Lẳng Lơ Tao Nhã

Trương Nguyên vừa xem vừa gật đầu, Anh Tư sư muội tổng kết vô cùng tốt, cái này còn tiến thêm một bước so với bài giảng cách làm bát cổ văn đúc rút từ kinh nghiệm bản thân của thầy Vương Tư Nhâm.

Trương Nguyên cẩn thận đọc từng trang, đọc tới một chương Anh Tư luận chủ khảo quan, lấy ví dụ là bài thi của Từ Quang Khải được giải Nguyên ngày đó "Thuấn chi cư thâm sơn chi trung", Anh Tư phân tích quyển chế nghệ này tại sao lúc đầu lại bị phòng quan đánh rớt nhưng lại được Tổng tài Tiêu Pháp cho đỗ đầu? Nguyên nhân là ở trong bài văn của Từ Quang Khải có tích hợp tâm học của Vương Dương Minh rất khác biệt so với nho học chính thống, còn có tư tưởng của Trang Tử, Lão Tử.

Cuối năm Gia Tĩnh tới nay, tâm học của Dương Minh tuy rằng hưng thịnh, nhưng nho học vẫn là tư tưởng chủ đạo trong giới quan, cho nên phòng quan chấm bài thi kia đánh trượt bài thi của Từ Quang Khải cũng là chuyện rất bình thường, tư tưởng dị đoan mà. Trước đây Từ Quang Khải thi hương liên tục năm lần không trúng cũng rất bình thường, nhưng khi Từ Quang Khải thi hương lần thứ sáu, gặp Tổng tài Tiêu Pháp, Tiêu Pháp chính là người theo Dương Minh tâm học, chủ trương tam giáo hoà hợp thành đại nho, thấy quyển chế nghệ này của Từ Quang Khải trong đống các bài thi trượt, tán thưởng không ngừng, quyết định cho đỗ đầu, giống như giai thoại khoa cử, thực ra nguyên nhân là có tư tưởng sâu sắc trong lòng, trong cái ngẫu nhiên bao hàm yếu tố tất nhiên.

Trương Nguyên xem tới đây, không khỏi đạp bàn kêu to, có cảm giác vui vẻ bất ngờ, trong lòng cực kỳ hạnh phúc, càng có niềm tin vào bản thân hơn trong kì thi hương tháng tám.

- Trương lang, chuyện gì mà hả hê thế?

Thương Đạm Nhiên đi tới, cười khanh khách hỏi.

Trương Nguyên nói:
- Câu đố trong lòng đã tìm được lời giải, có thể không hả hê sao!

Thương Đạm Nhiên nhìn bản thảo trong tay Trương Nguyên, thư pháp kia rõ ràng là phong cách của con gái, nàng biết con trai của Vương Tư Nhâm vừa mới tới, hòm này và sách hẳn là do Vương công tử đưa tới, hỏi:
- Ai có thể giải thích nghi hoặc cho Trương lang?


Trương Nguyên chần chừ một chút, đáp:
- Vương Anh Tư tiểu thư.

Thương Đạm Nhiên "Ồ" một tiếng, nói:
- Cho thiếp xem một chút nào.
Lấy quyển sách "phương pháp làm bát cổ" xem chương "Luận Tổng tài", liên tưởng đến ngày hôm trước Trương Nguyên nói qua với nàng về nỗi hoang mang về chủ khảo quan, hoang mang về bài thi rớt của Từ Quang Khải cuối cùng lại là giải Nguyên, chính chương này của Vương Anh Tư đã giải đáp những hoang mang của Trương Nguyên, phân tích vô cùng tốt, đây hoàn toàn không phải là trong tối tăm có trời sắp đặt, mà là có tính tất yếu.

Thương Đạm Nhiên thở dài nói:
- Vương tiểu thư thật có tài, chỉ tiếc là thân nữ nhi.

Trương Nguyên cười cười, không nói gì.

Thương Đạm Nhiên cũng không muốn hỏi nhiều, chỉ nói:
- Trương lang có muốn thiếp đọc sách cho nghe không?

Trương Nguyên nói:

- Được, vậy đọc hết quyển cách làm bát cổ này đi.

Thương Đạm Nhiên ngồi xuống đối diện Trương Nguyên, cầm quyển sách đọc:
- Bát cổ danh gia bây giờ hoặc coi trọng quyền lực, hoặc chưa tài tình, hoặc hung biện vui vẻ, hoặc dẫn chứng theo trong sách, hoặc mô phỏng trong các tập sách.

Trương Nguyên ngồi đối diện nhắm mắt lắng nghe, Thương Đạm Nhiên bỗng nhiên nghĩ: " Trong lòng Trương lang có đang tưởng tượng là Vương Anh Tư đang đọc sách cho mình không?

Ý nghĩ này thật đáng ghét, Thương Đạm Nhiên khẩn trương sắp xếp lại tinh thần, chuyên tâm đọc sách.

...

Hai mươi ba tháng năm, Chiết Giang Đề Học Vương Biên tới Thiệu Hưng phủ học, chủ trì khoa thi Ất Mão của hơn bốn nghìn sinh đồ thuộc tám huyện của Thiệu Hưng phủ, có 800 sinh đồ sẽ được xếp bậc một, bậc hai, 800 sinh đồ này sẽ có tư cách để thi hương tháng tám này.

Vương Đề Học trước khi rời Sơn Âm, đã phá lệ triệu kiến Trương Nguyên, khích lệ hắn cố gắng trong kì thi hương tháng tám này. Vương Đề Học là phó khảo quan, tất nhiên hy vọng hãnh diện vì môn sinh Trương Nguyên đỗ cao.

Còn quan về chủ khảo, Vương Đề Học nói với Trương Nguyên:

- Nghe đồn Thám Hoa khoa Canh Tuất Tiền Thụ Chi sẽ làm chủ khảo khoa thi hương Chiết Giang, không biết có phải không, tuy nhiên ngươi có thể nghiền ngẫm chế nghệ của Tiền Thụ Chi trước, y là bát cổ danh gia, cho dù có là chủ trì khoa thi hương Chiết Giang hay không, học tập chế nghệ của người khác luôn rất hữu ích.

Tiền Thụ Chi chính là Tiền Khiêm Ích.

Rạng sáng mùng bốn tháng năm, Lục Mai sinh hạ một đứa bé, tiếng khóc to lớn. Mẫu thân Vương thị của Trương Ngạc chỉ có một đứa con trai là Trương Ngạc, hiện tại có cháu rồi, tuy là thứ, nhưng cũng rất mừng rỡ. Lập tức bảo Trương Ngạc viết thư báo tin vui cho phụ thân Trương Bảo Sinh đang ở kinh, lại cùng bàn bạc với Kỳ thị vợ Trương Ngạc, lập Lục Mai làm tiểu thiếp, xem như có một danh phận.

Hai mươi hai tháng sáu, phụ thân Trương Bảo Sinh của Trương Ngạc từ Cấp Đệ Phô trong kinh báo về nhà, mang đến một tin tức xác thực: năm nay thi hương Chiết Giang chủ khảo quan quả thực chính là Thám Hoa Tiền Khiêm Ích khoa Canh Tuất năm năm trước.

Từ lúc Vương Đề Học nhắc nhở Trương Nguyên rằng, Tiền Khiêm Ích rất có khả năng chủ trì khoa thi hương Chiết Giang năm Ất Mão, hắn đã bắt đầu chuẩn bị. Không chỉ đọc bát cổ tập của Tiền Khiêm Ích mà Anh Tư sư muội tìm giúp hắn, còn mời Tông Dực Thiện đi Thường Thục giúp hắn thu thập thi văn của Tiền Khiêm Ích. Hắn phải hiểu biết một cách toàn diện học thuật, tư tưởng và phong cách thi văn của Tiền Khiêm Ích. Ngay hôm sau khi Trương Ngạc nhận được thư gửi từ kinh về, Tông Dực Thiện cũng từ Thường Thục trở về, mang đến một chồng bản thảo thi văn của Tiền Khiêm Ích, có bản khắc, có bản viết tay, tổng cộng không dưới hai trăm ngàn chữ, có cả "Lưu Hầu Luận" mà Tiền Khiêm Ích làm lúc mười lăm tuổi.

Hạ tuần tháng bảy sẽ khởi hành đi Hàng Châu, chỉ có thời gian một tháng chuyên tâm học tập. Giờ Trương Nguyên đã nổi tiếng, mỗi ngày khách tới thăm không ngừng, có người tới thỉnh giáo bí quyết viết văn, có người gửi tặng điền sản, có người xin làm người hầu, còn có mời Trương Nguyên ra mặt biện hộ cho... khiến việc học tập của Trương Nguyên bị quấy nhiễu.

Năm nay mùa hè ở Thiệu Hưng cực kì nóng bức, đọc sách viết văn, mồ hôi ướt đẫm lung. Mục Chân Chân quạt quạt cho hắn, vừa lau mồ hôi cho mình, thời tiết nóng đến mức đáng sợ, cho nên khi Đại huynh Trương Đại đến rủ hắn tới Thiên Ngoã am trên núi Ngọc Tứ đọc sách cho đỡ nóng, Trương Nguyên lập tức vui vẻ đi cùng ngay.

Sáng sớm ngày hai mươi bốn tháng sáu, Trương Nguyên tạm biệt cha mẹ và người vợ xinh đẹp, cưỡi con la trắng Tuyết Tinh, dẫn theo Lai Vượng và Vũ Lăng, cùng với Đại huynh Trương Đại còn có Chu Mặc Nông, Kỳ Bưu Giai, hơn mười người ra Kê Sơn môn, qua lăng Đại Vũ, lên tới Thiên Ngoã am ở lưng chừng núi Ngọc Tứ. Thiên Ngoã am không phải là ni am, chỉ là một tòa miếu nhỏ thờ Quan Thế Âm Bồ tát, trưởng lão trong am là Sơn Âm Trương thị bổn gia, ngay cả bảy tăng nhân trong am đều do Tây Trương cung cấp áo cơm, chẳng khác gì là từ đường của Sơn Âm Trương thị.

Hướng lên trên Thiên Ngoã am chính là đường núi quanh co thông lên đỉnh núi Hương Lô, bên trái là Lâm Thâm cốc, trước và sau am toàn là hoè và trúc. Hơn nữa lại ở chân núi phía tây nam của Ngọc Tứ, trời nắng thì phải sau giờ Tỵ ánh nắng mới chiếu tới, nhưng sau giờ ngọ đầu giờ Thân, lại được đỉnh Hương Lô che khuất, cho nên Thiên Ngoã am cực kỳ mát mẻ. Trương Nguyên Biện, Trương Nhữ Lâm đều từng ở đây tránh nóng đọc sách.

Trương Nguyên ngồi xuống dưới một bóng cây xanh, cảm giác cái nóng đã biến mất, khen:
- Quả nhiên là nơi thích hợp để đến đọc sách vào giữa mùa hè.


Năng Trụ vác hành lý, Lai Vượng và mấy tên người hầu khác mồ hôi ướt đẫm, nghỉ ngơi trước sơn môn, lau mồ hôi, hô to:
- Mát mẻ quá.

Trương Đại cười nói:
- Yến Khách cũng muốn đến, bị tổ phụ mắng, nói hắn là con sâu làm rầu nồi canh, sẽ làm chậm trễ việc chúng ta ôn tập, không cho hắn đến.

Chu Mặc Nông, Kỳ Bưu Giai cười rộ lên.

Trương Ngạc là nạp kê giám sinh, không có tư cách tham gia thi hương. Sau khi tốt nghiệp Quốc Tử Giám làm một tiểu quan, Trương Ngạc hiển nhiên không kiên nhẫn làm chức quan nhỏ bé đó. Theo quy định năm nay y vẫn còn phải tiếp tục tới Quốc Tử Giám học, nhưng Trương Đại, Trương Nguyên không đi, một mình y cũng không muốn đi.

Trưởng lão của Thiên Ngoạ am Hoàn Sơn một ngày trước đã sai tăng nhân quét dọn sạch sẽ năm gian phòng khách, để đợi Trương Đại và mấy người đến. Lúc này liền sắp xếp cho mọi người ở lại và nói rượu thịt không cấm, chỉ cần không ăn uống ở trên đại điện trước mặt Bồ Tát là được, Trương Đại nói:
- Chúng ta cũng ăn chay như Hoàn Sơn đại sư, làm sạch cơ thể, ăn thịt mãi rồi.

Hoàn Sơn trưởng lão cười nói:
- Cùng được, cũng được, thức ăn chay ở tiểu am cũng ngon đấy.

Cứ thế, Trương Nguyên ở lại Thiên Ngoã am. Mỗi buổi sáng, buổi chiều đều đọc sách, viết văn, ban đêm thì bàn bạc về các bài văn đã làm trong ngày, giao lưu tâm đắc. Bố cục viết văn ba phần hoàn toàn giống như thi hương. Ba ngày một vòng, ngày đầu tiên làm chế nghĩa bảy câu, trong đó bốn câu đề tứ thư, ba câu đề kinh nghĩa, mỗi câu tứ thư hai trăm chữ trở lên, kinh nghĩa ba trăm chữ trở lên, bảy đề tổng cộng không ít hơn hai ngàn chữ.
Quy định như thế, nhưng thường không chỉ viết hai ngàn chữ, mà ba nghìn, năm nghìn đều có, nhất định phải trong thời gian một ngày phải hoàn thành. Thi hương ở đời Minh và ở đời Thanh không giống nhau, một lần thi chỉ vẹn trong một ngày, ở đời Thanh thì thi ba ngày.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận