2 ngày sau:
Ông Cường cùng bà Duyên gọi người nhà lên chăm Mạnh Long để có thời gian đi tìm bà Thương và con dâu tương lai của họ.
Không cầm theo tiền thì chắc chỉ quanh quẩn ở Hà Nội đây thôi không thể đi xa được đâu.
- Anh à.
Chúng ta tìm bệnh viện trước đi, viện nhi ấy.
- Ừ.
Vậy mình đi nhé.
2 ông bà lóc cóc đèo nhau trên con xe cà tàng đi tới bệnh viện nhi trung ương để tìm xem có 2 mẹ con bà Thương ở đó không.
Đi vào trong bà Thương hỏi chị y tá trực quầy, nói:
- Cô y tá ơi, cô xem giúp tôi trong 1 tuần trở lại đây có bệnh nhi nào là Hoàng Tiểu Phụng khám ở đây không ạ? Mẹ cháu tên là Phạm Thị Hoài Thương.
- Dạ chị đợi em tìm 1 lát ạ.
Chị y tá dò sổ ghi bệnh nhân nhưng không có cháu bé nào tên đẹp như vậy khám ở đây.
2 ông bà lại ra xe đi tới bệnh viện tiếp theo, là bệnh viện mà bà Thương đã sinh con, đó là bệnh viện phụ sản Hà Nội.
- Chị Duyên anh Cường.
Chào anh chị.
- Chào em.
Cho chị hỏi là con Thương bạn của chị, nó sinh con vào lúc 1h sáng ngày 26/8 ấy, có đưa con tới đây khám bệnh không?
- Dạ không ạ chị ơi.
Và bác sĩ cũng đang tìm mẹ con chị ấy, vì bác sĩ chẩn đoán bé gái đó bị bệnh tim bẩm sinh ạ.
- Gì cơ? Tim bẩm sinh? Em...!em nói thật sao?
Bà Duyên nghe cô y tá nói xong tí ngất xỉu, may mà có ông Cường đỡ kịp thời.
Cô y tá vâng vâng dạ dạ rồi sau đó nói chính bác sĩ sản khoa cùng bà Duyên đỡ đẻ cho đứa bé vào hôm đó đã khẳng định rằng đứa bé gái bị mắc bệnh tim bẩm sinh.
- Anh chị à.
Nếu chị Thương không phát hiện kịp thời bệnh tình của cháu bé thì sau này sẽ rất khổ sở.
- Chị biết.
Anh chị đi đã.
Chào em nhé.
Anh ơi tìm tiếp thôi.
Bệnh viện Xanh Pôn khoa Nhi là nơi tiếp theo mà vợ chồng ông Cường bà Duyên tìm kiếm, trên đường đi, ông Cường khuyên bà Duyên hãy bình tĩnh lại, và ông nói rằng tại sao lại không nhờ công an tìm giúp mình, công an phường có mà.
- Ừ đúng rồi.
Tại sao lại không nhờ công an? Vợ chồng mình tìm cố ở Xanh Pôn rồi sau đó về nhà em tìm ảnh của con Duyên rồi nhờ công an tìm giúp 2 mẹ con.
Nhé?
- Tuân lệnh bà xã.
2 ngày hôm nay bà Thảnh bị ông Tuấn đánh đập và chửi thậm tệ, vì 2 người đã tìm về Gôi để thăm bà Thương và Tiểu Phụng, về tới nơi thì thấy cửa nhà bà Mùi khoá ngoài, hỏi hàng xóm thì họ nói rằng từ lâu rồi có thấy bà Thương về đây đâu, từ năm ngoái (1998) tới giờ.
- Mẹ kiếp.
Tôi biết là không nên tin con đàn bà rắn độc như cô mà.
Cô dụ tôi đi Nam Định để đánh lạc hướng thôi đúng không? Cô vốn dĩ không hề biết mẹ con của Thương ở đâu.
Từng phát roi gỗ nện xuống người bà Thảnh, ông Đồng cùng với bà Thảo em gái ông Tuấn ra sức can ngăn, bởi bà Thảnh đang mang thai đứa con cùa ông Tuấn trong bụng, không nên ra tay như vậy.
- Nói thật hay.
Các người nói tốt nói đẹp cho loại rắn độc này.
Còn Thương, cô ấy đã làm gì sai hả? Con đầu lòng là con gái thì đã làm sao chứ, chúng tôi sẽ còn các cơ hội khác.
