Lá Bài Thứ XII

Người đàn ông da trắng năm mươi tư tuổi trong bộ trang phục Brooks Brothers ngồi tại một trong hai văn phòng ở Manhattan, đang chìm vào cuộc tranh cãi gay gắt với chính mình.

Có hay không?

Câu hỏi rất quan trọng, thực sự là một vấn đề giữa sống và chết.

William Ashberry, Jr. với vóc dáng gọn gàng, săn chắc ngồi dựa vào chiếc ghế xoay và nhìn vào đường chân trời của New Jersey. Cái văn phòng này không thanh lịch hay phong cách bằng cái ở phía dưới trường bất động sản New York, đã mang lại cho cả ông ta và ngân hàng Sanford một khoản tiền khổng lồ.

Cổ hủ, chắc chắn rồi, nhưng chỉ trên một quan điểm nào đó. Ông ta có một lối sống được chu cấp bởi mức lương hàng triệu đô một năm, cùng với các khoản thưởng đáng nể như tầm ảnh hưởng tại phố Wall, một vài ngôi nhà, thành viên của một vài câu lạc bộ golf, những cô con gái xinh đẹp ngoan ngoãn có học thức, cũng như mối quan hệ với một loạt các hội từ thiện mà ông ta và vợ luôn sẵn lòng vui vẻ giúp đỡ. Một chiếc chuyên cơ Grumman riêng cho những chuyến đi ra nước ngoài thường xuyên cũng là một phần thưởng quan trọng.

Nhưng Ashberry cũng không phải là một trong những giám đốc điều hành điển hình thuộc cấp độ Forbes. Cạo đi lớp vỏ bề ngoài và ta sẽ thấy một đứa trẻ bướng bỉnh từ South Philly, cha là đốc công ở một nhà máy và ông nội từng làm sổ sách giả cho công ty, rồi làm những công việc khó nhằn hơn, cho Angelo Bruno[1]- “Docile Don” - và sau đó là cho Phil ‘Chicken Man’ Testa[2]. Ashberry đã tự tay điều hành một đám du côn, kiếm tiền bằng cả dao và khối óc cũng như từ những công việc có thể quay lại ám ảnh ông ta nếu không bảo đảm một cách tuyệt đối rằng chúng mãi mãi bị chôn vùi. Nhưng trong những năm đầu của tuổi hai mươi, trong tư tưởng ông ta đã nhận thức rằng nếu tiếp tục cho vay nặng lãi, đi gõ đầu thu tiền bảo kê, lượn lờ trên các con phố Dickson và Reed ở Philly, phần thưởng duy nhất là món tiền lẻ đủ mua một cái bánh kẹp thịt và một chỗ ngồi chắc chắn trong tù. Nếu ông ta thực hiện điều tương tự như thế trong thế giới thương mại, dành nhiều thời gian ở Broadway và khu Upper West Side của Manhattan, ông ta sẽ giàu có khủng khiếp và có một vị trí ngon lành ở Alban

y hay Washington. ông ta thậm chí còn có thể trở thành một Frank Rizzo[3] nữa ý chứ. Tại sao không nhỉ?

[1] Trùm xã hội đen.

[2] Trùm xã hội đen.

[3] Một nhà chính trị nổi tiếng người Mỹ.

Nên đó là những lớp học luật buổi tối, một giấy phép kinh doanh bất động sản và cuối cùng là một công việc ở ngân hàng Sanford - đầu tiên là ngồi ở bàn phục vụ khách hàng rút tiền, rồi từng bước leo lên từng vị trí. Tiền quả thực bắt đầu đổ vào, lúc đầu là chậm rãi, sau đó là một dòng ổn định, ông ta leo lên nhanh chóng vào vị trí đứng đầu một trong những chi nhánh ngân hàng nóng bỏng nhất, giao dịch tài chính về bất động sản. Đánh ngã hết những đối thù cạnh tranh - cả trong và ngoài ngân hàng - đi lên từ hai bàn tay trắng. Rồi ông ta dùng mánh khóe để giành vị trí lãnh đạo trong tổ chức Sanford, và học được rằng làm từ thiện là cách tốt nhất để tạo ra các quan hệ chính trị.

Một cái nhìn khác về phía chân trời New Jersey, một khoảng thời gian tranh luận khác, chà xát tay một cách gượng ép trên bắp đùi rắn chắc nhờ những séc teirnis, đi bộ, đánh golf và bơi thuyền. Có hay không?

Sống và chết...

Một cách tính toán, một bàn chân đã vĩnh viễn cắm xuống con phố 17 cùa khu nam Philly, Bill Ashberry đã từng chơi với những gã có máu mặt.

Những gã giống như Thompson Boyd.

Ashberry có được tên của gã sát thủ từ một kẻ phóng hỏa đã sai lầm khi đốt cháy rụi một trong những tòa thương mại của ông ta - và bị bắt quả tang - một vài năm trước. Sau khi Ashberry nhận ra rằng phải giết Geneva Settle, ông ta đã thuê một thám tử tư để truy tìm kẻ phóng hỏa được trả tự do sớm này và trả cho hắn 20.000 đô la để dẫn mình tới một sát thủ chuyên nghiệp. Gã đàn ông đầu đầy gàu (với mái tóc cắt gọn gàng ở trước nhưng dài thượt phía sau) đã gợi ý Thompson Boyd. Ashberry rất ấn tượng với sự lựa chọn. Boyd quả thật đáng sợ, nhưng không phải theo kiểu cùa vùng phía nam Philly. Không có một tia cảm xúc nào trong đôi mắt của hắn, không bao giờ thốt ra một chữ chửi bậy kiểu “mẹ kiếp” hay “chó chết”.

Nhà tài phiệt đã giải thích ông ta cần gì và họ thỏa thuận xong mức thù lao - hai trăm năm mươi ngàn đô (ngay cả con số này cũng không gợn lên một chút ngạc nhiên hay thích thú trong mắt của Boyd; hắn có vẻ là thích thú hơn với - ta không thể nói là hào hứng - viễn cảnh giết một cô gái trẻ, như thể hắn chưa bao giờ làm điều đó).

Chỉ cần thời gian là Boyd có thể thành công và cô bé sẽ chết, do đó tất cả những vấn đề của Ashberry sẽ biến mất theo.

Nhưng rồi thảm họa xảy ra, Boyd và đồng phạm, mụ Frazier, đều bị tóm cổ.

Do đó, ông ta ngồi đây tranh đấu: Có, không... Liệu Ashberry có nên tự tay giết Geneva không?

Với cách tiếp cận công việc đặc trưng của mình, ông ta cân nhắc sự mạo hiểm.

Ngược lại với tính cách lạnh lùng vô cảm, Boyd trở nên sắc bén khi hắn bị đe dọa. Hắn biết công việc liên quan đến giết chóc, biết rõ cả việc điều tra các vụ án, cũng như làm thế nào để sử dụng động cơ gây án để đánh lạc hướng của cảnh sát. Hắn đã đưa ra một vài động cơ giả nhằm làm ệch hướng điều tra của cảnh sát. Đầu tiên, vụ hiếp dâm, đã không có tác dụng. Vụ thứ hai thì tinh tế hơn nhiều. Hắn đã gieo những hạt mầm mà chúng chắc chắn rằng lúc này đang nảy nở: mối liên quan đến khủng bố. Hắn và kẻ đồng lõa đã tìm ra một gã giao đồ ăn Trung Đông khốn khổ, các xe đẩy và nhà hàng ở gần khu mua bán trang sức, tòa nhà nằm ở phía bên kia con phố với nơi mà Geneva Settle suýt nữa bị giết chết. Boyd định vị tòa nhà hắn làm việc và theo dõi nơi đó, tìm hiểu xe tải cùa hắn là gì. Boyd cùng cộng sự của mình đã tạo ra một loạt những dẫn chứng giả để tạo cho nó có vẻ như cái gã khốn khổ người Ả Rập kia đang lên một kế hoạch đánh bom khủng bố và hắn muốn Geneva chết vì cô bé đã nhìn thấy hắn lên kế hoạch vụ tấn công.

Boyd đã tìm cách lấy một vài tờ giấy văn phòng bỏ đi ở thùng rác phía sau trung tâm mua sắm. Hắn đã vẽ một cái bản đồ vào một tờ và trên tờ còn lại thì viết một mẩu ghi chú về cô bé bằng tiếng Anh - pha chút Ả Rập (Một trang ngôn ngữ Ả Rập trên mạng đã rất có ích) - để đánh lừa các cảnh sát. Boyd đang định bỏ những tờ giấy này ở gần hiện trường nhưng nó đã có hiệu quả thậm chí còn tốt hơn cả mong đợi; cảnh sát tìm thấy chúng trong căn nhà ẩn nấp của Boyd trước khi hắn thực hiện, và điều này tạo ra nhiều cơ sở đáng tin cậy cho sự liên quan tới khủng bố. Chúng đã sử dụng thức ăn Trung Đông làm vật chứng và gọi điện nặc danh cho

FBI đe dọa đánh bom khủng bố từ một quầy điện thoại công cộng trong khu vực.

Boyd đã không hề lên kế hoạch nào xa hơn với trò đấu trí này. Nhưng rồi nữ cảnh sát chết bằm đó - Thanh tra Sachs - xuất hiện ngay đây, ở cái tổ chức này, xới tung tất cà hồ sơ lưu trữ! Ashberry vẫn nhớ rằng mình đã phải đấu tranh tới mức nào để có thể giữ bình tĩnh, nói chuyện vắn tắt với người phụ nữ tóc đỏ ấy và để cho cô ta tự do đi vào đống sách trong kho lưu trữ. Hắn đã phải sử dụng tất cả sức mạnh ý chí của mình để không lao xuống dưới cầu thang và hỏi cô ta một cách thật bình thường rằng họ đang tìm kiếm cái gì. Nhưng nó sẽ là một mối nguy lớn có thể làm tăng lên sự nghi ngờ ở họ. Hắn đã đồng ý để cô ta lấy đi một vài thứ và nhìn xung quanh khi cô ta đi ra, hắn không hề thấy có gì có thể gây phiền phức cho mình cả.

Sự hiện diện ở tổ chức và sự thật là cô muốn kiểm tra một vài thứ đã cho nhà tài phiệt biết rằng cảnh sát vẫn chưa nắm được động cơ khủng bố. Ashberry ngay lập tức gọi cho Boyd và nói với hắn làm thế nào để cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn nữa. Gã sát thủ đã mua một quả bom từ kẻ đốt nhà trước đây đã móc nối Ashberry với Boyd. Hắn đã đặt quả bom lên chiếc xe tải đưa hàng, với một bức thư gửi tới tạp chí Times về những người Do Thái. Boyd đã bị bắt chỉ ngay sau đó nhưng cộng sự của hắn - mụ da đen ở Harlem - đã kích hoạt quả bom, và cuối cùng thì cảnh sát tóm được thông tin: Khủng bố.

Và, do cái gã theo đạo hồi kia đã chết, họ sẽ rút bớt sự bảo vệ cô bé.

Việc này tạo cơ hội cho Alina Frazier kết thúc công việc.

Nhưng những cảnh sát đã thông minh hơn một lần nữa, và ả cũng đã bị bắt.

Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Liệu cảnh sát có tin rằng mối đe dọa cô bé cuối cùng đã tan biến, với kẻ chủ mưu đã chết và hai sát thủ chuyên nghiệp bị bắt?

Hắn quyết định rằng họ có thể chưa hoàn toàn bị thuyết phục, nhưng sự phòng bị sẽ trở nên giảm bớt.

Vậy mức độ mạo hiểm là bao nhiêu nếu hắn tiếp tục?

Tối thiểu, hắn quyết định.

Geneva Settle sẽ phải chết.

Giờ, hắn chỉ cần cơ hội, Boyd nói cô bé đã ra khỏi căn hộ của mình ở tây Harlem và đang ở nơi khác. Mối liên hệ duy nhất Ashberry biết là trường học của cô bé.

Hắn đứng dậy, rời văn phòng và bước vào chiếc thang máy với hoa văn trang trí lộng lẫy đi xuống tầng. Rồi bước về phía Broadway và tìm một quầy điện thoại công cộng (Luôn luôn là buồng điện thoại công cộng, không bao giờ là điện thoại cố định. Và không bao giờ, là điện thoại di động. Cảm ơn, Thompson.).

Hắn lấy số từ Trung tâm hỗ trợ danh bạ và nhấn nút gọi.

“Trường trung học Langston Hughes xin nghe.” Giọng một phụ nữ trả lời.

Hắn nhìn vào sườn một chiếc xe tải giao hàng của một cửa hàng bán lẻ và nói với người lễ tân: “Đây là thanh tra Steve Macy ở sở cảnh sát. Tôi cần nói chuyện với người quản lý”.

Một lát sau hắn được chuyển máy tới một phó hiệu trường.

“Tôi có thể giúp gì ông?”, giọng một người đàn ông mệt mỏi hỏi. Ashberry có thể nghe thấy vô vàn tiếng động ở đầu dây bên kia. (Bản thân là một doanh nhân hắn đã rất ghét từng phút ngồi ở trường.)

Hắn tự giới thiệu một lần nữa và thêm vào: “Tôi đang theo v việc liên quan tới một trong số các sinh viên của ông. Geneva Settle?”.

“Ồ, cô bé là nhân chứng, đúng không?”

“Đúng. Tôi cần đưa một số giấy tờ cho cô bé vào chiều hôm nay. Luật sư quận đang chuẩn bị truy tố vài người dính líu tới vụ án và chúng tôi cần chữ ký của cô bé vào bản buộc tội. Tôi có thể nói chuyện với cô bé không?

“Chắc chắn rồi. Đợi một chút.” Dừng lại một chút, ông ta hỏi một ai đó trong phòng về thời khóa biểu của cô bé. Ashberry nghe thấy dường như cô bé đang nghỉ học. Vị hiệu phó quay lại. “Cô bé không đến trường ngày hôm nay. Và sẽ trở lại vào thứ Hai.”

“Ồ, cô bé có ở nhà chứ?”

“Đợi đã...”

Một giọng khác nói chuyện với vị hiệu phó, đưa ra lời gợi ý.

Làm ơn đi mà, Ashberry nghĩ...

Ông hiệu phó quay trở lại điện thoại. “Một trong các giáo viên của cô bé cho rằng cô bé sẽ ở Đại học Columbia chiều nay, làm về một bài khóa nào đó.”

“Đại học Columbia?”

“Đúng. Thử tìm Giáo sư Mathers xem. Tôi không có tên riêng cùa ông ấy, rất tiếc.”

Giọng của ông hiệu phó nghe có vẻ không rảnh rỗi lắm, nhưng để bảo đảm rằng ông ta không gọi cho cảnh sát chỉ để kiểm tra về cuộc gọi, Ashberry nói bằng cách gạt bỏ sự nghi ngờ: “Được rồi, tôi chỉ cần gọi cho đồng chí cảnh sát đang bảo vệ cô bé là được, cảm ơn”.

“Vâng, xin chào.”

Ashberry dập máy và dừng lại, quan sát con phố đông đúc. Hắn chỉ cần địa chỉ của con bé nhưng điều này có khi lại có hiệu quả hơn - mặc dù ông hiệu phó không có vẻ ngạc nhiên khi Ashberry nói đến việc con bé được bảo vệ, điều đó có nghĩa là có thể vẫn còn ai đó đang bảo vệ nó. Hắn sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng về điều này. Hắn gọi cho tổng đài Đại học Columbia và biết được rằng giờ làm việc của Giáo sư Mathers ngày hôm nay tại văn phòng là từ 1 giờ đến 6 giờ.

Geneva sẽ ở đó bao lâu nhỉ? Ashberry tự hỏi. Hắn hy vọng rằng sẽ là cả ngày; hắn có rất nhiều việc cần phải là

Lúc 4 giờ 30 phút chiều, William Ashberry đang lái chiếc BMW M5 qua Harlem, nhìn xung quanh. Hắn không nghĩ tới một địa điểm này với ý niệm về chủng tộc hay văn hóa. Hắn nhìn nhận điều này như một cơ hội. Đối với hắn thì giá trị của một người đàn ông được quyết định bởi khả năng thanh toán những món nợ đúng hẹn - đặc biệt xuất phát từ quan điểm vì lợi ích cá nhân - khả năng của một người đàn ông trả tiền thuê hay thế chấp cho một trong những dự án tái phát triển mà ngân hàng Sanford đang thực hiện ở Harlem. Dù người mượn là da đen hay da trắng, người nói tiếng Tây Ban Nha hay người châu Á, là một kẻ buôn bán ma túy hay một nhà điều hành cơ quan quảng cáo... không là vấn đề. Miễn là người đó ký vào tấm séc đều đặn hằng tháng.

Lúc này, ở trên phố 135, hắn đi qua chính một trong những tòa nhà mà ngân hàng của hắn đã cải tạo lại. Những hình vẽ graffĩti đã được xóa đi, bên trong đã được phá hủy, vật liệu xây đựng được chất đống ở tầng trệt. Những người thuê trước đó đã được tạo động lực để đi tới nơi khác sinh sống. Một vài người dân lưỡng lự thì đã được “thúc giục” để đi và hiểu ý. Một vài người thuê mới đã ký mức thuê đắt đỏ, mặc dù việc xây dựng vẫn chưa được hoàn thành trong vòng sáu tháng.

Hắn quay trở lại con phố thương mại đông đúc, nhìn vào các cửa hàng. Không phải là thứ hắn cần. Hắn tiếp tục tìm kiếm - nhiệm vụ cuối cùng trong buổi chiều còn thú vị một chút, ít nhất là thế. Sau khi rời văn phòng ở tổ chức Sandford, hắn đã nhanh chóng lái xe tới ngôi nhà nghỉ dưỡng cuối tuần ở New Jersey. Ở đó, hắn mở khóa ngăn đựng súng và lấy khẩu súng hoa cải hai nòng. Trên chiếc ghế ở ga ra hắn đã cắt nòng đi, biến khẩu súng dài chỉ còn 54 cm - một công việc nặng nhọc một cách ngạc nhiên, đã khiến hắn tiêu tốn mất nửa tá lưỡi cưa điện. Ném những mẩu nòng bị cưa đứt vào chiếc hồ phía sau ngôi nhà. Hắn dừng lại, nhìn quanh, nghĩ tới việc cái hồ này là nơi mà con gái lớn của hắn sẽ làm đám cưới vào năm tới, sau khi tốt nghiệp từ Vassar.

Hắn đã ở lại đó một lúc lâu, nhìn chằm chằm vào mặt trời vỡ nhòa trong dòng nước màu xanh lạnh giá. Rồi hắn nạp đạn vào khẩu súng và đặt nó cùng với một tá đạn vào một chiếc hộp các tông, che lên trên là vài quyển sách cũ, báo và tạp chí. Hắn không cần một đồ dùng nào khác nữa để che đậy tốt hơn những thứ này, vị giáo sư và Geneva không sống đủ lâu để thậm chí nhìn vào bên trong cái hộp.

Mặc lên một bộ vest và áo khoác thể thao lệch tông, tóc chải ngược ra sau, với cặp kính lão trí thức - vẻ cải trang tốt nhất mà hắn có thể nghĩ ra - sau đó Ashberry lái xe thật nhanh qua cầu George Washington vào Harlem, nơi hắn đang ở đó, tìm kiếm lý do cuối cùng cho màn kị

À, ở đó...

Hắn đỗ xe và bước ra ngoài. Đi bộ lên những quầy hàng vỉa hè của cộng đồng Hồi giáo và mua một cái mũ, một chiếc mũ trùm Hồi giáo, không phát ra một tia nhìn ngạc nhiên. Ashberry, lấy chiếc mũ với bàn tay đeo găng (cảm ơn một lần nữa, Thompson), rồi quay lại chiếc xe. Khi không có ai nhìn, hắn cúi xuống và cọ chiếc mũ lên nền đất bên dưới quầy điện thoại công cộng, mà hắn đoán chừng là đã có rất nhiều người đứng ở đó trong ngày trước hoặc trước đó. Chiếc mũ sẽ lấy một ít đất bẩn và các bằng chứng khác - lý tưởng nhất là một hoặc hai sợi tóc - mà có thể mang lại cảnh sát thậm chí còn nhiều manh mối giả hơn về vụ khủng bố. Hắn chùi mặt trong của chiếc mũ vào ống nói của chiếc điện thoại để lấy mẫu DNA từ nước bọt và mồ hôi. Ném chiếc mũ vào trong cái hộp với khẩu súng và đống tạp chí, sách vở, hắn leo lên xe và lái về Momingside Heights và vào khuôn viên Đại học Columbia.

Hắn giờ tìm thấy tòa nhà bộ môn cũ kỹ có văn phòng của Mathers và nhận ra một chiếc xe cảnh sát đang đậu ở trước, một cảnh sát đang ngồi ở ghế lái, quan sát con phố một cách cẩn thận. Vậy là cô bé thực sự có người bảo vệ.

Chà, hắn có thể xoay xở được. Hắn đã từng sống sót qua những tình huống còn khó nhằn hơn thế này - trên những con phố của South Philly và trong phòng họp kín trên phố Wall. Bất ngờ là lợi thế tốt nhất - chứng ta có thể đánh bại bất cứ thứ gì quá sức nếu ta làm một điều bất ngờ.

Tiếp tục đi hết con phố, hắn quay ngược lại và đậu xe phía sau tòa nhà, chiếc xe của hắn nằm ngoài tầm nhìn và hướng về phía đường cao tốc sẵn sàng cho một cuộc tẩu thoát nhanh chóng. Hắn bước ra và nhìn quanh. Đúng rồi, nó sẽ có tác dụng, hắn có thể tiếp cận văn phòng từ bên hông, rồi lẻn vào qua cửa trước khi viên cảnh sát nhìn đi đâu đó.

Để chạy trốn... có cửa ra sau tòa nhà. Hai cửa sổ ở tầng trệt nữa. Nếu viên cảnh sát chạy tới tòa nhà ngay khi nghe thấy tiếng súng, Ashberry có thể bắn anh ta từ một trong những cửa sổ trước. Trong bất cứ trường hợp nào, hắn sẽ có đủ thời gian để vứt lại chiếc mũ như là một tang vật và chạy tới chiếc xe trước khi bất cứ cảnh sát nào khác đi tới.

Hắn tìm thấy một quầy điện thoại công cộng. Gọi cho tổng đài của ngôi trường.

“Đại học Columbia”, một giọng nói trả lời.

“Làm ơn cho gặp Giáo sư Mathers.”

span>“Xin vui lòng đợi một chút”,

Một giọng người da đen trả lời: “Xin chào?”.

“Giáo sư Mathers?”

“Đúng vậy.”

Sử dụng cái tên Steve Macy một lần nữa, Ashberry giải thích rằng hắn là một tác giả từ Philadelphia, đang làm một nghiên cứu ở thư viện Lehman - một Cơ sở thuộc Đại học Columbia đóng góp vào khoa học xã hội và báo chí (tổ chức Sanford đã đầu tư rất nhiều tiền vào các thư viện và trường học như thế này. Ashberry đã từng kiếm lợi ở đó; hắn có thể nói về nó nếu hắn phải nói). Rồi hắn nói rằng một trong những người thủ thư có nghe nói rằng Mathers đang tìm kiếm tài liệu chuyên sâu về lịch sử New York thế kỷ XIX, đặc biệt là thời đại Phục hưng. Có đúng không?

Vị giáo sư cười một cách ngạc nhiên. “Đúng thế, sự thật là thế. Nhưng không phải cho tôi, thực tế. Tôi đang giúp đỡ một cô bé học sinh trung học. Cô bé đang ở đây với tôi.”

Cảm ơn Chúa. Con bé vẫn ở đó. Ta có thể kết thúc tất cả ngay lúc này, tiếp tục với cuộc sống của mình.

Ashberry nói rằng mình có mang theo một ít tài liệu từ Philly. Liệu ông ấy và cô bé học sinh có muốn xem qua không?

Vị giáo sư nói họ chắc chắn là muốn xem, cảm ơn anh ta rồi hỏi lúc nào thì tiện cho hắn ghé qua.

Khi mới mười bảy tuổi, Ashberry đã từng nắm một con dao rọc giấy gí vào đùi một người bán hàng cao tuổi và nhắc nhở ông ta rằng khoản tiền bảo kê đã quá hạn. Lưỡi dao sẽ cắt đến ba centimet cho mỗi ngày khoản tiền chưa được trả trừ khi ông ta trả ngay lập tức. Giọng của hắn bình thản như lúc này, khi nói với Mathers: “Tôi sẽ rời đi đêm nay nhưng có thể ghé qua lúc này. ông có thể nếu ông cần. Ông có máy Xerox chứ?”.

“Vâng, tôi có.”

“Tôi sẽ có mặt trong vài phút nữa.”

Họ tắt máy. Ashberry lần vào trong chiếc hộp và nhấn chiếc nút an toàn trên khẩu súng vào vị trí sẵn sàng nổ súng. Rồi hắn nhấc chiếc thùng các tông lên và hướng về tòa nhà, bước qua những chiếc lá mùa thu đang cuộn lên xoay vòng trong trận gió xoáy lạnh buốt.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui