Bà Cầm không giữ nổi bình tĩnh khi nghe ông Lãm nói kết quả lựa chọn của ông Khiêm
Bà nhấc điện thọai gọi giật ngang giật ngược ông Khiêm đến gặp bà gấp trước mặt chồng.
Ông Lãm lịch sự bỏ ra ngoài uống cà phê để vợ ở nhà nói chuyện với ông Khiêm.
Kết quả đã diễn ra theo mong đợi của ông.
Tâm trạng ông thư thái hơn, dễ dàng thông cảm hơn trước cơn nóng giận của vợ.
Ông Lãm biết thế nào ông Khiêm cũng hứng trọn trận cuồng phong này.
Nghĩ cũng tội cho ông ấy.
Người cúc cung tận tụy với gia đình ông...!đồng thời luôn là kẻ chịu sự trút giận từ mọi thành viên trong gia đình ông.
Có lẽ tháng sau ông sẽ tăng lương cho ông ấy nữa.
Đúng như ông Lãm dự đoán.
Vừa khép cửa phòng làm việc sau lưng, ông Khiêm đã chạm ngay ánh mắt tóe lửa của bà Cầm.
Không dám nhìn thẳng, ông Khiêm cúi đầu nói:
- Tôi xin lỗi chị.
Bà Cầm đứng phắt dậy, từng bước từng bước tiến lại gần ông Khiêm.
Ông Khiêm thì bối rối lùi lại, lùi lại:
- Tại sao ông đối xử với mẹ con tôi như vậy?
- Tôi xin lỗi.
- Ngòai ba tiếng đó, ông đâu còn gì để nói với tôi phải không? Mấy năm nay tôi luôn vững tin với lời hứa của ông.
Không ngờ đến giờ phút quyết định, ông lại thay đổi 180 ¨.
Ông Khiêm vẫn cúi đầu:
- Tôi không muốn thế, mong chị hiểu cho.
Bà Cầm cười nhạt:
- Một câu không cố ý là giải quyết được mọi vấn đề? Nói đi, thằng Tín hứa cho ông lợi lộc gì, tôi hứa sẽ...
Ông Khiêm kêu lên phẫn uất:
- Không nghĩ trong mắt chị, tôi là lọai người đó.
Bà Cầm lùa sâu ngón tay vào chân tóc:
- Chứ ông bảo tôi có thể nghĩ gì được khá? Điều gì làm ông thay đổi vậy? Ông nói cho tôi biết đi.
Ông Khiêm đau khổ nhìn bà Cầm không nói.
Mắt bà Cầm lóe lên tia hồ nghi:
- Ông đã nghĩ lại.
Lương tâm ông không cho phép ông bằng lòng gả con gái cho thằng Tân, phải không?
Lý do vừa nghĩ ra khiến bà Cầm như mất phương hướng:
- Tôi biết lấy thằng Tân là sự thiệt thòi cho Vãn Hà.
Tôi sẽ cố gắng bù đắp bằng hết khả năng của mình – Cái nhìn bà Cầm thống thiết hơn – Ông thường hay nói rất thương thằng Tân mà.
Vãn Hà từ nhỏ đến lớn vẫn hay quấn quýt bên thằng Tân, khi thằng Tân còn bình thường cũng như khi thằng Tân ngây ngô.
Trong khi thằng Tín...!nó...!nó đâu coi trọng Vãn Hà, coi trọng gia đình ông.
Lấy nó Vãn Hà phải chịu sự khinh khi, ghẻ lạnh.
Nó...
Ông Khiêm nhắm nghiền mắt:
- Không phải như thế đâu.
Bà Cầm ngước mắt chờ đợi:
- Không phải...!Cái này không phải.
Cái kia không phải.
Vậy cái gì mới đúng? Ong còn nhớ tác phẩm « Tim » của Collen MC Cullough tôi đưa ông và bé Hà đọc không? Bà ta có tác phẩm lừng danh « những con chim ẩn mình chờ chết » đó.
Không thể nhớ ra cuốn sách bà Cầm đề cập, ông Khiêm vẫn gật đầu:
- Tôi nhớ.
Bà Cầm khẩn thiết:
- Thằng Tân cũng giống như nhân vật Tim đó.
Nó chỉ hơi ngớ ngẩn, trẻ con thôi.
Mọi thứ đều bình thường, chỉ là mang tâm hồn của một đứa trẻ.
Nó rất lương thiện, trong sáng.
Nó cần được bảo vệ.
Nó sẽ không biết làm tổn thương người khác.
Tiểu thuyết và thực tế cuộc sống là một khoảng cách quá xa.
Tấm lòng người mẹ đã làm lu mờ tất cả, bất chấp tất cả huống chi mnột so sánh khập khiểng, nhỏ nhoi này.
Ông Khiêm không kềm được niềm thương cảm dâng tràn dành cho bà, bật lên tiếng nói âm âm trong ngực:
- Tôi đã nói không phải như thế đâu...!Đã tứ lâu tôi đã là một người chồng, một người cha vô trách nhiệm, không có lương tâm
Bà Cầm mệt mỏi, rã rời ngồi rủ xuống:
- Cuối cùng là vì cái gì vậy ông Khiêm?
Ông Khiêm cắn chặt hàm răng đến ê ẩm.
Mặt ông rúm ró một hồi lâu, rồi bình thản trở lại:
- Tôi luôn muốn làm những điều tốt đẹp cho chị, cho cháu Tân.
Bà Cầm gồng chặt tay, gào lớn:
- Thế tại sao ông lại quyết định như thế?
- Tôi...
Ông Khiêm lùi ra ngạch cửa.
Bà Cầm bất chấp lao đến túm cổ áo ông Khiêm lại:
- Nếu ông không giải thích rõ, ông không thể rời khỏi đây.
Cả đời này tôi không tha thứ cho ông đâu, ông nghe rõ không?
Lời hăm dọa của bà Cầm khiến ông Khiêm chấn động toàn thân:
- Cả đời không tha thứ cho tôi?
Mắt bà Cầm rừng rực sáng uy hiếp đối phương:
- Trả lời tôi đi.
Ông Khiêm đưa mắt xuống nhìn bà Cầm.
Ông quá bối rối, buồn rấu và xấu hổ kỳ lạ:
- Thằng Tín biết chuyện tôi yêu chị đơn phương.
Đôi tay nắm chặt cổ áo ông Khiêm rơi phịch xuống.
Ông Khiêm lo ngại quan sát thái độ lặng lờ suy nghĩ của bà Cầm.
Bà đứng sững giữa phòng làm việc, hai tay buông thõng theo thân người, mặt hơi đỏ:
- Ông cứ để nó công khai, nếu nó thích.
Ông Khiêm ngó bà kinh ngạc:
- Không thể để chuyện đó xảy ra.
Còn thanh danh, hạnh phúc của chị?
Bà Cầm cười nhỏ:
- Giữa tôi với ông có cái gì cho thiên hạ đàm tiếu được ư?
- Nhưng miệng lưỡi người đời...
- Tôi không cần những thứ đó.
Cái tôi cần là hạnh phúc sau này của con trai tôi.
Ông đến gặp chồng tôi thay đổi quyết định của mình đi.
Ông Khiêm ôn tồn:
- Không thể nói hai lời với anh Lãm đâu chị.
- Tôi nói được là được.
- Chị đừng cố chấp quá.
Trong chuyện này, coi như tôi có lỗi với chị.
Bà Cầm bắt đầu giận run, bàn tay co chặt.
Đâu phải bà không biết tình cảm đơn phương của ông Khiêm mấy chục năm nay.
Thiên hạ có biết hay không với bà đều giống như nhau.
Bà không có gì phải hổ thẹn.
Người như bà có nhiều người yêu, ngưỡng mộ là một chuyệt rất hiển nhiên:
- Tôi muốn ông đi gặp chồng tôi nói ông đã thay đổi quyết định.
Ông có làm được không?
Lần đầu tiên trong đời, Ông Khiêm quyết định từ chối yêu cầu người ông yêu.
Ông nhắm nghiền mắt.
Sự từ chối này cũng vì nghĩ cho bà Cầm.
“Nhắm mắt, cho tôi tìm một thoáng hương xưa.
Cho tôi về đường cũ nên thơ.
Cho tôi gặp người xưa ước mơ.
Hay chỉ là ước mơ thôi.
Hay tình đã chết trong tôi cho lòng tiếc nuối, xót thương một đời”.
Gần ba mươi năm trước, khi ông còn là sinh viên của trường đại học Mỹ Thuật, một lần, ông đạp xe lang thang tìm cảnh...!ông đã lang thang qua khu biệt thự nhà bà Cầm, gặp bà ở đó...!bà đang ngồi trên xích đu đong đưa đùa giỡn với con mèo tam thể...!trong ánh sáng bàng bạc của buổi chiều.
“Nhắm mắt ơi sao nửa hồn bỗng thương đau.
Ôi sao ngàn trùng vẫn xa nhau.
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào? Anh ở đâu? Em ở đâu.
Có chăng mưa buồn làm hoen mắt sầu”.
Thế là cuộc đời ông lập tức lật sang trang mới.
Ông yêu...!dù biết tình yêu đó mãi mãi là vô vọng.
Đến bây giờ ông vẫn nhớ như in màu nắng in trên má bà hôm đó.
“Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt.
Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất và tiếng hát và nước mắt”.
Và để gặp được bà, để được làm cái gì đó cho người mình yêu, ông đã biến mình thành một kẻ như ngày hôm nay: cúc cung tận tụy.
“Đôi khi anh muốn tin, đôi khi anh muốn tin.
Ôi những người khóc lẻ loi một mình”.
(Nửa hồn thương đau-Phạm Đình Chương)
Lấy hạnh phúc của bà làm hạnh phúc của mình.
Nổi buồn của bà cũng là nỗi buồn của ông.
Một tình yêu tôn thờ?
Vì làm một việc lâu nay chưa từng làm, ông Khiêm mất mãi một lúc mới thốt lên được:
- Xin lỗi, tôi không làm được.
Bà Cầm ghìm người cố kiểm soát cơn giận:
- Ra ngòai!
Ông Khiêm không hề phật ý:
- Tôi mong chị bình tĩnh suy xét.
- Ra ngòai.
Tôi không muốn thấy mặt ông nữa.
Ông Khiêm kiên nhẫn:
- Khi công khai chuyện này, vợ tôi sẽ không để Vãn Hà thành hôn với Nhật Tân đâu.
Bà ấy còn có thể xúc phạm tới chị nữa.
Bà Cầm đập bàn cái rầm:
- Tôi đã nói tôi không muốn nhìn thấy ông nữa.
Ông Khiêm cười bất lực.
Đối với ông, bà là tất cả.
Nhưng đối với bà, ông chỉ là con số không:
- Nói ra chị vẫn không được gì, còn có thể bị dèm pha, xúc xiểm.
Vậy tại sao phải nói ra? Tôi không thể làm chuyện gây tổn hại tới chị.
Bà Cầm ngẩng cao mặt:
- Ông vẫn đang làm đấy thôi.
– Bà thấy tuyệt vọng quá.
Một đề nghị điên khùng bỗng lướt qua đầu bà – Nếu ông đồng ý để Vãn Hà lấy Tân, tôi sẽ ly dị chồng sống với ông, ông có đồng ý không?
Phòng đang mở máy điều hòa mà ông Khiêm mướt hết mồ hôi.
Bao tình cảm bùng lên dữ dội.
Những thiệt hơn được phân tích mổ xẻ nhanh đến không ngờ.
Nếu như ông chọn thế này thì sự việc sẽ như thế này.
Nếu như ông chọn thế kia thì sự việc sẽ như thế kia.
Và chọn lựa cuối cùng...
Có lẽ cả đời ông Khiêm chẳng có gì, chẳng thể làm điều gì để có thể xướng danh, để có thể tự hào, ngòai tình yêu của ông dành cho bà Cầm.
Ông yêu bà tới mức tận cùng tình yêu của người đàn ông có thể dành cho người phụ nữ.
Những khao khát, mơ ước của ông...
Ông Khiêm nhắm nghiền mắt, giọng run rẩy:
- Tôi chỉ là đĩa đeo chân hạc...!sẽ là nổi ám ảnh suốt quãng đời còn lại của chị, nếu chị chọn tôi.
Ông Khiêm ngừng lại hít thở sâu rồi nói tiếp:
- Vợ tôi không phải là người hiểu chuyện để dễ dàng chấp nhận ly hôn khi biết chồng mình không hề yêu mình.
Ông Khiêm làm một cử chỉ khó khăn:
- Tôi phải nói sao đây...!Vợ tôi, đứa con gái lớn và thằng con trai út...!thô thiển và nông cạn lắm.
Bà Cầm nhìn đâu đâu.
Lời ông Khiêm vừa làm bà cảm động, vừa khiến bà coi thường ông hơn.
Điều kiện của ông không tệ.
Sao lại chọn một người như thế làm vơ? Sao không biết cách dạy dỗ con.
Quan trọng hơn hết là...!tình cảm vợ chồng, cha con hết sức thiêng liêng...!ngoảnh mặt lại có thể nói về nhau như thế? Vậy mà vẫn có thể sống chung dưới một mái dạ...!vẫn đầu ấp tay gối...!vẫn cha cha con con, chồng chồng vợ vợ?
Bà Cầm lắc mạnh đầu.
Đây là giờ phút nào, đầu óc bà còn lãng đãng?
- Chị hy sinh tình yêu, hạnh phúc, thậm chí là...
Bà Cầm không nói không rằng giằn gót đi ra khỏi phòng.
Ông Khiêm đứng sượng trân.
Bà rất coi thường ông, ông biết.
Nụ cười méo mó xuất hiện trên gương mặt, ông Khiêm liu xiu nối tiếp chân bà Cầm rời khỏi phòng.
“Đôi khi anh muốn tin.
Đôi khi anh muốn tin.
Ôi những người khóc lẻ loi một mình”
Từ lâu rồi, ông Khiêm đã không biết khóc bằng đôi mắt, ông chỉ biết khóc bằng con tim.
Thầm lặng, đớn đau tận tâm hồn.
Đúng là không đến phiên bà Cầm lựa chọn.
Trọng Tín thật biết cách gài người ta vô thế.
Từ lúc ông Lãm công khai nhận thằng con hoang đó, bà Cầm đã có dự cảm không may.
Hẳn nó đang muốn cướp tất cả mọi thứ của thằng Tân.
Không, nói đúng ra thì nó đang muốn trả thù.
Thật buồn cười.
Ai làm gì nó chứ? Nó với mẹ nó mới là những kẻ đáng phỉ báng, phá họai hạnh phúc gia đình người ta.
Bà không tính toán với nó thôi...!đằng này nó còn...!Ty tiện hết sức.
Dù gì thằng Tân cũng là anh ruột nó, lại đang mang bệnh.
Mà bà trông chờ gì nơi một thằng con hoang nhỉ?.