Lẳng Lơ Tao Nhã

Tiêu Pháp nhìn con trai Tiêu Nhuận Sinh cười nói:
-Ngươi xem Trương Nguyên sao lại cùng một giọng điệu với Tư Tử Tiên, đối với học vấn của người phương Tây lại rất tôn sùng. Matteo Ricci là vị đại nho phương Tây, Từ Tử Tiên còn thuyết phục ta gia nhập Thiên chúa giáo phương Tây. Việc này có chút hoang đường, bị ta từ chối, nhân thế Đại Minh ta có Nho giáo, xuất thế có Thích Huyền, xuất Nho nhập Phật, du vu tam giáo, hà tất phải để Thiên chúa giáo cứu vớt. Trương Nguyên, sau này trò gặp Từ Tử Tiên thì chớ bị cậu ta nói động gia nhập Thiên chúa giáo, bây giờ triều thần có phần bất mãn với việc truyền giáo vào Đại Minh của người phương Tây, chỗ nào cũng có các bài viết phản đối, sớm muộn gì cũng xảy ra đại loạn, trò còn nhỏ tuổi dễ gây sự, sau này chớ để liên lụy.

Trương Nguyên đáp:
-Học trò đương nhiên sẽ không gia nhập Thiên chúa giáo, nhưng học trò nghĩ thế gian lúc này việc dẫn dụ người khác vào Thiên chúa giáo đối với thế phong không phải là không có lợi, đặc biệt là Giang Nam, làn gió xa hoa lãng phí đang rất thịnh.

Tiêu Pháp “ừ” một tiếng rồi nói:
-Từ Tử Tiên cũng nói với ta là Thiên chúa giáo rất coi trọng việc tiết kiệm, nhưng giáo lí của Thiên chúa giáo sai ở chỗ đúng sai phải rõ ràng, Từ Tử Tiên có tài thực thiên, gia nhập giáo là một con đường sai lầm, thật đáng tiếc.

Trương Nguyên đương nhiên không nghĩ là Từ Quang Khải là ngộ nhập lạc lối, hỏi:
-Không biết Từ sư huynh bây giờ đanh làm chức quan gì?

Tiêu Pháp nói:
-Vẫn giữ chức quan nhàn tản ở Hàn Lâm Viện, gần đây ở Thiên Tân coi việc trồng rau nghiên cứu thủy lợi nông điền, Từ Tử Tiên có chí giúp đỡ tế thế, nhân tài hiếm có, không phải hạng người chỉ biết nói suông viết bát cổ văn, đáng tiếc là triều đình không dụng cậu ta.

Đang uống trà ở Thính Thiền cư, Tiêu Pháp đứng lên quay về Đạm Viên, dặn dò Trương Nguyên mỗi buổi chiều hãy đến Đạm Viên ghi chép “Quốc triều hiến chinh lục”. Những ngày này có sự giúp đỡ của Trương Nguyên, kiệt tác dự tính sẽ có hàng trăm bản đang được tiến hành rất nhanh.

... Bắt đầu từ ngày mười tháng tám Trương Nguyên lại vào Quốc Tử Giám học. Buổi sáng nghe tiến sĩ giảng kinh nghĩa và các tác phẩm chiếu, cáo, biểu, sách luận, phán từ, buổi chiều đến Đạm Viên giúp Tiêu lão sư chép sách. Theo đó tết Trung thu cũng đang đến gần, Trương Nguyên dần có chút lo lắng: phụ thân Trương Thụy Dương sao vẫn chưa đến Nam Kinh?

Trương Đại cũng vào Quốc Tử Giám đọc sách. Trương Ngạc vẫn như cũ tùy ý ra vào Quốc Tử Giám, ngắn ngủi mấy ngày, giá bán bốn lượng bạc một chiếc kính lão, sáu lượng một kính viễn vọng, đã bán được hơn một nửa. Trương Ngạc vô cùng khoái chí. Chiều ngày mười bốn tháng tám, Trương Nguyên từ Đạm Viên quay về Thính Thiền Cư, đang trên đường chậm bước, có hơi chau mày, lo lắng cho sự bình an của phụ thân nhưng lại không thể nào hỏi thăm. Mục Chân Chân không biết nói lời dễ nghe để an ủi thiếu gia, đành phải buồn rầu cùng thiếu gia.

Về đến Thính Thiền Cư, lại nhìn thấy mười mấy người hầu lạ mặt đang đứng trong nhà, Trương Nguyên đang hỏi những người này từ đâu đến thì từ phòng khách Trương Ngạc cùng với bốn người nữa bước ra. Trương Ngạc vui mừng gọi:
-Giới Tử, đệ xem ai đến này, khách quý chật nhà nhé.

-Ha ha, Giới Tử hiền đệ….!

-Trương Giới Tử, đã hai năm không gặp, đại danh như sấm bên tai nha.

-Giới Tử huynh, tiểu đệ có lời chào.

-Giới Tử hiền đệ, ngu huynh đang ở đây...

Bốn người ngồi trên bậc thềm vẻ mặt đều rất tươi cười, một mặt vừa chắp tay thi lễ một mặt vừa nghênh đón. Bốn người này theo thứ tự là Dương Thạch Hương ở Thanh Phổ, Nghê Nguyên Lộ ở Thượng Ngu, Phùng Mộng Long ở Tô Châu, Hạ Doãn Di ở Hoa Đình.

Trương Nguyên vui mừng, cười nói:
-Sao bốn vị lại đến cùng nhau thế này? Đây chẳng phải là rồng ghé nhà tôm hay sao?

Mọi người cười to.

Nghê Nguyên Lộ trong y phục đẹp đẽ tươi mới, tướng mạo lại giống như nữ nhi nói:
-Ta ở Tùng Giang thỉnh cầu Trần Mi Công dạy kỹ năng hội họa, biết được Tông Tử ở Quốc Tử Giám liền vượt đường xa đến thăm. Ở Thanh Phổ gặp được Dương huynh và Hạ huynh, ở Tô Châu thì lại gặp Phùng huynh, đều nói là đến thăm Trương Giới Tử nên mới đi cùng nhau, vui vẻ đồng hành.

Nghê Nguyên Lộ là bạn tốt của Trương Đại. Trương Nguyên và Nghê Nguyên Lộ chỉ mới gặp nhau một lần, khi cùng nhau xem tái diễn vở “Mẫu Đơn Đình” ở Sơn Âm viên vào năm ngoái, không có giao tình gì, ấn tượng đối với Nghê Nguyên Lộ là người này ưa sạch sẽ. Còn nữa, thư pháp và hội họa của Nghê Nguyên Lộ, có thể nói là nhân tài của hậu thế, gần đây danh tiếng bắt đầu nở rộ.

Dương Thạch Hương nói:
-Giới Tử hiền đệ, tập văn bát cổ đệ bình điểm ở Thanh Phổ lần trước, ngày mùng bảy tháng bảy đã được xuất bản, trong bảy ngày đã bán được một nghìn ba trăm bản, ba huyện Tùng Giang cũng rất chạy hàng.

Nghê Nguyên Lộ nói:
-Tập sách đó ta đã xem rồi, lời bình của Giới Tử rất cặn kẽ, ta cũng vì thế mà được lợi, tài thực của Giới Tử đã khiến ta có cái nhìn khác xưa.

Phùng Mộng Long nói:
-Giới Tử hiền đệ, “Cảnh thế thông ngôn” đó ngu huynh đã viết được năm cuốn.

Trương Nguyên vui mừng nói:
-Phùng huynh viết rất nhanh, đệ mong mỏi đã lâu.

Lúc này Lục Đại Hữu từ phía sau lầu đi đến. Lục Đại Hữu phụng lệnh của Lục Thao và Trương Nhược Hi, đi theo Dương Thạch Hương đến Kim Lăng gặp Trương Nguyên, bẩm báo tình hình tiến triển trù bị của cửa hàng vải “Thịnh Mỹ”.

Đang lúc hàn huyên nói chuyện, Trương Đại được Trương Ngạc sai người đến thông báo, từ trong Quốc Tử Giám cầm “xuất cung nhập kính bài” đi ra, nhìn thấy khách khứa đầy nhà thì tự mình vui sướng.

Nghê Nguyên Lộ là đặc biệt đến thăm Trương Đại. Dương Thạch Hương, Hạ Doãn Di, Phùng Mộng Long là vì chuyện của Hàn Xã và thư cục Hàn Xã mà đến, bốn người tính cả người hầu tất cả là mười lăm người. Đầu bếp nữ của Thính Thiền Cư đương nhiên không thể làm cơm cho nhiều người như vậy. Trương Ngạc nói:
-Lý Tuyết Y vừa mới sai người đến mời ba huynh đệ chúng ta đến dự tiệc, chư vị cũng cùng đến nhé. Ta sẽ bảo Năng Trụ gửi mười lượng bạc qua trước để người của Tương Chân Quán chuẩn bị rượu thịt.

Nghê Nguyên Lộ nói xen vào:
-Nhất định phải sạch sẽ đấy.

Trương Ngạc nói:
-Không cần phải chỉ bảo, mấy danh kỹ của kỹ viện ăn uống cực tinh khiết, cũng giống như có tính ưa sạch sẽ vậy.

Dương Thạch Hương nói nhỏ:
-Kỹ nữ ưa sạch sẽ, điều này thật kỳ lạ.

Trương Ngạc nói:
-Kỹ nữ tại sao không thể có tính thích sạch sẽ chứ, khách ưa nhìn thì tiếp, không ưa nhìn thì từ chối, có gì là không thể!

Trương Đại cau mày nói:
-Tam đệ đừng có lôi kéo chư vị nhân huynh đây chứ. Ta sợ là không thể tương bồi rồi cầm đèn quay về Quốc Tử Giám trước, lúc này thì mặt trời đã lặn ở Tây Sơn rồi.

Trương Ngạc cười nói:
-Việc này có gì khó đâu, phái một người đến Quốc Tử Giám xin nghỉ phép, nói là huynh bị cảm phong hàn đang mời y bốc thuốc.

Lúc này, một người hầu nam của Đạm Viên thở hồng hộc chạy tới bẩm báo với Trương Nguyên:
-Trương công tử lệnh tôn đại nhân đến rồi ạ, ở Đạm Viên, đang nói chuyện với lão gia nhà ta, lão gia nhà ta muốn giữ ông ấy lại dùng cơm.

Trương Nguyên vui mừng khôn xiết, phụ thân cuối cùng cũng đã đến, lo lắng mấy ngày nay, giờ khắc này đây giống như trút được gánh nặng vậy. Sở dĩ phụ thân tìm đến Đạm Viên trước, chắc chắn là vì thư của hắn đều là lấy danh nghĩa của Tiêu lão sư gửi qua trạm dịch. Trương Nguyên chắp tay nói với Dương Thạch Hương:
-Mấy vị nhân huynh, xin thứ lỗi, đệ phải đi gặp gia phụ ngay bây giờ.

Trương Đại nói:
-Ngũ bá phụ đã về, chúng ta đương nhiên cũng phải đến bái kiến, ta cũng không cần giả vờ bệnh xin nghỉ phép nữa.
Liền đi viết một cái thiếp bảo người hầu đến Quốc Tử Giám xin phép nghỉ học với Tu Đạo Đường tiến sĩ.

Trương Ngạc nói thẳng:
-Lần này thì xong đời rồi, Trương Giới Tử đã đeo gông nên phải thành thật, kỹ viện không đi được rồi, Vương Vi Cô phải mòn mỏi chờ đợi rồi đây.

Vì cha của Trương Nguyên ở chỗ của Tiêu lão sư, nên bốn người Dương Thạch Hương không tiện mạo muội đến bái kiến. Trương Nguyên bảo Lai Phúc đến tửu lầu Trạng Nguyên ở phố Thành Hiền, chuẩn bị mấy bàn tiệc mời đám người Dương Thạch Hương tiệc tối, còn hắn và đại huynh Trương Đại, tam huynh Trương Ngạc nhanh chóng đến Đạm Viên. Mục Chân Chân không đi cùng, nàng phải dọn dẹp phòng và giường chiếu để gia lão gia ở tạm.

Từ Thính Thiền Cư dưới núi Kê Minh đến Đạm Viên khoảng sáu dặm, mấy người Trương Nguyên đi rất vội. Trương Ngạc hỏi:
-Giới Tử, Ngũ bá phụ lần trước đến là năm nào?

Trương Nguyên đáp:
-Ba năm trước, năm đó phụ thân đệ quay về để mừng lễ đại thọ năm mươi.

Trương Ngạc nói:
-Ngũ bá phụ ở bên ngoài nhiều năm, hiếm khi về nhà, nói thật thì ta đã quên mất hình dáng Ngũ bá phụ thế nào rồi, Giới Tử đệ còn nhớ chứ?

Trương Nguyên cười nói:
-Nói nhảm! Sao có thể không nhớ chứ!
Thầm nghĩ:
“Mình cũng không nhớ rõ cho lắm, ấn tượng về phụ thân rất mơ hồ, mình là sự dung hợp của linh hồn hai thế hệ, tình cảm của Trương Nguyên đời nay mình hoàn toàn kế thừa, mẫu thân Lã thị nhân từ thấu hiểu tận đáy lòng, ký ức bệnh về mắt mùa hè năm trước mẫu thân sốt ruột như lửa đốt, vì mình mà cầu cứu thầy thuốc tứ phương, đêm đến thì luôn tụng niệm “Bạch y đại sĩ chú”, tình yêu thương của mẹ vô cùng sâu đậm.”

Nhưng đối với phụ thân Trương Thụy Dương, tình cảm mà Trương Nguyên kế thừa lại có phần lãnh đạm. Lúc Trương Thụy Dương ba mươi tuổi đã được tộc thúc Trương Nhữ Lâm tiến cử đến Chu Vương phủ ở Khai Phong làm tiểu lại, ba mươi sáu tuổi quay về quê nhà sống được hơn một tháng, năm sau Trương Nguyên ra đời, từ đó Trương Thụy Dương đều cách hai, ba năm lại về một chuyến, có điều mỗi lần chỉ nghỉ ngơi được một tháng. Trương Nguyên thời thơ ấu mỗi năm đều chưa thân quen với phụ thân thì phụ tử lại phải chia lìa.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui