Liễu Phàm Tứ Huấn


Chư vị đồng học, xin chào mọi người!Thiền sư Vân Cốc nói tiếp rằng: “Chí tu thân dĩ sĩ chi, nãi tích đức kỳ thiên chi sự.

Viết tu, tắc thân hữu quá ác, giai đương trị nhi khứ chi.

Viết sĩ, tắc nhất hào kí du, nhất hào tương nghênh, giai đương trảm tuyệt chi hỉ.

Đáo thử địa vị, trực tạo tiên thiên chi cảnh, tức thử tiện thị thực học”.Đoạn này là nói đến tu thân.

Mạnh tử nói câu “tu thân dĩ sĩ chi”, là nói mình phải tu dưỡng đức hạnh từng giờ từng phút.

Cho đến “tích đức kỳ thiên chi sự”.

“Tu” nghĩa là tu sửa, đây thuộc về công phu tu dưỡng.

“Thân” có lỗi lầm, có hành vi ác, cần phải đoạn tận nó vĩnh viễn.

“Sĩ” là chờ đợi, gọi là “nước chảy thành sông”.

Trong này cấm kỵ nhất là không được có tâm cầu may và suy nghĩ vượt giới hạn, cũng không được để cho ý niệm trong tâm loạn khởi loạn động.

“Tương nghênh” nghĩa là khởi diệt của ý niệm, đều phải đoạn tuyệt nó: “Giai đương trảm tuyệt”, đây là công phu thật sự.

Đến địa vị này, là hoàn toàn khôi phục tánh đức.

Cảnh giới này trong nhà Phật gọi là cảnh giới của đại Bồ Tát.

“Tức thử tiện thị thực học”, là học vấn thực thụ.

Mạnh tử nói rất hay: “học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ hỷ”.

“Phóng tâm” là gì? Là vọng tưởng, tạp niệm, phân biệt, chấp trước, học vấn thật sự là gì? Là có thể đoạn tất cả những điều này, đây là học vấn thực thụ.

Đây hoàn toàn có thể khôi phục tự tánh, khôi phục bản tâm.

Tự tánh vốn đầy đủ vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng, vô lượng tướng hảo.

Đây là có cầu tất ứng, nguyên lý thật sự có cầu sẽ được, nguyên lý thật sự tức là chúng ta nhất định phải có niềm tin.

Thật sự nương theo lý luận phương pháp này để tu, có gì mà không cầu được? Pháp thế xuất thế gian không có gì không cầu được.Đoạn văn bên dưới lại nói: “Nhữ vị năng vô tâm, đản năng trì Chuẩn Đề chú, vô ký vô số, bất linh gián đoạn, trì đắc thuần thục, ư trì trung bất trì, ư bất trì trung trì, đáo đắc niệm đầu bất động, tắc linh nghiệm hỉ”.

Đạo lý này là “thành tức linh, thành tức minh”, chúng ta là phàm phu, phàm phu không thể đạt được vô tâm, nghĩa là vô niệm, phàm phu đều có niệm.

Làm sao khống chế ý niệm này? Làm sao tiêu diệt ý niệm này? Như vậy phải dùng phương pháp, Thiền sư Vân Cốc dạy Liễu Phàm phương pháp trì chú.Có người đọc cuốn sách này, nghe tôi nói những lời này, quay lại hỏi tôi, thầy ơi! Chúng con có cần niệm chú Chuẩn Đề chăng? Hay là tiếp tục niệm Phật A Di Đà? Có không ít người hỏi câu này.

Do đây có thể biết, học tập mà không dụng tâm, quý vị nghe không hiểu ý nghĩa.

Không phải ở trước đã nói với quý vị rồi sao? Họa phù, tham thiền, trì chú, niệm Phật có hiệu quả như nhau.

Phương pháp kỹ xảo không giống nhau, nhưng mục đích và nguyên lý hoàn toàn tương đồng.

Họ niệm chú Chuẩn Đề, chúng ta niệm Phật A Di Đà, nhưng phải nhớ mấy câu bên dưới, đây là nguyên tắc chung: “vô ký vô số”.

Điều này phải xem người như thế nào, hàng trung thượng căn tánh có thể dùng phương pháp này, hàng trung hạ căn tánh tốt nhất là nhớ số.

Cho nên chúng ta dùng chuỗi, dùng chuỗi để làm gì? Để nhớ số lượng, một ngày nhất định phải nhớ số lượng bao nhiêu, như vậy có thể tiêu trừ vọng niệm.

Công phu có thể đạt được tinh tấn mà không giải đãi, đây là công phu sơ bộ.

Chư vị nên nhớ, dùng khoảng mấy mươi năm sau, vọng niệm ít đi, tâm địa ngày càng thanh tịnh, lúc này không cần nhớ số nữa.

Vì sao vậy? Vì nhớ số vẫn là phân tâm, đây là phương pháp bất đắc dĩ lúc sơ học.

Nhớ số lượng, là một ngày nhất định phải niệm mấy vạn câu Phật hiệu, niệm năm vạn câu, niệm mười vạn câu.

Đây là công phu sơ bộ, công phu thuần thục không nhớ số lượng, nghĩa là không bị phân tâm.

Niệm Phật hiệu câu này tiếp câu kia, không nhớ không đếm, như vậy tâm quý vị, niệm niệm trú trong Phật hiệu, vọng niệm tự nhiên không sanh.

Công phu niệm Phật quý ở chỗ không hoài nghi, không gián đoạn, không xen tạp.

Khi công phu thuần thục, đến “trì trung bất trì, bất trì trung trì”, nghĩa là niệm và không niệm hợp thành một, niệm và không niệm là một không phải hai, quý vị nhập vào pháp môn bất nhị, công phu niệm Phật đạt đến cứu cánh.

Cho nên chúng ta dùng phương pháp niệm Phật hay trì chú đều giống nhau, công phu có rất nhiều tầng lớp, bản thân nhất định phải biết.Ngày nay chúng ta nhất định phải dùng phương pháp nhớ số, nhớ số là công phu thấp nhất.

Từ nhớ số nâng lên không nhớ không số, tiếp tục nâng lên trì mà không trì, không trì mà trì, đó là cảnh giới thứ ba.

Chư vị hiểu được đạo lý này, sẽ đạt được sự linh nghiệm này.

Nguyên lý của linh nghiệm là “thành tức linh”, linh gọi là cảm ứng.

“Thành tức minh”, minh là nói trí tuệ hiện tiền.Thiền sư Vân Cốc dạy Liễu Phàm, đến đây là chấm dứt.

Tiếp theo là nói về trải nghiệm tu trì của Liễu Phàm tiên sinh, làm sao để đem những lời khai thị của thiền sư Vân Cốc, hoàn toàn thực hiện trong tư tưởng và hành vi của mình.

Đây là chân công phu, rất đáng cho chúng ta học tập.“Dư sơ hiệu học hải, thị nhật cải hiệu Liễu Phàm”.

Chúng ta từ “hiệu” của ông, cũng có thể thấy được cách làm người của Liễu Phàm.

Ông thích đọc sách, hiếu học, nhưng tập khí rất nặng.

Học Hải, khẩu khí này rất lớn, chúng ta có thể cảm nhận rất rõ ràng về sự cống cao ngã mạn, ông đích thực là người như vậy.

Bắt đầu từ ngày hôm nay, sau khi tiếp thu giáo huấn của thiền sư Vân Cốc, ông cải hiệu thành Liễu Phàm, ông đã đổi hiệu của mình, không dùng hai chữ Học Hải nữa, đổi thành Liễu Phàm.

“Liễu” là thấu triệt, liễu thoát, “Phàm” là phàm phu.“Cái ngộ lập mệnh chi thuyết, nhi bất dục lạc, phàm phu khoa cữu dã”.

Bây giờ đã hiểu, biết rằng vận mệnh có thể thay đổi.

“Số” là có thể đột phá, không muốn tiếp tục làm phàm phu, nhất tâm muốn vượt thoát, cho nên đổi hiệu thành Liễu Phàm.

“Tùng thử nhi hậu, chung nhật căng căng, tiện giác dữ tiền bất đồng.

Tiền nhật chỉ thị, du du phóng nhậm, đáo thử tự hữu, chiến du dịch lợi cảnh tượng.

Tại am thất ốc lậu trung, thường khủng đắc tội, thiên địa quỷ thần, ngộ nhân tắng ngã hũy ngã, tự năng yêm nhiên dung thọ”.

Đây là hiện tượng công phu tu trì mới đắc lực, chúng ta phải thường khảo nghiệm mình, phải siêng năng phản tỉnh.

Ngày hôm nay chúng ta có để thời gian trôi qua một cách vô ích chăng? Nếu công phu mình không đắc lực, tức ngày nay trôi qua vô ích.Ngạn ngữ ngày xưa thường nói, thời gian rất quý báu, “tấc vàng khó mua được tấc thời gian”, thời gian trôi qua không trở lại được.

Người thật sự thành công, bất luận là thế pháp hay Phật pháp, không ai không quý trong thời gian.

Ngày ngày cầu tinh tấn, một ngày cũng không để trôi qua uổng phí, hạng người này nhất định thành tựu.Từ lúc này Liễu Phàm mới thật tinh tấn tu học, mỗi ngày đều y theo công quá cách để tự kiểm điểm công phu của mình.

Mỗi ngày nơm nớp lo sợ, do đó cảm thấy không giống trước đây.

Trước đây cuộc sống mỗi ngày là ưu nhàn phóng túng qua đi, không lưu ý đến, bây giờ cảm thấy mình có sự thấp thỏm, có một chút cảnh tượng khác nhau.

Từng giây từng phút nhắc nhở mình, chỉ sợ mình khởi ác niệm, nói sai, làm sai, ông có ý niệm cảnh giác này.“Thường khủng đắc tội thiên địa quỷ thần”.

Những người này sống khác tầng không gian với chúng ta, tầng cao có thể nhìn thấy tầng thấp, tầng thấp không thấy được ở tầng cao.

Ví như chúng ta nhìn thấy kiến, loài bò sát nhỏ, chúng sống trong không gian hai chiều, chúng ta sống trong không gian ba chiều.

Chúng ta hiểu về chúng, nhưng chúng không biết gì về chúng ta.

Cùng một đạo lý, sống trong không gian bốn chiều, không gian năm chiều, tức là bây giờ chúng ta nói đến thiên địa quỷ thần.Có người hỏi tôi: Thiên địa quỷ thần có thật không? Tôi cũng không nói với họ là có thật hay giả, tôi nói với họ_vì bây giờ họ đang học khoa học, họ tin vào khoa học.

Các nhà khoa học nói, sinh vật của tầng không gian khác nhau, chính là người xưa cũng như trong kinh Phật gọi là thiên địa quỷ thần.

Tầng không gian họ sống cao hơn chúng ta, họ biết về chúng ta, chúng ta không biết về họ.

Cho nên thiên địa quỷ thần là có thật, không phải giả.

Những người này, chỉ cần tâm địa chúng ta chân thành, thanh tịnh, chúng ta cũng có thể đột phá giới hạn của không gian, giao tiếp cùng họ, câu thông với họ, chẳng phải không làm được.

Chúng ta sống trong không gian ba chiều, giao tiếp với không gian bốn chiều và không gian năm chiều không phải là chuyện khó, nhưng tầng không gian cao hơn nữa thì không dễ.

Giống như chúng ta là một người dân bình thường, chúng ta giao tiếp với trưởng thôn rất dễ dàng, thường gặp mặt.

Nếu chúng ta muốn gặp tổng thống, bộ trưởng thì rất khó khăn, vì sao vậy? Vì địa vị họ quá cao, không dễ gặp được họ.

Đạo lý này giống như vậy.

Cho nên không gian bốn chiều, năm chiều rất gần chúng ta, giống như thôn trưởng và tổ trưởng của chúng ta vậy, dễ tiếp cận.Như thiên thần, thiên thần có trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới, cảnh giới này cao, chúng ta không dễ giao tiếp với họ.

Cần phải có định công thâm sâu, định công bình thường không làm được, trong kinh thường gọi là “thiền định thậm thâm”.

Đối với Như Lai quả địa, đích thực đạt được nhất niệm bất sanh, thanh tịnh đến tột cùng, do đó vô lượng vô biên tầng không gian đều đột phá, không gian họ sống quá lớn, lớn vô cùng.

Hư không pháp giới vô sở bất tri, vô sở bất năng.

Câu nói này là thật, tuyệt đối không phải là khen ngợi hay là khoa trương, mà rất thực tế.Trong kinh Đức Phật dạy chúng ta, ngài có năng lực này, chúng ta có năng lực này chăng? Đức Phật nói tất cả đều có, tất cả chúng sanh đều có năng lực này.

Bây giờ ta không có năng lực này, là vì hiện tại ta có chướng ngại.

Chướng ngại gì? Là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, những thứ này chướng ngại ta.

Chỉ cần buông bỏ những thứ này, trí tuệ liền hiện tiền, năng lực hiện tiền, nghĩa là chúng ta có năng lực đột phá các tầng không gian khác nhau.

Ta có thể giao tiếp với thiên địa quỷ thần, đều thấy được họ.

Tuy hiện tại chúng ta không có năng lực này, tâm còn động loạn, không có năng lực đột phá.

Nhưng cần phải biết, trời đất quỷ thần nhìn thấy chúng ta.

Chúng ta khởi tâm động niệm phải nghĩ rằng, họ đang ở bên cạnh chúng ta, do đó không dám khởi ác niệm, tự nhiên từ bỏ hành vi ác.

Đạt đến hiệu quả đoạn ác tu thiện, thay đổi bản thân.Bên dưới đưa ra ví dụ, gặp người oán hận mình, ghét mình, có người hủy báng mình.

Trước đây Liễu Phàm tiên sinh gặp những người này, tuyệt đối không cam tâm tha thứ cho họ, nhất định phải trả thù.

Bây giờ ông đã hiểu, không báo thù nữa, tâm đã bình.

Có thể “an nhiên dung thọ”, tâm lượng rộng lớn hơn, có thể bao dung, đây là công phu tu trì đắc lực.Đến năm sau, chư vị phải nhớ rằng, năm 35 tuổi Liễu Phàm tiên sinh gặp thiền sư Vân Cốc, năm sau là 36 tuổi.

Đến năm sau “lễ bộ thi khoa cử”, “khoa cử” đây là cuộc thi của lễ bộ.

“Khổng tiên sinh toán cai đệ tam”, ông tham gia thi lần này, Khổng tiên sinh xem cho ông ta, ông ta thi đứng thứ ba.

“Hốt khảo đệ nhất”, đây chính là công phu tu trì của ông thay đổi vận mệnh của ông, ông thi đứng thứ nhất.

“Kỳ ngôn bất nghiệm”, Khổng tiên sinh xem cho ông, lần đầu tiên không ứng nghiệm.

“Nhi thu nhi trung thức hỉ”, mùa thu năm nay, ông thị dậu cử nhân, số mệnh ông không có thi đậu cử nhân.

Đây là hiệu quả cải tạo vận mệnh, ứng nghiệm rất rõ ràng, chư vị nên nhớ, chỉ mới một năm! Phàm khi sửa đổi bản thân, khi mới bắt đầu tâm luôn dõng mãnh.

Trong nhà Phật thường nói, học Phật năm đầu tiên Phật ở trước mắt, học Phật năm thứ hai Phật tại chân trời, học Phật năm thứ ba Phật hóa thành mây khói, không còn nữa, đây là bệnh chung của con người.

Năm đầu tiên có thể nói Liễu Phàm tiên sinh rất dõng mãnh tinh tấn, về sau cũng thoái chuyển, tuy thoái chuyển, nhưng ông luôn giữ tâm cảnh giác, vẫn rất nỗ lực, nhưng tiến bộ rất chậm không bằng năm đầu tiên.

Năm đầu tiên tiến bộ rất nhanh, về sau tiến bộ chậm chạp.

Ở sau ông có kiểm điểm lại mình, đây là điều khó được ở ông ta.“Nhiên hành nghĩa vị thuần”, ông tự kiểm điểm, tôi đoạn ác tu thiện chưa thuần lắm, còn xen tạp quá nhiều.

“Kiểm thân đa ngộ”, kiểm thảo hành vi của mình, quá nhiều sai lầm.

“Hoặc kiến thiện, nhi hành chi bất dũng”, biết rằng cần phải siêng năng nỗ lực thực hành, nhưng thực hành chưa đủ, chưa tận tâm.

“Hoặc cứu nhân, nhi tâm thường tự nghi.

Hoặc thân miễn vi thiện, nhi khẩu hữu quá ngôn.

Hoặc tĩnh thời thao trì, nhi túy hậu phóng dật.

Dĩ quá chiết công, nhật thường hư độ”.

Đây là ông tự kiểm điểm, trước đây tu hành, có thể nói đây là hiện tượng bình thường, mỗi người tu hành đều phải trải qua.

Đừng chán nản, đừng sợ hãi, không được thoái chuyển, trong sự chậm chạp cũng phải cầu tiến bộ là được.

Lúc nào cũng tiến bộ, tiến bộ không nhiều, nhưng chỉ cần tiến bộ là được.

Chư vị phải biết rằng, không tiến tức lui, điều này thật đáng sợ.

Không được nói hôm nay mình không có tiến bộ, nhưng cũng không có thoái lui, trên thực tế ta đã thoái lui.“Tự kỷ tị tuế phát nguyện”, kỷ tị là năm 35 tuổi, chính là sau khi gặp thiền sư Vân Cốc, ông phát nguyện đoạn ác tu thiện.

“Trực chí kỷ mão tuế, lịch thập dư niên, nhi tam thiên thiện hành thỉ hoàn”.

Phát nguyện làm 3000 việc thiện, suốt mười năm, từ 35 tuổi đến 45 tuổi mới hoàn thành 3000 việc thiện.

Do đây có thể biết, 3000 điều thiện khó thực hành biết bao, nhưng ngày nào ông cũng làm.

Mười năm, 3600 ngày, tính bình quân một ngày ông làm chưa được một việc tốt, cũng may là ngày nào ông cũng làm.

Chúng ta biết chân tướng sự thật này, hy vọng chúng ta có thể dõng mãnh hơn ông ta, ít nhất một ngày làm một việc tốt, có thể làm hai ba việc lại càng tốt hơn.

Ngày ngày đừng gián đoạn, như vậy hiệu quả của chúng ta chắc chắn hơn Liễu Phàm tiên sinh.Bên dưới ông nói tiếp: “Thời, phương tùng Lý Tiệm Am nhập quan, vị cập hồi hướng, Canh thìn nam hoàn, thỉ thỉnh Tánh Không, Huệ Không chư thượng nhân, tựu đông tháp thiền đường hồi hướng.

Toại khởi cầu tử nguyện, diệc hứa hành tam thiên thiện sự.

Tân tị sanh nam Thiên Khải”.

Đây là tự thuật, ông làm 3000 việc thiện trước là để cầu công danh, ông thị đậu cử nhân, rất ứng nghiệm, nhưng dùng hết thời gian mười năm.

Tiếp theo ông phát nguyện làm 3000 việc thiện để cầu con trai, quả là hiếm thấy.Lúc ông 46 tuổi, Canh thìn là 46 tuổi, sau khi trở về, mời những người xuất gia như sư Tánh Không, sư Huệ Không, ở thiền đường Đông Tháp hồi hướng, mười năm đã hoàn thành 3000 việc thiện.

Sau khi hồi hướng, ông lại phát nguyện cầu sinh con, cũng hứa làm 3000 việc thiện, hiệu nghiệm này cũng rất nhanh.

Đến năm thứ hai, Tân tị là năm thứ hai, Liễu Phàm tiên sinh 47 tuổi, sanh đứa con đầu lòng tên là Thiên Khải.“Dư hành nhất sự, tùy dĩ bỉ ký, nhữ mẫu bất năng thư, mỗi hành nhất sự, triếp dụng nga mao quản, ấn nhất châu khuyên, ư lịch nhật chi thượng”.

Vì đoạn ác tu thiện có hiệu quả tốt như thế, nên tín tâm tăng trưởng, hành thiện càng khẩn thiết.

Hay nói cách khác, đoạn ác tu thiện ngày càng thuận lợi, hiệu nghiệm ngày càng rõ ràng.

Ông hằng ngày tu trì vẫn dùng công quá cách, ghi lại trong công quá cách.

“Nhữ mẫu bất năng thư”, đây là nói vợ ông, vợ ông không biết chữ, không có học.

Làm một việc tốt, bà dùng lông Ngỗng chấm vào chu sa, chu sa là màu đỏ vòng một vòng trên tờ lịch, hôm nay làm được việc tốt, dùng phương pháp này để ghi lại.Bên dưới đưa ra ví dụ: “Hoặc thí thực bần nhân”, đây là việc tốt, thấy người nghèo khó, tự mình bố thí một ít thức ăn cho họ.

“Hoặc mại phóng sanh mạng”.

Phóng sanh là cơ duyên, đừng đặc biệt đi mua.

Mỗi ngày đi chợ mua thức ăn, thấy những động vật sống này, sau khi mua, chúng đích thực có thể sống liền mua.

Nếu thấy chúng như thế, mua phóng sanh mà chúng cũng không sống được, như vậy thì không cần mua.

Cho nên mỗi ngày gặp phải thì mua một ít, mua xong thì thả liền.

Việc tốt giống như thế: “Nhất nhật hữu đa chí thập dư khuyên giả”, có thể thấy ông làm việc thiện rất cần mẫn, rất siêng năng.

“Chí quý mùi bát nguyệt, tam thiên chi số dĩ mãn”.

Năm quý mùi, Liễu Phàm tiên sinh 49 tuổi.

Ở trước là năm Canh thìn phát nguyện, đến quí mùi là bốn năm.

3000 việc thiện trước mười năm hoàn thành, lần thứ hai phát nguyện làm 3000 việc thiện, bốn năm là hoàn thành, có thể thấy càng làm càng thuận lợi.“Phục thỉnh Tánh Không bối, tựu gia đình hồi hướng”.

Ông làm rất như pháp, cũng rất siêng năng, làm theo quy củ.

Làm xong 3000 việc thiện này, lần này mời thầy đến nhà hồi hướng, tụng kinh hồi hướng.

“Cửu nguyệt thập tam nhật”, ngày 13 tháng 9 cùng năm.

“Phục khởi cầu trung tiến sĩ nguyện”, ý muốn của ông ngày càng cao, là hy vọng thi đậu tiến sĩ, ngày xưa tiến sĩ là học vị cao nhất.

“Hứa hành thiện sự nhất vạn điều, Bính thân đăng đệ”.

Bính thân lại thêm bốn năm nữa.

Phát nguyện này bốn năm sau, quả nhiên đăng đệ, thi đậu tiến sĩ, năm này Liễu Phàm tiên sinh 52 tuổi.

“Thọ Bảo Để tri huyện”, sau khi đậu tiến sĩ, triều đình phân ông đến làm tri huyện ở huyện Bảo Để.

Ông nhậm chức ở Bảo Để bảy năm, chính là năm 1586 đến năm 1592, bảy năm này ông làm tri huyện ở Bảo Để.Sau khi nhậm chức, ông nói: “Dư trị không cách nhất sách, danh viết trị tâm thiên, thần khởi tọa đường, gia nhân huề phó môn một.

Trị án thượng, sở hành thiện ác, tiêm tất tất ký.

Dạ tắc thiết trác ư đình, hiệu triệu duyệt đạo, phần hương cao đế”.

Liễu Phàm tiên sinh làm không tệ, rất siêng năng, rất như pháp.

Sau khi làm tri huyện, ông chuẩn bị một cuốn sách, cuốn sách này là giấy trắng, lấy tựa là Trị Tâm Thiên, đối trị ác niệm trong tâm.

Mỗi sáng sớm thức dậy tọa đường, “tọa đường” tức hiện nay gọi là đi làm, làm việc.

Tùy tùng của ông đem theo cuốn sách này, giao cho nhân viên ở chỗ làm việc.

Những người hầu của ông, để nó trên bàn làm việc.

Những việc thiện ác ông làm mỗi ngày đều được ghi chép lại.

Buổi tối thiết một bàn án trong sân, học theo Triệu Duyệt Đạo.

Triệu Duyệt Đạo là người thời nhà Tống, thời Tống Nhân Tông ông làm Ngự sử, làm người công chánh vô tư, cho nên đương thời gọi ông là Thiết Diện Ngự Sử.

Mỗi buổi tối ông đều đặt hương án trong sân, cầu nguyện với thượng đế.

Viết tất cả việc thiện ác mình làm trong một ngày thành sớ văn, giống như báo cáo lên thượng đế vậy.

Do đây có thể biết, người này đại công vô tư, tuyệt đối không che dấu lỗi lầm của mình.

Cũng dùng phương pháp này đoạn ác tu thiện, ngày ngày đều như vậy, điều này rất khó được.

Nói cách khác, nếu là việc xấu, việc không dám nói với thượng đế, ông tuyệt đối không dám làm.

Chẳng những không dám làm, mà ý niệm cũng không dám khởi lên.

Do đó đến lúc lớn tuổi, hiệu quả đoạn ác tu thiện ngày càng thù thắng hơn.“Nhữ mẫu kiến sở hành bất đa, Triếp Tần Xúc viết: Ngã tiền tại gia, tương trợ vi thiện, cố tam thiên chi số đắc hoàn, kim hứa nhất vạn, nha trung vô sự khả hành, hà thời đắc viên mãn hô”.

Đây là nói mẹ của Thiên Khải, chính là vợ ông thấy trong huyện nha này_ “Huyện nha” tương đương với ủy ban huyện bây giờ, trong ủy ban huyện không có việc thiện nào để làm.

Trước đây ở nhà, thường đi ra bên ngoài, làm việc thiện dễ hơn.

Bây giờ làm quan, phu nhân của tri huyện đi đến đâu cũng có người tiếp đãi.

Hay nói cách khác, không có cơ hội để làm việc thiện, do đó bà rất ưu sầu lo lắng.

Bây giờ ông hứa làm mười ngàn điều thiện, biết đến bao giờ mới có thể làm xong? Đây là nhắc nhở Liễu Phàm tiên sinh, Liễu Phàm nghe xong cũng rất áo não.

Ông có cảm ứng.

“Dạ gian, ngẫu mộng kiến nhất thần nhân.

Dư ngôn, thiện sự nan hoàn chi cố.

Thần viết: Chỉ giảm lương nhất tiết, vạn hạnh câu hoàn hỉ”.

Đây là cảm ứng, tâm chân thành liền có cảm ứng.

Buổi tối lúc ông ngủ, mơ thấy một vị thần, mộng thấy thiên thần.

Ông nói với thiên thần, con hứa làm mười ngàn việc thiện, sợ rằng rất khó mãn nguyện.

Vị thần nói với ông, thiện nguyện của ông đã viên mãn, chính là nhờ việc giảm lương thực.

“Vạn hạnh câu hoàn”, ông đã viên mãn.

Thiên thần nhắc nhở ông, đích thực có việc này.Bên dưới ông nói: “Cái Bảo Để chi điền”, đây là cho thuê ruộng.

“Mỗi mẫu nhị phân tam li thất hào”, ông cảm thấy thuế ruộng quá nặng, sau khi lên làm huyện trưởng, giảm nhẹ thuế ruộng.

“Dư vi khu xứ, giảm chí nhất phân tứ li lục hào, ủy hữu thử sự”.

Đích thực có việc này, đây là việc lúc ông làm huyện trưởng từng làm, mộng thấy thiên thần biết được.

“Tâm phả kinh nghi”, việc này sao thiên thần lại biết! Nói với ông, chính là việc này đã viên mãn mười ngàn việc thiện của ông.“Thích Huyễn Dư thiền sư, tự Ngũ Đài lai, dư dĩ mộng cáo tri, thả vấn thử sự nghi tín phủ”.

Thiền sư Huyễn Dư ở Ngũ Đài sơn, họ quen nhau nhiều năm, đến Bảo Để gặp Liễu Phàm.

Ông đem chuyện trong mộng thỉnh giáo thiền sư Huyễn Dư, lại hỏi lời thiên thần nói có thể tin chăng.

“Sư viết: Thiện tâm chân thiết, tức nhất hạnh, khả đương vạn thiện”.

Đây là nói theo luận lý trong kinh điển, vì sao vậy? Vì thiện tâm chân thật thiết thực.

Chân tâm không có phân biệt, không có chấp trước.

Hôm nay ông nói làm 3000 việc thiện, mười ngàn việc thiện, mười vạn việc thiện đều là cảnh giới từ trong phân biệt chấp trước biến hiện ra, quý vị vẫn còn phạm vi.

Nếu làm bằng chân tâm, chân tâm không có giới hạn, không có phân biệt, không có chấp trước, việc thiện nhỏ nhất cũng biến pháp giới hư không giới.

Rất ít người hiểu được đạo lý này.

Cho nên Bồ Tát làm điều thiện cực kỳ vi tế, việc thiện nhỏ đó có thể biến vô lượng vô biên, biến thành thiện lớn.

Người thế gian thường giống như Liễu Phàm tiên sinh, hứa làm mười ngàn việc thiện, làm rất gian nan, đó là thiện nhỏ.

Vì sao vậy? Vì chưa thoát ly vọng tưởng phân biệt chấp trước.

Hay nói cách khác, có vọng tưởng phân biệt chấp trước, việc thiện ông làm có lượng, có hạn lượng.

Nếu lìa khỏi vọng tưởng phân biệt chấp trước, ông tu cái thiện cực nhỏ cũng không có hạn lượng, trở thành vô lượng vô biên.

Cho nên nói: Một hành vi có thể làm vạn thiện, đây là nói với ông, thật ra một hành vi là vô lượng vô biên thiện lớn, chúng ta cần phải hiểu đạo lý này.

Bởi thể mở rộng tâm lượng rất quan trọng, chúng ta làm việc thiện lớn nhỏ ở thế gian, có liên quan đến tâm lượng của mình.

Tâm lượng càng lớn thì hành vi nhỏ biến thành thiện lớn, nếu tâm lượng nhỏ hẹp, hành vi lớn cũng trở thành nhỏ, đạo lý này không thể không hiểu.

Hai câu này là nói từ lý, sau đó đứng trên phương diện sự mà nói.

“Huống hợp huyện giảm lương, vạn dân thọ phước hô”.

Việc thiện này của ông, vạn thiện đều viên mãn.

Ông có thể giảm thuế, nông dân ở huyện này đều chịu ân huệ, người ở huyện này không chỉ mười ngàn nông dân, huống chi nông phu còn có người nhà.

Gia đình họ còn có cha mẹ và vợ con, tất cả đều chịu ân huệ.

Việc làm này của ông có thể nói là cách tu phước rất hay ở công môn.Người ngày xưa vì sao phải mong cầu khoa đệ? Vì sao hy vọng được làm quan? Vì làm quan dễ tu thiện, như bình dân muốn tu mười ngàn việc thiện, khó khăn biết nhường nào.

Nếu làm huyện trưởng, chỉ cần làm một việc, thì vạn thiện được viên mãn, công môn dễ tu thiện.

Ngược lại, muốn làm ác cũng dễ.

Nếu chê thuế ruộng quá thấp, muốn thu thuê nặng hơn, nhiều hơn một chút, tốt, quý vị vừa khởi niệm này đã tạo thành vạn điều ác, đạo lý là như vậy, thiện ác chỉ trong một niệm này.

Ngày xưa, chỉ có người làm quan có địa vị, có quyền thế mới dễ, tạo ác hay tu thiện đều tiện lợi, đều dễ dàng.Thời đại hiện nay không giống nhau, thời đại này tu đại thiện, tạo đại ác trong rất nhiều ngành nghề đều có thể làm được.

Mà dễ làm nhất không gì hơn được như bây giờ gọi là thế giới giải trí, thế giới điện ảnh, công ty quảng cáo.

Quyền thao tác này hơn cả đế vương, hơn cả lãnh tụ quốc gia.

Đặc biệt là hiện nay, vệ tinh truyền bá, mạng internet truyền bá.

Nếu chúng ta truyền bá là chính diện, hành thiện, có thể khai phát chúng sanh, quần chúng rộng rãi.

Khiến họ có thể giác ngộ, khiến họ biết đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức.

Quý vị truyền bá điều này một tiếng đồng hồ, vượt qua vạn điều thiện của Liễu Phàm tiên sinh.

Còn như chúng ta phát sóng tiết mục này là phản diện, dạy người sát đạo dâm vọng, thì tội lỗi một tiếng đồng hồ này tạo ra chính là địa ngục A tỳ.

Do đây có thể biết, người bây giờ không cần cầu công danh, không cần làm quan lớn, nắm đại quyền, không cần! Trong bất kỳ ngành nghề nào, đoạn ác tu thiện đều phương tiện hơn ngày xưa.

Chúng ta phải hiểu điều này.

Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển, phương diện này tạo thêm cho chúng ta một vài phương tiện.

Nhưng phương tiện này có ưu điểm cũng có khuyết điểm.

Chúng ta cần nhận thức rõ ràng, lành dữ họa phước quả thật chỉ trong một niệm.Sau khi nói rõ ràng minh bạch điều này, Liễu Phàm tiên sinh cũng rất vui mừng: “Ngô tức quyên phụng ngân”, quyên góp bổng lộc của mình.

“Thỉnh kỳ tựu Ngũ Đài sơn, trai tăng nhất vạn, nhi hồi hướng chi”.

Trai tăng nghĩa là mời người xuất gia dùng cơm, cúng dường cơm nước, đây là việc tốt.

Mời mười ngàn người xuất gia đến nhận sự cúng dường của ông, lấy phước báo này làm hồi hướng.“Khổng công toán dữ, ngũ thập tam tuế hữu ách”.

Không tiên sinh xem cho ông, thọ mạng của ông chỉ đến 53 tuổi, năm 53 tuổi ông sẽ chết.

“Dư vị thưởng kỳ thọ”, ông không đặc biệt cầu trường thọ, cầu thọ mạng, không cầu điều này.

“Thị tuế cánh vô dạng, kim lục thập cửu hỉ”, năm 53 tuổi ông được bình an, dù ông không cầu thọ mạng.

Năm nay ông đã 69 tuổi, lúc này đã về hưu chức tri huyện ở Bảo Để, không làm nữa.

Từ câu này chúng ta hiểu, bốn bài văn này viết vào năm 69 tuổi, dạy con trai Thiên Khải.“Thư viết: Thiên nan thầm, mạng mĩ thường.

Lại nói: Duy mạng bất ư thường, giai phi cuồng ngữ”.

Đây là dẫn chứng trong Kinh Thư: Đạo trời khó tin, vì sao vậy? Vì mệnh người là bất thường, cũng tức là nói định số sẽ thay đổi, không phải là thường hằng.

Lại nói chỉ có mệnh là không thường, mệnh trời vô thường, cần phải tu đức, những lời này đều là thật, tuyệt đối không phải vọng ngữ, chắc chắn là sự thật.“Ngô ư thị nhi tri, phàm xưng, họa phước tự kỷ cầu chi giả, nãi Thánh hiền chi ngôn.

Nhược vị, họa phước duy thiên sở mạng, tắc thế tục chi luận hĩ”.

Ông rất rõ ràng minh bạch đạo lý này, do đó muốn tiếp thu giáo huấn của thánh nhân.

Tự mình phải biết thay đổi vận mệnh, phải biết làm chủ vận mệnh mình, người này là anh hùng hào kiệt.

Tuyệt đối không thể giống như những phàm nhân khác, suốt đời nghe theo sự sắp xếp của vận mệnh, như vậy là hoàn toàn sai lầm.

Đặc biệt là không được tạo ác nghiệp, tạo ác nghiệp làm tổn phước báo của mình, giảm tuổi thọ của mình, đây là việc làm ngu si tột đỉnh.

Mặc dù quý vị là người giàu có, quý vị có thể hưởng phú quý lâu dài, nhưng vì tạo điều ác, phước quý vị bị giảm, thọ mạng cũng giảm, đây là người rất ngu si trong thế gian.

Bởi vậy, con người không thể không tiếp thu giáo dục, đặc biệt là không thể không tiếp thu giáo huấn của thánh hiền.

Chỉ có tiếp thu giáo huấn thánh hiền, mới có thể hiểu lý, mới có thể thay đổi vận mệnh của chính mình, nâng cao cảnh giới mình.Hôm nay chúng ta tạm dừng tại đây..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui