Lễ Diễu Hành Phục Sinh

MỘT ĐỜI NGƯỜI - CÂU CHUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ
Nếu bạn bị đuổi việc ở New York, bạn có thể nhận được trợ cấp thất nghiệp trong vòng bốn mươi hai tuần. Sau đó, nếu bạn vẫn chưa tìm được việc làm, sự cầu viện duy nhất của bạn là đi đến Quỹ phúc lợi xã hội.
Tôi là một sinh viên tốt nghiệp đại học, theo giáo phái Tin lành, dòng giống Anglo Saxon, da trắng. Tôi luôn kiếm sống bằng công việc chuyên môn của mình - như là một thủ thư, một nhà báo, và cuối cùng là một người viết quảng cáo. Hiện tại tôi đang ở trong tình trạng thát nghiệp đến tháng thứ chín, không có một chút gì ngoài sự trợ cáp xã hội. Những nhà tư vấn công việc của tôi, cả nhà nước và tư nhân, đã làm tất cả những gì có thể; họ nói với tôi rằng đơn giản là không có việc gì cho tôi.
Có thể không ai giải thích được đầy đủ tình thế khó khăn này, nhưng với tất cả sự mạo hiểm thể hiện sự tự thương xót bản thân một cách quá lịch sự và dễ hiểu, tôi sẽ đánh bạo một sự phỏng đoán: tôi là một phụ nữ, và tôi không còn trẻ nữa.
Bài báo của Emily viết được đến đó. Nó đã được cuộn trong máy chữ của cô hàng tuần nay rồi; hiện giờ trang giấy đã bị cong mép, bạc màu và toàn bụi.
Cô đã rơi vào tình trạng thất nghiệp được mười một tháng khi cô bắt đầu lo lắng là cô sẽ bị mất trí nhớ nữa. Cô đã không còn ở căn hộ cũ mà chuyển về một nơi nhỏ hơn, rẻ hơn ở West Twenties, không xa nơi Jack Flanders đã sống ở đó một lần. Nhìn ánh sáng buổi sớm ban mai trải dài trên những tòa nhà xép trên phố, cô thường hay nghĩ về Jack Flanders vuốt ve khuỷu tay của cô trong áo choàng và nói “Thỉnh thoảng, nếu bạn chơi những con bài đúng nước, bạn sẽ gặp được một cô gái xinh đẹp.” Nhưng đó chỉ là một phần của sự phiền muộn: cô luôn sống trong ký ức. Không một cảnh tượng nào hay một âm thanh nào hay một thứ nào ở trên toàn New York lại không có liên quan đến những mối quan hệ cũ; bất cứ nơi nào cô đi qua, thỉnh thoảng cô thả bộ hàng giờ liền, và cô chỉ nhìn thấy quá khứ.
Những ly rượu nặng làm cho cô sợ, nhưng cô uống một lượng bia vừa đủ để giúp cô có thể ngủ trong những buổi chiều - đó là một cách tốt để giết thời gian - và chính là những lúc thức dậy từ những giấc ngủ ngày đó, ngồi ở trên giường và nhìn chằm chằm vào những lon bia trống rỗng trên sàn, đã báo hiệu những dấu hiệu đầu tiên của chứng loạn trí. Nếu bất kỳ một ai hỏi cô đó là ngày nào, tháng nào hay năm nào, cô sẽ phải nói “Gượm đã... để tôi tính,” và cô không biết liệu bóng xám đằng xa phía cửa sổ là bóng hoàng hôn hay là bụi nữa. Thậm chí còn tồi tệ hơn, những giác mơ của cô láp đầy những giọng nói vang hét từ quá khứ, và hiện giờ những giọng nói đó vẫn còn vang lên. Cô chạy ra cửa để đảm bảo rằng cửa đã được khoá - Tốt; không ai có thể vào đây; cô một mình và an toàn trong căn phòng của riêng mình - và sau khi đứng một lúc lâu với việc mút tay cô lấy ra cuốn niên giám điện thoại và dò tìm toàn “thành phố New York” những danh sách cho đến khi cô tìm thấy “Dịch vụ chẩn đoán Bệnh tâm thần.” Nhưng khi cô cố gọi số đó đến mười một lần nhưng không có ai nhấc máy, cô nhớ ra đó là Chủ nhật; và cô phải đợi.
“Chị phải đi ra ngoài và gặp gỡ mọi người, Emily,” Grace Talbot thường nói với cô như vậy. Grace Talbot cũng làm việc ở công ty quảng cáo Baldwin, cho đến khi cô ta tìm thấy một công việc tốt hơn với một hãng lớn hơn, và gần đây trở thành người bạn duy nhất của Emily. Cô ta hài hước, có khuôn mặt như diều hâu và không dễ thương lắm, nhưng một lần một tuần, khi họ cùng nhau ăn tối ở nhà hàng, dường như cô ta tốt hơn bất kỳ điều gì vậy.
Và thật sự cô ta tốt hơn bất kỳ một thứ gì trong thời điểm hiện tại. Emily đang gọi số điện thoại của cô ta được nửa chừng trước khi cô nhận ra cô không biết nói gì. Cô không thể nói “Grace, tôi nghĩ tôi sẽ bị điên” mà lại không có vẻ như một người khùng.
“Xin chào!”
“Chào Grace, Emily đây. Tôi chỉ gọi... chị biết đấy... không vì một lý do nào cả, ngoài việc nói chuyện thôi mà.”
“Ôi, tốt thôi. Chị thế nào rồi?”
“Ổn thôi. Tôi nghĩ, ngoại trừ những ngày Chủ nhật ở New York có thể thật kinh khủng.”
“Thật á? Chúa ơi, tôi yêu những ngày Chủ nhật. Tôi sung sướng trên giường hàng giờ liền với tờ Thời báo, và với bánh mì quế và những cốc chè, và rồi buổi chiều tôi đi bộ trong công viên, hay thỉnh thoảng có bạn đến chơi, hoặc thỉnh thoảng tôi đi xem phim. Đó là ngày duy nhất trong tuần tôi thật sự cảm thấy dành cho riêng mình.” Ngập ngừng một lúc trong lúc Emily hối tiếc đã gọi điện cho cô ta. Rồi cô nói “Chị làm gì chiều nay?”
“À, tôi đi uống rượu với một vài người bạn, George và Myra Fox. Tôi đã kể với chị về họ: anh ta viết giới thiệu quảng cáo bìa cho những cuốn sách; cô ta là một họa sĩ thương mại. Họ là những người dễ chịu.”
“Ôi, thế à, tôi nghĩ tôi sẽ cùng với chị và... chị biết đấy... để xem chị thế nào rồi.” Những điều cô đã nói làm cho cô căm ghét chính bản thân mình ngày càng nhiều hơn. “Tôi xin lỗi đã làm phiền chị trong lúc chị đang dang dờ công việc, hay một việc gì đó như vậy.”
Và lại có một sự ngập ngừng khác. “Emily?” cuối cùng Grace Talbot nói, “Chị có biết không? Tôi mong rằng chị không lừa dối tôi, và lừa dối mình nữa. Tôi biết chị cô đơn đến như thế nào; đó là một tội lỗi cho bất kỳ một ai cô đơn đến như vậy. Nghe này: George và Myra có một vài người đến chơi vào tối thứ sáu tới. Chị có muốn đi cùng tôi không...?”
Một bữa tiệc. Nó có thể sẽ là một bữa tiệc kéo dài hơn việc cô muốn nhớ, và thứ sáu chỉ còn có năm ngày nữa.
Cả tuần cô chẳng nghĩ được điều gì khác; rồi thứ sáu đã đến, và tất cả những việc cần làm trên đời này là chuẩn bị trang phục và đầu tóc cho tốt. Cô mặc một chiếc váy đen đơn giản (Cô không thể nhớ là Howard Dunninger đã nói như thế nào, về Linda, “Cô ấy mặc một chiếc váy ngắn màu đen đơn giản...”) và một kiểu tóc thả một chút điệu đà vương trên mắt. Trông cô ổn. Có thể sẽ có một người đàn ông ở đó, một anh chàng trông ưa nhìn, tóc hoa râm cùng độ tuổi với cô hay già hơn, có thể sẽ nói “Hãy kể cho tôi về em, Emily.” Nhưng thật sự đấy không hẳn là một bữa tiệc. Tám hay mười người ở trong phòng khách của gia đình Fox không rời khỏi ghế của mình; dường như tất cả bọn họ đều biết nhau, và họ ngồi với trạng thái mệt lử, với những khuôn mặt mỉa mai, nhấp những ngụm rượu vang đỏ rẻ tiền. Không có một người đàn ông nào không bị ràng buộc. Emily và Grace, ngồi cách xa nhóm chính, hoàn toàn bị tách khỏi câu chuyện cho đến khi hối hả nói vọng ra cứu nguy cho họ, đánh thức tất cả những cái nhìn trông có vẻ như đang lắng nghe từ phía những người khách khác.
“Tôi đã giới thiệu chị với Trudy chưa?” Cô ta hỏi Grace. “Hàng xóm cùng tầng với chúng tôi? Cô ta nói cô ta sẽ đến sau, nên có thể chị sẽ gặp cô ta, nhưng thật sự chị nên biết về cô ta trước đã. Cô ta thật ra là... Cô ta...”
Và đây là George Fox, đứng với một chai rượu trong tư thế sẵn sàng rót rượu, ngắt lời vợ mình với một cái giọng đủ to cho cả nhóm nghe thấy. “Trudy quản lý một phòng mạch về vấn đề thủ dâm của phụ nữ,” anh ta nói.
“Ôi, George, nó không phải là một ‘phòng mạch’. Nó là một phòng phát thanh.”
“Đúng rồi, một phòng phát thanh,” George Fox nói. “Cô ta thu nạp phụ nữ ở mọi lứa tuổi - nhóm họp hầu hết phụ nữ ở lứa tuổi trung niên - và cô ta sẽ lấy một chút phí. Những lớp học được tập trung ở phòng thu thanh của cô ấy và thường được bắt đầu bằng một việc thông lệ là nhảy hiện đại - đương nhiên là khỏa thân - rồi họ bắt đầu công việc bằng tay, ta có thể nói như vậy. Vì Trudy không cho rằng thủ dâm là một sự thay thế bần cùng cho đồ thật, mọi người biết đấy; cô ta cho rằng thủ dâm là một cách sống. Một thể loại cơ bản cho trường phái nữ quyền cấp tiến. Ai cần đàn ông cơ chứ?”
“Tôi không tin vào điều đó,” có ai đó nói. “Bạn không tin điều đó à? Hãy ở đây. Bạn sẽ gặp cô ấy. Hãy hỏi cô ấy về bản thân bạn. Và cô ấy không thích bất cứ một thứ gì ngoài việc chỉ cho khách đến thăm quan phòng quay.”
Trudy có ghé qua sau đó - hay chính xác ra là cô ta bước vào. Điều đáng ngạc nhiên nhất về cô ta là đầu cô ta được cạo trọc - cô ta giống như một người đàn ông hói hoàn toàn, đẹp trai ở độ tuổi bốn mươi hay trạc lứa tuổi đó - và khi bạn nhận ra quần áo của cô ta: một chiếc áo lót màu tím của đàn ông mà qua đó những đầu ti của bộ ngực nhỏ lộ ra, và một cái quần jean màu xanh bạc màu mà cái đũng quần được đính hình một con bướm màu vàng to. Cô ta hòa vào với nhóm một lúc, chăm chú với điếu thuốc theo cách làm nổi bật lên cái má hóp và gò má nhô cao; và rồi khi một vài người khách bắt đầu ra về, cô ta nói “Có ai muốn xem phòng quay của tôi không?”
Đầu tiên là bước vào một sảnh lớn với nhiều cái mắc áo trên tường và một cái biển trên mái vòm đề XIN HÃY ĐỂ QUẦN ÁO CỦA BẠN Ở ĐÂY. “Mọi người có thể bỏ qua cái biển đó,” Trudy nói, “nhưng làm ơn hãy cởi giầy,” và cô ta để cho những người khác mặc tất quần đi vào trong phòng chính được trải thảm rộng và sâu.
Ở trên một mặt tường là một bức vẽ giải phẫu, to và hoàn hảo về một phụ nữ khỏa thân ngồi tựa với chân dang rộng, một bên tay vuốt ve bộ ngực và tay kia đưa bộ phận đồ rung bằng điện vào phần dưới của mình. Ở trên một bức tường khác, được tắm trong đèn chiếu hắt từ trần xuống, là cái gì đó trông như thể một ánh mặt trời lóe sáng được làm nên từ những hình thù bằng nhôm giống như kén. Đến gần, những cái kén chính là sự thể hiện chính xác, đúng kích cỡ thật của âm đạo mở - một vài âm đạo to hơn những âm đạo khác, tất cả với những loại phức tạp khác nhau về môi ngoài và môi trong của âm hộ. Emily đang nghiên cứu phần trưng bày thì Trudy đến gần và đập vào vai cô. “Đây là một vài tác phẩm của sinh viên tôi,” cô ta giải thích. “Một nhà điêu khắc, một người bạn của tôi thiết kế chúng bằng sáp ong, rồi họ chuyển sang nhôm.”
“Tôi hiểu rồi,” Emily nói. “Thật ra điều đó thật là rất... thú vị.” Cái ly rượu bị nóng lên và dính chặt vào tay cô, và xương sống của cô đau nhức vì mệt. Cô linh cảm rằng nếu cô không ra khỏi đây ngay lập tức, Trudy sẽ mời cô tham gia vào lớp này mất.
Cố gắng không tỏ ra vội vàng, cô xin thứ lỗi và đi ra phía sảnh đợi nơi giày của cô để ở đó và rồi quay lại căn hộ của gia đình Fox nơi mọi người đều đang đồng ý là phòng quay của Trudy thật sự là một nơi họ chưa bao giờ được nhìn thấy.
“Tôi đã nói với các bạn rồi mà,” George Fox nói. “Các bạn có thể sẽ không tin tôi, nhưng tôi đã nói với bạn là...”
Rồi bữa tiệc kết thúc và cô đi ra phía đường dành cho người đi bộ, chào tạm biệt Grace Talbot đang cố nói là đêm nay thật thú vị, và rồi cô trên đường về nhà. Không có một bữa tiệc nào nữa, và cô không còn thói quen đi dạo nữa. Cô chỉ rời căn hộ khi đi mua thức ăn (“những bữa ăn sẵn chỉ cần hâm nóng” và những thực phẩm qua chế biến, loại rẻ tiền, dễ chuẩn bị và nhanh được ăn), và thậm chí có nhiều ngày cô còn không làm cả việc đó. Một lần, bắt mình phải đi ra phố và đi vào một nhà hàng ở góc phố, khi cô lựa chọn đồ trên giá và trong tủ đông lạnh và để chúng ở quầy thu tiền thì cô ngước lên và nhận thấy người chủ cửa hàng mỉm cười với cô. Ông ta là một người đàn ông mập mạp, nhẹ nhàng ở độ tuổi sáu mươi, với những đốm cà phê trên tạp dề, và trước đó chưa một lần nào khi cô tiếp xúc với ông ta ông ta nở một nụ cười như vậy cả, hay thậm chí lúc này còn nói chuyện với cô nữa.
“Cô có biết không?” ông ta nói, ngượng nghịu cứ như thể ông ta đang tỏ tình vậy, “Nếu như tất cả khách hàng của tôi đều như cô, vợ tôi sẽ vui lắm đấy.”
“Mm,” cô nói. “Tại sao lại vậy?”
“Vì cô luôn tự làm lấy,” ông ta nói. “Cô tự chọn đồ và mang chúng đến đây. Điều đó thật dễ chịu. Hầu như mọi người - đặc biệt là phụ nữ - đến đây và hay nói ‘Hộp bột mỳ.’ Tôi phải đi xuống tận nơi có giá để đồ ngũ cốc, mang chúng lại đây, và rồi họ nói ‘Ôi, tôi quên mất... một hộp Gạo Krispies nữa,’ vì thế với ba mươi chín xu tôi có thể sẽ bị đau tim. Không phải cô, không bao giờ là cô. Bán hàng cho cô thật thú vị.”
“Thế ạ,” cô nói. “Cám ơn ông.” Và những ngón tay của cô run lên thể cô đang đếm những đồng đô la vậy. Đây là lần đầu tiên trong gần một tuần cô mới nghe thấy giọng của mình, và đã là quá lâu kể từ khi có bất kỳ một ai - bất kỳ một ai - nói điều gì đó tốt đẹp với cô.
Đã nhiều lần cô quay số điện thoại của Dịch vụ Thông tin bệnh Tâm thần, nhưng “Mm,” cô nói. “Tại sao lại vậy?”
“Vì cô luôn tự làm lấy,” ông ta nói. “Cô tự chọn đồ và mang chúng đến đây. Điều đó thật dễ chịu. Hầu như mọi người - đặc biệt là phụ nữ - đến đây và hay nói “Hộp bột mỳ.” Tôi phải đi xuống tận nơi có giá để đồ ngũ cốc, mang chúng lại đây, và rồi họ nói “Ôi, tôi quên mất... một hộp Gạo Krispies nữa,” vì thế với ba mươi chín xu tôi có thể sẽ bị đau tim. Không phải cô, không bao giờ là cô. Bán hàng cho cô thật thú vị.”
“Thế ạ,” cô nói. “Cám ơn ông.” Và những ngón tay của cô run lên thể cô đang đếm những đồng đô la vậy. Đây là lần đầu tiên trong gần một tuần cô mới nghe thấy giọng của mình, và đã là quá lâu kể từ khi có bất kỳ một ai - bất kỳ một ai - nói điều gì đó tốt đẹp với cô.
Đã nhiều lần cô quay số điện thoại của Dịch vụ Thông tin bệnh Tâm thần, nhưng lại không thể bắt mình hoàn thành được việc gọi điện. Rồi một lần cô đã hoàn thành cú điện thoại đó và nó lại được chuyển đến một số khác, ở đó một người phụ nữ với kiểu phát âm Tây Ban Nha nặng, nói rất cẩn thận, giải thích lịch trình: Emily có thể đến bệnh viện Bellevue bất kỳ một buổi sáng nào trong tuần trước mười giờ, đi xuống tầng hầm và tìm một cái biển đề MỜI VÀO PHÒNG KHÁM. Ở đó cô sẽ được một nhân viên xã hội phỏng vấn, một cuộc phỏng vấn với một bác sĩ tâm lý sẽ được sắp xếp một ngày sau đó.
“Cám ơn rất nhiều,” Emily nói, nhưng cô không bao giờ đến cả. Cái viễn cảnh đi xuống lòng của Bellevue để tìm cái biển đề dòng chữ Mời vào phòng khám dường như làm cho cô mất hết hy vọng, giống như thể bước vào phòng quay của Trudy vậy.
Một buổi chiều khi cô bắt mình phải đi bộ về làng để làm - một chuyến viếng thăm với những suy nghĩ về cái chết - thì cô chợt dừng lại ở lối người đi bộ và cảm thấy máu trong mình chạy nhanh hơn với những sự bắt đầu của một ý tưởng mới. Cô vội về nhà, và ngay lập tức cô lại một mình, đằng sau cánh cửa đã khoá, kéo một cái hộp bìa cứng nặng, đầy bụi ra khỏi chỗ để đồ chứa và để nó ở giữa sàn. Đó là một cái hộp gồm toàn thư cũ - cô chưa bao giờ có thể ném đi được một lá thư nào - và cô lướt qua một ôm tay rất dày gồm toàn phong bì trơn, tất cả những phong bì đó đều không theo một thứ tự thời gian nào cả, trước khi cô nhận ra một trong hai phong bì mà cô đang tìm.
Ông và bà Martin S. Gregory
Xin hân hạnh được thông báo lễ thành hôn của con gái chúng tôi Carol Elizabeth với Đức cha Peter J. Wilson Vào thứ sáu, ngày mười một tháng mười, 1969 tại Nhà thờ St.John Edwardstown, New Hampshire
Cô nhớ là mình đã hơi bị tổn thương khi không được mời đến đám cưới, nhưng Howard nói “Thật là ngu xuẩn; không ai còn tổ chức đám cưới to và ngông cuồng như thế này nữa.” Cô đã gửi đi một quà tặng bằng bạc đắt tiền và nhận được một thư cảm ơn chu đáo, nghe cảm động kiểu trẻ con từ chú rể Peter, viết tay theo kiểu học trường tư, nét khá đậm.
Dường như phải mất hàng giờ để tìm thấy lá thư thứ hai vừa mới nhận gần đây và quả thật là một tin tốt.
Đức cha và Bà Peter J. Wilson
Xin thông báo sự ra đời của con gái Sarah Jane
Bảy pound, sáu ounce
Tháng mười hai ngày mồng ba, 1970
“Ôi, xem này, Howard,” cô đã nói. “Chúng đặt tên cho con chúng có tên đệm Sarah. Chẳng phải là dễ thương hay sao?”
“Mm,” ông ta nói. “Rất dễ thương.”
Nhưng bây giờ khi tìm được hai bức thiệp này cô lại không biết mình phải làm gì với nó. Để giấu đi sự không chắc chắn của chính mình, cô dành một lúc lâu lau những lá thư vương vãi trên sàn và lại nhét chúng vào trong hộp, cái mà cô lại khệ nệ tống chặt vào bóng tối nơi thuộc về chúng. Rồi cô phủi bụi trên tay mình và ngồi im lặng với lon bia đã nguội lạnh, cố suy nghĩ.
Đó là bốn hay năm ngày trước khi cô lấy hết nghị lực để quyết định đi đến một nơi để gặp một người có tên là Đức cha Peter J.Wilson ở Edwardstown, New Hampshire.
“Dì Emmy!” Anh ta nói. “Vui quá lại được gặp dì. Dì thế nào ạ?”
“Dì cũng ổn. Và gia đình cháu thế nào? Cún con thế nào rồi?”
Và họ cứ nói chuyện mãi theo cách như vậy, chẳng về một chủ đề nào cả, cho đến khi anh ta nói “Dì vẫn làm việc ở công ty quảng cáo chứ ạ?”
“Không, dì... thật ra, dì đã không làm việc ở đó được một khoảng thời gian rồi. Thật sự bây giờ dì không đi làm.” Cô đã nói từ “thật sự” đến hai lần, và điều đó đã làm cho cô cắn vào môi. “Dì sống một mình, và dì có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, vì thế, dì nghĩ, đó là lý do vì sao” - cô cố gắng nở một nụ cười...- “lý do vì sao dì quyết định đến gặp cháu hoàn toàn bát ngờ.”
“Thế ạ,” anh ta nói, và cái cách mà anh ta nói từ “thế ạ” đã chứng tỏ anh ta hiểu cụm từ “sống một mình” có nghĩa là gì. “Thế à. Dì đã bao giờ nghĩ đến việc này chưa?”
“Việc gì cơ?”
“Dì đã bao giờ nghĩ đến việc này chưa? New England? New Hampshire? Vì, ý con là bọn con yêu dì. Carol luôn muốn gặp dì. Có thể dì qua đây với bọn con ngày nghỉ cuối tuần hay một thời gian nào đó. Gượm đã: con có một sáng kiến. Ngày nghỉ cuối tuần sắp tới được không ạ?”
“Ôi, Peter...” Tim cô đập rộn lên. “Giờ thì nghe như là dì đang mời chính dì vậy.”
“Không, không,” anh ta cố nói. “Dì đừng nghĩ thế... con không có ý như vậy. Bọn con có rất nhiều phòng; dì sẽ cảm thấy thoải mái... và dì cũng không phải chỉ ở có một tuần, dì có thể ở đến khi nào dì muốn...”
Thế là sự việc đã được sắp xếp. Cô có thể đi đến Edwardstown bằng ô tô buýt vào thứ sáu tới - đó là một chuyến đi mất sáu tiếng, với một giờ nghỉ ở Boston - và Peter sẽ đón cô ở sân ga.
Trong một vài ngày sau đó cô đi lại với một tinh thần mới, cảm giác của chính mình như một người quan trọng, như được cho là có ai đó để yêu thương.
Trang phục là một vấn đề: cô có ít quần áo thích hợp với mùa xuân ở New England đến nỗi cô có ý định sẽ mua quần áo mới, nhưng thật là ngớ ngẩn; cô lại không có tiền để mua. Vào đêm trước chuyến đi cô thức khuya để giặt tất cả đồ lót và đồ nịt của mình dưới ánh đèn vàng yếu ớt trong phòng tắm (chủ nhà đã tiết kiệm điện bằng cách dùng đèn hai mươi nhăm oát ở trong tất cả các phòng tắm) và sau đó cô không thể ngủ được. Cô vẫn bị mệt mỏi vì thiếu ngủ khi cô mang cái va li bé nhỏ của mình vào khu vực ngầm không theo một trật tự nào ở cửa kiểm tra của tuyến ô tô buýt vào sáng sớm hôm thứ sáu.
Cô nghĩ là cô có thể sẽ ngủ trên ô tô, nhưng một lúc lâu tất cả những gì cô có thể làm là hút nhiều thuốc và nhìn chằm chằm qua cái cửa sổ được phủ màu xanh khi đi qua các cảnh vật bên đường. Đó là một ngày tháng tư tươi sáng. Rồi một cơn buồn ngủ chợt đến với cô vào đầu giờ chiều; cô tỉnh dậy với một bên tay bị chuột rút, với bộ quần áo nhàu nhĩ và con ngươi cảm thấy cay xè. Ô tô chỉ cách Edwardstown có vài phút nữa thôi.
Sự đón chào của Peter thật nhiệt tình.
Anh ta đón lấy vai li của cô như thể việc cô phải mang một cái va li như vậy sẽ làm cho anh ta khó chịu, và dẫn cô đi về phía chỗ để ô tô. Thật là thú vị khi được đi cạnh anh ta: anh ta sải những bước mạnh mẽ, dễ dàng và nắm tay cô bằng tay còn để trống. Anh ta đang đeo một cái cà vạt mục sư - cô nghĩ rằng chắc hẳn anh ta đã có một vị trí cao ở nhà thờ Tân giáo, nếu như anh ta đeo chúng suốt như vậy - với một bộ vét xám nhạt khá chải chuốt.
“Cảnh vật ở đây đẹp lắm,” anh ta nói trong lúc lái. “Và dì đã chọn được ngày đẹp trời đấy ạ.”
“Mm. Thật tuyệt. Thật là tuyệt... khi con đã mời dì.”
“Con cũng rất vui khi dì đến.”
“Nhà con có xa đây không?”
“Chỉ một vài dặm thôi.” Sau một lúc rồi anh ta nói “Dì có biết không, dì Emmy? Con luôn nghĩ đến dì kể từ ngày phong trào Giải phóng Phụ nữ bắt đầu. Dì luôn ở trong con như một người phụ nữ tự do truyền thống.”
“Tự do khỏi cái gì?”
“Dì biết đấy... từ những quan niệm xã hội lỗi thời về bổn phận của người phụ nữ phải làm gì.”
“Ôi, Chúa ơi, Peter. Dì hy vọng rằng con sẽ nói điều đó được hay hơn khi con làm lễ ở nhà thờ.”
“Hay hơn cái gì ạ?”
“Sử dụng cụm từ giống như ‘những quan niệm xã hội lỗi thời.’ Con là ai nhỉ - một trong những mục sư ‘được ưa chuộng’?”
“Vâng, con khá được tin tưởng. Mình sẽ phải như vậy, nếu mình làm việc với thanh niên dì ạ.”
“Con bao nhiêu tuổi rồi nhỉ, Peter? Hai mươi tám? Hai mươi chín?”
“Dì quên hết thời gian rồi, dì Emmy. Con đã ba mươi mốt rồi.”
“Con gái con bao nhiêu tuổi?”
“Sắp bốn tuổi rồi ạ.”
“Dì rất... hài lòng,” cô nói “về việc con và vợ con đặt tên con gái mình sau tên mẹ con.”
“Vâng ạ,” anh ta nói khi đi vào phần đường vượt để vượt lên chiếc xe tải chở nhiên liệu. Khi anh ta lái xe trở lại đường lái chính anh ta nói “Con cảm thấy vui khi dì hài lòng. Và con nói với dì điều này: bọn con đang mong có một cu cậu trong lần sinh tới, nhưng nếu bọn con lại sinh con gái bọn con sẽ đặt tên sau tên dì. Dì nghĩ gì về chuyện đó ạ?”
“Thế à, dì rất... điều đó thật rất...”, nhưng cô đã không thể kết thúc câu nói của mình vì cô suy sụp hoàn toàn và ôm mặt khóc nức nở ở phía cửa xe chỗ dành cho khách ngồi.
“Dì Emmy!”, anh ta ngượng nghịu nói. “Dì Emmy, dì ổn chứ ạ?”
Thật là bẽ bàng. Cô vừa mới gặp cháu mình chưa đầy mười phút, thế mà cô đã cho cháu mình thấy mình khóc như thế nào. “Dì ổn mà,” cô nói ngay khi có thể.
“Dì chỉ hơi... mệt, chỉ có vậy thội. Tối qua dì đã ngủ không được nhiều lắm.”
“Thế à, tối nay dì sẽ ngủ. Không khí ở đây thật trong lành và thoáng đãng; mọi người nói không khí ở đây làm cho người ta ngủ như chết vậy.”
“Mm.” Và cô lại bận rộn với việc châm thuốc hút, một nghi thức mà cô đã tựa cả cuộc đời mình vào mỗi khi cần lấy lại bình tĩnh.
“Mẹ con cũng thường xuyên có vấn đề với việc ngủ,” anh ta nói. “Con nhớ rằng khi bọn con còn bé bọn con thường nói “Hãy trật tự. Mẹ đang cố ngủ đấy.”
“Đúng thế”, cô nói. “Dì biết là mẹ con có vấn đề với việc ngủ.” Cô lại trỗi dậy muốn biết “Chị ấy đã chết như thế nào?” nhưng đã kiềm chế bản thân. Thay vào đó cô nói “Vợ con thế nào, Peter?”
“À, dì sẽ gặp vợ con sớm thôi mà. Dì sẽ hiểu về cô ấy.”
“Con bé có xinh không?”
“Ôi, cô ấy luôn như thế. Cô ấy đẹp. Con nghĩ giống như những người đàn ông khác con luôn nghĩ về những người phụ nữ đẹp, nhưng cô gái này thật sự là một điều kỳ lạ đã đến với cuộc đời. Dì hãy đợi nhé.”
“Được rồi, dì sẽ đợi. Thế con làm gì, cả hai con làm gì? Con ngồi quanh và nói về Chúa Giê-su cả ngày hay sao?”
“Bọn con làm gì ạ? Con thường xuyên thức khuya để nói về Chúa và làm phục sinh và những chuyện tương tự như vậy?”
Anh ta liếc nhìn cô và trông bối rối. “Con không hiểu dì muốn nói gì?”
“Dì chỉ muốn hình dung ra hình ảnh của con... con như thế nào... cách con dành thời gian với điều kỳ lạ đã đến với cuộc sống.” Cô nhận thấy sự khích động đang dâng lên trong giọng mình. Cô kéo một phần cửa đang mở xuống và búng tàn thuốc lá theo chiều gió, và ngay lập tức cô cảm thấy mạnh mẽ và được truyền thêm sinh khí, cái cách mà cô đã đối đầu với Tony. “Được thôi, thưa ông Tuyệt vời,” cô nói. “Hãy lau đi. Chị ấy đã chết như thế nào?”
“Thậm chí con càng không hiểu dì định nói ý gì...”
“Peter, cha con thường xuyên đánh mẹ. Đó là điều vô tình dì được biết, và dì nghĩ là con cũng biết về điều đó. Chị ấy nói với dì là cả ba con đều biết. Đừng có nói dối dì; mẹ con chết như thế nào?”
“Mẹ con chết vì một chứng bệnh xơ gan...”
“’... bệnh trở nên nặng khi mẹ về nhà vào mùa thu.’ Ôi, dì đã nghe bài hát đó và điệu nhảy đó trước kia rồi. Các con đương nhiên là phải nhớ những câu chữ đó rồi. Thật ra, chính là từ mùa thu dì muốn nghe. Chị ấy đã ngã như thế nào? Chị ấy đã bị đau như thế nào?”
“Con không ở đó, dì Emmy.”
“Chúa ơi, thật là vô trách nhiệm. Con không ở đó. Và con đã không bao giờ hỏi?”
“Đương nhiên là có. Eric ở đó; cậu ta nói mẹ ngã khỏi ghế và đập đầu.”
“Và con có nghĩ rằng điều đó đủ để nói lên như vậy là giết người?”
“Vâng, có thể là như thế, nếu người đó bị ngã nghiêm trọng.”
“Được rồi. Hãy kể cho dì nghe điều tra của cảnh sát. Dì vô tình được biết có điều tra của cảnh sát, Peter.”
“Sẽ luôn có điều tra trong hoàn cảnh như vậy. Họ không tìm thấy gì; không có gì để tìm. Nghe có vẻ như dì... sao dì lại tra hỏi con, dì Emmy?”
“Vì dì muốn biết sự thật. Bố con là một người đàn ông rất cục súc.”
Hàng cây và những ngôi nhà màu trắng gọn gàng đi lướt qua cửa xe, với một rặng núi xanh xa tít tận chân trời, và Peter đã dành thời gian để trả lời cô - lâu đến mức mà cô bắt đầu cảm thấy sợ rằng anh ta đang tìm một chỗ để quay đầu xe lại, để đưa cô quay trở lại bến xe và trả cô về nhà.
“Bố con là một người có nhiều hạn chế,” cuối cùng anh ta nói, rất cẩn thận, “trong nhiều phương diện ông là một người vô tình, nhưng con sẽ không gọi ông là cục súc.”
“Cục súc,” cô gặng nói, run lên. “Hắn ta cục súc và ngu xuẩn, và hắn ta đã giết chị của dì... hắn ta đã giết chị của dì với hai mươi nhăm năm hành xử cục súc, ngu xuẩn và thờ ơ.”
“Thôi nào, dì Emmy; dừng lại thôi ạ. Bố con luôn làm những gì tốt nhất mà ông có thể. Mọi người đều làm tốt nhất khả năng của mình. Khi có điều tồi tệ xảy ra, không phải lúc nào cũng phải có một ai đó để đổ tội.”
“Điều đó có nghĩa là gì? Vì Chúa? Đó là điều con học được ở trường dòng hay sao, cùng với tư tưởng ‘Nhận một đòn mà không đánh lại’ sao?”
Anh ta lái chậm lại và nháy đèn để quay xe, và giờ thì cô nhìn thấy một lối đi bằng xi măng ngắn, một bãi cỏ ngăn nắp, và một ngôi nhà hai tầng đúng y như trong tưởng tượng của cô. Họ sống ở đây. Bên trong garage, nơi anh ta dừng xe, ngăn nắp hơn bất kỳ garage của một nhà nào đó. Dựa vào tường là hai chiếc xe đạp nhỏ, một cái xe có một chỗ ngồi dành cho em bé có chỗ tựa chân.
“Xe đạp của con đấy à?”, cô nói với anh ta qua mui xe. Cô bước ra thật nhanh, vẫn còn run, lấy chiếc va li của mình ở ghế sau; rồi, vì cần phải có một âm thanh lớn mang tính tích cực để nhấn mạnh cơn thịnh nộ của mình, cô đóng cửa xe bằng tất cả sức mạnh. “Đó là những gì con làm đấy à? Ôi, và cũng thật là một quanh cảnh đẹp, và hai con đi xe đạp với... tên cún con là gì nhỉ - vào chiều chủ nhật, tất cả đều rám nắng trong chiếc quần jean hơi cộc gợi tình - con chắc hẳn là sự đố kỵ của toàn New Hampshire...” Cô đi ra đằng sau chiếc xe để đi theo anh ta, nhưng anh ta chỉ đứng đó và nhìn cô, mắt chớp chớp.
“... Và rồi con về nhà và tắm... các con có tắm cùng nhau không?... và có thể con sẽ ngúng nguẩy cái mông của mình trong bếp trong khi con pha rượu, và rồi con ăn tối và cho bé con đi ngủ và ngồi quanh để nói chuyện về Chúa Giê-su và làm phục sinh trong giây lát, và rồi làm cái việc chính trong ngày, có phải vậy không? Con và vợ con đi ngủ - phòng và cửa phòng được đóng lại, và các con giúp nhau cởi quần áo, và rồi, Lạy Đức Chúa lòng lành - nói về những điều kỳ lạ đến với cuộc sống...”
“Dì Emmy,” anh ta nói. “Dì lạc đề rồi.”
Ngoài lề. Thở dốc, với quai hàm mím chặt, cô mang va li đi về phía lối đi vào nhà rồi đi ra phố. Cô không biết nơi cô sắp đi là đâu nhưng cô biết trông cô thật kỳ dị, và không thể cuốc bộ đi về theo bất kỳ con đường nào.
Ở phía cuối đường cô dừng lại, không ngoái đầu, và sau một lúc cô nghe thấy tiếng leng keng của những đồng xu trong ví hay chìa khoá gì đó và tiếng đế giày cao su; anh ta đang đi về phía cô.
Cô quay lại. “Ôi, Peter, dì xin lỗi,” cô nói, không nhìn vào anh ta. “Dì không biết phải nói xin lỗi với con như thế nào nữa.” Dường như cậu ta cảm thấy ngượng. “Dì không phải xin lỗi,” anh ta nói, cầm lấy chiếc va li từ tay cô. “Con nghĩ dì có thể đã rất mệt và cần được nghỉ ngơi.” Cháu cô đang nhìn cô với vẻ thăm dò và vô tư, giống như một bác sĩ tâm lý trẻ lanh lợi hơn là một mục sư.
“Ừ, dì mệt,” cô nói. “Con có biết điều hài hước là gì không? Dì đã gần năm mươi và dì chẳng hiểu một chút gì về cuộc đời mình cả.”
“Ổn thôi mà dì,” anh ta nói thật khẽ. “Ổn thôi mà dì, dì Emmy. Giờ thì dì đã muốn vào nhà và gặp mọi người chưa ạ?”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui