Lẳng Lơ Tao Nhã

Trong lúc thi, từ hiệu phòng đến Long Môn được phong tỏa, Long Môn chưa đến giờ Thân bắn pháo báo hiệu tuyệt đối sẽ không mở ra, đành phải ở bên trong này dùng tấm ván gỗ làm cầu bập bênh, đặt tử thi một bên, một bên dùng sức để đè xuống, làm cầu bập bênh xoay mình bắn lên, tử thi liền bay ra ngoài tường, bên ngoài tự có người nhặt xác.

Gần mười ngàn thí sinh, tuổi gần thất tuần cũng có, cuộc thi lại khẩn trương, những trường hợp đột tử thật sự không còn ngạc nhiên. Trương Nguyên lắc đầu đi ra ngoài, thật là cả quốc gia điên cuồng vì khoa cử, kéo dài bốn trăm năm, ngày càng nghiêm trọng, không phải vì ham học hỏi chứng đạo, mà chỉ vì công danh lợi lộc, thầm nghĩ: "Ta cũng vậy, ta chính là muốn thông qua khoa cử để lên làm quan”.

...

Thi xong tràng thứ hai, bảy phần chế nghệ của tràng đầu tiên cũng đã gửi đến các phòng, án trên chu quyển này có đóng dấu lục sinh, đọc đúng tính danh của thí sinh, đây là trách nhiệm xác thực danh tính, mặc quyển của thí sinh lại ở chỗ ngoại liêm.

"Dịch", "thư", "thi", "lễ", "xuân thu" được phân phòng chấm bài , "dịch" năm phòng, "thi" năm phòng, bởi vì thí sinh lấy kich "dịch" và "thi" làm kinh gốc nhiều nhất, "thư" ba phòng, "lễ" và "xuân thu" mỗi cái một phòng. Chiều ngày mười hai tháng tám, bảy quyển chu cuốn của Trương Nguyên được đưa đến "xuân thu" phòng, phòng quan làchỗ quen biết, tri huyện Dương Liên, có Gia Hưng phủ học Vương giáo thụ là duyệt quyển quan, Cù Châu học Trần Học Chính và huyện Dư Diêu học Cố giáo dụ. Phòng quan Dương Liên bảo ba vị học quan phải chăm chỉ chấm bài thi, không được chỉ nhìn phá đề rồi hạ lời bình qua loa, bảy phần chế nghệ nhất định phải chấm từng câu từng chữ mới được, để tránh thất thoát nhân tài.

Ba vị học quan âm thầm kêu khổ, "xuân thu" chỉ an bài một phòng, năm nay thí sinh lấy kinh gốc "xuân thu" cũng không ít, có hơn bảy trăm người, mỗi người bảy phần, tổng cộng không dưới một triệu hai trăm ngàn chữ, muốn bọn họ xem từng câu, chắc mù mất, tuy nhiên, học quan luôn luôn vất vả, nhập bố làm khảo quan mỗi ngày có thức ăn, rượu ngon, cho nên còn có chút thích thú, vậy nên phải chăm chỉ một chút thôi.

Trương Nguyên nộp bài thi sớm, đánh số lại gần cuối, khi Cố giáo dụ đọc thấy phá đề của bài thi này viết rằng "Canh trưng quân tử chi sở úy, do thiên mệnh nhi kiêm cập chi dã", tỏ vẻ rất tán thưởng, xem từng câu chữ, phê viết: "Nhận lý tinh xác, phu từ thuần nhã, bình chính trung hữu nhân nan cập chi xử, nghi quan bản phòng", liền đề cử lên cho phòng quan Dương Liên.

Ngày mười bốn tháng Tám sau giờ ngọ, trong phòng chấm thi "Xuân thu kinh", kỳ thi hương khoa Ất Mão của Chiết Giang, phòng quan Dương Liên đang chấm bài thủ tràng tiến quyển mà ba vị thẩm duyệt quan đưa tới. Theo lẽ thường thì đọc qua một lượt lời bình của mạt học quan trước, sau đó bắt đầu đọc kĩ bài thi. Khi thấy Dư Diêu Cố giáo dụ phê "nghi quan bản phòng", Dương Liên mỉm cười trong lòng nói:
- Bài còn chưa đọc hết, mà đã đề cử bài đứng đầu, chẳng phải làm việc quá qua loa hay sao.
Nhưng khi hắn xem hết quyển sách thủ nghệ này, thần sắc bắt đầu nghiêm trọng, xem xong một loạt sáu quyển đằng sau, vỗ đùi nói:
- Hay lắm, đầy chính khí, giọng văn lanh lảnh, tác giả "xuân thu" này chắc là người trung nghĩa.

Dương Liên bản kinh cũng là " xuân thu ", cho nên mới phải lập tức đem cho phòng quan "Xuân thu kinh", điều mà người đọc "xuân thu " phải chú ý chính là đạo minh tam vương, phân biệt chuyện đã qua, đừng hiềm nghi, minh thị phi, dùng bốn chữ để khái quát nội dung “ thị phi phân minh". Dương Liên chính là một người như vậy. Lúc này thấy Cố giáo dụ đề cử bảy bài thi này thuần chính đại khí, chế nghệ biện lý chính xác, nhất là xuân thu đề chế nghệ của bài thứ tư, khiến hắn xúc động than thở, lập tức gọi Cố giáo dụ tới hỏi bài thứ hai đã đưa tới chưa? Cố giáo thụ nói vừa mới đưa đến, Dương Liên liền bảo Cố giáo dụ tìm ra và cùng " Nghi quan bản phòng quyển " cùng đánh số bài thi thứ hai, xem xong, nói ngay:
- Người thứ ba này không cần xem nữa người này chính là quán quân của "xuân thu" phòng.

Cố giáo dụ mừng rỡ, nếu Phó chủ khảo và chủ khảo không có dị nghị gì thì bài thi của thí sinh này sẽ đứng đầu khối đề xuân thu kinh. Bài thi là chính Cố giáo dụ đề cử lên, tuy rằng duyệt quyển quan không có địa vị, không giống như phòng quan và chủ khảo quan có thể nhận môn sinh, nhưng tóm lại cũng là vinh quang của hắn.

Dương Liên bảo Cố giáo thụ bình luận bài thi thứ hai rồi, sau đó hắn cũng ở phía sau viết vài lời bình, rồi xếp cả bảy bài thi lại, cho vào bao giấy viết lên trên ba chữ "Đầu danh quyển”, rồi để sang một bên.

Cố giáo dụ thật cẩn thận hỏi:
- Dương huyện tôn coi trọng mấy bài thi này như vậy, vì sao không đưa tới chỗ Phó chủ khảo?

Dương Liên khẽ mỉm cười, nói:
- Đây là áp quyển chi tác, nghi phóng tại tối hậu, hơn nữa đợi tam tràng thi xong, mới thận trọng đưa đầu danh quyển lên.

Cố giáo dụ vâng vâng đồng ý. Lui về phòng tiếp tục chấm bài thi.

...

Trương Nguyên không biết phòng quan của hắn sẽ là Dương Liên tiếng tăm lẫy lừng. Hắn bây giờ đã xóa hết những ý nghĩ vớ vẩn, toàn tâm tập trung cuộc thi. Mười lăm tháng tám, tràng thứ ba, vẫn là canh ba sưu kiểm vào bàn, thiêm thiếp một lát. Bình minh phát đề rồi bắt đầu viết văn. Ba đề sách luận, đặt câu hỏi cho thí sinh phân biệt kinh học, sử sự, thời sự, sách luận. Đầu tiên hỏi Bát Quái Khởi Nguyên, mở đầu Trương Nguyên nói:
- Thánh nhân chi tác kinh dã. Bất di hồ giáo, nhi vị thường ỷ vu sổ.
Nho giả chi thuyết kinh dã, quý y hồ lý, nhi bất khả giám hồ lý. Cái thiên hạ chi sổ mạc phi lý dã, thiên hạ chi lý mạc phi thiên dã. Thánh nhân mặc khế hồ thiên,
tự năng minh thiên hạ chi đạo.

Nhẹ nhàng lưu loát, một hơi viết xong một bài sách luận hơn ngàn chữ, hành văn liền mạch,Bài sách luận này mới là thời điểm chân chính để thể hiện học thức. Rất nhiều thí sinh ngày thường chỉ đọc bát cổ, còn lại hoàn toàn không biết gì cả, khi làm sách luận chỉ có điều nói bậy, nhưng bởi vì khoa trường chỉ coi trọng bảy quyển thủ nghệ. Duyệt kiểm quan sau khi xem bài thi triệu chữ, đầu váng mắt hoa. Sách luận tràng thứ ba cơ bản không thể xem được, nhưng Trương Nguyên phải trước sau vẹn toàn, hắn cũng có tinh thần làm bốn đề sách luận tinh tường trôi chảy.

Hoàng hôn buông xuống, Trương Nguyên nộp bài thi, bước tới Long Môn. Cuối cùng thì đã thi xong, hắn đã đem hết tâm lực làm bài thi, còn kết quả như thế nào tạm thời vứt qua một bên. Hôm nay là tiết Trung thu, về thuyền ăn Trung thu, không say không nghỉ. Lúc đi qua Minh Viễn lầu, thấy trên lầu giăng đèn kết hoa, mùi rượu toả khắp, các khảo quan cũng chuẩn bị ở Min Viễn lầu uống rượu ngắm trăng làm thơ đây.

Vừa ra khỏi Long Môn, Mục Chân Chân chạy lúp xúp tới nghênh đón, vui vẻ nói:
- Thiếu gia, cuối cùng đã thi xong.
Vừa nói vừa cầm lấy lều chõng trong tay Trương Nguyên.

Trương Nguyên cười nói:
- Đúng vậy đấy, cuối cùng đã thi xong, không còn việc gì rồi.

Tùy tùng của Trương Đại Tố Chi tiến lên hành lễ với Trương Nguyên, Trương Nguyên có chút hiếu kì Tố Chi sao cũng tới, Tố Chi chân nhỏ, không đi được đường xa, hai tràng trước đều ở trên thuyền chờ.

Ở trước quảng trường Long Môn chờ một hồi, Trương Đại, Kỳ Bưu Giai lục tục đi ra, bộ dạng đều thoải mái, phấn khởi bừng bừng. Trương Đại là biết đùa nhất, đề nghị đi Tây Hồ uống rượu đón Trung thu, mọi người đều nhiệt liệt hưởng ứng. Từ mùng chín đến mười lăm, trong lòng lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên, bây giờ là nên vui đùa thỏa thích một chút, vả lại hôm nay thời tiết sáng sủa, mười lăm trăng tròn đã lên bên kia sông Tiền Đường.

Kỳ Bưu Giai nói:
- Đợi tiểu đệ về thuyền tắm rửa thay quần áo.
Hắn ở “thỉ hiệu” thi cả tam tràng, tự biết xấu hổ.

Trương Đại kéo Kỳ Bưu Giai lại nói:
- Đi cùng đi, chớ trì hoãn, đợi đệ về thuyền tắm rửa rồi quay lại thì trời sáng mất.

Từ trường thi Hàng Châu đến Đoạn kiều Tây Hồ khoảng bốn, năm dặm. Lai Phúc đi mướn mấy chiếc kiệu có mái che, Trương Nguyên muốn đi bộ, vì thế kiệu đi đằng kiệu, người đi bộ cứ đi bộ, cười cười nói nói, ra Tây Môn Hàng thành đi tới Đoạn kiều bờ bắc Tây Hồ. một đường nhưng nghe thấy trống đánh không dứt, thanh ca hát bên tai, đi tới mé ngoài đoạn kiều, chỉ thấy du khách rất đông, trên hồ lâu thuyền tiêu trống, nga quan thịnh tiệc, lửa đèn, thanh âm và ánh sáng cùng hòa vào nhau. Lâu thuyền phần lớn chỉ lững lờ ở gần bờ , thưởng nguyệt và bóng trăng trong hồ nước, ngắm cảnh bên hồ và du khách.

Trên bờ người nhàn rỗi cơm no rượu say, túm năm tụm ba, hát vô khoang khúc, thấy lộ đài trên lâu thuyền có danh oa khuê Tú Hoàn Tọa liền chen đến bên bờ xem, những người này không phải ngắm trăng, chủ yếu là nhìn người.

Lúc này ước chừng là cuối giờ dậu sang đầu giờ tuất, Đoạn kiều chen chúc toàn người, sào đụng sào, thuyền chạm thuyền, kiệu phu phu xe, người chờ trên bờ, lại có sai dịch quát, quân sĩ giơ cao đuốc, rất nhiều người la hét muốn thuê thuyền du hồ, đến lúc này làm sao còn mướn được thuyền nữa, Nghê Nguyên Lộ nói:
- Đáng tiếc, đành phải đi ven hồ rồi.

Trương Đại cười nói:
- Đi theo ta.
Hắn dẫn mọi người vòng quanh hồ đi một đoạn tới chỗ nấm mồ Nhạc Vương, đến dưới đình Ngọc Liên, hàng liễu dài, lâu thuyền tụ lại, Ngọc Liên đình còn gọi là Lãm Chu đình, người du hồ đều mua thuyền vào hồ từ đây, lúc này đèn đuốc sáng trưng, ồn ào náo động như chợ, nhưng lâu thuyền đỗ bên bờ tuy nhiều nhưng đều đã có chủ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui