Lẳng Lơ Tao Nhã

Trương Nguyên cười nói:
- Chính là sợ thầy trách cứ thôi, ở Hàng Châu kết giao với thái giám, đến Nam Kinh cũng kết giao với thái giám, ha ha.

Tông Dực Thiện nói:
- Học vấn của thầy uyên thâm ắt sẽ hiểu rõ, không quá để ý chuyện này, Giới Tử học hành khắc khổ, làm việc chân chính, thầy hay khen lắm.

Cuối giờ Tỵ, Tiêu Nhuận Sinh trở về, Trương Ngạc cũng theo tới, bên Trương Ngạc giám quy lỏng lẻo, xin nghỉ rất dễ. Trương Ngạc vừa nghe Tiêu Nhuận Sinh nói Trương Nguyên bị Mao Giám thừa hãm hại đã xuất giám tới Đạm Viên rồi, liền đi theo Tiêu Nhuận Sinh tới. Trương Đại nhất thời không ra được, liền ở trong giám tìm mấy người Nguyễn Đại Thành, Ngụy Đại Trung và Hoàng Tôn Tố, đi tìm Mao Giám thừa nói chuyện.

Trương Ngạc nổi giận đùng đùng nói:
- Giới Tử, sao lại thế này, Mao Giám thừa kia dám vu cáo hãm hại đệ?

Trương Nguyên liền đem việc sáng sớm nay kể lại một lượt, Trương Ngạc lắc mạnh đầu, nói:
- Ái chà Giới Tử, có Mục Chân Chân ở đó, đệ nên đánh ngã tên ôn quan kia mới phải, hắn lộ liễu vu cáo hãm hại đệ như vậy, đệ còn e dè cái gì.

Tiêu Nhuận Sinh nói:
- Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu (tức là việc nhỏ mà không nhẫn nhịn thì tất sẽ làm hỏng mưu lớn), nếu như đả thương giám quan, gia phụ ta ở chỗ Lý viện trưởng cũng khó ăn nói, giám quan kia càng không để yên việc này.

Trương Ngạc không cho là đúng, nói:
- Nếu như theo tính tình của ta, đánh trước nói sau, bát phẩm tiểu quan suốt ngày vênh váo tự đắc, nếu không có chuyện hôm nay ta cũng đã muốn đánh hắn rồi.
Lại nói:
- Đợi tới cuối năm hẵng nói, trước khi về quê, ta chắc chắn sẽ đánh cho tên ôn quan kia một trận, xem hắn làm gì được ta.

Tông Dực Thiện thầm nghĩ: "Có thầy Tiêu ra mặt, Tống Thời Miễn không thể tước bỏ được học tịch của Giới Tử, có Hình thái giám chống lưng, Mao Giám thừa kia không đợi được Trương Yến Khách đánh đã phải xin tha rồi.”

Lúc mọi người đang nói chuyện thì một chiếc kiệu dừng ngay trước sảnh. Kiệu phu rút ván cầu ra, Tiêu Thái sử râu tóc bạc trắng bước xuống kiệu, có lẽ là vì ngồi kiệu bị tê chân, nên lúc xuống kiệu ông có vẻ hơi lảo đảo, Trương Nguyên vội vàng tới đỡ.

Tiêu Thái sử khoát tay nói:
- Không sao, giờ lão phu đi đường vẫn chưa phải chống gậy.
Ông vào ngồi trong sảnh đường, mắt nhìn Trương Nguyên, nói:
- Lý Thượng thư sau giờ ngọ sẽ tới Quốc Tử Giám tra hỏi việc này, trò ở Đạm Viên dùng xong cơm trưa thì về chờ ở bên ngoài Giám môn, để Nhuận Sinh đi cùng trò, trò không cần lo lắng.

Tiêu Thái sử tuy chưa cho Trương Nguyên câu trả lời xác thực, nhưng nhìn thần thái chắc chắn này của ông thì vừa rồi đi thăm hỏi Lý Thượng thư nói đỡ cho Trương Nguyên nhất định là khá thuận lợi. Chỉ có điều sau giờ ngọ Trương Nguyên muốn đi gặp Hình thái giám, đồng ý rồi lại lỡ hẹn thì không tốt, bèn nói:
- Đa tạ thầy ra mặt vì đệ tử, đệ tử còn muốn về Thính Thiền cư một chuyến, nên không dùng cơm trưa ở đây, sau giờ ngọ đệ tử sẽ tới chờ bên ngoài cổng Tập Hiền chờ.

Lúc này mưa đã tạnh. Trương Nguyên và Mục Chân Chân còn có Tam huynh Trương Ngạc ra khỏi Đạm Viên. Nhớ tới thư của tộc thúc tổ gửi cho Đại huynh và Tam huynh, hắn liền từ trong ngực áo lấy ra hai phong thư đưa cho Trương Ngạc, nói:
- Tam huynh, huynh về Thính Thiền cư trước đi, đệ còn phải tới Nội thủ bị phủ.

Trương Ngạc vừa nghe gật đầu nói:
- Đúng, cứ tìm nhiều người đối phó với hai tên ôn quan Tống, Mao kia, đệ đi đi.

Trương Nguyên đến đầu phố muốn thuê xe ngựa nhưng xe lại không đến, liền thuê kiệu có mái che. Mục Chân Chân đi theo bên kiệu, nhằm hướng Nội thủ bị phủ đi tới. Nam Kinh lục bộ và các nha môn thủ bị đều ở phía tây nam của Hoàng thành, cách Đạm Viên không tới ba, bốn dặm. Đi tới Thông Tế môn, Mục Chân Chân bỗng nhiên kêu một tiếng:
- Tiểu Vũ…

Trương Nguyên vén rèm kiệu ra nhìn, Vũ Lăng và Lai Phúc đang từ thuyền trên sông Tần Hoài đi xuống. Trương Nguyên liền sai kiệu phu dừng kiệu, Vũ Lăng, Lai Phúc chạy tới, Trương Nguyên xuống kiệu hỏi:
- Hai người các ngươi có nghe ngóng được cái gì không?

Vũ Lăng nói:
- Thiếu gia, tiểu nhân cùng Lai Phúc đến Tương Chân quán gặp được Lý Tuyết Y cô nương. Lý Tuyết Y cô nương nói có một đám người là con cháu Tôn thất Hoàng tộc muốn kết tóc với Vương Vi cô nương. Vương Vi cô nương không chịu, đám tôn thất kia liền tuyên bố phải đập phá U Lan quán, muốn bỏ tù cho Vương Vi cô nương. Lý Tuyết Y cô nương còn nói đám tôn thất kia rất vô lại, tùy ý cướp đoạt tài sản của quán, gọi các cô nương trong viện ra hầu hạ cũng không trả tiền, hống hách vô cùng. Chạng vạng hôm qua, Lý Tuyết Y cô nương sai một sai nhân của Tương Chân quán và cả Tiết Đồng tới Quốc Tử Giám tìm thiếu gia, xem thiếu gia có thể giúp đỡ Vương Vi cô nương được không. Nhưng chẳng biết tại sao, người hầu kia lại bị người của Quốc Tử Giám giữ lại, Tiết Đồng chạy thoát trở về, cho đến nay cũng không thấy thả người hầu kia về.

Trương Nguyên giờ mới hiểu được Mao Giám thừa nói chuyện hai quân nô một lớn một nhỏ của Tương Chân quán là chuyện gì, chuyện bé xíu như vậy mà Mao Lưỡng Phong đã nghĩ kế hãm hại hắn. Chỉ có điều thành Nam Kinh không nên có Hoàng tộc tôn thất mới phải. Bắc Kinh, Nam Kinh cả hai nơi này đều không cho phép tôn thất cư trú. Phúc Vương Chu Thường Tuân được hoàng đế Vạn Lịch sủng ái, buộc phải đến Lạc Dương. Nếu nói là tôn thất đi ngang qua, cũng không đúng, nếu không có lệnh vua, các phiên vương không thể tự tiện rời khỏi phần đất của mình, mà nghe Tiểu Vũ thuật lại lời của Lý Tuyết Y thì đám tôn thất họ Chu này là người cư trú lâu dài ở thành Nam Kinh này, hơn nữa lại vô cùng vô lại ngang ngược. Điều này thật kì quái!

Chắc là Vũ Lăng không hỏi rõ ràng, Trương Nguyên nói:
- Tiểu Vũ, Lai Phúc, hai người các ngươi lại đi đến cựu viện, mời Lý Tuyết Y hoặc là Vương Tu Vi chờ ta ở bờ sông, ta đi Nội thủ bị phủ trở về sẽ nói chuyện với họ.

Vũ Lăng, Lai Phúc mướn thuyền đi. Khi Trương Nguyên và Mục Chân Chân đi bộ tới miếu thờ ở trước cửa Nội thủ bị phủ thì nghe thấy tiếng trống báo giờ ngọ.

Phía trước đại sảnh của Nam Kinh nội thủ bị phủ có ba lớp cửa: nghi môn, nhị môn và đại môn. Trương Nguyên đứng ở ngoài đại môn, hắn không có danh thiếp, cũng không mang bạc, lính gác không thèm nhòm ngó tới hắn, nếu không phải thấy hắn khăn vuông áo nho thì đã đuổi hắn đi rồi. Trương Nguyên thầm nghĩ: "Thật phiền toái, khi mời ta không đến, giờ tự ta đến rồi thì đến cửa còn không được vào."

Đúng lúc đang do dự, chợt thấy hai người cưỡi ngựa từ phía nam đi tới, người bên trái mặc phi ngư phục, thêu xuân đao chắc là Cẩm Y Vệ Bách hộ, người đàn ông bên phải chính là người mặc áo giao lĩnh đuôi ngắn, lại dám cùng cưỡi ngựa với Cẩm Y Vệ Bách hộ.

Tuy mưa đã tạnh nhưng đám mây đen kia vẫn chưa tan, bầu trời vẫn còn u ám. Thị lực của Trương Nguyên không được tốt, chỉ cảm thấy người cưỡi ngựa là đàn ông với bộ y phục rất quen mắt, hắn đang định nheo mắt để nhìn kỹ hơn thì người cao to vạm vỡ mặc chiếc áo đuôi ngắn đang cưỡi ngựa kia đã nhìn thấy hai chủ tớ Trương Nguyên và Mục Chân Chân, liền xoay người xuống ngựa đi nhanh lại đấy, chắp tay nói:
- Trương Công tử đã tới rồi sao, tại hạ đang định đi đón Trương Công tử đây.
Y quay đầu lại nói với Cẩm Y vệ:
- Tất huynh, vị này là Trương công tử, người mà Hình công công muốn gặp.

Tên Cẩm Y Vệ họ Tất đó vội vàng xuống ngựa tới chào hỏi:
- Trương Công tử đã đến trước cửa sao lại không vào? Hình Công công đợi Trương Công tử từ lâu rồi. Đúng rồi, có phải quân lính không cho Trương Công tử vào phải không?
Y nổi giận đùng đùng nói sẽ nghiêm trị bốn quân sỹ canh cửa kia đã không nể mặt Trương Công tử.

Những tên quân sĩ nhìn thấy Tất Bách Hộ tỏ ra rất cung kính với người thư sinh này, bọn chúng cả kinh không nói nên lời. Lại thấy Tất Bách Bộ nổi giận nên vội vàng quỳ xuống thỉnh tội.

Trương Nguyên vội nói:
- Tất đại nhân không thể trách bọn họ được, người không biết không có tội mà, với lại do tại hạ không mang danh thiếp đến, không thể trách bọn họ được.

Vừa rồi Trương Nguyên bị mấy tên quân sĩ kia thờ ơ lạnh nhạt, trong lòng có chút khó chịu nhưng tuyệt đối không thể để Tất Bạch Hộ trừng phạt bọn họ để hả giận được, điều này hoàn toàn không cần thiết, tránh để những người này ôm hận trong lòng với mình. Một người muốn tiến cao tiến xa nếu dưới chân vấp phải một hòn đá nhỏ làm cho họ phải dừng bước thì đó thật là một việc làm cho người ta không nói được lời nào.

Tất Bách Hộ nghe Trương Nguyên nói như thế liền khen:
- Trương Công tử thật là khoan dung độ lượng, làm cho ai ai cũng kính nể.
Rồi y hướng về phía bốn tên lính canh kia quát lớn:
- Còn không mau tạ ơn Trương Công tử đi.

Bốn tên lính canh này thấy Trương Nguyên còn biện hộ giúp mình, vội vàng luôn miệng nói tạ ơn.

Trương Nguyên chắp tay nói với Liễu Chưởng Ban:
- Giờ Mùi tại hạ phải về Quốc Tử Giám để đối chất với Mao Giám Thừa. Lễ Bộ Lý Thượng Thư muốn đến hỏi một vài chuyện, cho nên tại hạ trước hết tới gặp Hình Công công.

Tên Liễu Chưởng Ban mặc áo nô bộc ngắn mời Trương Nguyên vào phòng khách ở tiền sảnh. Y đi trước vào thông báo, không lâu sau liền nhanh chóng bước ra nói:
- Trương Công tử, Hình Công công đích thân ra nghênh đón công tử.

Trương Nguyên đứng lên, thấy Nam Kinh Thủ Bị Thái giám Hình Long mặc áo xanh ngọc, đám người hầu vây quanh dìu ông ta ra đến cửa. Trương Nguyên liền bước lên trước mấy bước cúi đầu thi lễ:
- Vãn sinh bái kiến Hình công công.

character:line-break'>


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui