Điều có thể
Nỗi lo cứ cộm lên.
Trong vòng bốn tháng liệu tôi có tìm ra được một công việc phù hợp với mình; không phải trơ mặt ra với những trò suồng sã, tạm đủ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu nhất của mình?
Bốn tháng...
Tôi bước vào cuộc tạm tuyển lần thứ hai.
Lần này với một chiếc xe đạp.
*
Đều đặn mỗi tuần hai lần, Hoàng ghé phòng vi tính đưa bài cho tôi dịch. Không khen, không chê, chỉ cười.
Mỗi lần dịch xong b giờ tôi cũng đem bản thảo chính ra photo lại. Tôi giữ bản s ấy, còn bản chính viết tay tôi gởi cho Hoàng. Dù làm trong phòng vi tính nhưng không b giờ tôi gõ các bài viết của mình lên màn hình vi tính rồi sau đó in ra. Tôi ngại...
Mỗi lần có tờ báo nào đăng bài dịch của mình, tôi đều đọc bài đã được đăng rất kỹ, so nó với bản s mà tôi còn giữ, xem người ta sửa bài viết của mình như thế nào, để lần sau tránh những chỗ viết vụng ấy đi.
Tôi đi làm đã được một tháng.
Tiền lương, tiền nhuận bút các bài dịch tôi bỏ gần như tất cả vào trong một con heo đất đặt trên cái bàn nhỏ trong phòng mình, chỉ giữ lại một ít để phòng xe hỏng.
Đi xe đạp cũng có cái hay là chẳng tốn tiền đổ xăng, nếu có hư hỏng gì thì tiền sửa cũng rất nhẹ, gởi xe cũng nhẹ hơn xe máy một nữa tiền.
Một tháng, không phải trả tiền ăn và tiền nhà, tôi đã để dành được sáu trăm ngàn. Hai trăm ngàn tôi gởi lại cho cô Minh tiền tôi đã mượn để mua chiếc xe đạp tàng tàng đang đi. Cô không muốn nhận nhưng tôi cứ quyết gửi. Tôi đã mượn thì bây giờ phải trả. Đơn giản vậy thôi.
Tôi viết thư cho bố mẹ, không đã động gì tới việc tôi bị bay khỏi hãng bán máy photo-. Cứ để cho bố mẹ yên tâm là với tôi mọi việc đều yên ổn. Tôi định bụng ít ngày nữa khi tôi dành đủ năm trăm ngàn, tôi sẽ ra ngày bưu điện, gởi về cho bố mẹ tin là chẳng việc gì phải lo lắng cho tôi hết.
*
Hoàng đến nhà tôi một cách bất ngờ:
- Mai tôi phải đi công tác Tây Ninh. Chủ nhật tới có triển lãm các đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên các trường Xây dựng, Kiến trúc, Bách khoa, Thủy lợi... trong cả nước. Hòa Bình đến đó viết bài giùm tôi nha. Trang sinh viên do tôi phụ trách, tuần nào cũng phải lên được một bài. Triển lãm đó rất hay, tôi tin Hoà Bình sẽ làm thay tôi được, nên không muốn nhờ người khác...
Tôi im lặng.
Phi vụ này không đơn giản như dịch bài về Victoria Shaw.
- Hòa Bình có hoa tay trên cả mười ngón kia mà. Hoàng nói khích.
Tôi vẫn cố nén giận, ngồi im.
Con mèo khoang trắng đen từ dưới bếp chạy ra. Nó õng ẹo cà mình vào chân bàn, chân ghế một hồi rồi nhảy phắt lên lòng tôi. Tôi vẫn cưng con mèo này lắm. Người nó trắng có vài đốm đen rải rác trên thân mình và trên cái đuôi dài, mỗi khi thích chí cứ dựng đứng lên. Nó có cái đầu rất đặc biệt. Đầu màu đen, sau ót có một cái đuôi dế như tóc mấy chú nhóc đỏm đáng, phía trước trán, cái mảng đen ấy rẽ ra làm hai như một mái tóc được vén khéo trên khuôn mặt tròn màu trắng, nom nó khá ngộ nghĩnh.
Tôi búng vào mũi con mèo một cái thật đau.
Quá bất ngờ, con mèo vẫn cứ ngồi thẫn ra. Chắc nó không nghĩ cái đòn đau như trời giáng kia lại xuất phát từ cái sinh vật to lớn nhưng rất hiền lành, ngày thường vẫn cưng chiều nó hết mực, ngày thường bất cứ lúc nào nó cũng có quyền nhảy tót vào lòng sinh vật đó ngồi, êm ái và ấm áp như ngồi trên một đống chăn.
Tôi búng vào mũi con mèo một lần nữa.
Lần này thì nó hiểu sự xua đuổi là có thật. Nó “ng” lên một tiếng ai oán rồi nhảy xuống.
Hoàng vươn tay túm lấy nó, miệng cười cười:
- Mày đến không đúng lúc rồi. Cô chủ của mày sẽ làm tất tật để đuổi mày. Có thể cô ấy làm việc đó không giỏi bằng người khác, nhưng nếu thật cố gắng thì cũng chẳng đến nỗi nào đâu, phải vậy không mèo? Mũi mày sưng vù lên rồi đây này.
Đang tức mà tôi cũng phải bật cười. Hoàng nhại lại những lời mà tôi đã dùng để “bốp, chát” với anh ta hôm nói chuyện đầu tiên ở bệnh viện...
*
Thứ bảy.
Hoàng đã đi công tác từ sáng hôm qua.
Tôi thả những vòng xe thật chậm rãi trên đường về nhà.
Chiều mát, đường phố Sài Gòn có vẻ dễ thương hơn một chút nhờ cái nóng đã dịu đi, gió thổi nhè nhẹ gây cảm giác là bụi và khói xe đã tan loãng đi nhiều. Đường phố vẫn đông người. Tự dưng tôi mĩm cười. S mình lại vào đây để dòng người xe ở thành phố này thêm đông đúc nhỉ? Và như vậy nạn kẹt xe lại dễ dàng xảy ra hơn một chút, thời gian chờ đợi cho thông xe lại lâu thêm một chút nữa...
Ăn cơm tối xong, tôi lấy những tờ báo có bài của Hoàng ra đọc... Cả buổi trưa nay tôi ở trong phòng tư liệu lục tung tất cả những tờ báo mà theo tôi là cần thiết để chuẩn bị cho việc xung trận vào sáng mai.
Từ nhà dưới, tiếng cô Diệu Tâm lại cất lên véo von. Tôi không nghe rõ cả nhưng tên tôi được lặp lại hai, ba lần rất to. Tôi hiểu là cô gọi tôi xuống có việc.
Thư của Hoàng.
Tây Ninh đâu có xa Sài Gòn b nhiêu đâu, Hoàng mới đi sáng hôm qua, thứ hai đã về rồi, việc gì gấp mà phải thư từ cho tôi nhỉ?
Thư phát nhanh nên tôi phải ký nhận sau khi đã trình giấy chứng mình thư cho nhân viên bưu điện. Tôi cầm lá thư chạy lên lầu, còn nghe tiếng cô Diệu Tâm cười trêu chọc phía sau...
Trong thư chỉ là những lời dặn dò mà Hoàng đã dặn tôi hôm trước. Có phải anh chàng này sợ tôi làm lỡ việc hay không mà lại cẩn thận đến thế nhỉ?
Cuối thư Hoàng chúc tôi một buổi tối thứ bảy vui vẻ.
Gởi kèm theo trong thư là hai tép chewinggum. Hoàng viết, nếu tôi không còn bực gì Hoàng thì ăn hết cả hai tép, nếu còn bực thì ăn một tép phần tôi thôi, còn phần kia giữ lại, khi nào Hoàng về thì đưa để Hoàng ăn cho bõ ghét.
Thư không dài mà tôi cứ đọc đi đọc lại mãi, nghe trong lòng một chút nôn n...
*
Viết báo không đơn giản như tôi đã tập dịch những bài báo có vấn đề rồi viết lại theo suy nghĩ của mình s cho người đọc cũng cảm thấy có một cái gì đó hay, đáng quan tâm, là đạt.
Trước hết, nhà báo phải có một vốn kiến thức căn bản nào đó về lĩnh vực mà mình định viết để không ù ù, cạc cạc khi tiếp xúc với đối tượng, để không vì không biết mà tán láo ra.
Tôi đã cảm nhận ra diều đó khi ngồi ở dưới lắng nghe các sinh viên lên thuyết trình về các đồ án của mình. Tôi không hiểu gì về phương án cắt lũ, không hiểu tại s để cắt lũ, người ta lại phải bỏ đi cả 80% dung tích hồ để chứa lũ thiết kế...
Tôi ngồi nghe và bắt đầu hoảng, mồ hôi rịn ra trên trán.
Chung quanh tôi các bậc phóng viên đàn anh đang điềm tĩnh ngồi ghi chép, có người không ghi mà dùng máy ghi âm ghi lại toàn bộ lời thuyết trình của các sinh viên lên giới thiệu đồ án. Lâu lâu ánh đèn flash từ các máy ảnh lại lóe lên. Tôi chỉ đi đến đây với một cuốn sổ và một cây bút. Hoàng đã tin cậy tôi mà chẳng lẽ tôi lại về tay không?
Tôi chú ý đến một anh chàng mặc áo trắng, đeo cravat, tóc dài cột nhỏng lên như đuôi ngựa. Hắn giống với gã Danh đã làm tôi điên tiết nhưng cũng giúp tôi sáng mắt được phần nào...
Tôi nhẹ nhàng rời khỏi hàng ghế đầu, len xuống ngồi gần chỗ anh ta. Trông tôi không có vẻ gì là một phóng viên cả, tôi giống như một cô bé đi sưu tầm chữ ký của các nhân vật mà mình ngưỡng mộ.
Tôi khều nhẹ vào áo anh ta:
- Tôi muốn làm quen với bạn. Phải bạn mới từ Hà Nội vào không?
- Đúng vậy, tôi vào cùng với mẹ tôi.
- Chà! Bạn lớn thế này mà còn phải có phụ huynh đi kèm s?
- Không phải tại tôi nhát đâu. Đồ án của tôi được giải thưởng, ngoài giấy mời dành cho tôi, còn có giấy mời dành cho bố mẹ tôi nữa...
Tôi đã làm quen với anh chàng có đồ án đoạt giải nhất như vậy. Có hai anh chàng cùng đạt giải nhất: một chàng học Xây dựng, một chàng học Kiến trúc. Chàng tôi quen học Đại học Kiến trúc Hà Nội. Tôi chỉ khai thác kỹ ở đồ án của anh ta khía cạnh kinh tế, quá trình thực hiện đồ án... Những gì liên quan đến kỹ thuật, đến kiến trúc tôi đề nghị anh ta giải thích thật cặn kẽ, gần như diễn đạt theo cách nôm na cho ai cũng hiểu được. Cũng may, anh chàng rất nhiệt tình lại tỏ ra rất thông cảm với tôi, khi tôi đỏ mặt thú nhận:
- Tôi chẳng hiểu gì về kiến trúc cả. Tôi đang là phóng viên tập sự, tòa soạn phái tôi đến đây để thực tập viết bài. Bạn giúp tôi nhé.
Ngọc - tên anh chàng ấy giúp tôi làm quen với anh chàng “cắt lũ”, anh chàng tạo “công viên mặt trời”... Tất cả bọn họ đều giảng giải rất cặn kẽ để tôi có thể hiểu được đồ án của họ. Bọn họ học Đại học hệ năm năm nên đều lớn hơn tôi từ một đến hai tuổi, họ có vẻ thích thú khi được giúp đỡ phóng viên nhí hoàn thành nhiệm vụ.
Ngọc rủ:
- Buổi chiều, Hòa Bình đến chỗ tụi tôi chơi đi...
- Đừng ngại, giải nhất được tám trăm ngàn, còn các giải nhì, ba và khuyến khích nữa chứ, Hòa Bình chủ trì, còn tụi này chủ chi, được chưa?
Tất cả bọn chúng tôi đều cười...
Ngọc ngần ngừ một lát rồi bảo:
- Tôi muốn Hòa Bình và các bạn ký tên mình lên áo tôi đây. Ra trường rồi, những lúc như thế này biết có còn gặp lại nữa không?
Tôi cầm cây bút xạ Ngọc đưa, ký tên mình lên áo Ngọc mà tay run run. Hôm nay tôi cũng mặc áo trắng, tất cả những người bạn mới quen của tôi cũng đều mặc áo trắng...
Không ai bảo ai mà lần lượt tất cả chúng tôi đều đưa lưng áo của mình cho người khác ký.
*
Hoàng bảo:
- Hòa Bình viết như vậy là khá, nhưng ảnh chụp s mờ vậy?
Tôi hơi ngượng:
- Tại chưa quen chỉnh máy...
- Ủa, Hòa Bình xài máy cơ hả? Hiệu gì vậy?
- Zenhit.
Tôi lúng búng đáp, không nhìn Hoàng.
Có máy ảnh hiệu Zenhit nào đâu. Buổi sáng, thấy cung cách làm việc của các bật đàn anh tôi cảm thấy mình thật là lạc hậu. Phóng viên gì mà đi làm chỉ trơ mạng cùi ra như tôi thì còn nước non gì nữa.
Trưa về, tôi đập con heo đất ra. Bốn trăm ngàn vẫn còn nguyên. Tôi đạp xe đến một hiệu ảnh mua một máy ảnh tự động loại rẻ tiền nhất, hết hai trăm rưỡi ngàn. Máy này chỉ tự động chỉnh nét trong khoảng cách gần, chụp xa và chụp thiếu ánh sáng thì rất tệ dù có đèn flash đi nữa. Máy không tự động lên phim được, mỗi lần chụp, tôi phải đẩy bánh răng cưa nghe roàn roạt. Một máy ảnh cỡ vừa, cả đèn nữa nghe đâu gần cả triệu. Tôi đâu biết mình có ăn ý với nghề báo không mà cố sắm cho sang khi mình không đủ tài chính?
*
Ngày rằm.
Cô Minh đến chùa Vĩnh Nghiêm thắp hương ẹ và người anh của cô. Bình cốt đựng tro xương của hai người để ở đây.
Đêm qua cô mơ một giấc mơ thật hãi hùng.
Cô cùng với bà hàng xóm đi thắp hương trên các mộ ở quê. Qua một đoạn đường hẹp chỉ có thể từng người một đi qua, bà hàng xóm qua trước, thoắt một cái, đoạn đường hẹp biến thành cây cầu khỉ lắt la lắt lẻo trên một dòng kênh thật lớn. Không hiểu s nước lại cứ cồn lên, sôi sùng sục trông rất sợ. Cô Minh không dám đi qua. Cô đứng bên này cầu để mong bà ấy sang lại dắt cô qua. Bà hàng xóm chỉ cười. Lại có một con chó to, đen cứ chồm về phía cô mà sủa điên cuồng. Nó không cho cô rời khỏi cây cầu. Cô không thể tìm đường đi nào khác ngoài việc bước lên cây cầu khỉ đó.
Cô Minh lầm rầm khấn vái người anh: “Anh sống khôn, chết thiêng, anh về phù hộ cho em qua khỏi cái cảnh ghê sợ này...”. Đến đó thì cây cầu, dòng kênh, con chó biến mất, nhưng có một con mèo vằn ở đâu ra quặp chặt lấy cánh tay trái của cô mà cào. Đau quá, cô tỉnh dậy.
Sáng nay, kể lại cho tôi nghe mà mặt cô còn tái mét.
Tôi không biết phải an ủi ra sao nên đành ngồi im.
Trưa, tôi về nhà cũng vừa lúc cô đi chùa về. Trong khi tôi nấu cơm, cô cứ ngồi thừ ra trên ghế, vẻ đăm chiêu lắm.
*
Hoàng gởi cho tôi một mảnh giấy: “Tôi có chuyện này muốn nói với Hòa Bình. Vậy chiều nay, tụi mình gặp nhau tại..., được không?”
Tôi đọc tờ xong tờ giấy, người cứ lo lẫn nôn n.
Chuyện gì mà Hoàng phải viết giấy hẹn tôi như vậy. Lạy trời cho đừng phải cái chuyện khó nói “có” hoặc “không” kia... Tôi mới chỉ mến Hoàng, còn... thì chưa. Nếu có hơn “mến, mến” rất nhiều tôi cũng chưa muốn Hoàng nói đến chuyện đó lúc này. Hoàng có vẻ là con nhà giàu. Chiếc DD đỏ của Hoàng, cái máy ảnh Pentax còn mới - tôi với chiếc xe đạp tàng tàng, cái máy ảnh tự động rẻ tiền, thật khó xứng đôi. Tôi không muốn có ai đó nói tôi quen Hoàng vì hám của.
Tôi đạp xe về nhà.
Nếu có chuyện gấp thật, chắc Hoàng đã nói với tôi ở cơ quan rồi, chẳng có việc gì phải hẹn ra quán cho thêm phiền phức.
Cô Minh lại vắng nhà.
Đã mấy buổi chiều, tôi về mà không có cô ở nhà. Hình như cô vẫn không ngớt lo về giấc mơ hôm nọ. Chắc là cô đi tìm thầy bói để cố giải cho ra những hình ảnh cô đã thấy trong mơ...
Dạo này tôi thấy không được vui lắm, ngồi một mình trong phòng chờ cô Minh về ăn cơm cũng chán, tôi hay cùng chị Thúy - người trông hàng phụ với cô Diệu Tâm, sang mấy tiệm hàng bên cạnh ngồi chơi. Chủ yếu là tôi ngồi nghe chị Thúy và mấy cô, mấy chị kia nói chuyện với nhau. Họ nói về đủ thứ chuyện: chuyện làm ăn buôn bán, chuyện chồng con, chuyện thuê nhà cửa... Tôi nghĩ đây là lúc tôi có thể biết được nhiều nhất về những điều ngoài sách vở mà tôi đã đọc nên rất chăm chú lắng nghe. Mấy lần quá mãi mê hóng chuyện, tôi không để ý cô Minh đã về tự lúc nào. Cô có vẻ bực, nhưng tôi không để ý lắm, cứ ngỡ đó là tại cô quá lo những điều mấy ông thầy bói phán nên suy tư thế thôi...
*
Hoàng lại đưa bài cho tôi dịch, hỏi:
- Hòa Bình có nhận được mảnh giấy tôi gởi không?
- Có.
- Tôi muốn đề nghị thế này: Hòa Bình nên thôi làm ở đây để sang một chỗ khác thích hợp hơn với khả năng và điều kiện hiện tại của mình hơn...
...
- Tôi có quen với một tờ báo khác trong thành phố. Đó không phải là một tờ báo ngày, có tính thời sự cập nhật nên nếu đến vào làm phóng viên ở đó Hòa Bình sẽ không quá vất vả vì phải đi quá nhiều. Nó là tờ báo dành cho tuổi học trò nên Hòa Bình sẽ không ngại những chuyện này chuyện nọ...
...
- Ngoài việc phải đi lấy tin, ảnh, viết chuyên đề, phóng sự hay ghi chép, Hòa Bình vẫn có thời gian rỗi rãi để dịch bài, luyện thêm tiếng Anh. Tờ báo đó mỗi tuần ra một lần không phải bốn lần như ở đây...
...
- Hòa Bình có nghe tôi nói nãy giờ không vậy?
- Tôi phải thực tập ở đó b nhiêu lâu?
- Ba tháng.
- Và không có lương, ngoài nhuận bút của những bài viết được?
- Đúng vậy!