Haha thằng Toản em tôi, nó ra đi sớm như vậy lại hay đấy.
Ông Tuấn nở 1 nụ cười chua chát đầy thương tâm, vứt cây roi vào người bà Thảnh rồi ra con xe dream phóng đi.
Ông đã chuẩn bị quần áo luôn rồi.
Mặc cho ông Đoàn bà Vui rồi cả em gái mình chạy theo gọi lại nhưng ông không dừng lại mà càng phóng nhanh hơn.
Ông Tuấn lại đi lên Hà Nội để tìm vợ và con mình, về lại căn nhà cũ nơi ông đã cùng bà Thương có những kỷ niệm vui vử và ngọt ngào, nơi mà ông bà đã gieo hạt và có quả.
- Anh Tuấn.
Anh Tuấn ơi!
- Cô Duyên à.
- Anh Tuấn à.
Người nhà anh có ai bị bệnh tim không? Trả lời thật cho em biết.
- Không có cô à.
- Thật không?
- Thật mà.
Nhưng có chuyện gì sao cô Duyên?
- Con bé Phụng được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh anh Tuấn à.
Bà Duyên nói xong lại rơm rớm nước mắt khóc, nói rằng đã đi khắp các bệnh viện nhi trên địa bàn rồi, đến khi tới bệnh viện nhi trung ương tìm, có tên của 2 mẹ con họ thì bác sĩ nói rằng vào ngày hôm qua 2 mẹ con đã tự ý rời viện đi rồi.
- Bác sĩ ở đó còn nói với vợ chồng em là con Duyên nó có người nhà nhưng nó không cần được giúp đỡ.
Còn nói rằng người chồng đã đi làm ăn xa.
Đã nghèo không 1 xu dính túi, đã vậy con gái vừa mới chào đời đã bị mắc bệnh tim bẩm sinh, ông Tuấn ngẩng mặt lên trời rồi than khóc, rằng sao số phận của ông và bà Thương lại như thế này chứ.
Ông Tuấn lại điên cuồng xách xe đi tìm vợ con mình.
Con bị như vậy chắc chắn không thể đi xa được Hà Nội đâu.
Ông Tuấn đưa ảnh của vợ mình cho những người mà ông nhìn thấy trên đường, thế nhưng không 1 ai biết và cũng như chưa từng nhìn thấy.
Đi suốt 5 tiếng đồng hồ rồi cuối cùng ông dừng lại ở 1 hàng quán bán đồ ăn gần chùa Quán Sứ, gọi 1 chút đồ rồi tiện thể mang ảnh vợ của mình ra hỏi thăm xung quanh.
- Đây là vợ anh à? Thật chứ?
- Thật mà.
Cô ấy bế đứa bé gái sơ sinh.
Chị ơi, chị giúp tôi.
Chị đã gặp cô ấy chưa ạ?
- Tôi có gặp người phụ nữ này rồi, cũng trên tay bế đứa bé gái.
- Tốt quá rồi tốt quá rồi.
Chị gặp cô ấy vào lúc nào ạ?
- Cô ấy sáng nay có cùng với 1 người đàn ông nữa tới đây ngồi ăn.
Ông kia hình như là bác sĩ hay sao đó, thấy nói chuyện thuốc thang nhiều.
- Chị trông cô ấy và người đàn ông đó thế nào ạ?
- Khá là thân thiết, người kia cũng đàng hoàng tử tế.
Ông Tuấn đau khổ gật đầu, nếu thực sự bà Duyên vợ ông đã có nơi có chốn, được người ta thực sự yêu thương như vậy thì...!thì ông cũng đành nên buông tay bà ở đây thôi.
Bữa ăn chiều chan nước mắt, người đàn ông hiền lành ăn nhanh chóng cho xong đĩa cơm, quệt nhẹ nước mắt đứng dậy trả tiền, ông nói với người chủ bán cơm:
- Chị à.
Nếu chị có thấy cô ấy tới đây ăn cơm, thì chị nói với cô ấy rằng em trai chồng của cô ấy đã mất rồi, cảm ơn chị.
Ông Tuấn xách xe đi khỏi quán cơm, bà Thương mới từ trong chỗ rửa bát chạy ra, đôi mắt đã đỏ hoe từ bao giờ.
- Thương.
Sao mày lại nhẫn tâm với chồng mày như vậy?
- Em không biết sinh con trai, để gia đình ấy phải chịu khổ nhiều.
Em nên buông thôi để anh ấy sống với hạnh phúc thực sự của đời mình chị à.
- Bố khỉ.
Mày không plhải cháu con Ngà thì đừng hòng tao cho mày ở đây.
Thôi làm việc đi, rồi chiều nay đi cùng tao thuê trọ.
Ở đây ẩm thấp con bé Phụng sao chịu được.
Ông Tuấn rời quán ăn, tìm tới 1 nơi vắng vẻ để suy nghĩ về tất cả những gì đã qua, bà Thương có người khác, ông Tuấn không trách gì bà cả, có trách thì trách bố mẹ ông, em gái ông và bà Thảnh thôi, những người ác độc đó đã đẩy ông bà tới bước đường này.
Ông đứng dậy đi về lại Láng Hạ, gặp vợ chồng bà Duyên ông Cường nhưng họ không có ở nhà, chỉ có bố mẹ đẻ của bà Duyên thôi, còn vợ chồng ông bà đã lại đi tìm mẹ con bà Duyên rồi.
- Cô chú à.
Cháu nản rồi không muốn tìm mẹ con cô ấy nữa.
Cô chú nói lại với vợ chồng anh Cường giúp cháu nhé, cảm ơn thời gian qua họ đã quan tâm đùn bọc cháu và Thương.
- Cô chú nghe hoàn cảnh gia đình của nhà cháu rồi.
Sao lại khổ thế hả Tuấn?
- Cái số của cháu nó vậy cô chú ạ, biết làm sao được.
Cháu chào cô chú.
Ông Tuấn trước khi rời xa nơi này, ông còn níu lại 1 chút, nhìn lại căn nhà nơi ông đã từng có nhiều kỷ niệm đẹp, vui buồn với bà Thương, đứa con gái của ông ông cũng đã biết tên nó rồi là Hoàng Tiểu Phụng, mẹ con bà Thương cũng đã có người thực lòng quan tâm yêu thương, chỉ cần vậy thôi ông mãn nguyện rồi.
Lên xe và đi mà không ngoái đầu nhìn lại nữa, cố gắng kìm nén không để nước mắt rơi.
Gia đình ông, từ lúc em trai ông mất, bà Vui bỗng dưng hoá điên dại, suốt ngày chỉ bế bồng 1 chiếc chăn mỏng rồi ru Toản ngủ ngon.
Ông Tuấn là trụ cột chính trong nhà lúc bấy giờ.
5 năm sau, mùa Xuân năm 2004, quán cơm của người quen bà Ngà gặp khó khăn, bà Thương lại không có nơi để nương tựa nữa rồi, thuốc thang cho Tiểu Phụng điều trị bệnh tim khá cao, tiền của bà Thương làm ra cũng theo bệnh của Tiếu Phụng mà đội nón ra đi hết.
Phụng cũng 5 tuổi, biết thương mẹ mình rồi cho nên cô bé bé tí như cây kẹo mút dở ngày ngày đi nhặt chai lọ đem bán đồng nát qua ngày, mong muốn kiếm nhiều tiền để mà mua thuốc cho chính mình.
Bà Ngà nói:
- Thương à.
Hay tao với mày lên Hà Nội đi.
Lên đó ai thuê gì làm đó, hoặc là nhờ vả con Duyên đi.
- Không được đâu chị à.
- Thế thì phải làm sao đây hả? Mày muốn con bé chết vì bệnh tim thì mày mới sáng mắt ra hả con? Dẹp cái tính ngại ngùng của mày qua 1 bên đi.
- Chị à, cháu đã nhận ơn huệ của con Duyên anh Cường quá nhiều rồi, không thể nào tiếp tục nhờ vả nữa đâu.
Hơn nữa gia cảnh nghèo khó thế này, mình tới nhờ vả họ, người khác sẽ nghĩ mình thấy vợ chồng nó giàu sang mà bắt quàng làm họ.
Bà Ngà nghe em mình nói vậy cũng có phần đúng, bây giờ mình đã mang tiếng đi vay thì phải trả, nợ tiền đi làm rồi có tiền trả sau, nhưng riêng đã mắc nợ ân tình rồi, họ có nói không cần trả ơn nhưng mình cũng áy náy.
- Nhưng cũng không thể ở cái làng quê nghèo khó này được.
Tao đồng ý là sẽ không nhờ vả con Duyên, nhưng mẹ con mày cũng phải theo tao lên Hà Nội, rõ chưa!
Tiểu Phụng đi loanh quanh xóm làng nhặt ve chai bán đồng nát được vài đồng lẻ đem về đưa cho mẹ mình, ánh mắt tròn xoe nói với mẹ và bác mình:
- Mẹ mẹ.
Mẹ thấy con giỏi không?
- Giỏi giỏi, con gái mẹ là giỏi nhất.
Mẹ con bác cháu mình đi ngủ rồi ngày mai lên thủ đô, nhé?
- Ôi được đi thủ đô ạ mẹ? Thích quá hà.
Nhưng...
- Nhưng sao con?
- Nhưng con không muốn xa các bạn ở đây.
Con muốn chơi cầu trượt với bập bênh ở cổng làng.
Bà Ngà cười cười rồi nói rằng mình lên thủ đô, đi rồi lại về chứ không có đi luôn đâu.
Lên đó sẽ còn có cầu trượt to hơn, đu quay nữa, rất là nhiều bạn mới luôn.
- Thật ạ bác?
- Thật chứ.
Bác Ngà dối con bao giờ chưa?
- Dạ...!dạ chưa ạ.
Sáng ngày hôm sau, Tiểu Phụng xách làn cho mẹ, mắt rơm rớm nhìn lại ngôi nhà mà cô bé đã gắn bó, bà Thương với bà Ngà cũng vừa xách túi quần áo tư trang rồi mỗi người cầm 1 cái ảnh thờ ra con xe thồ.
Tiểu Phụng còn quay mặt ra nhìn mãi khung cảnh làng quê nghèo khó này cho tới khi không thể nhìn thấy nữa.
Bà Ngà nói rằng ở trên Hà Nội, gần công viên Thống Nhất bà có 1 căn nhà lợp bằng lá chuối, cũng đủ để cho 3 người ở.
2 mẹ con ở tạm đấy đi, mưa xuống có thể sẽ bị giột nặng.
- Có còn hơn không chị ạ.
Chị biết tính em rồi đấy, em không có đòi hỏi bất cứ điều gì mà.
Người phụ nữ tên Thảnh, mọi người nhớ chứ.
Cái thai trong bụng của bà là con trai, lúc bà sinh con ra ở bệnh viện sản nhi bãi Cháy vào năm 2000, ông Đoàn cùng con gái ông vui mừng khôn xiết thanh nhau bồng cháu bồng chắt, để rồi sau đó 3 năm, tức năm 2003, cả nhà mới phát hiện ra đứa bé trai đó không có nét nào giống với ông Tuấn cả, bà Thảo người đã coi bà Thảnh là chị dâu duy nhất của mình, đã thẳng tay đuổi bà Thảnh ra khỏi nhà.
Từng phát roi vung xuống người bà Thảnh nhưng không phải từ ông Tuấn mà là ông Giang “Còi”, bố đẻ của đứa bé trai tên Minh Dương.
Minh Dương là kết quả của mối tình vụng trộm giữa bà Thảnh và ông Giang, là đứa bé mà bà Thảnh đã dùng để trói buộc ông Tuấn, bắt ông kết hôn với mình vào năm 2000.
- Em xin anh Giang ơi! Giang, đừng đánh em nữa mà.
- Mày xin à! Mày xin à.
Mày xin à hả, con đàn bà khốn kiếp ngu ngốc.
Cứ mỗi lần nói “Mày xin à!” là 1 lần ông Giang vung roi xuống nện vào người bà Thảnh.
- Mày 1 ngày không kiếm được 100 nghìn mang về đây thì đừng có mà ăn cơm nữa.
Tao cho mày nhịn luôn, mày nghe rõ chưa, đồ con đàn bà ăn bám.
Thằng kia mày nhìn cái gì? Tao đánh chết cụ mày bây giờ.
Minh Dương kém Phụng 1 tuổi thôi, cậu bé hàng ngày đều bị bố lôi dùng dép tổ ong đánh vào mông, có hôm lại bị bố đẻ mình lôi ra cắt tóc, mái tóc nham nhở cùng trên đầu đầy nhưng vết sẹo chi chít, đó là minh chứng cho việc Minh Dương bị bố đẻ mình bạo hành khi ông ta say sỉn.
Minh Dương không hề khóc lóc gì cả, chỉ đứng trơ mắt ra nhìn bố đánh mẹ mình mà thôi.
3 người nhà Tiểu Phụng, đi từ sáng sớm đấy, xuống bến xe đã là 4 5 giờ chiều rồi.
Tiểu Phụng đói bụng, nhìn quán phở bò ở trong bến mà thèm nhỏ dãi, nhưng cô bé không coa đòi hỏi gì hết cả, vì ý thức được rằng tiền bác Ngà và mẹ mình kiếm được đều để chạy chữa cho mình.
Sợi dây chuyền phượng hoàng mà cô đang đeo trên cổ đó, cô hỏi:
- Mẹ ơi.
Sợi dây chuyền này, có phải mẹ mua cho con không ạ?
- Không phải đâu con à.
Đó là món quà vô giá mà cô Duyên bạn với mẹ tặng cho con.
Đó là báu vật gia truyền đấy.
Con yêu, nghe mẹ nói này.
- Dạ vâng mẹ.
- Gia mình nghèo khó, nhưng không có nghĩa là nghèo suốt đời con hiểu không.
Cho nên dù có thiếu thốn tới mức nào đi chăng nữa con cũng không được bán sợi dây chuyền này đi, con hiểu không?
- Dạ vâng ạ mẹ.
3 người đi về căn nhà của bà Ngà, nó có mái được lợp bằng lá chuối đó các bạn, cũng nho nhỏ thôi, Phụng nói bác Ngà lừa mình, bà Ngà cười rồi xoa đầu cô, nói rằng:
- Tại sao Phụng lại nói vậy?
- Bác bác Ngà nói là lên thủ đô sẽ có đu quay rồi cầu trượt to lắm đẹp lắm, nhưng Phụng có thấy đâu ạ.
- Con bé này.
Haha cầu trượt với đu quay ở bên kia đường kìa.
Hôm nay cả 3 người chúng ta mệt rồi.
Bác hứa sáng ngày mai bác sẽ cho Phụng đi đu quay nhé.
Phụng vâng dạ, cười toe cười toét, nhưng nụ cười nhanh chóng tắt ngúm đi khi cô bé thấy mẹ mình đem túi thuốc rồi rót nước ra cốc nhựa cho cô.
- Mẹ.
Phụng không muốn uống nữa đâu.
- Sao lại không uống là thế nào? Uống đi con cho mau khoẻ, nha!
- Con không uống đâu, đắng lắm.
Cả...!cả...!con mà uống hết rồi...!nhà mình sẽ không còn tiền mua nữa.
Lời nói của con trẻ, tuy hồn nhiên đấy nhưng lại làm cho người lớn phải suy nghĩ và khóc oà.
Bà Ngà với bà Thương ôm Phụng vào lòng mà khóc.
Bệnh tim bẩm sinh của Phụng mấy năm nay vẫn được kiểm soát tốt bởi thuốc, thế nhưng chỉ cần ngừng thuốc thôi là cô bé sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Bây giờ mà mua thuốc thì sẽ không có tiền để sinh hoạt, nhưng nếu không mua thuốc thì cô bé sẽ chết mất.
Bà Ngà khuyên bà Thương đưa Phụng đi bệnh viện kiểm tra tổng quát xem bệnh tim nó thế nào rồi.
Chứ uống thuốc mãi cũng không phải cách hay.
- Bảo hiểm con bé có, tội gì mà không đi kiểm tra.
Nghe lời chị, ngày mai đưa con bé đi khám.
Phụng à nghe bác nói này.
- Dạ.
- Ngày mai nhé bác và mẹ con sẽ đưa con đi bác sĩ.
Khám xong xuôi rồi sẽ đưa con vào công viên bên kia đường chơi đu quay, con chịu không?
Phụng gật, nhưng sau đó lại lắc, cô bé sợ bác sĩ và bệnh viện ghê lắm luôn.
Dưới sự dỗ đanh của bác và mẹ, cô bé đồng ý, nhưng bác sĩ phải không đuọc tiêm cô bé cơ, cô bé sợ bị tiêm lắm.
- Không tiêm đâu mà.
Bác sĩ chỉ kiểm tra thôi, trái tim của cháu đó, nó đang đau đớn, cháu hình dung không? Bác sĩ chỉ làm cho trái tim cháu hết đau thôi.
Nghe bác.
- Dạ vâng ạ bác.
Nhưng bác phải cho cháu đi đu quay 1 lần đó ạ.
- Được được.
Phụng ngoan, nghe lời bác và mẹ Thương thì không chỉ 1 lần đi chơi đâu, bác sẽ cho con đi chơi thường xuyên luôn..