Khác với Tiểu Long, nhỏ Hạnh không thắc mắc gì về người khán giả lạ mặt đó. Mối wan tâm của nó nằm ở chỗ khác, wan trọng hơn nhiều.
-Quý nè.
-Gì?
-Tối nay Quý thấy có gì lạ không?
-Có.
-Gì?
-Thằng Quý ròm đi xem kịch.
Nhỏ Hạnh nhăn mặt:
-Hạnh nói thật mà Quý lại giỡn!
Quý ròm cười hề hề:
-Chứ có gì lạ?
Nhỏ Hạnh nhìn wanh:
-Khán giả đông nghẹt.
-Có gì lạ đâu!
-Toàn học sinh trường Họa Mi.
Câu nói thứ hai của nhỏ Hạnh làm Quý ròm giật thót. Khi nãy hai thằng oắt Ðạt và Khánh có khoe nhà trường cho vé nhưng Quý ròm không để ý lắm.
-Chỉ có trường Họa Mi thôi à? – Quý ròm băn khoăn hỏi lại.
-Ðúng thế.
Quý ròm nheo mắt nhìn bọn nhóc đang chí chóe chen nhau ra cửa. Một số đứa đã thay đồ, nhưng một số khác vẫn còn mặc đồng phục học sinh và trên ngực áo những đứa này phù hiệu trường Họa Mi trông rõ mồn một.
-Họa Mi là trường bà Quý dạy! – Nhỏ Hạnh nói khẽ.
-Ai chả biết!
Quý ròm làu bàu. Thực ra, không cần nhỏ bạn nhắc, Quý ròm cũng đã nhớ ngay ra điều đó. Ba nó dạy ở trường tiểu học Họa Mi. Năm ngoái nhỏ Diệp em nó và nhỏ Oanh em Tiểu Long cũng học lớp năm ở trường Họa Mi. Còn đám Tùng, Nghị, Ðạt, Khánh và Cúc Phương hẳn nhiên là học sinh trường này.
Tối nay chỉ có học sinh trường Họa Mi ồ ạt kéo nhau đến rạp Cao Ðồng Hưng, hiện tượng này có lẽ có bàn tay của ba nó. Ðúng rồi, chính là ba! Quý ròm thầm kêu lên. Nó nhớ hôm wa, lúc đi xem kịch về, nhỏ Diệp đã nói với ba mẹ rằng hai anh em nó sẽ đi xem vở Chiếc lá cuối cùng một lần nữa, thậm chí còn rủ thêm Tiểu Long và nhỏ Hạnh, để ủng hộ đoàn kịch nghèo Vàm Cỏ. Nó nhớ lúc đó nhỏ Diệp đã cảm khái “Ðoàn kịch của cụ Be-man ế lắm ba à. Diễn kịch hay như thế mà vắng khách, thật bất công!”.
Và ba nó đã thông cảm nỗi lòng của hai anh em nó. Ba đã thuyết phục nhà trường, đã vận động Hội phụ huynh học sinh hoặc cũng có thể ba đã tự bỏ tiền túi ra để mua vé cho các học trò của mình đi xem kịch Vàm Cỏ. Ba đã đọc truyện Chiếc lá cuối cùng, cho nên ba đã thương con cọp tỉnh lẻ lìa rừng. Hay chính xác hơn, ba thương anh em nó, ba cảm động trước tấm lòng và nỗi lo của hai anh em nó dành cho đoàn kịch vô danh.
Quý ròm mãi ngắm nghĩ đến mức nhỏ Hạnh đã theo ba nó và thằng Tùng ra về lúc nào cũng chẳng hay.
Khi nó chớp mắt ngoảnh lại, chỉ còn nhỏ Diệp và Tiểu Long đứng đợi ngay lối ra. Hai thằng oắt Khánh và Ðạt cũng mất hút tự đời nào.
- Lẹ lên ròm ơi! – Tiểu Long sốt ruột, thò tay ngoắt.
Quý ròm không những không “lẹ lên”, mà còn đưa tay ngoắt ngược lại:
-Vào đây đã!
Tiểu Long giương mắt ếch, lò dò bước lại:
-Mày mắc tiểu hở?
Nhỏ Diệp cười khúc khích.
-Anh Quý định lẽn ra sau hậu trường đó.
-Ra sau hậu trường? – Tiểu Long ngẩn tò te – Chi vậy?
Lần thứ hai, nhỏ Diệp tỏ hiểu biết:
-Ði gặp cụ Be-man chứ chi!
Trong tích tắc. Tiểu Long đứng sững như trời trồng. Chỉ có cặp mắt nó chuyển động. Cặp mắt đó đang nhìn Quý ròm như để chờ thằng này phủ nhận lời đùa giỡn bá láp của nhỏ Diệp.
Trái với sự chờ đợi của Tiểu Long, Quý ròm kéo tay nó, cười khì khì:
-Ði với tao! Cụ Be-man với tao là chỗ wen biết mà.
-Quen biết?
Cũng như hai lần trước, Quý ròm chưa kịp đáp, nhỏ Diệp đã lầu tầu khoe:
-Em và anh Quý đã gặp cụ Be-man một lần rồi. Cụ còn tặng vé mới đi xem kịch nữa đó, nhưng em và anh Quý không lấy.
Sau khi leo lên những bậc cấp, Quý ròm và nhỏ Diệp hăm hở dẫn Tiểu Long đi xuyên wa các lớp màn buông rủ bên cánh gà. Cứ trông cái cách đi đứng hiên ngang của hai anh em Quý ròm thì hậu trường rạp Cao Ðồng Hưng có vẻ là nơi wá xá wen thuộc với tụi nó, có vẻ hai anh em nó đã thường xuyên ra vào nơi đây và dĩ nhiên cụ Be-man nói riêng và các diễn viên trong đoàn kịch nói chung đối với anh em nó là chỗ cố tri, không sai trật vào đâu được.
Tiểu Long lẽo đẽo đi theo Quý ròm và nhỏ Diệp, miệng tuy không nói ra nhưng trong bụng phục lân.
Vừa đặt chân vào hậu trường, Quý ròm nhận thấy mọi người có vẻ tất bật hơn hôm wa. Ở chiếc bàn hóa trang dọc tường, các diễn viên vẫn đang ngồi trước các tấm gương, nhưng chung wanh các nhân viên hậu đài lăng xăng đi tới đi lui thu dọn đồ đạc, một số đang lui cui xếp trang phục vào va li, số khác hí hoáy đóng gói các thùng giấy.
-Họ sắp chuyển đi nơi khác! – Quý ròm thì thào vào tai Tiểu Long.
Anh nhân viên có cặp lông mày sâu ròm vẫn là người đầu tiên nhìn thấy bọn trẻ:
-Lại các cháu à?
Anh ta kêu lên, giọng chẳng lấy làm gì làm vui vẻ. Rồi nhìn thấy Tiểu Long, anh ta kêu lớn hơn, vì thế kém vui vẻ hơn:
-Hừm, hôm nay còn thêm một ông mãnh nữa!
Tiểu Long không đủ tinh tường để nhận ra thái độ thiếu niềm nở của anh nhân viên. Nó ghen tị nhủ bụng: Chà, thằng ròm này hách thật! Sao chú kia nói chuyện với nó có vẻ thân mật thế không biết!
Vì nghĩ như thế nên ngay sau đó vài giây, nó không khỏi bàng hòang khi thấy anh nhân viên nhíu cặp lông mày rậm rì và thình lình phẩy tay ra hiệu đuổi khách:
-Các cháu ra ngoài đi! Hôm nay đoàn bận lắm, không vào chơi được đâu!
Thấy Tiểu Long ngơ ngác nhìn mình, Quý ròm hơi quê quê. Nhưng nó vẫn cố giữ vẻ mặt tươi cười, nấn ná chờ cụ Be-man can thiệp.
Như biết được sự mong mỏi của nó, cụ Be-man way lại thật.
Nghe ồn ào, cụ ngoảnh đầu, nhìn về phía bọn trẻ đang đứng, mở râu tóc loăn xoăn vẫn còn nguyên chưa được tháo xuống. Nhưng trái với sự chờ đợi của anh em Quý ròm, cụ Be-man chỉ nhìn thoáng wa tụi nó một cách hờ hững như nhìn những người lạ rồi vội vàng way lại phía tấm gương, cặm cụi chùi lớp phấn càng lúc càng bợt ra trên mặt, từ đầu đến cuối không một tiếng nói, không một cái gật đầu, thậm chí ánh mắt của cụ cũng không gợn lên một chút gì ấm áp, thân thiện.
-Thôi, các cháu đi đi! Có gì lạ đâu mà nhìn!
Tiếng anh nhân viên mày rậm vang lên như lằn roi wất ngang lưng bọn trẻ.
Quý ròm lủi thủi way ra, nghe lòng đau nhói. Nó không hay biết nó đang cắn môi muốn bật máu. Nhỏ Diệp cũng ủ ê không kém. Thất vọng đến não nề, nó cắm đầu đi theo anh nó, cảm thấy mình bị phản bội một cách đau đớn. Diễn viên tài hoa Văn Vui – cụ Be-man dễ mến – mới ngày hôm wa đây còn là thần tượng trong lòng hai anh em nó, là người tụi nó vô cùng ngưỡng mộ bây giờ đột nhiên sụp đổ tan tành, tệ hơn nữa là không một dấu hiệu nào báo trước. Nhưng tệ nhất là mọi thứ lại diễn ra ngay trước mắt Tiểu Long, kẻ đã tin tưởng đi theo tụi nó, không những thế còn tròn mắt khâm phục khi nghe hai anh em nó huênh hoang về mối giao hảo giữa mình và cụ Be-man.
Nhỏ Diệp càng nghĩ càng nghe mặt mày nóng ran. Có lúc nó lẽn nhìn anh nó, thấy Quý ròm mặt cũng đang đỏ rắn tới tận mang tai.
May mà Tiểu Long lẳng lặng đi bên cạnh, không nói gì. Chắc lòng dạ thằng này cũng đang hoang mang lắm.
Nhưng Tiểu Long im im như thể chỉ làm Quý ròm yên tâm lúc đầu, càng về sau nó càng thấy khó chịu wá. Chẳng thà Tiểu Long lên tiếng gặn hỏi, Quý ròm còn nghĩ ra cách thanh minh. Còn thằng mập không buồn thắc mắc, nhất là trước một chuyện rất đáng thắc mắc như vậy, rõ là nó cho mình là chúa xạo và chắc nó đang cười thầm mình trong bụng! Quý ròm nơm nớp nghĩ và cố “e hèm” một tiếng, ra bộ thản nhiên.
-Xui wá! Tự nhiên lại vào chơi ngay lúc đoàn kịch đang thu xếp đồ đạc chuẩn bị rời đi!
Tiểu Long khụt khịt mũi:
-Ừ, xui thật!
Tiểu Long tưởng a dua như vậy, bạn mình sẽ đỡ ngượng. Nào ngờ cái lối nhanh nhẩu wá đáng của nó càng khiến thằng ròm thêm mất tự nhiên.
Im một lúc, Quý ròm lại nói:
-Lúc nãy cụ Be-man có lẽ không nhận ra tao và nhỏ Diệp.
-Chắc là không nhận ra! – Tiểu Long tán thành ngay.
Quý ròm mím môi:
-Chứ như cuộc trò chuyện hôm wa thì cụ là một người rất dễ mến.
Tiểu Long lại hăng hái hùa theo:
-Ðúng, cụ là người rất dễ mến!
-Dễ mến cái đầu mày! – Quý ròm gầm lên,mắt long sòng sọc – Mày đã gặp cụ Be-man lần nào chưa mà biết là dễ mến?
Tiểu Long giật bắn người, vọt tuốt ra xa. Cái đầu khù khờ của nó chắc chắn không thể nào hiểu được tại sao thằng ròm nói câu gì nó cũng đồng ý cả hai tay mà rốt cuộc lại khiến thằng ròm sửng cổ lên như vậy.
Vì không biết, nên nó đáp lại bộ mặt đằng đằng sát khí của Quý ròm bằng câu nói chẳng ăn nhập gì đến sự chất vấn của đối phương:
-Tao về nhé!
-Ơ, sao lại về? – Quý ròm chưng hửng – Trả lời câu hỏi của tao đã chứ!
Nhưng Tiểu Long đã co giò chạy mất. Thoáng mắt, nó đã mất hút đằng sau khúc wẹo chỗ ngã ba Cây Ðiệp.
Read more: truyen.enterplus.org/doc-truyen-dai/-Kinh-Van-Hoa-39:-%C3%90oan-Kich-Tinh-Le-61-chuong-803.html#ixzz2OEXjTqBD