Gạo nếp Hội Kê, nấm tuyết Mân Đông, đậu đỏ Lĩnh Nam, hồ đào Dương Bình, hạt thông Liêu Đông, hạt dẻ Bắc Kinh, táo tàu Kim Lăng, hạt sen Tương Hồ, cho thêm một chút đường đỏ Kim Hoa, tạo thành cháo Bát Bảo đủ năm màu sắc, ngửi mùi thơm ngát mê người, ăn vào thơm ngậy ngon miệng. Cháo Bát Bảo chính là cháo Tịch Bát, có công hiệu lợi khí dưỡng thần, nhiều dinh dưỡng hơn so với bất kì loại bánh Các Lão nào. Chuẩn bị xong nguyên liệu trước, cho tất cả vào niêu đất từ từ ninh, cũng không cần phí thời gian để trông, thật là một món ăn tốt nhất đối với thí sinh trong phòng thi.
Trương Nguyên sau khi làm xong phần thứ nhất bát cổ văn, uống một bát nhỏ cháo Bát Bảo nóng. Thân mình ấm áp rồi, xoa tay, liền bắt đầu làm sang phần thứ hai. Phần thứ hai là Mạnh tử đề "Thuấn phát vu quyến", đề này trước kia hắn đã làm qua, còn từng biên soạn rồi giao do Dương Thạch Hương khắc bản, ở Tùng Giang bán rất chạy. Lúc này vốn có thể viết lại, nhưng ngẫm lại vẫn làm khác, phá đề viết "Thân khốn nhi hậu hưng, cổ chi nhân khả lịch khảo dã (người ta khó trước lợi sau, điều này cổ nhân đã minh chứng đó)." Lời văn chặt chẽ, tuân thủ luật lệ, phần thứ hai này không cần quá tuyệt vời, mà phải ung dung đại khí, thừa đề viết "Phu thuấn thuyết chư nhân, kỳ ngộ vu thế hà như dã? Nhi giai do cùng khốn hiển, tức bất đắc chí, dong hà thương? (những lời Phu Thuấn nói với người ta, đến nay vẫn có gì khác đâu? Chỉ là do cảnh khốn cùng, khiến người không đạt được chí hướng, chẳng phải vì thế mà đau lòng hay sao? ..."
Hành văn liền mạch lưu loát, không cần đến nửa canh giờ, phần thứ hai bát cổ văn đã viết xong, đặt bút xuống, lại bê một bát cháo Bát Bảo nhỏ đi tới dưới mái hiên phòng thi từ từ uống, vừa uống vừa nghĩ cấu tứ phần thứ ba.
Cứ như vậy, viết xong một phần bát cổ văn, ăn một bát nhỏ cháo Bát Bảo. Cháo Bát Bảo được đặt trên lò đất, nên không bị nguội, đợi lửa than trong lò dần dần cháy hết, thành tro, nguội thì cháo Bát Bảo cũng ăn xong, Trương Nguyên cũng làm xong bảy phần bát cổ văn rồi. Lúc này mới là canh ba giờ Mùi, ánh mặt trời từ kẽ mây chiếu xuống, con đường nhỏ trước dãy phòng thi được ánh mặt trời chiếu sáng một lát, rất nhanh rồi lại lặng lẽ biến mất, trời lại râm như cũ.
Trương Nguyên đứng dậy đi nhà vệ sinh, thấy Kỳ Hổ Tử đang dựa bàn múa bút thành văn, không ngẩng đầu lên. “Thỉ Hiệu” (Thỉ là phân) này cũng vẫn tốt, mùi không thối lắm.
Về lại hiệu phòng, Trương Nguyên bắt đầu cẩn thận kiểm tra lại quyển nháp, những tên cấm, những từ phạm húy tuyệt đối không được có trong bài văn, còn nữa, cầm mỗi phần bát cổ văn lên, cách dùng từ không thể giống nhau, cũng không thể để mực nhoen làm bẩn. Nếu không chính là vi phạm quy thức, sẽ bị dán bài lên vách tường của Chí Công đường. Nếu vậy thì không thể có hy vọng trúng tuyển, Trương Nguyên đương nhiên không thể để sai lầm vớ vẩn như vậy cản trở tiền đồ của mình. Sau khi kiểm tra từng chữ từng chữ một lượt không thấy có lỗi gì, liền mài mực. Bắt đầu chép lại ở chính giữa bài thi, viết dòng chữ Khải ngay ngắn, dùng một nửa canh giờ chép lại gần ba trăm chữ chế nghệ của bảy phần xong, cuối cùng mới viết tính danh, năm giáp, quê quán, tam đại, bản kinh ở trên đầu của bài thi. Vậy là, Trương Nguyên đã hoàn thành bài thi hương năm Ất Mão của Triết Giang.
Đã là cuối giờ thân sang giờ dậu, Giang Nam thu vàng tháng tám, lại gặp trời mưa dầm, lúc này sắc trời bắt đầu tối dần, hiệu phòng thấp bé chật chội càng tối nhanh hơn. Thời tiết như thế này rất bất lợi với thí sinh, hoàng hôn sớm hơn hai khắc so với khi trời quang, khoa trường quy định, trước khi trời tối chưa chép xong chính quyển, sẽ cho ba ngọn nến nhỏ, ước chừng có thể thêm nửa giờ, ba ngọn nến hết, vẫn chưa viết xong, sẽ bị hào quân cưỡng ép bắt ra ngoài phòng, dưới một cách gọi hoa lệ là: “đỡ ra”.
Trương Nguyên được coi là nhanh nhẹn, tính toán thời gian rất kỹ , cũng mới kịp hoàn thành trước trời tối, nói vậy là đủ biết có bao nhiêu thí sinh bị "đỡ ra".
Trương Nguyên nhặt lều chõng, lò đất để lại trong góc phòng thi, đằng sau thi hai lần nữa cơ.
Hào quân giám thị của Trương Nguyên vui mừng nói:
- Tướng công thi tốt lắm, tướng công là người đầu tiên của hàng chữ Long nộp bài đấy.
Trương Nguyên gật đầu với hào quân kia một cái:
- Huynh vất vả rồi.
Cầm theo khảo làm đi ra khỏi phòng thi chữ Long, đưa đến chỗ thu bài ở giám thí sảnh phía đông. Có thụ cuốn quan phụ trách thu bài thi, bên cạnh chính là niêm phong quan, lập tức cấp cho bài thi củaTrương Nguyên hồ danh, đánh số, bài thi đã niêm phong, đem danh sách chứng nhận đã trải qua kì thi gửi tới chỗ đằng lục quan. Nơi đó có hơn một ngàn người sao chép, đều là các châu huyện thư lại lâm thời và những người đứng thứ ba trong kì thi trước được chiêu mộ tới, những người xếp thứ tư không có tư cách tham gia làm sinh đồ thi hương. Những người này phải dùng bút son sao chép một lần bài của các thí sinh, so sánh với bài giống như trước khi đánh số, sao chép một lần nữa mới đưa đến các phòng cho khảo quan thẩm duyệt, làm như vậy là để đề phòng khảo giám nhận ra bút tích qua quan tiết, không thể bảo là không nghiêm, nhưng nói vỏ quýt dày móng tay nhọn, làm rối kỉ cương khoa trường vẫn như cũ không thể ngăn chặn, "Nhất triều bình bộ thượng thanh thiên" chính là một trong những cách gian dối.
Người nộp bài thi không ít, cũng không có ai chú ý đến Trương Nguyên, sau khi Trương Nguyên nộp bài thi xong liền đi ra hướng Long Môn. Mặt trời đã lặn, Trương Nguyên đi qua từng dãy hiệu phòng, thấy còn vài phòng vẫn còn ánh sáng nến. Vẫn còn hơn một giờ nữa, chưa xong cũng sẽ phải nộp bài, khẩn trương đến cỡ nào, nhưng trong lòng Trương Nguyên lúc này rất thoải mái, hoàn thành xong đầu tràng thất nghệ, không dám nói phát huy trình độ, nhưng cũng thể hiện được học lực của chính mình.
Lúc này Trương Nguyên có thể thảnh thơi xem xét trường thi Hàng Châu này rồi. Trường thi này ba năm mới có một cuộc thi quy mô lớn như vậy. Bình thường phong tỏa không cho người đi lại, cỏ dại mọc đầy, hai tháng trước khi thi hương mới tiến hành quét dọn sạch sẽ, cũng không có khả năng dọn dẹp sạch sẽ như vậy, góc phòng bên tường hào xá, thông thường thấy từng đám cỏ dại mọc, trên một dãy tường ngoài hẻo lánh thì càng hoang vu, khi Trương Nguyên đi qua Chí Công đường, đột nhiên nhìn thấy một cái gì đó giống một con chồn nhỏ từ bên tường nhảy lên, nhanh như luồng điện, thoắt đã không thấy đâu.
Trương Nguyên ngừng chân một chút, thầm nghĩ: "Hồ ly tinh sao, báo ân hay là báo thù?" Cười cười, đi nhanh ra ngu môm, cảm thấy ánh sáng trước mắt chợt rạng ngời, vô số cán đèn lồng cao thấp giơ lên, dường như rơi vào biển đèn, không khỏi nheo mắt lại, bên tai nghe thấy tiếng gọi vui sướng của Mục Chân Chân:
- Thiếu gia, thiếu gia, cậu ra rồi.
Ngay sau đó là tiếng kêu của Vũ Lăng, còn có Mính Yên. Mính Yên vội hỏi:
- Giới Tử thiếu gia, Tông Tử thiếu gia nhà tiểu nhân đâu.
Lại có người hầu của Kỳ Hổ Tử, thư đồng của Chu Mặc Nông, người hầu của Vương Bính Lân đều vây quanh hỏi.
Ai đó nhẹ cầm lấy lều chõng, là Mục Chân Chân, nàng thấy Trương Nguyên nheo mắt, vội hỏi:
- Thiếu gia làm sao vậy, mệt lắm không?
Trương Nguyên nhoẻn miệng cười:
- Không mệt, chỉ là ánh sáng làm chói mắt.
Nói với người hầu của Kỳ Hổ Tử và đám người hầu:
- Chờ một lát nữa, bọn họ sẽ ra ngay thôi.
Còn chưa dứt lời, Kỳ Bưu Giai đã cầm theo lều chõng đi ra, thấy Trương Nguyên, vui vẻ nói:
- Khi đệ nộp bài thi đã thấy phòng thi của Giới Tử huynh trống không, Giới Tử huynh làm bài như ý phải không?
Trương Nguyên cười nói:
- Cũng vậy vậy, Hổ Tử đầu nghệ phá đề thế nào?
Kỳ Bưu Giai nói:
- Đệ phá thế này 'Nhân dữ ngôn diệc thông hồ thiên, quân tử sở tất úy dã" Giới Tử huynh thì sao?
Trương Nguyên nói, hai người rôm rả thảo luận cả thất nghệ, đang nói chuyện thì Trương Đại đi ra, nhập cuộc thảo luận, theo sau đó, Hoàng Tôn Tố đi ra, Nghê Nguyên Lộ đi ra, Vương Bính Lân đi ra, Chu Mặc Nông đi ra cuối cùng, phàn nàn nói: "Hôm nay trời tối sớm, ta dùng hết hai ngọn nến rồi, nguy hiểm thật.
Bảy người vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ, trở lại thuyền, thuyền nương trên ba chiếc thuyền đã sớm làm cho các tướng công rất nhiều thức ăn ngon, chuẩn bị rượu ngon. Bọn bảy người Trương Nguyên đều đói bụng lắm rồi, ăn nhồm nhoàm sau đó đều đi tắm rửa nghỉ ngơi.
Tràng thứ hai vào ngày mười hai tháng tám, có hai ngày nghỉ ngơi, Trương Nguyên sợ có người quấy rầy, cùng ba chiếc thuyền của Đại huynh và Nghê Nguyên Lộ ngược dòng trở lại bên bờ sông Tiền Đường, ở lại đó hai ngày. Chạng vạng ngày mười một quay trở lại chỗ cũ, rạng sáng ngày sau đó lại vào khoa trường. Lần này sưu kiểm không nghiêm khắc như tràng đầu tiên, không cần xõa tóc, không cần cởi tất rồi. Tràng thứ hai phải làm luận, phán từ ngũ đạo, chiếu, cáo hoặc chọn làm một đạo, đây là đề khó, không dễ sao chép, cho nên sưu kiểm cũng cũng không cần nghiêm khắc như vậy.
Trương Nguyên thi trường thứ hai cũng thuận lợi như lần trước, chỉ có điều khi đi vệ sinh cảm thấy mùi thối nồng rồi. Hai ngày nay trời nắng, nhiệt độ tăng lên, nhà vệ sinh lại chưa rửa sạch, uy lực của “Thỉ Hiệu” rốt cục cũng lộ ra. Từ hiệu phòng số một đi qua, Trương Nguyên thấy Kỳ Hổ Tử dùng hai cục giấy vo nhét ở lỗ mũi, không khỏi bật cười, thầm nghĩ: "Cách này thật là hay."
Ngày hôm đó khi chạng vạng nộp bài thi, Trương Nguyên nghe được thư lại nói có một thí sinh ở hiệu phòng chữ Hàn đã chết. Thí sinh kia hơn sáu mươi tuổi rồi, đang dựa bàn viết viết đột nhiên nằm bất động trên bàn, hào quân lúc đầu không chú ý, nghĩ lão tú tài này viết mệt mỏi phải nghỉ ngơi một chút, nhưng một hồi lâu sau vẫn không thấy động tĩnh. Vào phòng thì thấy mạch không đập, tắt thở, đã chết rồi, người còn không được nằm thẳng.