Lối đi ngay dưới chân mình
Trăng sáng nhờ nhờ.
Ánh trăng như chì lỏng đúc khuôn mặt tụi tôi thành những bức chân dung tạo theo một trường phái kỳ quái và... hay hay.
Trăng đã nằm ở một góc trời.
Những đứa nào ngồi hướng mặt về hướng trăng i, sẽ được trăng hào phóng phết ột lớp chì sáng lấp lóa trên gò má trái, trên sống mũi... Mỗi khi cất tiếng, cơ má rung rinh, lớp chì lỏng ấy nhích lên, nhích xuống...
Khuya lắm rồi.
Và cũng yên tĩnh lắm rồi.
Giữa khoảng sân thật rộng, như nghe được cả tiếng gió thổi tóc bay...
*
Tôi đã quen với công việc mới...
Ban đầu tôi phải tập viết tin. Những mẫu tin ngắn ngủn cứ tưởng là dễ ăn, vậy mà viết xong, nộp lên cứ bị đá về viết lại.
Chưa nói đến mức độ đề cập thông tin, chất lượng giá trị của thông tin và mức độ diễn đạt hay, dỡ, riêng cái việc thấm cho được cái e của tờ báo rồi viết ra trong từng câu chữ đã khiến tôi đến khổ.
Lại một lần nữa, tôi ngồi sánh bài viết của mình với các bài đã được đăng để rút ra điều cần khắc phục.
Rảnh việc tôi ngồi lỳ trong phòng tư liệu nghiền ngẫm các số báo học trò đã đóng thành từng tập. Phải thấm cho được cách diễn đạt rất riêng của tờ báo, trong khi tôi đã quen với giọng văn mạnh, dứt khoát của các giáo trình kinh tế đã học ở trường, các bài báo tiếng Anh tôi đã dịch cho các báo người lớn mà Hoàng đã đưa cho.
*
Cụ ông trở bệnh.
Bên má phải tự nhiên sưng lên một cục to.
Trước khi tôi đến, cụ bị một cái mụn bên má phải đó. Không biết có phải do nằm nhiều, ít khi ra khỏi bốn bức tường không mà cái mụn vốn bé phá mủ to ra, chữa mãi mới tạm khỏi.
Bây giờ, bên má lại sưng lên.
Tôi lo sốt vó.
Từ cái hôm cố Minh kể cho nghe về giấc mơ kỳ lạ của cô, rồi đến cái hôm tôi làm vỡ khung ảnh thờ, tôi luôn lo ngại một điều gì đó không hay xảy ra, cô lại liên tưởng đến con mèo vằn, rồi nghĩ ngợi đến tôi. Tôi tuổi Cọp gần sang tuổi Mèo, liệu có phải con mèo vằn cô đã thấy trong mơ?
Từ tầng trệt xách xô nước lên tầng hai đổ vào phòng vệ sinh cho cụ ông.
Lại từ tầng trệt xách một xô nước khác lên tận tầng ba.
Tôi lau căn phòng để bàn thờ rất kỹ.
Sau đó thay quần áo chỉnh tề, tôi bắc ghế lên thắp nhang.
Mùi nhang thơm trong không khí buổi sáng mát mẻ, khiến tôi cảm thấy an lòng. Hình như việc làm của tôi thật sự trẻ con, nó như là lấy lòng người đã khuất vậy. Nhưng tôi chẳng biết làm gì hơn để xua đi cái ám ảnh nặng nề rằng, tôi không mang lại điều gì tốt lành cho ân nhân của mình.
*
Sơn khẽ khều khào cánh tay tôi:
- Chị Hòa Bình có tin con người có số không?
- Hỏi chi vậy?
- Em tin lắm. Mẹ em đã đi xem bói mấy lần, lần nào thầy cũng bảo, số em chỉ sống đến hai mươi tuổi là tịch. Năm nay em mười chín tuổi. Sang năm chị sẽ không gặp được em nữa đâu.
Tôi ngồi nhỏm dậy nhìn kỹ gương mặt Sơn để xem nó có định nói cái chuyện chết chóc này một cách nghiêm túc không, hay chỉ là nói cho vui trong lúc nghỉ ngơi này.
Sơn cao trên một mét bảy. Người vừa vặn, không ốm, không mập. Khuôn mặt cũng dễ coi trừ cặp mắt hơi hí. Nhìn cậu ta đâu có vẻ gì bệnh hoạn mà các thầy bói lại phán cho cái số “chết yểu” thế nhỉ?
- Chết bất đắc kỳ tử ngoài sông, ngoài rạch à?
- Không. Chết rất đàng hoàng. Nằm nhà mà chết, tự nhiên như nằm ngủ vậy. Tới số là đi thôi. Không phải là thầy bói nói nhảm đâu, em đã đi coi bói ở cả các máy vi tính nữa. Nhiều chương trình giải hậu vận khác nhau ở các máy, nhưng chung quy lại vãn là em chết sớm.
Hay nhỉ!
Thời hiện đại cũng có khác. Người ta còn nhờ khoa học coi giùm mình sống chết được bao lâu nữa kia đấy.
Tôi theo đoàn du khảo dừng chân ở Ngã Ba Gồng này đã được nửa tiếng.
Chúng tôi nghỉ ngơi trong khu trường bắn cũ. Nơi đây, hồi kháng chiến là nơi nhiều chiến sĩ cách mạng đã hy sinh: Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ...
Dưới ánh trăng mày chì lỏng, sáu cây cọc trói màu đen cách nhau chừng hơn một thước, xếp thẳng hàng, trông hơi rờn rợn bởi ánh trăng nhảy nhót, lấp lóa.
Trước hàng cọc là ba hàng vòng hoa viếng đã khô.
Trước ba vòng hoa là một cái lư đồng cắm đầy chân nhang.
Phải cái không khí nhuốm vẻ bi hùng này đã gợi cho Sơn về cái lo chết chóc?
*
Mọi người quan tâm đến tôi nhiều hơn là tôi tưởng.
Anh thư ký tòa ạn đưa cho tôi một sấp báo tiếng Anh:
- Tạm dịch vài bài về văn hóa, điện ảnh để đăng đỡ, lấy tinh thần mà viết tiếp. Bị đá bài hoài có nản lắm không?
Tôi đỡ xấp báo, đáp lí nhí:
- Dạ không ạ.
Tôi chỉ mới vào làm, chưa có màng lưới cộng tác viên sâu rộng như các anh chị phóng viên khác, phải tự mình đi tìm tin tức, hình như các mẩu tin tôi săn được đều nhạt nhẽo chẳng có gì đáng chú ý cả nên chưa có mẩu tin nào được đăng.
Anh Hưng Phú là cây viết chuyên đề xịn nhất ở đây. Một bữa đến tòa ạn nộp bài, thấy tôi ngồi đờ mặt ra trên ghế đá, hỏi han, biết tôi buồn vì bài cứ bị cuốn vào sọt rác, anh bảo tôi có rảnh thì đi theo anh cho vui.
Tôi bám theo anh.
Chăm chú nghe và ghi các câu hỏi anh đưa ra cho đối tượng, quan sát anh cách tiếp cận nguồn tin...
Những lần bám theo đó, khi về anh bảo tôi viết lại theo một sườn dựng ra chặt chẽ. Tôi viết, anh sửa. “Đến gãy lưng thì thôi” anh hay cười bảo vậy mỗi lần thấy mặt tôi xị ra.
Nhờ những lần thực tập sát sườn như vậy, tôi đã vững bút hơn...
*
Gió thổi hơi mạnh làm cho những ánh đuốc tạt ngang, khói bốc lên uốn éo.
Hai lá cờ nước và cờ hội cắm ở hai bên chiếc lư đồng. Một bó đuốc to cắm vào trong lư.
Tụi tôi xếp thành hình chữ U trước hai lá cờ.
Có lãng mạn lắm không nhỉ khi bắt đầu cuộc du khảo bằng xe đạp từ thành phố đến đây khi mọi người đã đi ngủ và tới nơi vào một giờ yên tĩnh nhất của đêm để đánh dấu ngày thành lập hội với tất cả các thành viên đều gần như mới toanh, và còn rất trẻ như Sơn vậy?
Quốc ca cất lên.
Phút chào cờ.
Tưởng niệm.
Lễ kết nạp thành viên mới thật đơn sơ với những lời đơn giản.
*
Tôi ngồi trông hàng cho chị Thúy vào tắm rửa.
Rảnh. tôi lấy bộ đồ làm móng tay của chị ra bắt đầu cắt móng tay.
Cắt được cái nào tôi bỏ hết trên mặt bàn.
Xong cả mười ngón tay, tôi nhặt mấy cái móng kia lên bỏ trên lòng bàn tay, khều qua, khều lại, ngắm nghía một hồi rồi mới vứt đi. Không hiểu cơ thể mình làm thế nào mà từ các thức ăn mình tống vào dạ dày lại sản xuất ra được những mảnh sừng như thế nhỉ?
Tôi bật cười.
Nếu có Sơn ở đây, chắc nó sẽ lôi quyển xem tướng nào đó ra, lật tới lật lui xem người mà cắt móng tay xong, còn nuối tiếc với mấy thứ đồ bỏ đó đến cái độ ngồi ngắm nghía như tôi là người thế nào, sống được bao lâu, hậu vận sáng trưng hay tối mò mò?
Tôi ngẩng lên khi có hai người trẻ tuổi bước vào tiệm.
Mỗi người ôm trong tay một hộp các tông lớn. Tối liếc qua dòng chữ to tướng in bên ngoài hộp: Cooltaste.
Cái gì đây ta?
Một người đặt xuống bàn hai tấm thẻ sinh viên, người kia đặt xuống bàn một bản gì đó ép plastic.
- Chúng tôi là sinh viên, nhận bán hàng lẻ cho hãng sản xuất kem đánh răng Cooltaste. Mời chị mua dùng thử?
À, hóa ra đây là một hình thức tiếp cận thị trường khá là mới mẻ. Thời buổi mở cửa có khác, phải đây là hình thức door-to-door salasmen (những người đến tận nhà giao hàng) như thầy đã có dịp giảng qua ở trường Đại học không nhỉ?
- Mấy bạn học trường nào vậy?
- Có ghi trong thẻ sinh viên đó. Tụi tôi học Kinh tế - khoa quản trị kinh doanh.
- Chà! Vậy là học để làm ông chủ mà sao lại làm công việc của người làm công thế này?
- Buổi hàn vi phải vi hành như vậy mới hiểu được thị hiếu của người tiêu dùng, rồi sau này mới biết quản cái gì và trị cái gì chứ?
Có lẽ hai cái anh chàng này khi cắt móng tay xong không có cái kiểu nhặt móng lên, bỏ vào lòng bàn tay, ngồi ngắm nghía, khều qua khều lại như tôi. Họ không đến nỗi quan trọng hóa cái “tôi” của mình một cách quá đáng như tôi, và vì vậy cũng chẳng thèm mặc cảm khi nhập vào một cách thẳng thừng cái vai người làm công, chân dép bước từ nhà này sang nhà khác để bán hàng.
*
Sau buổi lễ kết nạp ở khu trường bắn cũ, Sơn có vẻ rất suy tư.
Từ Ngã Ba Giồng, chúng tôi đi tiếp đến Mười Tám Thôn Vườn Trầu.
Những con ngựa sắt lại lên đường.
Trời chưa sáng hẳn, nhưng chẳng sao, chúng tôi đã thấy rõ dưới chân mình có một lối đi...