Ngoài việc tranh đua thành tích với Tống Tranh, các học sinh trường chuyên khối trung học cơ sở Hướng Nhật cũng rất chăm chỉ học hành để thi vào Thanh Tùng- trường chuyên khối cấp ba hàng đầu khu vực.
Thời gian càng về cuối năm học càng học càng khẩn trương, các học sinh đều phải chạy đua với thời gian.
Ôn tập, làm đề, trao đổi bút ký, học thuộc các bài thơ cổ, giải toán,… Dường như trên bàn mỗi học sinh đều có đủ loại sách vở, tài liệu ôn tập.
Những công việc lao động cũng được phân chia lại cho các lớp khoá dưới để lớp 9 có thể chuyên tâm ôn thi.
Ngoài phía cổng trưởng hay bảng thông báo cũng tràn ngập các câu khẩu hiệu thông báo, cổ vũ các học sinh cố gắng học tập.
Từng con số ngày thi đếm ngược trên tờ lịch cuối lớp dần được thay thế bằng một số nhỏ hơn nó 1 đơn vị cho đến khi nó trở về số 0.
Trước kỳ thi lên cấp 3 hai ngày, các học sinh lớp 9 trường cấp hai Hướng Nhật đều học tiết học cuối cùng của năm.
Không khí trong lớp dường như trở nên khác biệt ngay sau khi tiếng trống vang lên vào cuối giờ.
Các học sinh đều có chút khẩn trương lưu luyến, cũng không có ai làm ồn hay rộn ràng như những buổi học khác.
Tiết cuối cùng là tiết của Thôi Linh- giáo viên chủ nhiệm.
Sau khi tiếng trống vang lên, Thôi Linh thả tờ đề trên tay xuống, nhìn xuống cả lớp và dặn dò các học sinh một lần nữa về nội quy và cơ chế thi cử:
“Sắp tới cũng chỉ là một kỳ thi thôi, đi thi nhớ mang theo thẻ dự thi, kiểm tra nước uống và bút thước, máy tính kĩ càng.
Không cần căng thẳng, hãy xem nó chỉ là một kì thi bình thường như thi tháng là được.
Nhớ đi ngủ sớm và có mặt trước ba mươi phút”.
Đây không phải là lần đầu tiên Thôi Linh lặp lại, căn dặn chuyện này nhưng bây giờ các học sinh lại không hề phản bác.
“Tiết học cuối cùng của chúng ta đến đây là kết thúc.
Tất cả các kiến thức cô cũng đều ôn tập và khoanh vùng trọng điểm cho các em rồi.
Sau ngày hôm nay, đây có thể là lần cuối cùng chúng ta gặp nhau.
Chúc các em thi cử tốt, đường đời thuận lợi bình an, bước trên chính lộ không quên sơ tâm”.
Sau khi tan tiết, các học sinh đều có vẻ bịn rịn lưu luyến, có người không nhịn được mà khóc.
Chương Tuyết Trình và Lâm Yên Nhiên gặp được mọi người đều chào tạm biệt và chúc nhau thi tốt.
Kỳ thi lên cấp 3* (中考) diễn ra vào giữa tháng 6.
Hôm đó trời nắng to.
Hầu hết các học sinh đều được phụ huynh đi cùng, trong đó có cả Lâm Yên Nhiên và Chương Tuyết Trình.
Bố mẹ hai gia đình đều cùng nhau xin nghỉ để cùng con đi thi, anh Tất Hành mới nghỉ hè cũng đưa cả hai đứa đi.
Thời gian diễn ra kỳ thi là hai ngày, rất nhiều bố mẹ và người thân đều ở bên ngoài, đợi dưới trời nắng chang chang.
Buổi sáng, Lâm Chính Minh còn cố ý làm cho Lâm Yên Nhiên một tô mì trường thọ và hai cái trứng gà, ngụ ý may mắn, như ý cát tường.
Chương Tuyết Trình và Lâm Yên Nhiên đều không phải kiểu người qua loa, đều đã kiểm tra lại hết đồ dùng học tập mấy lần trước khi bước vào trường thi.
Vì đã ôn tập kĩ càng, cộng với thành tích thường ngày thì Lâm Yên Nhiên rất dễ dàng vượt qua kỳ thi này.
Không ngoài dự đoán, cấu trúc đề thi năm nay tương tự mẫu đề dự đoán, Lâm Yên Nhiên và Chương Tuyết Trình đều làm bài tốt.
Thời gian hai ngày thi cử trôi qua rất nhanh.
Khi đi ra khỏi phòng thi, có người thì tươi tỉnh, có người thì ỉu xìu buồn bã tưởng chừng sắp khóc.
Lâm Yên Nhiên và Chương Tuyết Trình thì ăn ý nhìn nhau, đương nhiên vui vẻ thoải mái rồi.
Thành tích được công bố vào cuối tháng 6.
Dù không đứng đầu nhưng điểm số của Chương Tuyết Trình và Lâm Yên Nhiên đều thuộc hàng top đầu vào.
Kết quả chính thức trên web của Thanh Tùng như sau:
Hạng nhất: Tống Tranh, 748.
Hạng nhì: Tô Diêu, 747 (đã cộng 20 điểm ưu tiên).
Hạng ba: Lâm Yên Nhiên, 745.
Đồng hạng tư: Chương Tuyết Trình- Vu Ứng Hải, 744.
Hạng sáu: Triệu Thừa Cương, 743.
…
Để chúc mừng hai cô gái, hai gia đình đã làm tiệc chúc mừng và còn đi du lịch với nhau.
Bước vào năm học mới, cả Chương Tuyết Trình và Lâm Yên Nhiên đều ở cùng một lớp.
Tỷ lệ thi đậu Thanh Tùng của 9A1 cũng là 100%, chỉ là có nhiều bạn học chuyển lớp do phân bố nên không còn học cùng nhau.
Thế nhưng vẫn có một số thành viên cũ vẫn học cùng Lâm Yên Nhiên, chẳng hạn như Vu Ứng Hải, Minh Trạch Dã, Tạ Châu Linh…
Thanh Tùng tuy không gần nhà nhưng Chương Tuyết Trình và Lâm Yên Nhiên đều chọn ngoại trú.
Nội quy ký túc xá dành cho học sinh nội trú cũng không khắt khe, có thể được tự do ra vào nhưng rất yêu cầu đảm bảo giờ giấc, buộc các bạn học sinh đa số phải tuân theo quy định, chẳng hạn như giờ tắt đèn đi ngủ chẳng hạn.
Ký túc xá bây giờ cũng không so được với những năm sau này, không có thang máy, di chuyển đi lại có phần bất tiện.
Tiết học buổi sáng bắt đầu vào lúc 8 giờ, mỗi ngày bốn môn bắt buộc và 4 giờ tự học, mỗi môn mỗi tiết, mỗi tiết 40 phút..