Liễu Phàm Tứ Huấn


Chư vị đồng học, xin chào mọi người!Mời xem đoạn sau cùng của bài “hiệu quả của khiêm đức”, chúng ta đọc lướt qua đoạn văn này.“Cổ ngữ vân, hữu chí ư công danh giả tất đắc công danh, hữu chí ư phú quý giả tất đắc phú quý”.

Mục đích cầu công danh phú quý, ở trước đã nói với chư vị, đại khái đều không ngoài mục đích tìm cầu một cơ hội phục vụ cho chúng sanh.Trong xã hội hiện nay, có thể nói về phương diện bản chất, so với ngày xưa đã sản sinh sự biến hóa rất lớn.

Bây giờ chúng ta muốn tìm một cơ hội phục vụ xã hội, phục vụ chúng sanh, có rất nhiều cơ hội.

Không cần cầu công danh, cũng có thể đạt được hưng kiến đại lợi cho tất cả chúng sanh, mỗi ngành nghề hầu như đều có cơ hội như nhau.

Trong công thương nghiệp, hiện nay chúng ta thấy rất nhiều công ty đa quốc gia.

Những xí nghiệp này, có thể nói ngày xưa công danh và phú quý họ đều có đủ, đây là trong đời quá khứ tu tập tích lũy được phước đức nhân duyên lớn, mới có quả báo thù thắng như vậy.

Trong kinh Phật thường nói với chúng ta, phải phước tuệ song tu quả báo mới chân thật.

Nếu tu tuệ không tu phước, hay nói cách khác, tuy có trí tuệ thông minh, nhưng cuộc sống vật chất rất khó khăn.

Giả như tu phước không tu tuệ, cơ hội tạo nghiệp rất nhiều.

Đời này hưởng hết phước báo, đời sau đi về đâu.Sống trong xã hội hiện nay, tiếp thu giáo dục thời hiện đại, mọi người đều cho trời đất quỷ thần là mê tín.

Sau khi mình được giàu sang, thường không có kiêng kỵ gì cả, mặc tình hưởng thụ, không ngờ mình đã tạo ra vô số tội nghiệp.

Họ có biết chăng? Họ biết.

Tổn người lợi mình, đặc biệt như các xí nghiệp lớn, ngành kinh tế hiện hay trên toàn thế giới, đều nằm trong sự thao túng của họ.

Cổ phiếu, tỷ giá hoán đổi, họ muốn tăng là tăng, họ muốn giảm là giảm, gọi là làm những trò không chính đáng.Hai năm nay Á Châu gặp khủng hoảng kinh tế, rất nhiều quốc gia hầu như phá sản.

Nhân dân của quốc gia này mặc dù may mắn được của cải, nhưng thật ra rất nhiều tiền của là dùng mồ hôi và nước mắt của mình mới tranh về được.

Sau khủng hoảng kinh tế, sự nghiệp vất vả một đời đều bị người khác lấy mất.

Tạo nghiệp này quá nặng! Nghiệp nặng vô cùng, tổn thương biết bao nhiêu nhân mạng và tài sản của con người.

Trong này sao lại liên quan đến sanh mạng? Rất nhiều người sau khủng hoảng kinh tế, một khi tài sản mất giá, giá hạ quá thấp, họ chịu không nổi cú sốc này, cho nên có người tự sát, nhảy lầu, chúng ta thường nghe thấy.

Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều đồng tu nói với tôi, người tự sát rất nhiều.

Người già chán đời tự sát, cảm thấy xã hội này không có tiền đồ, không có hy vọng.

Lớp thanh niên gặp lúc bất đắc dĩ cũng tự sát, thậm chí hiện nay đến học sinh tiểu học và trung học, chúng ta cũng thường nghe nói tự sát.

Nguyên nhân tự sát là gì? Vì thi không đậu, điểm không bằng người khác.

Quý vị nói đây là thế giới gì! Nếu là một người có lương tâm, là người từng tiếp thu giáo huấn của thánh hiền, nhất định phải phát tâm cứu vãn kiếp vận này.

Đừng để kiếp vận này thật sự bị nhà dự ngôn nói đúng, đó là bất hạnh lớn nhất của nhân loài.

Suy nghĩ tường tận vấn đề này, khó! Khó vô cùng! Nhưng khó đến mấy cũng phải làm, không thể không làm.

Cổ nhân nói: “biết nó không thể làm nhưng cũng phải làm”, đây mới là bậc chí sĩ có đạo đức.

Nhà Phật nói trí tuệ viên mãn, phương tiện thiện xảo.

Ngày nay người ta gọi là trí tuệ cao độ, thủ đoạn linh hoạt, thủ đoạn linh hoạt tức nhà Phật gọi là phương tiện thiện xảo.

Giúp xã hội này, giúp từ đâu? Đây là vấn đề quan trọng hiện nay của chúng ta.Chúng ta quan sát xem, bệnh của chúng sanh hiện nay là gì? Bệnh mê mất tự tánh, mê mà không giác.

Vì mê, mê mất tự tánh, mê mất lương tâm.

Lương tâm là chân tâm, làm việc bằng vọng tâm, vọng tâm chính là nói làm việc theo cảm tính, chân tâm là lý trí.

Người mất đi lý trí, làm việc theo cảm tính, điều này không đáng sợ ư? Như vậy mới biến thành tà mà không chánh, nhiễm mà không tịnh.

Trong tâm là ô nhiễm, không phải thanh tịnh, đây là nguyên nhân của căn bệnh.Con đường cứu vãn, như Nho giáo nói phải dạy họ.

Ngày nay con đường cứu vãn không gì khác ngoài giáo dục, dạy học.

Cũng có thể có người nói, giáo dục hiện nay rất phát triển, thành thị hay nông thôn đều có trường học, so với ngày xưa không biết vượt qua bao nhiêu lần.

Về hình thức nói như vậy không sai, nhưng nếu nói về thực chất thì hiện nay không có giáo dục.

Tuy trường học rất nhiều, nội dung của trường học là gì? Chúng ta có suy nghĩ tường tận, có bình tĩnh quan sát chăng? Rốt cuộc như thế nào gọi là giáo dục?Các bậc cổ đức đối với chữ “giáo” này, họ có một định nghĩa, thế nào gọi là “giáo?” Giác trước giác ngộ người giác sau gọi là giáo, biết trước giác ngộ người biết sau gọi là giáo, biết trước giác trước gọi là thánh nhân, trong Phật giáo gọi là Phật Bồ Tát.

Họ biết trước giác trước, chúng ta không biết không giác.

Họ dạy chúng ta, chúng ta cũng giác ngộ, cũng biết, chúng ta tức là người biết sau giác ngộ sau.

Nếu không có những người này dạy chúng ta, làm sao chúng ta giác ngộ được?Nội dung dạy học của thánh hiền nhân, có thể chia thành mấy phương diện để nói.

Thứ nhất, nội dung dạy học của họ là dạy chúng ta nhận thức về chân tướng của nhân sinh vũ trụ.

Trong Kinh Bát Nhã Đức Phật nói: “thật tướng các pháp”, bốn chữ này nói như hiện nay, chư pháp là toàn bộ nhân sinh vũ trụ, thật tướng nghĩa là chân tướng, làm gì có mê tín? Làm gì có sai lầm? Nếu chúng ta hiểu rõ chân tướng của nhân sinh vũ trụ, nhân sanh là con người của chúng ta, vũ trụ là môi trường sống của chúng ta.

Ngày nay chúng ta mê muội không nhận ra chính bản thân mình, không biết chính mình.

Thiền tông gọi là “bản lai diện mục khi cha mẹ chưa sanh ra”, chúng ta không biết! Chúng ta đối với môi trường sống của mình, cũng là mê mà không giác, cho nên mới làm điều sai trái.

Phá hoại sinh thái tự nhiên, phá hoại môi trường sống của chúng ta.

Vì sao ta phá hoại? Vì ta mê, không biết chân tướng sự thật.

Cổ nhân nói lại với chúng ta, giữa vũ trụ nó lớn không có bên ngoài.

Tình trạng trong đó rất phức tạp_nhà Phật nói mười pháp giới, mười pháp giới là phần lớn, đại thể chia nó thành mười loại lớn, phân nhỏ là vô lượng vô biên, chúng ta hoàn toàn không biết gì về nó.

Không biết thì thôi, đằng này còn phủ nhận tất cả, nói đây là mê tín.

Đây chính là Liễu Phàm tiên sinh nói, chúng ta tự cho mình hơn người, cống cao ngã mạn, không hề có chút khiêm tốn nào, đến cơ duyên tiếp thu giáo dục cũng không có.

Cho dù có thánh hiền đến, có Phật Bồ Tát đến, cũng không nói với quý vị một câu nào, vì sao vậy? Vì quý vị không tiếp thu nổi, không thể tiếp thu, điều này không đáng sợ sao?Nhưng trong nửa thế kỷ này, chúng tôi cũng đi qua rất nhiều quốc gia khu vực.

Chúng tôi tiếp xúc, đương nhiên đa số đều là dân của các đất nước Đông nam á.

Chúng tôi cùng nhau giao tiếp, đều là người Châu á, đều là dân da vàng.

Những người này mặc dù trong đời này không được tiếp thu giáo huấn của thánh hiền, nhưng trước họ một đời, trước đó một đời nữa từng tiếp thu.

Hay nói cách khác, họ vẫn còn những tập khí chủng tử này.

Chúng tôi đem giáo nghĩa của ba nhà Nho Thích Đạo, giới thiệu sơ lược cho mọi người nghiên cứu thảo luận, đều có thể sanh tâm hoan hỷ.

Điều này trong Phật pháp gọi là “phát hiện thiện căn”.

Không chỉ là người Trung quốc, hiện nay rất nhiều người phương tây, chúng tôi ở Mỹ từng gặp, ở Úc châu càng nhiều hơn.

Chúng tôi nói với họ về luân lý đạo đức, nói với họ về giáo huấn của thánh hiền, đều tiếp thu rất hoan hỷ.

Do đó chúng ta khẳng định, Khổng Mạnh dạy học phải chăng là học thuyết của Khổng tử? Người bây giờ đều nói đây là học thuyết của Khổng tử, đây là những gì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói.

Quan niệm này quá sai lầm! Những gì Khổng tử nói, những gì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói đều là người của hơn 2500 năm trước, sao tôi có thể tin? Sao tôi có thể tiếp thu? Vì sao tôi chịu ảnh hưởng của họ? Tự cho mình thông minh, tự thị rất cao.

Thật ra họ nghĩ sai, thấy sai.

Chính Khổng lão phu tử nói, suốt đời ông không có sáng tạo, người bây giờ gọi là sáng tác, Khổng Phu tử không có sáng tác.

Ông nói bản thân mình “thuật nhi bất tác”, suốt đời ông không có sáng tác, những gì ông nói đều là thuật lại giáo huấn của cổ thánh tiên hiền, không phải của chính mình.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì chúng sanh thuyết pháp suốt 49 năm, cũng không phải tự ngài nói ra, ngài cũng không có sáng tác.

Những gì ngài nói từ đâu ra? Là những lời của cổ Phật nói.

Nếu chúng ta hỏi cổ thánh tiên hiền là ai? Cổ Phật là ai? Truy cứu đến sau cùng mới bổng nhiên đại ngộ, thì ra là tâm tánh của mình, là chân tâm của mình.

Trong kinh điển Đức Phật nói rất rõ ràng, tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai, nói quá hay! Trong chân tâm bản tánh của tất cả chúng sanh, vốn đầy đủ trí tuệ, năng lực, tướng hảo, phước báo giống như tất cả chư Phật và thánh hiền vậy.

Cho nên đức Phật đối với chúng sanh rất bình đẳng, Phật rất tôn kính chúng sanh.

Chúng ta coi thường Phật Bồ Tát, các ngài không coi thường chúng ta.

Họ biết chúng ta không khác gì họ, chỉ là hiện nay mê mất chân tâm, mê mất tự tánh biến thành như vậy, chúng ta sẽ có ngày tỉnh ngộ.

Khi tỉnh ngộ chúng ta không có gì khác với các ngài.

Ngày nay chúng ta trở thành như thế này, Đức Phật nói rất hay, do vì vọng tưởng phân biệt mà không thể chứng được.

Bệnh của chúng ta là do có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước, những thứ này hại chúng ta, khiến chúng ta mê mất chân tâm, mê mất tự tánh.

Như vậy mới biết trí tuệ của các bậc thánh hiền, Chư Phật Bồ Tát, cùng năng lực của họ, giáo huấn của họ đều từ trong chân tâm hiển lộ ra, tuyệt đối không thêm ý mình vào trong đó.

Ý mình tức là vọng tâm, không thêm vào chút tư tưởng nào tức hoàn toàn không có vọng tâm.

Tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi.

Tôi nói mười chữ này, hình dung chân tâm bổn tánh của chúng ta, từ đây hiển lộ ra.Giáo huấn của Thánh hiền, kinh giáo của Phật Bồ Tát nó vốn đầy đủ trong chân tâm bổn tánh của mình.

Không phải của người khác, không phải từ bên ngoài vào.

Nếu có thể lãnh hội được ý này, tự nhiên sẽ hoan hỷ tiếp nhận, vì sao vậy? Vì đây không phải là thứ của người khác.

Ta đọc sách Nho giáo, không phải của Khổng tử, là trong tâm tánh của mình.

Ta đọc kinh Phật, không phải của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là kinh điển được hiển lộ ra từ trong tự tánh, không có gì khác với những điều Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói, ta sẽ tình nguyện tiếp thu, đây là chân tướng sự thật.Hôm nay chúng ta nói đến hưng đại lợi, trồng đại phước, phải trồng ở đâu? Nếu trong tình trạng xã hội hiện thực này, ta đều có thể thấu triệt, đều có thể minh bạch, mới biết cứu người không gì hơn xóa bỏ tri kiến sai lầm của họ.

Làm sao giúp đỡ chúng sanh buông bỏ tư tưởng và cách nhìn sai lầm, học theo quan niệm đúng đắn của thánh hiền nhân.

Do đây có thể biết, vấn đề này là giáo dục.

Ngày xưa trong Lễ Ký nói: “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”.

Kiến lập một đất nước, lãnh đạo nhân dân toàn quốc, quan trọng nhất là gì? Giáo dục quan trọng nhất.

Cùng một đạo lý, thanh niên thành gia lập thất, kết hôn sanh con, gia đình điều gì quan trọng nhất? Dạy học quan trọng nhất.

Giáo dục gia đình là nền tảng căn bản của các nền giáo dục.

Làm cha mẹ không dễ! Giáo dục gia đình bắt đầu từ khi nào? Bắt đầu từ ngày người mẹ mang thai.

Biết mình mang thai, tức là phải dạy con mình, dạy như thế nào? Tâm mình phải chánh, hành vi mình phải đoan trang.

Không phải lễ đừng xem, không đúng lễ đừng nghe, không đúng lễ đừng nói.

Vì người mẹ khởi tâm động niệm, động tác hành vi của thân thể đều ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngày nay nói cha mẹ yêu thương con cái, nếu không chăm sóc được như thế, tức chưa phải yêu con cái của mình.

Sau này con cái mình lớn lên ra ngoài đời không biết nghe lời, bản thân mình phải chịu trách nhiệm, do không dạy tốt chúng, bắt đầu dạy từ lúc mang thai.

Sau khi trẻ sinh ra, mắt chúng vừa mở ra liền có thể nhìn thấy bên ngoài, chúng ta phải cho chúng thấy điều gì? Phải cho chúng nhìn thấy pháp thuần chánh, tuyệt đối không để chúng tiếp xúc với tà ác.

Không để chúng nhìn thấy hình ảnh tà ác, không để chúng nghe những âm thanh tà ác.

Từ nhỏ vun bồi cho chúng sự chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, đây mới là tình yêu thương bảo vệ thật sự của cha mẹ đối với con cái.Năm sáu tuổi phải dạy chúng đọc sách, dạy chúng học lễ nghĩa, học lễ nghĩa chính là có quy củ, đây là tiểu học ngày xưa.

Nói thật ngày nay chúng ta vô cùng đáng thương, đáng bi ai, chúng ta không được tiếp thu nền giáo dục này.

Thấy trong sách cổ ghi chép, chúng ta ngưỡng mộ vô cùng.

Cổ nhân dạy từ lúc nhỏ, ấn tượng đó rất sâu sắc, có câu nói rằng: “tuổi nhỏ thành thiên tánh, tập quán thành tự nhiên”.

Từ nhỏ nuôi dưỡng thành tập quán, suốt đời họ không thay đổi.Sáu bảy tuổi dạy chúng những quy củ làm người, có một cuốn sách nhỏ đó là Đệ Tử Quy.

Những nguyên lý nguyên tắc trong sách này nói, suốt đời họ đều phụng hành, không trái phạm.

Đây là dạy từ mẫu giáo, hiện nay gọi là giáo dục mầm non.

Ngày xưa bảy tuổi đi học, đi học lớp tư thục.

Thầy dạy lớp tư thục phụ trách dạy học sinh, tiếp thu giáo dục chính quy.

Đệ Tử Quy là giáo dục trước lúc đi học, không có nền tảng này không thể tiếp thu giáo dục chính quy.

Giáo dục chính quy, thầy giáo dạy những gì? Dạy hiếu, dạy trung, dạy hiếu để trung tín, đây là việc của thầy giáo.

Cha mẹ dạy con cái tôn sư trọng đạo, dạy như thế nào? Chỉ nói bằng miệng thôi không được, ấn tượng không sâu sắc, phải tự mình thể hiện để học sinh thấy, cha mẹ phải làm cho con cái thấy.Khi tôi khoảng bảy tám tuổi, lúc đó ở quê nhà, trong từ đường của một người bà con, có một thầy giáo dạy tư thục ở đó, học sinh có khoảng hai ba mươi người.

Phụ thân tôi đưa tôi đến lớp, đã hẹn trước với thầy giáo, ngày đầu tiên đi học phụ thân đưa tôi đến lạy thầy.

Phụ thân mang theo lễ vật, đây là học phí, lễ vật tặng thầy giáo.

Đến đại điện của từ đường, ở giữa thờ một bài vị rất lớn, là Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Thần Vị, đó là bài vị của Khổng tử.

Trước tiên hành lễ ba quỳ chín lạy trước bài vị Khổng Tử, phụ thân ở trước, tôi ở sau, ở sau lạy theo.

Lạy xong, mời thầy giáo ngồi lên vị trí, thầy ngồi một bên bài vị của Khổng tử.

Phụ thân tôi ở trước, tôi ở sau, tiếp tục hành đại lễ ba quỳ chín lạy với thầy.

Thầy ngồi yên ở đó để nhận lễ của chúng tôi, học sinh chúng tôi nhìn thấy phụ thân tôi hành lễ ba quỳ chín lạy với thầy.

Quý vị thử nghĩ xem, chúng ta làm học trò dám không nghe lời thầy chăng? Dám không tôn trọng thầy giáo chăng? Phụ thân tôi tôn trọng thầy giáo như vậy, đương nhiên tôi phải tôn trọng, tôn sư trọng đạo là phụ thân dạy.

Thầy tiếp nhận đại lễ long trọng như vậy của gia trưởng, nếu họ không chuyên tâm dạy học sinh, làm sao họ xứng đáng với cha mẹ người ta? Nhận lễ lớn như vậy, nhận cúng dường, cúng dường nhiều ít không quan trọng, nhưng các bậc gia trưởng đem con cái nhờ cậy chân thành như thế, nếu như không dạy dỗ thật tốt, rất có tội! Dạy tôn sư trọng đạo như thế nào? Do phụ thân dạy, phụ thân không còn, nhất định là trưởng bối trong gia đình, thay thế phụ thân dạy ta tôn sư trọng đạo.

Chúng ta tôn trọng đối với thầy, đối với ân đức của thầy, sống đến lớn như vậy, nhưng niệm niệm không quên! Vì sao niệm niệm không quên? Nhờ phụ thân dạy lúc nhỏ.Trong lớp tư thục thầy dạy chúng tôi, họ cũng lấy thân làm gương.

Dạy cho chúng tôi giáo dục cuộc sống, quét dọn ứng đối cũng như ăn mặc, thầy dạy những điều này.

Thầy giáo làm gương, học sinh cùng sống chung với thầy giáo.

Sau khi “hành hữu dư lực” mới học văn, hành hữu dư lực, hành là gì? Là giáo dục cuộc sống, đều thể hiện không tệ, đều rất có quy củ.

Đi có phong cách của đi, đứng có phong cách của đứng, đối với người biết lễ nghĩa, đối với trưởng bối phải như thế nào, đối với người ngang hàng nên như thế nào, đều phải hiểu.

Từ nhỏ nuôi dưỡng thành thói quen, sau đó mới dạy học văn.Văn là gì? Là học chữ, đều là học sách cổ.

Những sách cổ này thầy chỉ dạy chấm câu, chỉ dạy đọc.

Ngày xưa sách chúng tôi học, không có dấu chấm phẩy.

Khi đi học, học sinh phải cầm theo sách của mình, thầy cầm theo bút đỏ để làm dấu câu cho chúng tôi, dấu chấm câu.

Dạy chúng tôi đọc, nghĩa là đọc chữ thật chính xác, không được đọc sai.

Câu đọc thật rõ ràng, không được đọc phá câu, như vậy là sai.

Chỉ dạy câu, chỉ dạy biết chữ.

Học sinh tuổi tác không đồng nhau, tôi nhớ lúc đó các bạn lớn tuổi, có người mười sáu mười bảy tuổi, lớn hơn tôi rất nhiều.

Nhỏ khoảng bảy tám tuổi, chúng tôi rất nhỏ.

Sách mỗi người đọc không giống nhau, có người đọc cổ văn, có người đọc Tứ Thư.

Tôi nhớ lúc đó tôi đọc Ấu Học Cố Sự Quỳnh Lâm, đó thuộc về kiến thức thông thường, hiện nay gọi là sách thường thức.

Có người học Thiên Gia Thư, có người đọc Bách Gia Thư.

Thầy giáo chỉ dạy câu, không giảng ý nghĩa trong sách, không giảng giải.

Đến khi nào mới giảng giải? Khi lớn lên, như trong đồng học của chúng tôi, có một số người lớn tuổi.

Mười sáu mười bảy tuổi, họ đọc cổ văn, đọc Tả Truyện, thầy giáo giảng giải cho họ.

Đây là lúc thời đại của tôi, người nhỏ hơn tôi khoảng hai tuổi, không có cơ hội này, về sau đều biến thành trường học.

Ở nông thôn cũng thành lập trường học ngắn ngày, lớp học tư thục không còn nữa, tôi cũng không còn nghe lại nữa.

Giáo dục ngày xưa rất hay! Giáo dục cắm rễ, thâm căn cố đế.Tôi ở trong thời kỳ đó, trong mấy mươi năm này không bị hoàn cảnh làm ô nhiễm, đều dựa vào một năm giáo dục lúc còn nhỏ, thời gian không dài.

Về sau xã hội động loạn, chiến tranh quân phiệt đối với kháng chiến người Nhật bản.

Lúc kháng chiến Trung Nhật, tôi 11 tuổi.

Bây giờ chúng ta hồi tưởng lại, nền tảng giáo dục đó quan trọng biết bao, thầy giáo dạy chúng tôi tất cả đều là giáo huấn của thánh hiền.

Tuy đã đọc những sách này, nhưng không biết nghĩa của nó, không hiểu nghĩa của nó.

Nhưng sau khi tuổi lớn, đối với những cuốn sách này vẫn rất yêu thích.

Bản thân đọc nhiều, nghiên cứu nhiều, thường thỉnh giáo người khác, dần dần hiểu được những ý nghĩa này, hiểu càng nhiều càng hoan hỷ.Lại quan sát bệnh trạng của xã hội ngày nay, nhiều ít cũng có thể nhận ra một chút căn do.

Vì sao ngày nay xã hội lại biến thành như vậy? Chúng ta ngày nay làm sao để giúp chính mình? Làm sao giúp xã hội đại chúng? Cho nên hôm nay vẫn nói thật một câu, không gì bằng đề xướng giáo dục luân lý, nhân quả, đại thừa.

Lời này không phải tôi nói, tôi không có trí tuệ lớn như thế, đây là đại sư Ấn Quang nói.

Tôi khẳng định cách nói này của đại sư, tôi tán dương cách nói này của đại sư.

Trong xã hội này nay, nếu không có luân lý, không có nhân quả, không có đại thừa, động loạn của xã hội này rất khó bình lặng, rất khó khôi phục trật tự.Không chỉ đại sư Ấn Quang có trí tuệ này, có kiến thức này.

Tôi nghe một vài người bạn nói, vào niên đại 70, nghĩa là trước và sau năm 1970, nhà triết học trong lịch sử nước Anh là tiến sĩ Townenbe.

Có một lần Úc châu mở một hội nghị quốc tế, đặc biệt mời ông đến diễn giảng, ông đã đến đó.

Trong lúc diễn giảng ông đưa ra lời cảnh báo, giải quyết vấn đề phân tranh trên thế giới của thế kỷ 21, ông nói chỉ có học thuyết Khổng Mạnh và Phật pháp đại thừa, đây là người Anh nói.

Ông diễn giảng lần này, phát sinh hiệu quả ảnh hưởng rất lớn, lúc đó tôi ở Đài Loan.

Thiên chúa giáo Đài Loan đột nhiên đề xướng tế tổ, tôi cảm thấy vô cùng kinh ngạc! Trước đây Cơ đốc giáo, Thiên chúa giáo không cho phép người tế tổ, đều đem bài vị của tổ tông đốt hết, sao họ lại đề xướng tế tổ? Tôi hoài nghi không hiểu, nghe ngóng khắp nơi.

Sau đó cư sĩ Triệu Mặc Lâm nói với tôi, ông nói chủ giáo Vu Bân Xu Cơ tham dự hội nghị này từ Úc châu trở về, chắc là nghe được lời diễn giảng của này của Townenbe.

Không những ông cảm động, mà giáo đình cảm động.

Giáo đình của Thiên chúa giáo chính là giáo hoàng của họ, lúc đó hạ một mệnh lệnh, khiến nhân viên thần chức của Thiên chúa giáo trên toàn thế giới, chủ động đến đối thoại với Phật giáo.

Quan hệ của Thiên chúa giáo với Phật giáo dần dần gần gũi hơn, đây là một nguồn gốc.Khi tôi ở Đài Loan, viện Thần học của Thiên chúa giáo mời tôi đến dạy học, liên quan đến những điều diễn giảng của Townenbe.

Càng khó được, ba năm gần đây, đồng tu ở Anh nói với tôi, bộ giáo dục của nước Anh hạ lệnh trong sách của tiểu học, trung học đại học của họ đều có nội dung của Phật giáo, đất nước chúng ta vẫn chưa có.

Họ đã đọc kinh điển của Phật giáo, môn học chính quy ở trường.

Cách một năm, năm trước chính phủ Úc Châu cũng quy định học sinh phải đọc kinh Phật, họ dịch kinh Phật sang tiếng Anh.

Sách giáo khoa này, khi tôi ở Úc châu, đồng tu ở đó tặng cho tôi hai cuốn, cuốn sách đó rất hay.Hiện nay người phương tây tinh tấn học Phật, siêng năng nghiên cứu sách tịch của Nho giáo.

Họ học những thứ này để làm gì? Để cứu vãn tư tưởng và nếp sống con người trong xã hội.

Cho nên bây giờ tôi vẫn có ý đến nước Anh phỏng vấn, xem nước Anh đối với giáo dục luân lý và đại thừa.

Chúng ta không thể không chú ý.Bây giờ chúng ta xem hai hàng sau cùng: “Lập định thử chí, tu niệm niệm khiêm hư, trần trần phương tiện”.

Vì chúng ta khiêm tôn, phương tiện mới có thể tiếp thu lời dạy của người khác.

Người nước Anh khiêm tốn, người Úc châu khiêm tốn, có thể tiếp thu học thuyết Khổng Mạnh, có thể tiếp thu giáo lý đại thừa.“Tự nhiên cảm động thiên địa, nhi tạo phước do ngã, kim chi cầu đăng khoa đệ giả, sơ vị thưởng hữu chân chí”.

Mới đầu chưa chắc đã có chân tâm.

“Bất quá nhất thời ý hưng nhĩ”, một lúc cao hứng, tham gia cuộc thi.

“Hưng đáo tắc cầu, hưng lan tắc chỉ”, khi có hứng thì cầu, không có hứng thì thôi.

“Mạnh tử viết, Vương chi háo lạc thậm, tề kỳ thứ kỷ hồ”.

Mạnh tử nói hai câu như thế, hai câu này là nói với đại vương nước Tề.

Đại vương nước Tề thích âm nhạc, nhưng ông ta là cá nhân thích âm nhạc.

Nếu có thể cùng vui với dân, thì nước Tề sẽ hưng thịnh.“Dữ ư khoa danh diệc nhiên”, tôi đối với khoa cử, tâm cầu khoa cử cũng như vậy, cũng giống như Mạnh tử nói.

Nhất định phải thực hiện phổ biến rộng rãi đến tích đức hành thiện, phải tận tâm tận lực mà làm.

Đạt được công danh này, đạt được địa vị này, giống như ông đạt được huyện trưởng này, có cơ hội này để phục vụ cho dân chúng.

Chỉ cần giữ tâm như thế, làm việc như vậy, vận mệnh và phước báo đều có thể do mình làm chủ.Thôi, Liễu Phàm Tứ Huấn chúng ta giảng đến đây, cám ơn mọi người đã xem..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui