Lẳng Lơ Tao Nhã

Hai xã phó Lỗ Vân Bằng và Liễu tú tài của kho lương thực dự trữ xã Dương Hòa nghe nói Trương Nguyên đã trở về, thì chạng vạng ngày hôm đó liền tới Đông Trương thăm hỏi, khi Trương Nguyên trở về từ bữa tiệc của phó tộc thúc tổ thì lúc đó Lỗ Vân Bằng và Liễu tú tài đã đợi khá lâu rồi. Hai người liềnbáo cáo cho Xã chính là Trương Nguyên về việc cứu giúp dân tị nạn cùng việc bán gạo của kho lương xã Dương Hòa trong một năm qua. Việc xây dựng kho lương thứ hai đã hoàn thành, với sức chứa hơn ba ngàn tấn lương thực của Thái Tử, theo kế hoạch của Trương Nguyên, kho lương thực dự trữ không chỉ có nhiệm vụ là một kho lúa từ thiện mà phải tự tạo cho mình một con đường phát tài, như vậy mới có năng lực làm việc thiện được, cho nên vào giữa tháng tám kho lương xã Dương Hòa bắt đầu khai trương. Kho lương có gạo đem bán cũng có gạo đi cứu trợ người đói. Nếu gặp năm thiên tai mất mùa giá gạo nhảy vọt, thì có thể khống chế ngăn chặn được giá gạo lên cao.

Lúc Liễu tú tài cùng Lỗ Vân Bằng báo cáo với Trương Nguyên, Trương Thụy Dương ngồi một bên lắng nghe, thỉnh thoảng có nói xen vào mấy câu rất uyên thâm. Trương Thụy Dương đã nhiều năm đảm nhiệm chức Duyện Sử Trưởng tại Chu vương phủ, kiến thức sâu rộng, những chuyện như gạo tiền đều tìm ra giải pháp thích hợp. Trương Nguyên từ lâu đã nghĩ tới việc chờ phụ thân về Sơn Âm rồi để phụ thân đến quản lý kho lương xã Dương Hòa. Vì thế lúc này liền đưa ra đề xuất ngay, Trương Thụy Dương vui vẻ đồng ý, tuy ông đã qua tuổi năm mươi, nhưng trước đây ở Chu vương phủ lúc nào cũng bận rộn thành quen, bây giờ trở về được rảnh rỗi thì lại thấy vô cùng trống trải, vì vậy bảo ông đến quản lý kho lương là vô cùng thích hợp.

Trương Nguyên vui vẻ nói:
- Ngày mai nhi tử sẽ đến chỗ Tộc thúc tổ để giải thích việc này, rồi cũng phải báo cáo chuyện này cho Hầu huyện ở chỗ ấy.

Trương Thụy Dương cười nói:
- Hầu huyện tôn là người biết quan sát tỷ mỉ, biết phê bình đáng giá sự việc, rất xứng với chức vụ của ông ấy. Vì thế giữa tháng tám sẽ được vào kinh thành yết kiến hoàng thượng, có thể sẽ được lên chức, huyện lệnh họ Lưu sẽ là người kế nhiệm ông ấy.

Trương Nguyên tiếc nuối nói:
- Hầu huyện lệnh có ân với con, lần này ông ấy rời khỏi Sơn Âm, con lại không đi tiễn được, thật đáng tiếc.

Trương Thụy Dương nói:
- Báo ân không sợ muộn, có lòng là tốt rồi.

Sau khi tiễn Lỗ Vân Bằng và Liễu tú tài, Trương Nguyên cùng Hồ Tôn Tố đến bên lầu gỗ bên dòng sông nghỉ tạm. Tông Dực Thiện cũng ở lại đó, ba người cùng nói chuyện, đi đến hậu viện, thấy tiểu nha đầu Thỏ Đình đang cho bạch la Tuyết Tinh ăn cỏ đêm , Trương Nguyên bảo Vũ Lăng dẫn Hồ Tôn Tố, và Tông Dực Thiện đến lầu gỗ trước, hắn đi thăm Tuyết Tinh đã. Thỏ Đình nói ngày thường Tuyết Tinh này đều ra ngoài kiếm ăn, đến lúc tối đen mới về, chúng không đi kiếm ăn lúc sáng sớm, mà chúng đợi đến trưa, thấy lặng thinh mới chui ra vườn sau kiếm ăn. Tiểu nha đầu này không khỏi đắc ý nói trong nhà Tuyết Tinh nghe lời nàng nhất.

Mục Chân Chân cầm theo một chiếc đèn lồng từ trong phòng đi ra gọi lớn:
- Thiếu gia, thái thái có chuyện muối hỏi người.

Trương Nguyên "hắc hắc" cười, mẫu thân mà hỏi thì có đến trưa cũng chẳng xong. Nghe Mục Chân Chân nói là chuyện về Tông công tử.

Trương Nguyên trong lòng buồn bực “mẫu thân muốn hỏi chuyện gì về Tông Dực Thiện đây?”

Y Đình đứng trong bóng tối cạnh giếng, cạnh hai bồn hoa mai lớn, nhìn thiếu gia và Mục Chân Chân ở trên lầu Nam, nơi thang lầu vang lên tiếng "Cạch, xèo xèo", thiếu gia đang thấp giọng nói với Mục Châu Châu chuyện gì đó.

Sân rất lạnh, hương thơm của hoa mai thấm vào ruột gan, Y Đình xoa xoa hai tay, đi đến vườn sau, mấy ngày trước có một trận tuyết lớn, ở vườn sau tuyết đông dày khoảng hai thước, làm mấy cha con Thạch Song, Lại Vương cùng Phù Thành, Phù Công dọn dẹp hơn nửa ngày mới làm sạch được lối đi, bây giờ có thể thông lối từ đại sảnh đến lầu gỗ ở vườn sau, còn hai bên đường, tuyết dày chồng chất.

Ngày mười ba tháng chạp, ánh trăng như vụn băng rơi, làm người ta cảm thấy lành lạnh, Y Đình dừng lại dưới hai gốc quế cạnh cánh cửa của vườn sau, ngẩng lên gian phòng thứ ba trên tầng hai của lầu gỗ, dựa theo ánh sáng phát ra từ ánh đèn của hai gian phòng bên trái ở trên lầu, một trong hai gian ấy là phòng của Tông Dực Thiện. Ba tháng trước, ba người nhà Tông Dực Thiện cùng về Sơn Âm với Trương Thụy Dương. Đi tìm một tháng trời mà vẫn không tìm được chỗ ở liền xin được ở lầu gỗ này, Y Đình thấy cha mẹ Tông Dực Thiện đã già, nên hàng ngày nàng thường xuyên đến phụ giúp những việc vặt, Tông Thị nhị lão rất thích Y Đình, lâu rồi Y Đình cũng thích con trai họ, mấy ngày Tông Dực Thiện ở lầu gỗ ở vườn sau, cũng đều do Y Đình giúp trải giường, xếp chăn, bưng trà đưa nước, khi đó Y Đình cảm thấy Tông công tử có chút đặc biệt, đối với nàng lại vô cùng nho nhã, lễ độ, lại rất khiêm nhường. Lúc đó Y Đình không dám nghĩ nhiều, sau đó nhờ Trương Nguyên mà nàng mới được gặp lại Tông Dực Thiện, Y Đình liền rung động, ý trời hợp ý người, cuối cùng Tông Dực Thiện cũng ở lại Đông Trương này.

Không phải vì Y Đình biết được Tông Dực Thiện là con trai của nô bộc nên mới thấy mình cũng xứng đôi với y. Tuy Y Đình chỉ là một nữ tỳ, nhưng tâm hồn không thấp hèn như thân phận, tuy nhiều lúc nàng khá đanh đá, có lẽ vì Trương mẫu Lã Thị hiền quá lại hay chiều chuộng nàng, nhưng Y Đình chưa từng thấy mình thấp hèn hơn ai, sự tự tôn này nàng chỉ dám để trong lòng, nhưng khoảng cách về địa vị hay đẳng cấp lớn thế nào cũng không thể đạp đổ lòng tự tôn của nàng. Nàng luôn coi thường chúng như chúng chẳng hề tồn tại vậy, nhưng chúng lại luôn âm thầm áp bức nàng, làm nàng phải cẩn thận giữ mình. Bây giờ nàng đã biết được thân phận của Tông Dực Thiện, trở ngại lớn nhất đã mất, nhưng tình cảm của nàng dành cho Tông Dực Thiện không hề thay đổi, chỉ là như thế nàng có thể mạnh dạn theo đuổi, dám biểu lộ tình cảm đích thực của mình, còn Tông Dực Thiện có thích nàng hay không, đều đó nàng chưa bàn đến, vì nàng thích Tông Dực Thiện nên từ sau khi Tông Dực Thiện về đây sống, nàng làm gì cũng chẳng nên hồn.

Trương mẫu Lã Thị từ lâu đã nhìn thấu tâm tư của đại a đầu Y Đình, Y Đình giờ đã mười chín tuổi rồi, qua năm nữa đã là hai mươi, nếu không lấy chồng sẽ trở thành lão a đầu mất, vì vậy Trương mẫu Lã Thị liền đợi Trương Nguyên trở về để bàn bạc.

Tại hai gian phòng lớn ở Nam lầu, Trương Thụy Dương và Trương mẫu Lã Thị ngồi song song trên ghế, Trương Nguyên hơi cúi người ngồi trước hai vị Nhị lão, Mục Chân Chân đứnh bên cạnh, Trương Nguyên nghe mẫu thân nói đến chuyện này liền cười nói:
- Y Đình tỷ tỷ động tâm rồi ư, đúng là chuyện tốt, nhi tử có thể hỏi ý của Tông Dực Thiện.

Trương mẫu Lã Thị nói:
- Y Đình thì chắc chắn là đồng ý rồi, chỉ sợ tên Tông Dực Thiện kia không chịu, có phải Tông Dực Thiện là người học rộng tài cao không?

Lúc Trương Thụy Dương và Tông Dực Thiện từ Kim Lăng đến Sơn Âm, chuyến đi vô cùng bình an, mỗi ngày ông ta cùng Tông Dực Thiện đều nói chuyện, quả thật tài học của Tông Dực Thiện rất đáng khâm phục, liền nói:
- Tông Dực Thiện nếu tham gia thi cử, thi hương, thi hội thì ta không dám nói, nhưng nếu thi sinh đồ thì nhất định đỗ là cái chắc, thư pháp của nó lại rất tốt, bằng không làm sao có thể viết thay Đổng Hàn Lâm.
Ông hỏi Trương Nguyên:
- Nghe nói ngươi khuyến khích nó tham gia thi cử để đổi phận?

Trương Nguyên nói:
- Đúng là con có ý đó, cả Tiêu Thái Sử cũng ủng hộ.

Trương Thụy Dương gật đầu nói:
- Con trai nô bộc tham gia thi cử thì không có gì xa lạ nữa, hơn nữa còn có Tiêu Trạng Nguyên giúp đỡ, vậy thì không còn khó khăn nào nữa.

Trương mẫu Lã Thị nói:
- Như vậy Y Đình nhà ta chẳng phải không xứng với nó?

Trương Nguyên nói:
-Nhi tử có ý này, không biết Nhị lão thấy thế nào?
Nhìn thấy phụ mẫu đang chăm chú lắng nghe, hắn nói tiếp:
- Nhi tử rất kính phục tài học cùng nhân phẩm của Tông Dực Thiện , nếu như huynh ấy có ý với Y Đình tỷ tỷ, vậy thì chi bằng Nhị lão nhận Y Đình tỷ tỷ làm nghĩa nữ, như vậy mọi người đều vui vẻ, không biết Nhị lão thấy thế nào?

Trương mẫu Lã Thị vui vẻ nói:
- Chủ ý này rất được, Y Đình cùng ta xưa nay rất thân thiết, nhận nó làm nghĩa nử rất hợp ý ta.
Rồi bà quay sang nhìn Trương Thụy Dương chờ ý kiến của ông.

Trương Thụy Dương cười ha hả nói:
- Ta biết thể nào tiểu Nguyên cũng đề xuất ý kiến này, quả thật là đôi bên vẹn toàn, chỉ là phải sắm thêm một chiếc gương mà thôi, còn nhà ta hiện tại thì vẫn còn rộng chán.
Nói rồi ông xua tay bảo Trương Nguyên đi tìm Tông Dực Thiện nói chuyện.

Trương Nguyên cùng Mục Chân Chân xuống lầu bước ra vườn sau, liền gặp Y Đình. Trương Nguyên cười cười nói:
- Y Đình tỷ tỷ, đừng lo lắng, chờ tin lành từ ta, coi như ta làm Nguyệt lão đi.

Y Đình mặt đỏ bừng, khẩn trương trở lại nội viên, lại nhìn thấy Thỏ Đình đang bước xuống cầu thang bảo nàng đi lên lầu. Trương mẫu Lã Thị nói rõ mọi chuyện cho nàng nghe, muốn nàng có thể trở thành tân nương với thân phận như một người bình thường, Y Đình vui đến phát khóc, quỳ xuống vái lạy.

Khoảng nửa canh giờ sau, nơi cầu thang vang lên tiếng bước chân, Trương Nguyên đã trở lại, vửa vào đến cửa liền chắp tay nói với Y Đình:
- Chúc mừng Y Đình tỷ tỷ, chuyện tốt đã hoàn thành.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui