Sau lần ốm đến nỗi phải cạo trọc đầu, đưa đi Sài Gònchữa trị mất mất tháng trời, bé Út cũng lần hồi phục với một vết thương lòng khủngkhiếp, không bao giờ nguôi ngoai và cũng không biết tỏ cùng ai. Từ đó, không hiểusao khi nhìn thấy bất kỳ một gã đàn ông nào, những hình ảnh gớm ghiếc về ngườiba nuôi lại hiện về trong đầu bé Út.
Khi dẫn Út về, má đưa qua chào cha.
Nhìn đứa con gái ruột ốm o xanh xao, mặt mày ngơ ngơthất thần, đứng trước mặt cha ruột mà nó cứ cúi gầm mặt nhìn xuống đất, cạy miệngcũng chỉ lí nhí nói trong họng được mỗi câu chào cha, ông Hội đồng Mía nhăn mặttỏ vẻ khó chịu. Không hiểu ông nghĩ gì.
Cầm cây gậy ba-toong bóng loáng trên tay quơ quơ trướcmặt má, cha nói.
- Thôi đưa nó về bên này ở….
- Dạ,…. Nhưng…. – Má sẽ sàng.
- Không nhưng gì hết, - Cha sẵng giọng, - Đưa nó vềbên đây. Con gái lớn rồi ở tuốt miệt ngoài đó sanh hư.
- Dạ, - má cúi đầu.
Nhà này từ lớn đến bé, từ bà chánh đến các bà thứcho đến các anh, chú … xưa nay đâu có ai dám cãi lời cha đâu. Một tiếng của chalà quân lệnh như sơn, tất cả răm rắp phải nghe, huống hồ má lại là người ởtrong nhà thì làm sao mà dám cãi.
Cuộc đời bé Út từ đó thay đổi hẳn, khổ ải hơn rấtnhiều, mà thật ra thì đã thay đổi từ sau cái lần đau đớn ấy. Út lớn rồi.
Đến bây giờ thì Út mới có dịp sống gần cha, trong mộtnhà với người cha ruột uy quyền này. Năm ấy Hội đồng Mía cũng đã gần 70, vàthói trăng hoa cũng suy giảm sau mấy chục năm ăn chơi trác táng, phung phí sứclực. Má của Út là người đàn bà cuối cùng của cha, vì thế mà Út có tên là Út.
Một căn nhà gạch thật rộng, cao hai tầng, xây theokiểu tây nằm đường bệ giữa khu vườn xanh um, bát ngát. Nhà có một con gà trốngcồ bằng sứ nằm tuốt trên đỉnh, đây là món quà có từ hồi những năm 1930 khi quanchủ tỉnh người Pháp vốn là bạn thân của cha, sau khi hồi cố hương có tặng chacon gà này làm kỷ niệm. Bên trong nó có gắn một cổ máy lên dây thiều, để mỗisáng gà gáy te te nghe rất ngộ. Con gà này một thời là niềm kiêu hãnh của ông hộiđồng, chiều chiều rảnh là cha hay chống gậy ra trước nhà, vuốt râu ngắm ngíacon gà, gật gù ra vẻ đắc ý lắm. Đến trào năm năm mươi, một sáng mãi không nghethấy gà gáy. Người gác gà quên không vặn dây thiều đã bị cha đánh ột trậnthừa sống thiếu chết, đòi đuổi đi, anh ta van lạy mãi cha mới cho ỡ lại. Thế rồichưa đầy một tuần sau, hôm đó trời mưa rất to, do sợ trễ giờ gá gáy, anh ta leolên vặn giây thiều, lóng ngóng thế nào, trựơt chân té chết, biến thành ma oán.Trong đại gia đình của cha hết Bà Ba lại bà Tư ốm lăn lóc, thêm một người anhvà một người chị chết bất tử, cha phải rước thành tuốt từ ngoài trung vào cúngkiếng, trấn ếm mới êm và từ đó cha bỏ hẳn chuyện thuê người gác gà vặn giây thiều.Tuy nhiên hồi gắn con gà lên làm rất công phu, phải đập hẳn một mảnh gạch đểxây lại nên nay nếu đập bỏ nhìn nó trơ trơ thế nào nên đành để thôi. Sau mấymươi năm con gà trống bằng sứ vẫn vêu mỏ kiêu hãnh nhìn lên trời nhưng nó cứ bạcdần, bạc trơ hết cả màu sứ, nay trông thảm hại lắm. Nhu con gà rù vậy, đấy là lờinói thầm của mọi người chứ không ai dám nói trước mặt cha, có mà bị đánh chết.
Trên căn nhà lớn ấy, ngoài gian giữa để thờ và mộtcái phòng khách thật to với những bộ ghế cẩn xà cừ bóng loáng, sang trọng ở giữathì chỉ có duy nhất hai phòng ngủ của cha ở lầu một, còn lại là những dãy nhà dọcngang bao xung quanh là nhà của các bà chánh, thứ cùng các anh chị lớn. Tuy làđại điều chủ miệt vườn, giau có nổi tiếng nhưng khi trẻ cha của Út có thời gianđi học bên Tây, biết nhiều. Nét văn minh duy nhất mà cha còn duy trì lại là chotất cả con cái ăn học nên người. Đứa nào có chí tiến thủ, ham học là cha đồng ýngay. Ngược lại đứa nào lớn không muốn học chỉ muốn làm ăn thì cha cho vốn muaruộng vườn tách riêng ra để làm ăn. Nhờ vậy, điều mà đến bây giờ Út vẫn biết ơncha là, tuy là thứ con rơi tôm tép lép vế nhất trong nhà nhưng sau khi về ở vớicha thì Út vẫn được đi học, dù là con gái, trong khi các chị lớn tuổi chưa mườitám thì đa phần đã lấy chồng. Chị nào cũng có chồng làm lớn trên quận hoặc buônbán lớn ngoài chợ, hoặc cũng là chủ đất cò bay thẳng cánh, chỉ có điều chị nàocũng dốt, đa phần là biết chữ lom lem và quên nhiều hơn nhớ.
Cha ư?
Một người đàn ông mập mạp, thấp đậm, người tròn. Tócbạc búi ngược, chòm râu dài tới ngực. Mặt mày phương phi, giọng nói sang sảngvà đi đâu làm gì, kể cả khi ngồi ăn cơm lẫn khi vào giường ngủ rồi bao giờ cũngcó cây gậy ba toog bên mình. Cây gậy bằng gỗ tếch có cẩn ngà voi và xà cừ, trênđỉnh gắn một viên ngọc trai lớn, quanh đầu bọc vàng 18, chạm trổ rồng trên thângậy, nghe đâu lấy mẫu từ Hoàng Gia Xiêm đem về. Cây gậy bóng loáng, dài thượtlà nỗi ám ảnh kinh hoàng, sợ hãi của cả đại gia đình cha lẫn kẻ ăn người ở, táđiền cho đến người dân trong vùng Hàm Luông. Hễ ai không làm cha vừa ý thì cứ gậyba toong ba đập cho thừa sống thiếu chết. Có lần đánh người ở mạnh đến nỗi văngcả viên ngọc gắn trên đầu gậy. Người dân vẫn gọi lén cha sau lưng là Hội đồng Cọp.Sau cái lần Việt Minh nổi dậy năm 1945, lấy ruộng đất chia cho người nghèo vàtý nữa bắt được cha để đem ra xử tội, may mà cha cải trang thành thường dân,bám ghe mành, lén trốn kịp về Sài Gòn ở mấy năm liền mãi sau 1954 khi Việt Minhtập kết rút hết ra Bắc thì cha mới dám về xứ lại và từ đó, cha ít sử dụng cậy gậyấy với người ngoài nữa. Thế nhưng trong nhà thì từ bà chánh cho đến các bà thứlẫn đám con cái vẫn luôn luôn bị nếm mùi ở cây gậy ấy nếu không làm cha vừalòng.
Nè … nè … không vâng lời … nè… Tiếng gậy vung rítlên kèm theo những tiếng kêu thét nhỏ nức nở trong đau đớn. Không ai dám kêu tobởi cha rất ghét điều ấy và đã làm cho cha ghét thì còn bị ăn đòn nhiều hơn.
Út cũng dăm ba lần bị đòn rồi nên nhiều năm sau nàykhi đã trở thành một người đàn bà tóc bạc của tuổi năm mươi, thỉnh thoảng tronggiấc mơ của mình, cô Út vẫn còn nghe tiếng gậy rít lên. Trong đầu Út rõ mồm một,từng vết khắc, mảnh cẩn lẫn viên ngọc lớn trên đầu chiếc gậy ba toong của cha.
Năm Út lên năm tuổi, có sự dèm pha của các bà vợ màcha cho hai má con Út ra ngoài gò làm nhà ở chung với mọi người, năm Út lên mườiba tuổi thì cha lại bắt má đem Út về ở chung với đại gia đình. Cuộc sống ngoàigò, tuy có phần cơ cực nhưng rất chan hòa, đều là dân nghèo làm ruộng với nhaunên mọi người rất đùm bọc yêu thương nhau. Tuy má Út vẫn mang danh là vợ của Hộiđồng Mia, nhưng bà con xung quanh đều hiểu rằng cảnh vợ hờ con tạm, cơ cực hơncả kẻ ăn người ở khác trong nhà bởi sự ghen ghét của những bà vợ khác. Vì thế mọingười rất thương và không phân chia gì. Tuổi thơ êm đẹp lội ruộng bắt cá, vôđìa giăng câu, đêm nằm ngắm sao trời với những ước mơ bay bổng của Út chính làthời gian ở ngoài gò. Má cả ngày vô trong để hầu hạ các bà, nhưng tối khuya mávẫn về với Út. Và dù cho có khuya lắc khuya lơ thì bao giờ Út cũng thức, chongđèn chờ má về, hôm nào má về sớm mang theo ít đồ thừa trong nhà cha thì hai mácon còn có bữa ăn khuya thú vị, còn nếu không cũng là bữa cơm mắm cá ấm cúng củahai má con. Út thương má lắm.
Cả đời làm phận kẻ tôi đòi cho gia đình cha từ hồicòn nhỏ cho đến khi lớn, được cha chú ý, thương và sanh một đứa con gái là Út,nhưng địa vị của má trong căn nhà ấy vẫn không ngóc đầu lên hơn mấy phân tay. Vẫnlà kẻ ăn người ở mà thậm chí còn bị các bà vợ lớn hành hạ nhiều hơn vì tức tốighen tuông thấy má được cha thương nhiều. Đi, lúc nào cũng lật đật, mặt luôncúi gằm nhìn xuống đất, lớn lên có hiểu biết Út còn nhận ra một điều là khôngbao giờ trong đời mình mà má dám ngẩng đầu nhìn thẳng vào mặt ai. Ăn nói luônthì thầm và luôn miệng dạ, thưa, bẩm, riết thành câu nói quen miệng, đến nỗikhi chết cũng vậy. Nhìn má nhiều lúc Út thấy thương trào nước mắt. Sao cuộc đờimá khổ ải quá, khổ từ khi mới sanh đến khi chết, công lý trên đời này ông trờibỏ đâu hết trơn rồi. Nghe con gái than oán, má ôm con, vuốt vai vỗ về, chắc tạikhiếp trước má con mình nặng nợ ai đó nên kiếp này phải trả con ạ, trách làmchi mang tội.
Út không tin, không thể nào một con người khốn khổvà hiền lành như má mà ông trời lại nỡ lòng nào đày đọa như vậy, chẳng qua ông ấythiên vị người khác. Mà có lẽ vậy thiệt phải không má?