Lấy Chồng Tây

Hôm nay là cuối tuần, nên Hạnh bảo chồng rẽ qua chợ mua ít đồ về nấu nướng. Hạnh định bụng sẽ chào Nacer 1 câu, từ ngày xảy ra chuyện cô và nacer chưa từng nói chuyện lại với nhau, nhưng dẫu sao trước đây Nacer đã giúp đỡ cô rất nhiều.

Nếu cứ thế đi mà không chào nhau một tiếng thì cũng không phải cho lắm. Hạnh biết bản thân có thể gọi điện hoặc nhắn tin thông báo qua 1 tiếng, nhưng thật lòng hạnh vẫn mong được gặp mặt Nacer.

Đáng tiếc là Hạnh càng ngóng thì lại càng thất vọng, Nacer lại không về, từ ngày chuyển lên thành phố ở, Nacer chỉ điện vê hỏi thăm mọi người. Vậy là 2 tuần liền Hạnh không gặp Nacer, có chút gì đó thoáng buồn, mà mỗi khi buồn Hạnh lại gửi gắm tâm sự của mình qua những lời văn.

Hạnh nhớ Nacer từng nói thường xuyên theo dõi chuyện của cô, mong là cậu ấy đọc được những lời này. Hạnh biết mối quan hệ giữa cô và Nacer sẽ chẳng thể nào trở lại như trước. Nhưng cô không nghĩ lại đến mức thế này.

Còn nhớ ngày chưa sinh Julie mỗi khi có chuyện gì buồn Hạnh thường trốn phía sau nhà, nơi có 1 vài cây ăn quả đề khóc một mình. Nhưng dù cô có đứng sau gốc cây lớn nào đi nữa Nacer vẫn thấy cô.

Cậu ta sẽ đem theo một hộp khăn giấy sau đó nói:

- Nếu khóc làm chị thấy nhẹ lòng thì hãy khóc thật lớn, nhưng phải đảm bảo khóc xong rồi thôi, đừng giữ mãi nỗi buồn ấy trong lòng kẻo sinh tâm bệnh đấy.

- Khóc lớn.. khóc lớn trong nhà mọi người nghe thấy thì sao?

- Ừ nhỉ, em chưa nghĩ đến vấn đề đó, thôi để em nghĩ 1 câu an ủi mới vậy.

Hạnh dù đang buồn, rất buồn, nhưng khi nghe Nacer nói như thế vẫn phải khẽ bật cười, chỉ chờ có thế nacer vui vẻ nói:

- Chị cười rồi, có phải thấy cười sẽ nhẹ nhàng hơn khóc rất nhiều đúng không?

- Tôi không biết nữa, nhưng thật sự thấy mệt mỏi lắm.

- Em không giỏi an ủi, nhưng lại có thể lắng nghe, những vấn đề của chị, em biết bản thân không thể giúp gì, nhưng nếu có một ai đó để chia sẻ em nghĩ chị cũng nhẹ lòng hơn đôi chút đấy.

Hạnh đưa đôi mắt ngân ngấn nước nhìn Nacer, vừa như trêu đùa, vừa như thăm dò mà hỏi:

- Kể cả là những lời ấy nói về anh trai chú, nói sao nhỉ, kiểu như là một số lời không tốt đẹp lắm vậy.

- Em hiểu tính anh em mà nên nếu muốn chị cứ nói ra cho nhẹ lòng.

Thế rồi hôm ấy Hạnh kể cho em chồng nghe nhiều thứ lắm, nhưng để nói cô có thể thật sự trải lòng cùng cậu ấy thì phải là sau cái ngày cô đi sắm đồ cho Julie trở về. Khi ấy Hạnh mới thật sự thân thiết với Nacer, bất kể chuyện vui chuyện buồn gì Hạnh cũng đều kể cho cậu ấy nghe.

Cho đến khi chồng cô nổi cơn ghen bóng gió, và bị bố mẹ chồng tỏ ý không hài lòng, thì những lần gặp nhau nói chuyện tỉ tê của 2 người cũng bớt hẳn. Nhưng số tin nhắn trao đổi cùng nhau lại tăng lên.

Hạnh chưa từng nghĩ sẽ có một lúc mà cả nửa tháng trời hai người không hề nhìn thấy mặt nhau. Ngay cả đến tin nhắn hỏi thăm nhau cũng chẳng còn nữa, cũng có lần Hạnh định hỏi thăm xem trên ấy Nacer sống ra sao, nhưng rồi dòng chữ viết vội kia lại bị Hạnh xoá đi.

Hạnh thừa nhận, Nacer đi cô rất buồn, trong lòng nhiều lần cũng nhớ cậu ấy Nhưng lại chẳng đủ can đảm để nhắn tin trước sau ngần ấy chuyện xảy ra. Hạnh sợ nhất là khiến Nacer hiểu lầm ý mình, bởi vậy cô muốn trực tiếp chào Nacer trước mặt mọi người trong gia đình. Đáng tiếc là Hạnh cố chờ mà không thấy Nacer về nhà.

Qua đêm nay nữa thôi, sáng mai cô và chồng sẽ ra sân bay trở về Việt Nam, nghe Hạnh thông báo mà bà Hạ lộ rõ vẻ vui mừng:

- Thật hả con, ôi thế thì tốt quá, mọi người ở nhà ai cũng mong mấy đứa.

- Dạ vợ chồng con sẽ về bên ấy 10 ngày mẹ ạ.

Lũ nhóc em cô phía sau nghe thấy thế cũng nhao lên, con bé út cố chen mặt lên cái màn hình để nói:

- Hoan hô chị Hạnh sắp về rồi, chị về nhớ mua quà cho em nha.

- Cả em nữa, em thích có một chiếc xe đạp thể thao giống của thằng long chị ạ. – Thằng thành chen vào

Mỗi đứa một câu, khiến Hạnh chẳng kịp nói lời nào, chỉ lặng im nghe chúng nó chí choé mà thấy vui. Trước đây cô cũng vậy, cứ hễ ngồi với nhau là thể nào mấy chị em cũng có chuyện để gây nhau.

Năm nay Hạnh đã lớn, lại là gái đã có chồng, chẳng biết gặp lũ tiểu quỷ ấy có còn vô tư mà phá phách như chúng nó hay không. Chao ôi, sao mà đêm nó lại dài đến thế, chưa bao giờ Hạnh thấy ghét cái đồng hồ trên tường kia đến vậy.

Mọi thứ trong phòng chỉ nhìn được thấy lờ mờ nhờ ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn ngủ hắt ra. Ánh sáng yếu ớt ấy không đủ để hạnh có thể nhìn rõ mặt chồng mình, nhưng cô vẫn ngắm nhìn không chớp mắt.

Hạnh nhớ đến lần đầu tiên hai người gặp nhau, khi đó Hạnh vừa tròn 18 tuổi, bó hoa cùng bài hát chúc mừng sinh nhật đã khiến cố nghĩ chồng mình là một người vô cùng ngọt ngào lãng mạn.

Rồi cả những tháng ngày cô đơn buồn tủi trước đây, Hạnh phải gồng mình để dung hoà với bản tính vô tâm ích kỷ của chồng

Chính cái lúc mà Hạnh nghĩ hai người không tài nào có thể dung hoà được thì chồng cô đột ngột thay dổi. Mới đầu chỉ là chịu nghe Hạnh nói, tiếp đến là trò truyện cùng vợ. Bây giờ thì anh khác trước nhiều quá rồi, gương mặt này đã khiến cho Hạnh thấy vui mỗi khi ngắm nhìn.

Hạnh thật sự mong gia đình nhỏ của mình sẽ mãi mãi bên nhau, mong ông trời thương cô mà giữ cho những phút giây vui vẻ này dài mãi.

Cứ thế cô hết ngắm chồng lại đến nhìn con, cho đến khi trời sáng vẫn chưa chợp mắt được chút nào. Đồng hồ điểm 4h sáng Hạnh lại vội vã dậy chuẩn bị bữa sáng để còn kịp giờ ra sân bay.

Đây là lần thứ 2 Hạnh được đi máy bay, nhưng mà cảm xúc lần này của Hạnh là hoàn toàn trái ngược với lần trước. Cái cảm giác sắp được trở về nơi mình sinh ra khiến cho Hạnh cứ thẩm thỏm mãi không yên.

- Em sao thế.

- Em hồi hộp quá anh ạ, không biết ở quê có nhiều thay đổi không. Giờ này chắc không khí tết khắp nơi rồi anh nhỉ.

- Anh nghĩ là em nên chợp mắt một chút đi, cả đêm qua đã không ngủ rồi, thức như thế ốm thì ai chăm con.

Với người khác thì câu nói ấy là bình thường, nhưng với chồng Hạnh thì câu nói ấy đã được xếp vào loại quan tâm vợ rồi đấy. Vậy nên Hạnh cười tươi đáp lại:

- Em không sao, mà anh bế con giúp em một chút, con bé ngủ say rồi, em mỏi tay quá.

Hạnh trao con cho chồng rồi háo hứng kể cho anh nghe về cái tết truyền thống của quê hương. Không thấy chồng đáp lại, Hạnh quay ra nhìn, thì hai bố con đã ngủ say từ bao giờ. Lần nào cũng thế, chả bao giờ nghe hết tâm sự của cô, chẳng bù cho Nacer…

Thoáng nghĩ đến Nacer Hạnh vội dơ tay lên đánh vào đầu rồi lầm bẩm:

- Bỏ ngay cái so sánh điên rồ ấy đi, không được nghĩ đến chú ấy nữa.

Trước lúc đi hạnh có nhờ mẹ chồng gửi lời chào đến Nacer, chẳng biết đến bao giờ cậu ta mới về nhà. Mà có khi cô từ Việt nam trở về cậu ta vẫn chưa chịu đặt chân về cũng nên.

Hơn 12 tiếng ngồi trên máy bay, Hạnh chỉ dành để nhớ lại những kỷ niệm thời thơ ấu. Từ những ngày còn bé xíu đến khi lớn hơn một chút đi làm, ngày ấy tuy có cơ cực, nhưng nếu được lựa chọn, Hạnh vẫn chọn quay lại khoảng thời gian ấy.

Hiện tại dẫu cho vợ chồng hạnh đã hoà thuận hơn, nhưng cái phận làm dâu xa xứ, vẫn không ít lần chạnh lòng buồn tủi nhớ quê.

- ---*-----*----

Đón vợ chồng Hạnh ở sân bay cũng chỉ có bố mẹ Hạnh, lũ nhóc thì còn đi học, vì hôm nay mới có 26 tết, nên ngày mai bọn chúng mới được nghỉ. Còn ông nội thì già rồi, không thể nào đi xa được.

So với ngày Hạnh đi thì bố mẹ Hạnh có phần phương phi hơn một chút, có lẽ do kinh tế gia đình cô gần đây khá hơn trước.

Hạnh bế con tiến nhanh đến chỗ bố mẹ, còn Andrew thì kéo hành lý ở phía sau. Bà Hạ thấy con gái thì ôm chầm lấy, Julie chưa gặp bà bao giờ nên khóc oà lên, thế là ba mẹ con, bà cháu cứ thế ôm nhau sụt sùi khóc, đến khi bố Hạnh phải cất tiếng:

- Mẹ con cái bà này, con nó về là vui chứ sao bà khóc như mưa thế hả, nín đi không con rể nó cười cho bây giờ.

- Tại tôi mừng quá ông ạ, con bé nó đi mấy năm trời, ngày nó đi còn ngây ngô mà giờ trở về đã là mẹ rồi đấy, nhanh quá ông nhỉ.

- Tôi với bà cũng già rồi còn gì nữa, thôi mau mau ra ngoài kia còn về cho chúng nó nghỉ ngơi.

Andrew thấy bố mẹ vợ thì cúi đầu chào, nhưng vì cả 2 đều không biết tiếng của nhau nên mỗi lần muốn nói gì đều phải có Hạnh phiên dịch. Cũng vì thế mà câu chuyện cũng bớt phần thân tình đi một chút.

Những ngày cùng chồng ở quê đón tết là những tháng ngày hạnh phúc nhất với cô. Chồng Hạnh luôn chủ động quan tâm và chăm sóc con gái cùng Hạnh. Có lẽ anh cũng ý thức được đây là quê hương của vợ nên muốn ghi điểm.

Chỉ có điều có vẻ anh không hào hứng với không khí tết ở đây cho lắm. Có thể do bất đồng ngôn ngữ nên anh cảm thấy buồn, hoặc do thời tiết và phong tục tập quán ở đây đều khác xa nước Pháp nên anh thấy không quen.

Dẫu là gì thì Hạnh cũng cảm thấy chồng mình đã cố gắng nhiều lắm, và cô luôn trân trọng những cố gắng ấy của anh.

Hai ngày đầu tiên khi về quê vợ chồng hạnh dành để đi thăm hỏi họ hàng. Thấy Hạnh nhiều người kéo tay hỏi nhỏ:

- Đợt này về quê chắc mang nhiều tiền về lắm hả?

- Tiền gì ạ

- Gớm không phải giấu, lấy chồng tây thiếu gì tiền, kiểu này bố mẹ mày có mà ở nhà chơi cả năm cũng chưa tiêu hết tiền ấy nhỉ. Chả thế mà năm nay nhà mày mua hẳn cây đào to nhất làng à.

Hạnh gượng cười không đáp, phải rồi, người dân quê cô vẫn cứ nghĩ cứ Tây là giàu có, tây là lắm tiền nhiều của mà. Vậy nên Hạnh cũng chẳng quá bất ngờ với những câu hỏi kiểu ấy, bởi chính bản thân Hạnh trước đây cũng có cái suy nghĩ ấy trong đầu cơ mà.

Sang đến chiều 28 tết thì bố Hạnh bắt đầu gói bánh chưng, năm nay có con rể về nên ông bà làm hẳn một con lợn 60kg. Hạnh nhìn mà nhăn mặt hỏi bố:

- Nhiều thế này ăn làm sao hết hả bố?

- Bố còn đang lo thiếu đấy, rồi mày xem, năm nay khách khứa nhiều, làm không khéo là thiếu chứ chẳng đùa đâu.

Hạnh chả biết bố tính làm những gì nên im lặng không nói nữa, đến khi bánh chưng được gói hoàn tất thì cô nhận chân ngồi trông bánh.

Hạnh cùng chồng ngồi canh nồi bánh chưng nghi ngút khói, ném vội mấy củ khoai tây vào trong bếp củi đang đỏ lửa. Hạnh kể cho chồng nghe về sự tích bánh trưng bánh giầy, và ý nghĩa của chúng trong ngày tết cố truyền Việt Nam.

Andrew nghe xong thì gật gù tán thưởng:

- Công nhận nó ly kỳ hơn anh nghĩ.

- Chứ sao, tất cả mọi truyền thống trong ngày tết đều có một câu truyện cổ tích riêng đấy anh biết không.

- Thật thế hả.

Hạnh tự hào gật đầu:

- Ngày nhỏ em hay được ông kể cho nghe, ông kể nhiều lắm, nhưng mà bây giờ em không nhớ hết nên chẳng kể cho anh được.

Andrew khều tay vợ bảo:

- Em này, nhìn ông có vẻ yếu quá nhỉ, anh thấy nói chuyện thôi mà ông cũng thở giống như mệt lắm vậy.

- Ông già rồi mà anh, người già giống như ngọn đèn dầu trước gió vậy, cũng may lần này anh đưa mẹ con em về quên, nên có cơ hội chăm sóc trò truyện cùng ông. Chứ lần trước em gọi về ông bị ốm đi viện mà em lo lắm, lo mình chẳng còn cơ hội nói chuyện cùng ông.

Đôi mắt Hạnh cứ thế long lanh nước, không khí giữa 2 người cũng vì thế mà trùng xuống. Một lát thì Andrew đề nghị:

- Hay vợ chồng mình ra biển chút đi, anh rất thích mùi vị của biển cả.

- Nhưng mà giờ ra đó rét lắm.

- Không sao, mặc áo ấm vào là được mà.

Nhìn cái ánh mắt háo hức của chồng mà cô không nỡ từ chối, cô rụt đống củi kia sâu thêm một chút rồi đứng lên đi vào nhà.

- Mẹ, bọn con ra biển một chút, mẹ để ý con bé giúp con nhé. À mẹ bảo thằng Thành là con đang nướng ít khoai trong bếp đấy, bảo nó kều ra mà ăn nhé.

- Được rồi, nhớ mặc ấm vào kẻo lạnh con ạ.

Vậy là Hai vợ chồng dắt xe đi, do Andrew không thông thạo đường xá nên Hạnh là người cầm lái. Hai vợ chồng cứ thế đèo nhau lòng vòng khắp nơi, Andrew phía sau mượn cớ lạnh mà ôm chặt lấy eo vợ. Tiếng cười cứ thế vang lên khắp mọi nẻo đường họ đi qua.

Giây phút giao thừa cuối cùng cũng tới gần, Hạnh theo chân bố ra ngoài miếu làng để cúng lễ. Andrew thấy thế cũng tò mò đi theo, anh muốn biết lễ cũng giao thừa ở Việt Nam là thế nào.

Năm nào cũng vậy, một cụ được cử trông coi miếu sẽ là người đứng ra làm lễ cúng cho cả làng. Tất cả mọi thứ sẽ hoàn thành trước 12h sau đó cửa miếu sẽ được đóng lại. CHờ đúng đến khoảnh khắc giao thừa thì một người đàn ông sẽ mở cửa bước vào để xông miếu.

Người đàn ông này là một người thành đạt của làng, đặc biệt là phải hợp tuổi, được cả làng cùng nhau chọn lựa kỹ lưỡng với mong muốn sẽ đem đến mọi may mắn, hanh thông cho làng.

Khi mọi nghi thức kết thúc thì thường các cụ già sẽ trở về nhà, còn thanh niên thì sẽ kéo nhau lên chùa lớn hái lộc.

Tất nhiên mỗi nhà sẽ nhờ một ai đó hợp tuổi với gia chủ để giúp xông đất đầu năm. Mọi thứ với Hạnh nó thân thuộc lắm, nhưng với Andrew thì quá xa lạ, ở bên đó sẽ không có các khác niệm như ngày lành, giờ tốt, hay là xông đất, xông nhà. Lại cộng thêm việc anh không biết tiếng Việt nên Hạnh phải vất vả lắm mới có thể phân tích cho anh hiểu hết từng việc một.

Có một việc duy nhất Hạnh không giải thích với chồng, đó chính là nụ hôn cô trao cho anh ngay khoảnh khắc giao thừa. Hạnh luôn quan niệm ở giây phút giao thừa mà hai người trao nhau nụ hôn say đắm thì sẽ trọn đời hạnh phúc bên nhau. Bởi vậy cô mới lén kéo chồng ra cạnh miếu mà hôn.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui