Lộc Đỉnh Ký

Một tên Lạt Ma lên tiếng:
- Đại sư huynh! Phải rồi. Đúng là pho sách đó.
Vi Tiểu Bảo nghe bọn chúng lớn tiếng trò chuyện với nhau, tuy gã không
hiểu Tạng ngữ, nhưng cũng cảm thấy giọng nói của chúng ra chiều hoan hỷ. Gã
liền lớn tiếng hỏi:
- Ô kìa! Trên mặt các vị sao lại có mấy con ngô công?
Hai tên Lạt Ma giật mình, đưa tay lên sờ mặt thì chẳng thấy có thứ côn
trùng gì hết, liền cất tiếng thóa mạ:
- Thằng quỉ con kia! Sao ngươi lại nói nhăng nói càn?
Tang Kết dầy công hàm dưỡng, định lực hơn người. Hắn nghe Vi Tiểu Bảo
la lối, nhưng chẳng thấy trên mặt có sâu bọ động đậy, không dễ mắc lừa, vẫn
tiếp tục chủ ý coi kinh sách.
Vi Tiểu Bảo lại la lên:
-Trời ơi! Mười mấy con rết chui vào trong cổ áo bọn họ rồi!
Lần này thì hai tên Lạt Ma kia cũng không mắc hợm. Một tên cười nói:
- Gã tiểu quỉ thấy bọn ta lấy mất kinh sách, gã chẳng cam tâm mới tìm câu
cổ quái giật gân để lừa gạt ta.
Còn tên nữa bỗng cảm thấy trên cổ ngứa ngấy khó chịu. Hắn giơ tay lên
gãi sồn sột. Nhưng vừa gãi được mấy cái thì đột nhiên mười đầu ngón tay cũng
phát ngứa không chịu nổi. Hắn phải hạ tay xuống để gãi.
Lúc này Tang Kết và tên Lạt Ma kia cũng cảm thấy ngón tay phát ngứa.
Ban đầu chúng không để ý, nhưng sau một lát, cơn ngứa trở nên dữ dội. Chúng
không nhẫn nại đc nữa liền giơ tay lên coi thì thấy mười đầu ngón tay đều rỉ ra
nước vàng.
Cả ba tên Lạt Ma bất giác la hoảng:
- Lạ quá! Lạ quá! Vụ này là thế nào đây?
Hai tên Lạt Ma kia bây giờ cũng thấy trên mặt ngứa ngáy cực kỳ khó chịu.
Chúng liền đưa tay lên gãi.
Ngờ đâu càng gãi càng ngứa thêm. Chỉ trong khoảnh khắc, mặt chúng cũng
ứa nước vàng.
Tang Kết đột nhiên tỉnh ngộ la lớn:
- úi chao! Nguy đến nơi rồi! Pho kinh sách đã tẩm chất độc.
Đoạn hắn liệng mạnh pho sách xuống đất. Bỗng hắn nhìn thấy gan bàn
tay mình nổi lên những hạt nước vàng như giọt mồ hôi. Hắn sợ quá liền xát bàn
tay xuống đất mấy cái.
Tang Kết quay sang ngó hai tên sư đệ thì chỉ thấy chúng đang giơ taylên
cào mặt rất khủng khiếp. Khắp mặt đầy vết máu.
Nên biết Vi Tiểu Bảo đã lấy được bình Hóa thi phấn của Hải Đại Phú.
Thuốc tán này lợi hại phi thường! Nó dính vào da thịt nguyên vẹn thì không sao,
nhưng bất hạnh gặp một giọt máu là huyết dịch liền hóa thành nước vàng, loang
ra rất mau làm rữa da nát thịt.
Nước vàng này như vết dầu loang mau lẹ vô cùng, chẳng khác gì một tia
lửa đủ thiêu rụi cả một khu rừng cỏ thành tro tàn.
Hóa thi phấn gặp máu còn biến thành chất độc, có thể nói là một chất
độc ghê gớm nhất thiên hạ. Lạ một điều: chất độc đó chỉ công hiệu bên ngoài,
còn nuốt vào bụng lại không hề gì.
Độc dược này đầu tiên xuất phát từ bên Tây Vực truyền sang. Theo lời
truyền thuyết thì nhân vật sáng chế ra nó là một quái kiệt võ lâm về đời Tống
tên gọi là Âu Dương Phong.
Hóa thi phấn chế bằng độc dịch của mười mấy thứ rắn độc trùng độc.
Chất độc nguồn gốc đã thành rồi, sau không phải chế biến gì thêm nữa, chỉ
cần đem thứ nước vàng do thịt máu biến ra phơi khô là thành Thi độc phấn.
Hai tên Lạt Ma gãi mặt đến chảy máu. Chỉ trong khoảnh khắc mặt chúng
đầm đìa nước vàng. Chúng lớn tiếng kêu gào, vừa đau đớn và ngứa ngáy khổ
sở vô cùng, nằm lăn lộn dưới đất.
Tang Kết may ở chỗ chưa đưa tay lên gãi mặt cái nào, nhưng hai bàn tay
ngứa ngáy một cách kì quái, tựa hồ ngứa vào đến xương tủy. Hắn liền cởi áo
ngoài ra bọc lấy pho kinh sách cắp vào dưới nách rồi chạy đi như bay. Hắn
nóng nẩy đi tìm nước để rửa sạch chất độc ở bàn tay.
Hai tên Lạt Ma vừa đau đớn vừa ngứa ngáy thành ra thần trí hồ đồ. Chúng
cất đầu lên đập loạn vào đá núi mấy cái rồi ngất đi.
Bạch Y ni cũng A Kha thấy tình trạng này đều kinh hãi vô cùng.
Vi Tiểu Bảo chỉ biết Hóa thi phấn có thể tiêu hóa xác chết. Gã chưa thử
thứ phấn này với người sống bao giờ. Trong lúc nguy cấp, gã dùng phấn để thử
coi, không ngờ cuộc thử thách lại thành công.
May ở chỗ gã còn giữ cái bàn tay đã chặt đứt của Hô Ba Âm để dùng làm
dẫn tuyến. Nếu chỉ rắc Hóa thi phấn vào pho sách thì thành ra vô dụng.
Vi Tiểu Bảo thấy Tang Kết chạy ra rồi, hai tên Lạt Ma kia cũng ngất xỉu,
vội từ sơn động đi ra. Gã rút dao trủy thủ toan đâm mỗi tên mấy nhát cho
chết hẳn để khỏi lo gì nữa.
Nhưng khi đến gần thì thấy da mặt hai tên Lạt Ma đã rữa nát thò xương,
không cần phải động thủ.
Một lát sau thi thể cả hai tên Lạt Ma biến thành hai vũng nước vàng.
Vi Tiểu Bảo cất đao trủy thủ đi, tiến đến bên Trịnh Khắc Sảng, vừa cười
vừa hỏi gã:
- Trịnh công tử! Môn yêu pháp này của tại hạ linh nghiệm phi thường. Công
tử có muốn nếm mùi một chút chăng?
Trịnh Khắc Sảng giật mình kinh hãi, vội nhảy lùi lại phía sau. Gã khiếp sợ
la hoảng:
- Ngươi... ngươi đừng đến gần ta.
Gã sợ quá, hai hàm răng run cầm cập, líu cả lưỡi lại, ấp úng mãi không nói
nên lời.
A Kha tức giận quát hỏi:
- Tiểu Bảo! Ngươi ...ngươi định giở trò gì vậy?
Vi Tiểu Bảo cười đáp:
- Tại hạ bất quá muốn hăm dọa y một chút mà chơi. Cô nương làm gì mà
phải rối lên thế?
A Kha tức giận lớn tiếng:
- Ta không muốn ngươi hăm dọa y.
Vi Tiểu Bảo cười nói:
Cô nương sợ tại hạ hăm dọa làm cho y ba hồn bảy vía lên mây phải
không?
A Kha hỏi:
- Tự nhiên sao vô cớ ngươi lại hăm dọa người ta làm chi?
Vi Tiểu Bảo vẫy tay nói:
- Cô nương hãy qua đâu mà coi.
A Kha đáp:
- Ta không thèm coi.
Tuy miệng cô nói thế, nhưng trong lòng lại nổi tính hiếu kỳ, cô từ từ tiến
lại, cúi xuống coi bất giác giật bắn mình, thét lên lanh lảnh. Cô thấy da thịt
trên mặt và môi miệng hai tên Lạt Ma đã rữa nát hết biến thành một cái đầu lâu
trắng hếu, nhưng mái tóc và da thịt từ cổ trở xuống còn nguyên vẹn chưa tiêu.
Có lẽ trong đời cô chưa từng ngó thấy hiện tượng nào khủng khiếp như vậy.
A Kha sợ quá ngã ngữa về phía sau.
Vi Tiểu Bảo vội đưa tay ra đỡ lấy, miệng nói:
- Cô nương đừng sợ! Đừng sợ!
A Kha tỉnh lại thét lên. Cô chạy về sơn động thở hồng hộc nói:
- Sư phụ! Sư phụ! Gã ....gã làm cho hai tên Lạt Ma biến thành yêu quái.
Bạch Y ni đoán biết Vi Tiểu Bảo đã tẩm chất kịch độc vào kinh sách để
bọn Lạt Ma đụng vào là mất mạng. Bà thấy Vi Tiểu Bảo cười hề hề tiến lại, liền
thở phào một cái nói:
- Nếu không nhờ có ngươi thông minh cơ trí thì bữa nay ta phải mất mạng
về tay địch thủ rồi. Ta có chết cũng chẳng cần gì, nhưng còn sợ bị chúng làm
nhục nữa. Vì tự vệ mà phải giết người, đó là tình trạng bất đắc dĩ, ngươi bất tất
phải quan tâm.
Vi Tiểu Bảo trở lại nét mặt nghiêm trang đáp:
- Dạ!
Bạch Y ni lại nói:
- Thủ pháp hiểm độc tàn nhẫn này không phải là hành vi của bọn đệ tử
trong các danh môn chính phái, vậy trừ phi gặp trường hợp nguy cấp cần đối
phó với gian nhân, từ nay trở đi ngươi đừng sử dụng tà thuật một cách bừa bãi.
Vi Tiểu Bảo "dạ" một tiếng rồi đáp:
- Bữa nay là lần đầu tiên đệ tử dùng tới biện pháp này. Sự thực chỉ vì võ
công của đệ tử kém cỏi quá, chẳng thể tỷ đấu với chúng một cách quanh minh
lỗi lạc. Đệ tử cũng biết rằng bậc đại trượng phu thắng phải cho vẻ vang, bại
cũng phải đường hoàng, đâu có thể sử dụng thủ đoạn đê tiện được?
Bạch Y ni chú ý nhìn gã hồi lâu rồi hỏi:
- Ngươi ở chùa Thiếu Lâm và chùa Thanh Lương bấy lâu, chẳng lẽ những vị
cao tăng không truyền thụ võ công cho ư ?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Kể ra đệ tử cũng học được một ít công phu, nhưng đáng tiếc là không
luyện đúng theo phương pháp. Đệ tử chỉ học những cái vỏ ngoài về chiêu thức
mà không rèn luyện nội công.
Bạch Y ni liếc mắt nhìn A Kha hỏi tiếp:
- Tại sao vậy?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Vì thì giờ gấp rút nên không luyện kịp.
Bạch Y ni lại hỏi:
- Tại sao không kịp luyện?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Đệ tử mạo phạm đến A Kha cô nương, cô theo dõi đệ tử để giết đi
cho hả giận. Vì thì giờ cấp bách, đệ tử đành học cẩu thả vài chiêu để phòng
thân.
Bạch Y ni gật đầu hỏi:
- Vừa rồi khi ngươi nói chuyện với bọn Lạt Ma kia, miệng không ngớt hô ta
làm sư phụ là có ý gì ?
Vi Tiểu Bảo đỏ mặt lên chưa kịp trả lời, A Kha đã nói ngay:
- Sư phụ! Vì trong lòng gã mưu tính chuyện tồi bại nên muốn bái lão nhân
gia làm sư phụ.
Bạch Y ni mỉm cười nói:
- Dù gã muốn bái ta làm sư phụ cũng không thể kể là ý niệm đồi bại được.
A Kha vội nói:
- Không phải thế đâu !
Cô biết Vi Tiểu Bảo muốn bái Bạch Y ni làm sư phụ chẳng phải vì muốn
rèn luyện võ công mà cốt ý để suốt ngày lẩn quẩn bên cô, nhưng cô không
tiện nói ra.
Bạch Y ni nhìn Vi Tiểu Bảo nói:
- Ngươi kêu ta hằng nửa ngày bằng sư phụ, ta không thể để cách xưng hô
như vậy thành vô nghĩa.
Vi Tiểu Bảo mừng quýnh, quì mọp xuống. Gã kính cẩn dập đầu tám lạy,
lớn tiếng hô:
- Sư phụ!
Bạch Y ni mỉm cười nói:
- Ngươi đã làm môn đồ của ta thì phải giữ cho có mực thước, không được
càn rỡ.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Dạ dạ! Đệ tử chỉ càn rỡ đối với kẻ tồi bại, còn xử sự với hảo nhân bao
giờ cũng giữ mực thước hẳn hoi.
A Kha nhìn gã nhăn mặt lè lưỡi. Trong lòng cô tức giận vô cũng, bụng bảo
dạ:
- Tên tiểu ác nhân này bái lão nhân gia làm sư phụ thì từ nay ta không thể
giết gã được. Suốt đời gã quấn quít bên mình, đuổi không chạy, đá không đi,
thật là điên đầu.
Chuyến này Bạch Y ni trước bị sáu tên lâm vây đánh. Nếu bà không được
Vi Tiểu Bảo giải cứu tất nhiên đã chết rồi. Sau bọn Tang Kết bảy người rượt
tới, bà chỉ còn đường bó tay chịu trói, tình thế càng nguy hiểm hơn.
Tuy bà đã lớn tuổi, song tướng mạo cực kỳ xinh đẹp. Nếu bà lọt vào tay
bọn Lạt Ma tất không tránh khỏi bị chúng làm ô nhục.
May nhờ Vi Tiểu Bảo quỉ kế đa đoan, trừ diệt được hết, gã bảo toàn
tánh mạng cũng tiết tháo cho bà nên lòng bà cảm kích không bút nào tả xiết.
Bạch Y ni lại thấy Vi Tiểu Bảo tha thiết muốn bái bà làm sư phụ nên bà
ưng chịu ngay.
Bà cho là những đứa trẻ nít tinh nghịch là thường, chẳng có gì đáng quan
tâm. Bà định sẽ gắng công hun đúc và cảm hóa cho gã thành một tay đại hiệp
lừng lẫy giang hồ.
Chiếu theo lề luật võ lâm, Vi Tiểu Bảo đã là môn hạ của Trần Cận Nam,
nếu không được sư phụ ưng thuận thì nhất thiết chẳng thể gia nhập môn phái
nào khác, nhưng gã tuyệt nhiên chẳng hiểu lề luật võ lâm thế nào. Dù cho gã
có biết thì lúc này gã chẳng đếm xỉa gì đến. Gã đã được Bạch Y ni bằng lòng
thu nạp vào môn hạ là có cơ hội kề cận A Kha. Tuyệt đích của gã là ở chỗ đó.
Dù Vua Khang Hy có đổi cho gã làm Hoàng đế gã cũng không màng.
Vi Tiểu Bảo đối với nghề luyện võ rất biếng nhác. Sư phụ đã truyền cho
gã một cuốn đồ phổ, tuy gã luôn để bên mình, nhưng ban đầu gã đem ra
nghiên cứu, rèn luyện mấy lần, gặp phải chỗ khó khăn, gã liền bỏ xó không ngó
tới nữa.
Bây giờ gã nghĩ tới chuyện đi theo Bạch Y ni luyện võ, biết là gã sẽ gặp
nhiều chuyện khó khăn đến phải nhức đầu đau óc, nhưng gã chỉ hi vọng được
kề cận A Kha thì dù cực nhọc đến đâu gã cũng cam lòng.
Sau khi dập đầu lahu tám lạy làm lễ bái sư, Vi Tiểu Bảo sung sướng như
mở cờ trong bụng, tưởng chừng vớ được món bảo bối từ trên trời rơi xuống.
Bạch Y ni thấy gã vui mừng hớn hở lại cho là gã trong lòng thoả mãn vì
gặp được minh sư và từ đây có thể rèn luyện thành môn võ công thượng thặng
của mình.
Giả tỷ bà trông rõ gan ruột gã thì e rằng bà phải đá gã một cái cho lộn
đi mấy vòng.
Bạch Y ni thu Vi Tiểu Bảo vào môn hạ rồi liền lập tức cho gã bắt đầu rèn
luyện.
A Kha cực lực ngăn cản, nhưng Bạch Y ni cho là đại phàm con gái đem
lòng thù hận ai là cố ý ngăn trở, nên làm khó dễ cho Vi Tiểu Bảo, bà chẳng lý
gì đến cô.
A Kha xịu mặt, bĩu môi:
- Sư phụ ơi! Sư phụ thử coi gã hý hửng như thế kia là đủ biết gã có tà tâm
đến cực điểm.
Vi Tiểu Bảo cãi:
- Tại hạ được sùng bái một bị thần ni võ công vào bật nhất đương thời làm
sư phụ, dĩ nhiên trong lòng cao hứng không bút nào tả xiết, nên mới lộ ra
ngoài mặt.
Bạch Y ni mìm cười nói:
- Ta chẳng phải võ công đệ nhất đương thời, ngươi đừng ăn nói hồ đồ.
Nay ngươi đã làm môn hạ của ta thì cần phải biết pháp danh của sư phụ. Pháp
danh ta là Cửu Nạn, môn phái ta kêu bằng Thiết Kiếm môn. Sư tổ là một vị đạo
nhân, đạo hiệu là Mộc Tang, đã qua đời. Ta tuy là ni cô nhưng võ công thuộc
dòng đạo này.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Dạ! Đệ tử ghi nhớ rồi.
Bạch Y ni Cửu Nạn lại hỏi A Kha:
- A Kha! Giữa ngươi và gã ai lớn hơn ai?
A Kha nói:
- Dĩ nhiên đệ tử lớn hơn gã.
Vi Tiểu Bảo cãi:
- Đệ tử lớn hơn y.
Cửu Nạn gạt đi:
- Được rồi! Hai ngươi bất tất phải tranh chấp. Kẻ nhập môn trước được
làm anh chị. Từ nay các ngươi không được gọi nhau là "A Kha cô nương" hay
"tiểu ác nhân" mà phải hô nhau là "Trần sư tỷ" và "Vi sư đệ".
Vi Tiểu Bảo liền lớn tiếng hô: "Trần sư tỷ!"
A Kha "hứ" một tiếng, nhưng ở trước mặt sư phụ, cô không dám thóa mạ,
chỉ đưa lòng trắng mắt ra nguýt gã một cái.
Cửu Nạn nói:
- A Kha! Những chuyện nhỏ nhặt đã qua, từ nay ngươi đừng để tâm nữa.
Chuyến này Tiểu Bảo có công cứu viện ta và ngươi thì dù gã có lỗi lầm với
ngươi từ trước, cũng thừa chuộc tội rồi.
Bà nói tới đây, nhẹ buông tiếng thở dài, nghĩ bụng:
- Thằng nhỏ này rất thông minh lanh lợi. Đáng tiếc là từ thuở nhỏ, gã bất
hạnh phải làm một tên thái giám.
Trong lòng xoay chuyển ý nghĩ, bà nói:
- Trước kia Tiểu Bảo bị người ta khinh khi lấn át, lại bắt buộc phải làm thái
giám. Ngươi là sư tỷ nên thương gã cô đơn khổ sở mà chiếu cố cho gã mới
được. Từ nay các ngươi đừng phân biệt nam nữ và đừng úy kị thì công việc rèn
luyện võ nghệ lại càng tiện lợi. Có điều việc này hai người không nên nói ra
ngoài.
A Kha vâng lời. Cô nghĩ tới Vi Tiểu Bảo đã là thái giám thì những điều gã
vô lễ với mình từ trước cũng không quan hệ gì lắm. Nỗi tức bực trong lòng cô
với Vi Tiểu Bảo giảm đi rất nhiều.
A Kha quay ra hỏi Trịnh Khắc Sảng:
- Trịnh công tử! Công tử bị thương rồi ư?
Trịnh Khắc Sảng tập tễnh bước lại đáp:
- Không hề gì, chỉ bị bong gân một chút mà thôi.
Nhưng hắn nghĩ tới những điều khoác lác lúc trước, nói là thừa sức đối
phó với mấy tên Lạt Ma, mà khi lâm trận lại bị thảm bại, phải ỷ vào một thằng
nhỏ đẩy lui bên địch, hắn không khỏi muôn phần hổ thẹn.
A Kha hỏi Cửu Nạn:
- Sư phụ ơi! Chúng ta làm gì bây giờ? Có đến phủ Hà Gian nữa không ?
Cửu Nạn trầm ngâm một chút rồi đáp:
- Đến phủ Hà Gian để coi vụ này cũng hay. Có điều phải đề phòng Tang
Kết quay trở lại, vì hiện giờ ta chưa hành động thuận tiện.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Sư phụ cùng các vị hãy ngồi trên đống cỏ nghỉ một lát. Đệ tử đi kiếm
cỗ xe lớn.
Vi Tiểu Bảo ra đi trong khoảnh khắc trở về. Gã không tìm được xe ngựa,
đành vào nhà nông mua một cỗ xe bò, mời bọn Cửu Nạn ba người lên xe rồi
cho xe từ từ chạy đi.
May mà Tang Kết không trở lại. Mọi người ngồi xe bò đi tới một thị trấn
nhỏ.
Vi Tiểu Bảo bán xe bò đi, mướn hai cỗ xe ngựa lớn.
Dọc đường không có chuyện gì xảy ra. Sau hai ngày, xe ngựa đi tới phủ
Hà Gian.
Cửu Nạn đã uống Tuyết sâm ngọc thiềm hoàn nên nội thương rất mau
lành.
Tối hôm ấy mọi người vào quán trọ rồi. Trịnh Khắc Sảng liền ra ngoài
nghe tin tức. Sau hai giờ gã buồn bã trở về nói là đã đi dò hỏi mà trong thành
không ai biết việc " Sát quỉ đại hội"
Cửu Nạn hỏi:
- Té ra cuộc "Sát qui đại hội" mới chỉ có tin đồn. Công tử lượm được tin
này ở đâu?
Trịnh Khắc Sảng đáp:
- Phụ vương của tại hạ đã nhận được thơ của Lưỡng Hà đại hiệp là Phùng
Bất Phá và Phùng Bất Tồi đưa tới Đài Loan xin gia phụ phái người đến chủ tọa
cuộc "Sát quỉ đại hội". Trong thơ lại nói rõ đại hội sẽ cử hành tại phủ Hà gian
vào ngày rằm tháng này, tức là chỉ còn bốn bữa nữa.
Cửu Nạn gật đầu đáp:
- Phùng thị huynh đệ ư? Họ là người phái Hoa Sơn.
Bà ngửng đầu nhìn ra cửa sổ tựa hồ để nhớ lại những chuyện ngày trước.
Trịnh Khắc Sảng nói tiếp:
- Phụ vương sai tại hạ dẫn bọn tùy tùng đến đây và yên trí anh em họ
Phùng phái người ra nghênh tiếp. Nào ngờ... nào ngờ... hừ!
Gã nói tới đây sắc mặt đầy vẻ tức giận.
Cửu Nạn nói:
- Không chừng bọn Thát Đát hay tin này nên anh em họ Phùng thấy động
mà phải thay đổi ngày giờ cùng địa điểm.
Trịnh Khắc Sảng nói:
- Dù có thế nữa thì họ cũng cần báo tin cho tại hạ biết mới phải.
Hai người đang nói chuyện bỗng thấy điếm tiểu nhị đến đứng ngoài cửa
nói:
- Trịnh khách quan! Bên ngoài có người xin ra mắt khách quan đó.
Trịnh Khắc Sảng cả mừng hối hả chạy ra.
Sau một lúc gã hý hửng quay trở vào nói:
- Anh em họ Phùng thân hành đến đây xin lỗi tại hạ. Bọn họ nói là có biết
tại hạ đem theo hai chục người. Mấy bữa nay họn vẫn chờ đợi ngoài thành để
nghênh tiếp. Nào ngờ chúng ta đến đây một cách êm thấm, quỉ thần cũng
không hay biết. Hiện gã đã bày tiệc lớn gọi là tiệc tẩy trần để thiết đãi tại hạ.
Vậy chúng ta cùng đi cả cho vui.
Cửu Nạn lắc đầu đáp:
- Một mình công tử đi thôi và đừng có nhắc gì tới bần ni cũng đến đây.
Trịnh Khắc Sảng cụt hứng nói:
- Sư thái không ưa nhộn nhịp thì thôi. Vậy mời Trần cô nương cùng Vi
huynh đệ cùng đi với tại hạ.
Cửu Nạn đáp:
- Bọn chúng cũng không nên đi. Hãy chờ đến ngày đại hội chúng ta sẽ tới
dự hết là được.
Đêm hôm ấy Trịnh Khắc Sảng rượu say ngất ngưởng về quán trọ.
Đến nửa đêm hơn hai chục tên thủ hạ tùy tùng của gã cũng tìm vào khách
điếm. Tên nào tên ấy đều tay chân băng bó coi rất chướng mắt.
Sáng hôm sau Trịnh Khắc Sảng thuật lại tình hình bữa tiệc đêm qua cho
Cửu Nạn, A Kha và Vi Tiểu Bảo nghe.
Gã còn khoe anh em họ Phùng rất kính trọng gã, mời gã lên ngồi thủ vị
và không ngớt tuyên dương công cuộc dựng cờ khởi nghĩa của họ Trịnh ở Đài
Loan để chống nhà Mãn Thanh.
Cửu Nạn hỏi:
- Những nhân vật nào đến phó hội?
Trịnh Khắc Sảng hàm hồ đáp:
- Người tới tham dự đông quá. Còn mấy bữa nữa, họ sẽ lục tục đến nữa.
Cuộc đại hội khai diễn vào nửa đêm hôm rằm sắp tới tại Hoè Thụ Bình ở phía
tây thành, cách đây mười tám dặm.
Gã ngừng lại một chút rồi nói tiếp:
- Sở dĩ phải khai hội vào lúc nửa đêm là để phòng ngừa tai mắt nhà Mãn
Thanh. Thực ra anh em họ Phùng đã quá cẩn thận. Hiện thời rất đông anh hùng
hảo hán ở đây thì dù đại đội binh mã nhà Thanh có kéo đến cũng bị đánh cho
tan tành.
Cửu Nạn chỉ muốn biết trong quần hùng có những nhân vật nào tới tham
dự đại hỏi. Nhưng bà hỏi lại, Trịnh Khắc Sảng không trả lời được. Gã nói quanh:
- Cử tọa có đến mấy trăm người. Mấy chục nhân vật đầu não đều đến
trước mặt tại hạ dâng rượu kính mừng phụ vương của tại hạ. Bọn họ đã bảo môn
phái cùng tính danh nhưng trong lúc bận rộn tại hạ không nhớ được vì quá
nhiều người.
Cửu Nạn không nói gì nữa. Bà buồn rầu nghĩ thầm:
- Anh chàng Trịnh công tử này chỉ tốt cái mã bề ngoài mà chẳng có tài
năng gì. Chỉ còn trông mong vào ca ca của gã hoạc giả có tinh minh mẫn cán
phần nào chăng? Nếu không thì họ Trịnh hết người kế nghiệp xứng đáng.
Cửu Nạn ở khách điếm nghỉ ngơi mấy bữa, thương thế của bà đã hoàn
toàn lành mạnh.
Bà bó buộc A Kha cùng Vi Tiểu Bảo không cho ra ngoài đi lăng nhăng
để tránh gặp mặt nhân vật võ lâm có thể xảy ra chuyện phiền phức.
Trịnh Khắc Sảng sáng sớm ra đi, nửa đêm mới trở về. Ngày nào gã cũng
có hào hiệp giang hồ thết yến khoản đãi.
Đến tối hôm rằm Cửu Nạn mặc bộ quần áo của Vi Tiểu Bảo mua cho để
hoá trang làm một phụ nhân đứng tuổi. Đầu bà bịt khăn đen, mặt bôi phấn
vàng. Cặp lông mày vẽ cho chênh chếch rủ xuống. Không ai nhận ra bà nữa.
Vi Tiểu Bảo và A Kha cũng giả dạng làm một thiếu niên và một thiếu nữ
tầm thương.
Trịnh Khắc Sảng mặc áo bào gấm, bỏ bím tóc đi. Đúng là y quan của bậc
Vương, Công của Minh triều. Gương mặt cũng phục sức của gã coi rất bảnh.
Cửu Nạn lâu nay không được ngó tới xiêm y của nhà Đại Minh bây giờ bà
coi sắc phục của Trịnh Khắc Sảng trong lòng vừa hoan hỷ vừa cảm khái.
A Kha thấy gã khác nào cây ngọc trước gió, cô cũng rạo rực tâm hồn.
Chỉ có Vi Tiểu Bảo thấy mình kém cỏi là rủa ngầm mười tám đời quan chó
đẻ.
Đến canh một, bọn tùy tùng của Diêm Bình Vương phủ đầy một cỗ xe
trong có bốn người ngồi đến tham dự đại hội ở Hoà Thụ Bình.
Hòa Thụ Bình là một khu đất bằng phẳng, xung quanh núi non bao bọc.
Đây là nơi dùng làm sân khấu biểu diễn các môn trong những ngày dân làng mở
hội.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui