//
Hoàng đế vẫn là Hoàng đế nhưng các đại thần không nghe lời, Hoàng đế cũng không thể làm gì họ. không chỉ không thể làm gì mà còn có thể bị các đại thần mắng cho té tát.
Thời nào cũng có những đại thần không sợ chết như thế.
Bởi vậy, Hoàng đế lại quay sang tin tưởng thái giám, đẩy thái giám ra làm đối trọng để tạo thành thế chó cắn chó với quần thần, đồng thời phái Cẩm Y Vệ giám sát quần thần, cân bằng triều đình.
Kết quả là tạo thành không gian an toàn cho Yêm đảng (đảng phái của thái giám) phát triển, thậm chí đã từng có chuyện hoạn quan có thể phế lập quân vương, còn từng có một kẻ như Cửu thiên tuế [1]. Khi ấy, đường đường là Nội Các thủ phụ mà cũng phải tìm mọi cách nịnh bợ, lấy lòng thái giám.
[1] Ngụy Trung Hiền, một đại thái giám triều Minh từng lũng đoạn triều chính, từ "Yêm đảng" trong truyện cũng lấy từ nhân vật này mà ra. Yêm nghĩa là hoạn, thiến.
Sau khi Yêm đảng bị tiêu diệt, triều đình vẫn không được yên ổn.
Tựa như một cái bàn đột nhiên bị chém gãy một chân thì làm sao đứng vững được nữa?
Yêm đảng không tốt nhưng họ lại là thủ đoạn quân vương dùng để kiềm chế quần thần, một khi thế cân bằng bị phá vỡ thì sẽ còn rối loạn hơn.
Quyền lực trở về tay Nội Các.
Có Hoàng đế rộng lượng, chỉ cần Nội Các đại thần làm việc tốt thì sẽ vui vẻ ủy quyền cho bọn họ.
Có Hoàng đế ăn không ngồi rồi, cả ngày chỉ đắm chìm trong đống phấn son, không quan tâm tới triều chính.
Có Hoàng đế rất có khát vọng, đấu trí đấu dũng với đại thần trong triều, hôm nay nâng đỡ người này, ngày mai chèn ép người kia, khiến cho triều đình hỗn loạn tới mức trời long đất lở để bản thân mình trở thành ngư ông đắc lợi.
Có Hoàng đế vừa không thỏa mãn với chuyện mình bị kiềm chế nhưng lại chẳng có bản lĩnh gì, mất lòng tin vào đại thần, suốt ngày nghĩ cách để chém đầu đại thần, các đại thần giận mà không dám nói gì nên lại càng không ủng hộ quân vương, tìm mọi cách khống chế quân vương, quan hệ vua tôi càng lúc càng căng thẳng... Tiên đế chính là một người như thế, không tin tưởng quần thần. Lúc ông ta còn tại vị, ông ta chưa từng đồng tâm hiệp lực với các vị đại thần.
Chu Hòa Sưởng từng nghiêm túc suy nghĩ về tương lai của chính mình, hắn còn trẻ, cứ coi như trong một khoảng thời gian ngắn hắn sẽ bị triều thần khống chế đi, hẳn vẫn còn cơ hội để từ từ thu thập quyền lực về tay mình, cuối cùng dù sao hắn vẫn là người ngồi trên ngôi cửu ngũ.
Hơn nữa hắn cũng có người giúp đỡ, Vân ca nhi nhất định sẽ phò tá hắn.
Nhưng hiện giờ hắn vẫn chưa nắm giữ được thực quyền, tiểu thái giám bên người hắn đã không chịu ngồi yên, tựa như lời Vân ca nhi nói, hôm nay bọn chúng ỷ vào việc chúng hầu hạ bên người hắn để ép quan viên phải đưa hối lộ, sau này tham vọng càng ngày càng lớn, có phải sẽ giống như cái vị Cửu thiên tuế kia hay không, dám công nhiên tàn hại hoàng tử, nắm giữ triều chính?
Chu Hòa Sưởng càng nghĩ càng thấy sợ.
Nếu như Vân ca nhi không tới, hắn còn chưa vào kinh đã bị nhận định là kẻ chỉ biết nghe một bên, muốn nâng đỡ Yêm đảng thì đại thần trong triều sẽ nhìn nhận hắn như thế nào đây?
hắn bình tĩnh lại, mệnh cho thị vệ xung quanh kéo đám thái giám ra ngoài đánh hai mươi côn.
Đám tiểu thái giám lúc này đã sợ tới mức sởn tóc gáy, không dám xin tha nữa, nghe thấy chỉ đánh hai mươi côn, thầm thở phào nhẹ nhõm.
Còn tưởng rằng tiểu gia định chém đầu bọn họ cơ!
Thị vệ lập tức lôi đám thái giám ra ngoài sân, lột quần xuống đánh.
Phó Vân anh đứng giám sát bên cạnh.
Tất cả quan viên đứng xung quanh nhìn. Mấy ngày nay bọn họ đã bị đám thái giám này hành lên hành xuống, đã ngóng trông ngày này từ lâu!
Quan văn và hoạn quan vốn ở thế bất thể lưỡng lập (có bên này thì không có bên kia, không thể đồng thời tồn tại), Phó Vân ra thay dạy cho đám tiểu thái giám kiêu ngạo ngang ngược này một bài học, ánh mắt mọi người dành cho nàng chứa đầy tán thưởng.
Mặt nàng vẫn tỉnh bơ như không, đứng đó, không nói một lời, cũng không có bất cứ hành động nào nhưng vẫn tuấn tú hơn người, khí chất tựa người trời.
Mọi người thầm khen ngợi trọng lòng: không hổ là Đan Ánh công tử, quả nhiên phong thái hơn người!
Đám tiểu thái giám úp mặt vào ghế dài, khóc không ra nước mắt: Sai trọng điểm rồi!
...
Cát Tường trở về hầu hạ bên cạnh Chu Hòa Sưởng.
Chu Hòa Sưởng lệnh cho toàn bộ thái giám tới xem đám tiểu thái giám chịu phạt.
Đám thái giám nghe thấy tiếng gào thê lương của các tiểu thái giám thì sợ hãi vô cùng.
Về sau gặp phải Phó đại nhân thì vòng ra xa một chút thì hơn! Tuyệt không thể bị rơi vào tay Phó đại nhận!
Cát Tường đi ra ngoài ngó nghiêng một lúc rồi về phòng kể cho Chu Hòa Sưởng về tình hình bên ngoài, sầu lo nói: "Gia, hôm nay Phó thiếu gia đắc tội với đám tiểu thái giám, Phương trường sử nhất định không vui."
Chu Hòa Sưởng nghi hoặc nói: "Sao lại thế?"
Cát Tường thì thầm: "Những người đó đều do Phương trường sử phái tới hầu hạ bên người ngài đó."
Đánh bọn họ có khác gì tát vào mặt Phương trường sử đâu. Phương trường sử không dám thù hận Chu Hòa Sưởng, mối thù này đương nhiên sẽ rơi xuống đầu Phó Vân anh.