Lẳng Lơ Tao Nhã

Đang lúc hoàng hôn, thuyền đến Tiết Điến hồ. Nơi này qua lại từ cửa sông hồ Đại Hoàng cho đến hồ Đông Hải giao thông đường thủy đông đúc bộn bề. Cảnh hồ cũng rất đẹp, ánh mặt trời buổi chiều chiếu nghiêng cho thấy những con sóng lăn tăn trên mặt hồ, nơi nước cạn có bụi cỏ lau, gió thổi đến như tiếng mưa rơi “ sàn sạt “ .

Cuối thời nhà Nguyên có đại sư thư họa Dương Thiết Nhai đã viết lên bài thơ:

“ Bán yến lầu các Điến Sơn tự.

Ba mặt thuyền buồm trước cửa hồ.

Lá Lô vang lên gió như mưa.

Hoa sóng bình lặng sông tựa trời.

Cô đến thôn rượu hồn vô vị.

Mua được cá Lư bất luận tiền.

Ngày mai hoàng hôn qua dưới cầu.

Cùng quân chèo thuyền luận tam hiền “ .

Đúng là trong thơ có họa.

Hồ Tiết Điến ở phía đông Chu gia, đây là nơi thương khách tụ hợp, phố xá phồn hoa. Trương Nguyên đi thuyền đêm đó dừng lại ngay góc trấn của Chu gia, khoang thuyền rộng rãi nên không phải thuê nhà trọ để nghỉ ngơi, chỉ cần lên bờ mua ít thức ăn mang lên thuyền.

Trương Nguyên để Mục Kính Nham cầm hợp bài dẫn lối đi đến thị trấn xem, đến trạm cho thuê ngựa, liền thuê hai cỗ xe ngựa để sáng sớm ngày mai khởi hành đi Gia Hưng.

Đêm đen như mực, trên thuyền có đèn dầu chiếu sáng, mười mấy người trên một chiếc thuyền lớn thật là náo nhiệt.

Trương Nhược Hi vốn dĩ muốn đọc cho đệ đệ nghe vài trang sách, nhưng Lý Thuần và Lý Khiết cứ quấn quýt lấy mẹ đòi nàng kể chuyện cổ tích, chứ chơi đồ chơi cả ngày cũng chán. Trương Nhược Hi và Trương Nguyên mỗi người liền lần lượt kể một câu chuyện cho hai huynh đệ nghe, nghe xong Chu Ma và hai tỳ nữ liền ôm hai đứa nhỏ đi ngủ. Hai đứa nhỏ này ngủ rồi thì thuyền mới được yên tĩnh.

Trương Nhược Hi đọc cho đệ đệ Trương Nguyên nghe cuốn “ Tính lý toàn thư “ , nàng đọc mười mấy trang cuối của quyển thứ 55, sau đó lại ngồi xem Trương Nguyên trong vòng nửa canh giờ đã làm xong một đề tứ thư bát cổ.

Trương Nhược Hi không học qua văn bát cổ nhưng nàng đã từng đọc rất nhiều văn cổ.

Trong bài bát cổ của Trương Nguyên rất có phong vị cổ văn, ngòi bút sắc lạnh, phong lưu hàm súc. Trương Nhược Hi ngẫu nhiên quay đầu lại nhìn , bỗng thấy Mục Chân Chân đang quỳ ở một góc lắng nghe, liền cười hỏi:

- Chân Chân biết chữ sao?

Mục Chân Chân lắc đầu vừa thẹn thùng vừa lúng túng nhìn thiếu gia.

Trương Nguyên cười nói:

- Chân Chân rất thông minh không thầy chỉ dạy nhưng vẫn tự học được rất nhiều chữ. Lần này nàng ta đi cùng đệ đến Thanh Phổ, dọc đường đi đệ đã dạy nàng ta đọc thuộc bốn bài cổ văn.

Khi học từ đầu đến cuối vài lần bài phú Xích Bích, nàng đều nhớ kỹ, sau đó tự mình so sánh với mặt chữ của bốn quyển sách, chắc là nàng ta đã nhận biết hết cả rồi, mấy ngày nay đệ vẫn chưa hỏi bài nàng ta, tỷ tỷ thử kiểm tra xem.

Trương Nhược Hi biết đệ đệ có lòng muốn dạy cho Mục Chân Chân biết chữ, quả nhiên nó rất quan tâm cô bé đọa dân này, nghĩ thế nàng ta cười cười nói:

- Chân Chân tự nhận biết được thì sự việc thật khó lường rồi, văn võ song toàn.

-Đại tiểu thư.

Mục Chân Chân mặt đỏ bừng lên.

Trương Nhược Hi nói:

- Ta không có ý giễu cợt ngươi, là cảm thấy ngươi thật sự lợi hại, Tiểu bàn long của ngươi đâu cho ta xem chút nào?

Mục Chân Chân nhăn nhăn nhó nhó ra cửa sau lấy ra hai khúc côn một dài một ngắn, hai đầu có sợi dây xích sắt liên kết.

Trương Nhược Hi tò mò nắm lấy đoãn côn, nhẹ nhàng lay động trường côn, Trương Nguyên vội vàng hơi nghiêng mình né tránh nói:

- Tỷ tỷ người đừng đánh loạn xạ như vậy nữa, coi chừng lại đánh trúng mình đó.

Trương Nhược Hi liếc đệ đệ một cái:

- Đệ xem ta là con nít à.

Đem cặp côn tiểu bàn long trả lại cho Mục Chân Chân nói:

- Hôm nào Chân Chân múa cho ta xem nhé, môn này phải luyện tập thường xuyên phải không?

Trương Nguyên nói:

- Rất ít khi thấy nàng ấy luyện.

Hắn nhìn Mục Chân Chân nói:

- Võ nghệ nàng nên luyện thường, đừng nghĩ múa thương mãi võ là chuyện thấp hèn, ta rất khâm phục những người có võ công, nàng nghĩ xem nếu nàng không có võ công thì giờ nàng đang ở đâu?

Mục Chân Chân vừa nghe Trương Nguyên nói vậy liền lạnh cả sống lưng, nếu lúc này mà nàng không biết võ nghệ có lẽ đã chết rồi, đang nghĩ ngợi bỗng Trương Nguyên lại lên tiếng nói:

- Đương nhiên, nếu nàng không biết võ nghệ ta cũng sẽ không đưa nàng đến đây xuất đầu lộ diện làm gì.

Trương Nhược Hi thở dài nói:

- Lục Dưỡng Phương cũng thật quá đáng, mấy ngày trước hắn có nói với Lục lang muốn mua Chân Chân, bị Lục lang mắng cho một trận, không ngờ hắn còn không cam tâm ra tay cưỡng đoạt, hắn tự mình chuốc khổ vào thân thôi.

Nói chuyện một lúc, đêm đã khuya, Trương Nhược Hi nghỉ tạm ở sau khoang thuyền.

Loại thuyền này của Lục gia không giống loại thuyền bình thường, nó vừa dài vừa hẹp, loại này tương đối rộng về bề ngang, có hai khoang lớn, đối diện với nhau, ở giữa chừa khoảng ba thước để làm lối đi. Ba người chèo thuyền ở đầu thuyền, đuôi thuyền và trên mui thuyền đều ở trong một khoang nhỏ, khoang thuyền cuối sau cùng là nhà bếp cho hai thuyền nương ở, Trương Nhược Hi và hai đứa nhỏ, hai tỳ nữ, và Chu mụ ở phía sau khoang thuyền còn Trương Nguyên, Mục Chân Chân, Vũ Lăng, Mục Kính Nham ở phía trước khoang thuyền. Trương Nguyên nằm xuống trước, Mục Chân Chân mang xiêm y của Trương Nguyên để một bên sau đó tắt đèn rải áo xuống nằm bên cạnh, tay chân nhẹ nhàng không một tiếng động.

Đêm đã khuya, cách đó không xa , góc trấn Chu Gia vẫn còn vang vãng tiếng ồn ào của phố xá.

Ánh trăng chiếu sáng khắp nơi, Trương Nguyên đang suy nghĩ để phân biệt “ Thận độc “ và “ Lương tri “ , đang muốn chìm vào giấc ngủ thì tiếng ngáy khò khò của Mục Kính Nham vang lên, cơn buồn ngủ của Trương Nguyên lập tức tiêu tan, trằn trọc mãi không ngủ được, chợt nghe Mục Chân Chân nằm bên cạnh lên tiếng:

- Thiếu gia

Trương Nguyên nghiên người nằm đối diện với nàng, ánh trăng mơ hồ chỉ thấy được hai mắt nàng nhìn chằm chằm, chỉ nghe được nàng nói nhỏ:

- Thiếu gia, cha ta làm người không ngủ được hả?

Trương Nguyên nói:

- Ừ, có đôi chút.

Mục Chân Chân nói:

- Để tiểu nữ gọi phụ thân mang chăn ra mui thuyền ngủ.

Nàng liền đứng dậy, Trương Nguyên nói:

- Thôi đi, đừng làm cha nàng tỉnh giấc, ta nằm một lát sẽ ngủ được thôi.

Mục Chân Chân cười:

- Hi hi.

Nói:

- Cảm ơn thiếu gia.

Một lát sau đó, Trương Nguyên lại nghe thấy tiếng ngáy khe khẽ phát ra từ phía Mục Chân Chân, ai bảo lỗ tai hắn thính quá làm chi.

Hắn ngồi dậy lấy cuốn “ Tính lý kim thư “ thứ năm mươi lăm ra đọc thầm một lần mới mơ màng ngủ thiếp đi.

Sáng hôm sau hắn tỉnh dậy thì đã sáng bừng rồi, ở góc trấn Chu gia có ba cỗ xe ngựa đang đợi sẵn trên bờ.

Mục Kính Nham lại mướn bốn người khuân vác mang tất cả đồ đạc trên thuyền chia làm năm gánh lớn, hắn chọn lấy một gánh mang theo xe ngựa khởi hành đi.

Chạng vạng ngày 12 tháng 3 xe ngựa tới được bến tàu Gia Hưng . Thương gia Hội Kê có ba chiếc thuyền đang giương buồm trắng đợi sẵn ở đấy. Hai vợ chồng thuyền công thấy Trương Nguyên nhanh chóng quay về như vậy, họ cảm thấy rất vui mừng, ở đây không có việc gì làm cứ thế qua ngày thật là buồn tẻ.

Hoàng hôn của ba ngày sau, chiếc thuyền giương mui trắng đã cập bến sông Vận ngoài thành Hàng Châu, nhìn thấy những con thuyền to nhỏ đậu ở bến tàu, tuy nhiên không thấy thuyền mui đỏ của Tần Lương Ngọc ở đâu cả, chắc hẳn họ đã về Thạch Trụ Xuyên Đông rồi.

Còn Tần Dân Bình không biết đang ở đâu rồi, không chừng gã đang xây miếu thờ cho thái giám họ Chung kia rồi?

Trương Nguyên đứng ở đầu thuyền nhìn mặt trời lặn, chợt thấy một người cao to vạm vỡ chạy đến, ở trên bờ hướng về phía Trương Nguyên dập đầu nói:

- Trương công tử đã trở lại, tiểu nhân đứng đợi ở đây từ hôm qua đến giờ.

Trương Nguyên nhận ra tên lính Thạch Trụ này, gã tên là Mã Khoát Tề, chính là người lần trước diễn khổ nhục kế để lừa cha của Khâu thái giám đây mà.

Mã Khoát Tề dáng người cao lớn khôi ngô, là người có thể chịu được mọi khổ cực. Trương Nguyên hỏi ra mới biết đượcTần Dân Bình phái gã đến đây chờ, đoán chừng trong mấy ngày này Trương Nguyên sẽ trên đường trở về.

Trương Nguyên hỏi Tần Dân Bình hiện đang ở đâu, được biết y đang ở nhà trọ ngoài Dũng Kim Môn, Tần Dân Bình và hai mươi binh lính đã ra tiền bao hết toàn bộ nhà trọ này.

Mã Khoát Tề liền nói:

- Trương công tử, bây giờ chúng ta hãy đi gặp Tần đại nhân.

Trương Nguyên nói:

- Sáng mai hãy đi, cả nhà tỷ tỷ ta cũng đang ở đây, ta muốn ở cùng họ một lúc.

Mã Khoát Tề liền nghĩ tới một chuyện nói:

-Trương công tử, tiểu nhân có một chuyện cần bẩm báo, ngày tiểu nhân tiễn Trương công tử lên thuyền ở sông này, có người hỏi thăm về tình hình của Trương công tử, hỏi vì sao công tử phải rời đi?

Trương Nguyên hỏi:

- Là người như thế nào?

Mã Khoát Tề nói:

- Có hai người, đều mặc áo xanh ngắn tay, nhìn dáng vẻ không phải là người lương thiện.

Trương Nguyên hỏi:

- Hai người đó hỏi thăm những ai?

Mã Khoát Tề nói:

- Chính là hỏi thăm những người khuân vác, kiệu phu đấy.

Trương Nguyên nói:

- Cậu giúp ta một việc, đi hỏi thăm đám người khuân vác đó xem, có ai biết hai gã áo xanh kia làm nghề gì không?

Mã Khoát Tề liền đi hỏi, đi về hướng ba bốn nhóm khuân vác và kiệu phu hỏi. Một lúc lâu chạy đến trả lời Trương Nguyên nói:

- Trương công tử, có một kiệu phu nói là người “đả hành”.

- Đả hành?

Trương Nguyên không hiểu lắm.

Mã Khoát Tề cũng không biết “ đả hành “ là gì liền đi gọi người kiệu phu kia đến để Trương Nguyên hỏi.

Hai người kiệu phu nói với Trương Nguyên ”đả hành”(đánh thuê) chính là chuyên môn thay người khác đi báo thù, lấy chuyện đánh người làm nghề nghiệp chính.

Nghề này xuất hiện đầu tiên ở Tô Châu, Tùng Giang, những người này thường là những người hư hỏng, không nhà cửa, không tiền bạc, thiếu thốn dẫn đến bất lương, kết bè kết đảng, dùng lực của nắm đấm, dùng dao găm đoản côn gậy gộc.

Ông chủ chỉ cần trả thù người nào thì trả thù lao cho chúng, chúng sẽ đến đấy gây gỗ sau đó đánh đập người ta trọng thương , nhưng thường thì không làm người khác mất mạng.

Trương Nguyên vừa nghe xong liền nhớ đến năm đó khi học cùng Diêu Phục có tranh cãi với Liễu Anh Tài, thế là Diêu Phục sai đám Lạt Hổ đánh gãy chân của Liễu Anh Tài, đám người Lạt Hổ thì số lượng không nhiều, chưa thể kết thành đảng phái. Còn ở đô thị lớn Hàng Châu này lại dám xưng là “lính đánh thuê” thì hẳn chúng phải có thật nhiều người. Những người đánh thuê làm sao biết hắn đến bến tàu này mà hỏi thăm, hiển nhiên là bọn họ được thuê đến để xử Trương Nguyên rồi. Người chủ thuê họ chắc chắn nắm rõ hành tung của Trương Nguyên, người này có thể là ai? Là người nhà Diêu Phục hay là Đổng Tổ Thường?

Trương Nguyên thưởng cho người phu xe mấy chục văn tiền, kiệu phu cảm ơn rối rít. Trương Nguyên đứng đối diện Mã Khát Tề bảo hắn đi báo với Tân Dân Bình phái mười mấy binh lính đến đợi lệnh, lại thấy kiệu phu khi nãy chạy đến dáng vẻ khẩn trương nói:

- Công tử ơi, hai người đó lại tới, chắc lại đến đánh thuê rồi.

Vừa dứt lời liền chạy đi.

Trương Nguyên đưa mắt nhìn lên thấy hai thiếu niên hư hỏng, mặc áo tay ngắn, đầu quấn khăn lưới, mặc quần chật ních. Hỏi thăm một tên khuân vác rồi đi thẳng đến đây. Trên đường đi hết hất người này, đẩy người kia, có một kiệu phu không tránh kịp, cả người bị hất mạnh ngã nhào xuống mặt đất.

Trương Nguyên quay đầu nói với Mục Kính Nham lúc này đang đứng trên mũi thuyền:

- Mục thúc, mau cầm “sao bổng” đến tóm hai tên lưu manh kia đến đây để hỏi chuyện.

Mã Khoát Tề nói:

- Để tiểu nhân đi tóm chúng lại...

Nói xong gã liền hướng hai đứa nhóc hư hỏng kia mà chạy đi.

Hai thiếu niên kia gặp Mã Khoát Tề vạm vỡ cường tráng, không thể xem thường, một trong hai tên quát lớn:

- Ngươi muốn làm gì?

Còn chưa dứt lời đã bị trúng một đấm, chưa kịp ngã ra phía sau đã bị Mã Khoát Tề đưa tay tóm lấy ngực hắn nhấc bổng lên.

Người thiếu niên hư hỏng còn lại thấy tình thế không ổn liền tháo chạy. Mã Khoát Tề nắm một tên trong tay, giờ chạy đuổi theo lại không kịp, liền bắt đứa trẻ hư này mang về để Trương Nguyên hỏi chuyện


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui