáo-hóa điều-phục các chúng-sanh ấy ?Tài-Thủ Bồ-Tát nói kệ đáp rằng :Ðây là cảnh của bựcÐa-Văn thích tịch-diệt,Nay tôi vì ngài đápXin ngài chú ý nghe.Phân biệt quán nội-thânTrong đây gì là ta ?Nếu hiểu được như vậyThời biết ta không.Thân này là giả tạoChỗ trụ không nơi chỗNgười thiệt-biết thân nàyTrong đây không chấp trước.Nơi thân khéo quan-sátTất cả đều thấy rõBiết pháp đều hư-vọngChẳng khởi tâm phân-biệt.Mạng sống nhơn gì cóRồi nhơn gì tan mấtKhác nào vòng lửa xâyÐầu đuôi chẳng biết được.người trí hay quan-sátCó tướng đều vô-thườngCác pháp, không, vô-ngãLìa hẳn tất cả tướng.Các báo, tùy nghiệp sanhGiả dối như giấc mơLuôn luôn thường diệt hoạiNhư trước, sau cũng vậy.Những pháp thấy ở đờiChỉ do tâm làm chủ,Tùy hiểu chấp lấy tướngÐiên-đảo chẳng đúng thật.Những ngôn-luận trong đờiÐều do phân biệt cảChưa từng có một phápÐược vào nơi pháp-tánh.Sức năng-duyên, sở-duyênSanh ra những pháp-tướngChóng diệt, chẳng tạm dừngNiệm niệm đều như vậy.Lúc đó, Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Bửu-Thủ Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Tất cả chúng-sanh đồng có tứ-đại, không ngã, không ngã-sở, tại sao lại có những sự khác biệt, như khổ vui, tốt xấu, ưa trong chuộng ngoài, thọ ít hưởng nhiều, hoặc hiện báo, hoặc hậu báo.

Nhưng trong pháp-giới vẫn không tốt xấu ?Bửu-Thủ Bồ-Tát nói kệ đáp rằng :Cứ theo nghiệp đã tạoSanh quả báu như vậyÐều không có tác-giảÐây là lời chư Phật.Như mặt gương sáng sạchTùy theo cảnh đối tượngHiện bóng sai khác nhauNghiệp tánh cũng như vậy.Cũng như ruộng gieo giốngChúng đều chẳng biết nhauTự nhiên mọc lên câyNghiệp tánh cũng như vậy.Như nhà ảo thuật giỏiỞ tại ngã tư đườngHiện ra những sắc-tướngNghiệp-tánh cũng như vậy.Như người gỗ máy mócHay vang ra các tiếngNó không ngã ngã-sởNghiệp-tánh cũng như vậy.Cũng như giống chim bayTừ trứng nở sanh raTiếng kêu không đồng nhauNghiệp-tánh cũng như vậy.Ví như trong thai-tạngCăn thân đều thành-tựuThể-tướng không từ đâuNghiệp-tánh cũng như vậy.Lại như ở địa-ngụcBao nhiêu là sự khổKia đều không từ đâuNghiệp-tánh cũng như vậy.Như vua Chuyển-luân-vươngCó đủ bảy thứ bảoChỗ đến không từ đâuNghiệp-tánh cũng như vậy.Lại như các thế-giớiLúc đại-hỏa cháy tanLửa này không từ đâuNghiệp-tánh cũng như vậyLúc đó Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Ðức-Thủ Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Chỗ giác-ngộ của Ðức Như-Lai chỉ là một pháp duy-nhứt, sao lại bảo là vô-lượng-pháp, hiện vô-lượng cõi, hóa vô-lượng-chúng, diễn vô-lượng âm, thị vô-lượng thân, biết vô-lượng tâm, hiện vô-lượng thần-thông, có thể chấn động khắp vô-lượng thế-giới, thị-hiện vô-lượng sự thù-thắng trang-nghiêm, hiển-thị vô-biên nhiều loại cảnh-giới.

Nhưng trong pháp-tánh các tướng sai-biệt này đều bất-khả-đắc.Ðức-Thủ Bồ-Tát nói kệ đáp rằng :Nghĩa của Phật-tử hỏiRất sâu khó rõ đượcNgười trí biết nghĩa nàyThường chứa công-đức Phật.Như đất chỉ một tánhMọi loài ở riêng chỗÐất không nghĩ đồng khácPháp chư Phật như vậy.Cũng như một đại-hảiNgàn vạn lượng sóng tràoNước biển vẫn duy nhứtPháp chư Phật như vậy.Cũng như gió một tánhThổi động tất cả vậtGió không nghĩ đồng khácPháp chư Phật như vậy.Cũng như mây sấm lớnMưa khắp cả mọi nơiNước mưa vẫn không khácPháp chư Phật như vậy.Cũng như mặt đất kiaMọc lên nhiều mầm mộngMặt đất chỉ là mộtPháp chư Phật như vậy.Mặt nhựt không mây mờChiếu sáng khắp mười phươngQuang-minh không sai khácPháp chư Phật như vậy.Như mặt nguyệt trên caoMọi nơi đều nhìn thấyMặt nguyệt vẫn một chỗPháp chư Phật như vậy.Ví như Ðại-Phạm-VươngỨng hiện khắp đại-thiênThân ngài vẫn không khácPháp chư Phật như vậy.Lúc đó Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Mục-Thủ Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Như-Lai phước-điền đồng một không sai khác, sao lại thấy chúng-sanh bố-thí được của quả-báo chẳng đồng? Những là :Nhiều loại sắc, nhiều loại thân, nhiều loại căn, nhiều loại nhà, nhiều loại chủ, nhiều loại quyến thuộc, nhiều loại quan-chức, nhiều loại công-đức, nhiều loại trí-huệ.Nhưng đức Phật đối với họ, tâm Phật thường bình-đẳng, không có quan-niệm riêng khác ?Mục-Thủ Bồ-Tát nói kệ đáp rằng :Như tất cả vẫn là mộtTheo giống mọc mầm khácÐất không ý thân sơPhật phước-điền cũng vậy.Lại như nước một vịNhơn đồ đựng có khácPhật phước-điền vẫn mộtDo tâm người thành khác.Như nhà ảo thuật khéoLàm mọi người hoan-hỉPhật phước-điền cũng vậyKhiến chúng-sanh kính vui.Như vua có tài tríHay khiến nhơn-dân mừngPhật phước-điền cũng vậyKhiến chúng đều an-vui.Như mặt gương sáng sạchTheo hình mà hiện bóngPhật phước-điền cũng vậyTùy tâm được báo khác.Như thuốc A-gìa-đàTrị được tất cả độcPhật phước-điền cũng vậyDứt các hoạ phiền não.Như lúc mặt trời mọcChiếu sáng khắp thế-gianPhật phước-điền cũng vậyPhá trừ những tối tăm.Như mặt nguyệt tròn sángChiếu khắp cõi đại-địaPhật phước-điền cũng vậyBình-đẳng với tất cả.Ví như gió tỳ-lamChấn-động khắp đại địaPhật phước-điền cũng vậyÐộng chúng-sanh ba cõi.Như đại hỏa nổi lênÐốt cháy tất cả vậtPhật phước-điền cũng vậyÐốt tất cả hữu-vi.Lúc đó Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Cần-Thủ Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Phật-giáo là một, chúng-sanh được thấy biết, cớ sao không liền đều dứt trừ tất cả phiền-não hệ-phược mà được xuất-ly ? Nhưng nơi chúng-sanh, sắc, thọ, tưởng, hành và thức, năm uẩn, dục, sắc, vô-sắc, ba cõi, vô-minh, tham-ái đều không sai khác.

Như thế thời Phật-giáo, đối với chúng-sanh, hoặc có lợi ích, hoặc không có lợi ích ?Cần-Thủ Bồ-Tát nói kệ đáp rằng :Phật-tử khéo lóng ngheNay tôi cứ thiệt đápHoặc có mau giải-thoátHoặc có khó xuất-ly.Nếu muốn cầu dứt trừVô-lượng những lỗi ácNên ở trong Phật-phápDũng-mãnh thường tinh-tấn.Ví như chút ít lửaÐốt ướt thời chóng tắtỞ nơi trong Phật-phápNgười giải-đãi cũng vậy.Như cọ cây lấy lửaChưa cháy mà nghỉ luônThế lửa liền tắt nguộiNgười giải-đãi cũng vậy.Như người cầm nhựt châuChẳng dùng vật tiếp bóngTrọn không thể được lửaNgười giải-đãi cũng vậyNhư ánh nắng quá chóiTrẻ nít nhắm đôi mắtTự nói sao không thấyNgười giải-đãi cũng vậyNhư người không tay chânMuốn dùng cỏ làm tênBắn phá cả đại-địaNgười giải-đãi cũng vậyNhư lấy một đầu lôngMuốn chấm khô đại hảiNgười giải-đãi cũng vậyKhông thể dứt hoặc nghiệp.Lại như kiếp-hỏa nổiMuốn tắt với ít nướcỞ nơi trong Phật-phápNgười giải-đãi cũng vậy.Như người ngó hư-khôngNgồi yên không giao-độngNói mình bay đi khắpNgười giải-đãi cũng vậy.Lúc đó Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Pháp-Thủ Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Như lời đức Phật dạy : Nếu có chúng-sanh thọ-trì Chánh-pháp thời đều có thể dứt trừ tất cả phiền-não ?Nhưng cớ sao có người thọ-trì chánh-pháp lại tùy thế-lực của tham, sân, si, mạn, tùy thế-lực của phú, phẩn, hận, tật, xan, cuống, siểm … xoay chuyển không rời nơi tâm.

Người hay thọ-trì pháp, cớ sao lại ở trong tâm hành khởi các phiền-não ?Pháp-Thủ Bồ-Tát nói kệ đáp rằng :Phật-tử khéo lóng ngheThật nghĩa ngài đã hỏiVì chẳng phải đa-vănMà vào được Phật-pháp.Như người trôi giữa dòngSợ chìm mà chết khátNơi pháp chẳng tu-hànhÐa-văn cũng như vậy.Như trần-thiết vật thựcChẳng ăn phải đóiNơi pháp chẳng tu-hànhÐa-văn cũng như vậy.Như người giỏi dược-phươngChẳng cứu được bịnh mìnhNơi pháp chẳng tu-hànhÐa-văn cũng như vậy.Như người đếm châu báuTự mình vẫn nghèo nànNơi pháp chẳng tu-hànhÐa-văn cũng như vậy.Như người ở vương-cungMà tự chịu đói rétNơi pháp chẳng tu-hànhÐa-văn cũng như vậy.Như điếc tấu âm-nhạcNgười nghe mình chẳng ngheNơi pháp chẳng tu-hànhÐa-văn cũng như vậy.Như mù họa hình tượngNgười thấy mình chẳng thấyNơi pháp chẳng tu-hànhÐa-văn cũng như vậy.Ví như nhà hàng-hảiMà tự chết trong biểnNơi pháp chẳng tu-hànhÐa-văn cũng như vậy.Như ở ngã tư đườngGiảng nói những điều tốtMà tự không thật-đứcChẳng tu cũng như vậy.Lúc đó, Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Trí-Thủ Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Trong phật-pháp, trí-huệ là trên tất cả.

Cớ sao với các chúng-sanh, đức Phật hoặc ca ngợi sự bố-thí, sự trì-giới, hoặc ca ngợi sự nhẫn-nhục, sự tinh-tấn, thiền-định, trí-huệ, từ-bi, hỉ xả … , mà chẳng chỉ dùng một pháp để được giải-thoát, thành vô-lượng chánh-đẳng chánh-giác ?Trí-Thủ Bồ-Tát nói kệ đáp rằng :Phật-tử rất hi-hữuBiết rõ tâm chúng-sanhXin lóng nghe tôi đápNhững nghĩa ngài đã hỏi.Chư Phật thuở quá-khứHiện-tại và vị-laiKhông có nói một phápMà chứng được đạo-quả.Phật biết tâm chúng-sanhTánh phận đều chẳng đồngTùy chỗ họ đáng thọTheo đó mà thuyết pháp.Vì kẻ tham, khuyên thíVì người lỗi, khen giớiNhiều sân, thời khuyên nhẫnGiải-đãi, thời khuyên siêng.Loạn tâm phải tu-địnhNgu-si trau trí-huệBất-nhơn phải từ-mẫnGiận-hại khuyên rèn bi.Lo rầu thời ngợi hỉChấp trước lời khen xảTuần tự tu như vậyLần đủ các phật-pháp.Như trước xây nền móngRồi sau tạo nhà cửaThí và giới cũng vậyLà gốc hạnh Bồ-Tát.Ví như dựng thành quáchÐể bảo hộ dân chúngNhẫn và tấn cũng vậyPhòng hộ chư Bồ-Tát.Ví như Ðại-Lực-VươngCả nước đều ngưỡng vọngÐịnh huệ cũng như vậyChỗ tựa của Bồ-Tát.Cũng như vua chuyển-luânBan vui cho nhân-loạiTừ bi và hỉ xảLàm Bồ-Tát an vui.Lúc đó Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Hiền-Thủ Bồ-Tát rằng : ‘Phật-tử ! Chư Phật chỉ do một đạo mà được giải-thoát.

Cớ sao hiện nay thấy tất cả phật-độ lại có nhiều sự không đồng, những là :Thế-giới, chúng-sanh-giới, thuyết-pháp, điều-phục, thọ-lượng, quang-minh, thần-thông, chúng-hội, giáo-nghĩa, pháp-trụ v.v… đều sai khác nhau.Không có vị nào chẳng đủ tất cả phật-pháp mà được thành vô-thượng bồ-đề ?Hiền-Thủ Bồ-Tát nói kệ đáp rằng :Thưa ngài ! Pháp thường vậyPháp-Vương pháp duy-nhấtTất cả chư Như-LaiMột đạo mà giải-thoát.Thân của tất cả Phật chỉ là một pháp-thânNhứt-tâ, nhứt trí-huệLực vô-úy cũng vậy.Như trước đến bồ-đềBao nhiêu tâm hồi hướngÐược cõi nước như vậyChúng-hội và thuyết-pháp.Tất cả các cõi PhậtTrang-nghiêm đều viên-mãnTùy chúng-sanh hạnh khácThấy chẳng đồng như vậyCõi Phật cùng thân PhậtChúng hội và ngôn thuyếtCác phật-pháp như vậyChúng-sanh chẳng thấy được.Tâm ý đã thanh-tịnhHạnh-nguyện đều đầy đủNgười sáng suốt như vậyMới được thấy nơi đây.Tùy chúng-sanh tâm thíchVà cùng sức nghiệp-quảThấy sai khác như vậyDo oai thần của Phật.Cõi Phật vô-sai-biệtKhông ghét cũng không thươngChỉ tùy tâm chúng-sanhThấy có khác như vậy.Do đây nơi thế-giớiChỗ thấy đều sai khácChẳng phải chư Như-LaiBực Ðại-Tiên có lỗi.Tất cả các thế-giớiNgười đáng được giáo-hóaThường được thấy Thế-TônPháp chư Phật như vậy.Lúc đó chư Bồ-Tát nói với Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Chúng tôi đã tự nói chỗ hiểu biết của mình rồi.

Xin ngài dùng diệu-biện-tài diễn sướng những cảnh-giới của Như-Lai:Những gì là cảnh-giới của Phật ? Những gì là nhơn của cảnh-giới Phật ? Những gì là sự nhập vào của cảnh-giới Phật ? Những gì là trí của cảnh-giới Phật ? Những gì là pháp của cảnh-giới Phật ? Những gì là ngôn-thuyết của cảnh-giới Phật ? những gì là sự hiểu biết của cảnh-giới Phật ? Những gì là sự chứng của cảnh-giới Phật ? Những gì là sự hiện ở của cảnh-giới Phật ? Những gì là sự rộng lớn của cảnh-giới Phật ?Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát nói kệ đáp rằng :Như-Lai cảnh-giới sâuLượng đó khắp hư-khôngTất cả chúng-sanh vàoMà thật không chỗ nhập.Như-Lai cảnh-giới sâuBao nhiêu nhơn thắng diệuỨc kiếp thường tuyên nóiCũng lại chẳng thể hết.Tùy tâm trí huệ mìnhKhuyến tấn đều khiến lợiÐộ chúng-sanh như vậyLà cảnh-giới chư Phật.Những cõi nước thế-gianTất cả đều theo vàoTrí thân không có sắcChẳng phải kia thấy được.Chư Phật trí tự-tạiTam-thế không chướng ngạiCảnh-giới huệ như vậyBình-đẳng như hư-không.Pháp-giới chúng-sanh-giớiRốt ráo không sai khácTất cả đều rõ biếtÐây là cảnh-giới Phật.Trong tất cả thế-giớiBao nhiêu những âm-thinhPhật-trí đều tùy rõCũng không có phân-biệt.Chẳng phải thức biết đượcChẳng phải tâm cảnh-giớiTánh đó vốn thanh-tịnhKhai-thị các quần-sanh.Chẳng nghiệp chẳng phiền-nãoKhông vật không trụ-xứKhông chiếu không sở-hànhBình-đẳng đi thế-gian.Tất cả tâm chúng-sanhKhắp ở trong ba thờiNhư-Lai nơi một niệmTất cả đều rõ thấu.Lúc bấy giờ trong cõi Ta-Bà này, tất cả chúng-sanh, bao nhiêu pháp sai-biệt, nghiệp sai-biệt, thế-gian sai-biệt, thân sai-biệt, căn sai-biệt, thọ sanh sai-biệt, trì-giới quả sai-biệt, phạm-giới quả sai-biệt, quốc-độ quả sai-biệt, do thần-lực của Phật thảy đều hiện rõ.Phương đông, trăm ngàn ức na-do-tha vô-số, vô-lượng, vô-biên, vô-đẳng, bất-khả-số, bất-khả-xưng, bất-khả-tư, bất-khả-lượng, bất-khả-thuyết, tận pháp-giới hư-không-giới, trong tất cả thế-giới, bao nhiêu chúng-sanh pháp sai-biệt, đều do thần-lực của Phật mà hiển hiện rõ ràng.Những phương Nam, Tây, Bắc, Ðông-Bắc, Ðông-Nam, Tây-Nam, Tây-Bắc, thượng, hạ, cũng đều như vậy..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui