Lộng Triều

Theo Triệu Quốc Đống nhớ thì từ năm 2004 ngành bất động sản Trung Quốc mới coi như chính thức tiến vào giai đoạn điên cuồng, có đất tức là có tiền, giá đất tăng lên làm chính quyền địa phương rất vui sướng. Như vậy cũng phát sinh hai nhân tố gây mất ổn định.

Một là do quá trình đô thị hóa không ngừng diễn ra nên lấy ruộng đất của nông dân, nông dân mất đất không có được sự đền bù thỏa đáng, chính quyền địa phương thiếu sự dự đoán trước cho việc này, hoặc là dự đoán nhưng không muốn bỏ nhiều tài chính đi làm, cảnh này khiến một bộ phận nông dân vào đô thị không được hưởng thụ quyền lợi của quá trình đô thị hóa, cũng cảm thấy mặt trái do mất đất. Nếu như có thêm sự tham ô, phân phối bất công liền rất dễ dàng tạo ra nhân tố mất ổn định.

Nhân tố thứ hai chính là do quá trình đô thị hóa diễn ra khiến dân cư không ngừng từ nông thôn tiến vào đô thị, ví dụ như sinh viên tốt nghiệp ở lại đô thị, ví dụ như nhân tài và sức lao động tiến vào, đây là một quần thể tương đối lớn. Khi dân cư thành thị tăng lên cũng khiến nhu cầu nhà ở tăng nhanh, nó làm cho ngành bất động sản tăng trưởng cực nóng, việc đầu cơ tăng nhiều cũng khiến cho giá nhà tăng cao.

Đây cũng mang lại một vấn đề lớn đó là giá nhà đất tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng lương của người lao động bình thường. Xu thế này càng lúc càng rõ ràng, ở khu vực đất liền còn đỡ một chút, khu vực duyên hải thì giá nhà tăng theo tốc độ tên lửa khiến người ta phải trố mắt nhìn. Hơn nữa tốc độ này tăng lên trong thời gian khá dài.

Giá nhà tăng cao không chỉ khiến người lao động bình thường của đô thị thấy nguy cơ, nếu không cố gắng vay tiền mua ngay thì chỉ còn biết nhìn giấc mộng mua nhà càng lúc càng xa với mình. Hơn nữa nó cũng tạo thành nhân tố gây mất ổn định xã hội.

Khi một quần thể tương đối lớn phải sống trong hoàn cảnh thiếu an toàn sẽ lây sang cả một xã hội rồi dần tạo thành trạng thái không bình yên, mà điểm này lại nhằm chính vào chính sách khống chế nhà của chính quyền.

Ninh Lăng là đô thị mới phát triển với tốc độ cực nhanh, đô thị mở rộng nhanh khiến cho tình thế này càng nghiêm trọng.

Ninh Lăng chỉ có một điểm ưu thế là giải tỏa ở khu Giang Đông, coi như tạo trụ cột tốt đẹp cho sự phát triển của Ninh Lăng. Bởi vì khu Giang Đông trước đây là bãi đất hoang nên việc giải tỏa và bồi thường được lợi lớn, đây cũng là trụ cột cho việc xây dựng ban đầu của Ninh Lăng. Nếu không có bãi đất hoang này thì xây dựng đô thị của Ninh Lăng ít nhất cũng phải chậm hơn rất nhiều.

Đúng là vì giai đoạn một của khu Giang Đông phát triển cực nhanh mới tạo ra khoản tài chính đầu tiên, mới chống đỡ được xây dựng cầu Huy Hoàng và cơ sở vật chất cho khu Giang Đông cùng với cải tạo cảnh quan nội thành cũ, cũng mới có thể chống đỡ xây dựng cơ sở vật chất giai đoạn hai, ba của khu, cũng mới khiến cho đầu tư xây dựng đô thị của Ninh Lăng không phải là cái động không đáy mà chuẩn bị tiến vào một quỹ đạo tuần hoàn. Không có khoản tài chính đầu tiên kia mà toàn bộ dựa vào tập đoàn đầu tư Ninh Lăng để vay vốn khởi động thì không thể khiến Ninh Lăng xây dựng với quy mô lớn như vậy.

Dù là Chung Dược Quân, Cố Vĩnh Bân hay Trúc Văn Khôi chỉ thấy mặt tốt đẹp khi khai thác, xây dựng khu Giang Đông. Đương nhiên bọn họ cũng cảm thấy quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng mang tới nhiều chỗ tốt cho kinh tế công nghiệp và ngành thứ ba của Ninh Lăng, nhưng rất nhiều người vô ý hoặc cố tình quên đi sức ảnh hưởng của đô thị hóa tới người dân.

Nhưng ngay từ đầu Triệu Quốc Đống đã ý thức được vấn đề này. Từ quy hoạch khu Giang Đông hay mở rộng khu Hà Nam trong giai đoạn hai, hắn đều cảm thấy do quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa của Ninh Lăng nhanh chóng khiến dân chúng tăng nhanh, mà đây cũng càng thúc cho giá nhà, đất tăng cao.

Giá đất không ngừng tăng sẽ mang lại tài chính lớn cho chính quyền. Đất là vàng đã làm cho nhiều nơi chỉ dựa vào cái này mà tăng mạnh GDP, nhiều nơi đạt đến mức 70% trong tổng GDP. Mà Ninh Lăng do sản xuất công nghiệp và ngành thứ ba phát triển rất nhanh khiến tiền thu từ thuế tăng nhanh, vì thế thu tài chính từ đất chiếm tỉ lệ không quá cao, chỉ tầm 20%. Nhưng nó cũng xúc tiến ngành xây dựng, bất động sản… phát triển nhanh chóng.

Ngoài nội thành cũ thì khu Giang Đông, khu Hà Nam đều rơi vào mắt các nhà kinh doanh bất động sản, đã lục tục có các công ty có tiếng ở tỉnh và cả nước bắt đầu đến Ninh Lăng, trao đổi với chính quyền về việc muốn khai thác các khu đất.

Thị ủy, Ủy ban Ninh Lăng cũng dự định chuyển các cơ quan hành chính sang Giang Đông. Theo ý của Triệu Quốc Đống và Chung Dược Quân thì muốn chuyển các ngành chức năng sang Giang Đông, còn các trung tâm phục vụ hành chính vẫn ở tại khu nội thành cũ, như vậy vừa có thể lấy được nhiều khu đất vàng, đồng thời cũng duy trì sự thuận tiện cho dân chúng nội thành cũ.

Chẳng qua việc di chuyển các ngành chức năng đến đâu thì Triệu Quốc Đống, Chung Dược Quân có ý kiến khác nhau. Theo ý của Chung Dược Quân thì bốn ba cùng các ngành chủ chốt có thể chuyển đến khu thuộc giai đoạn hai của Giang Đông, cũng chính là khu vực Lâm Giang giáp ranh với đại lộ Huy Hoàng, Đông Phương Hồng. Như vậy vừ có thể ở gần sông, vừa có thể xúc tiến khai thác giai đoạn hai của Giang Đông. Nhưng Triệu Quốc Đống không quá đồng ý với điều này. Theo hắn thấy cầu Huy Hoàng đã hoàn thành cùng với cầu Đông Phương Hồng đã khởi công sẽ đủ để đảm bảo cho Giang Đông giai đoạn hai phồn vinh, không cần các cơ quan hành chính tạo tác động. Lâm Giang ở gần cầu Huy Hoàng, Đông Phương Hồng có ưu thế rõ rệt, một khi cầu Đông Phương Hồng hoàn thành thì sẽ lối liền khu Hà Nam và Giang Đông. Nếu các cơ quan hành chính chuyển tới khu Lâm giang thì cũng sẽ như ở nội thành cũ, chiếm các vị trí đất vàng là rất đáng tiếc. Theo Triệu Quốc Đống thấy bốn bộ máy chính cùng các ngành chủ yếu sẽ chuyển đến khu vực tương đối xa, phải nhìn đến nơi mà ba, năm năm thậm chí mười năm vẫn chưa thể phát triển quá nhanh.

Nếu đô thị phát triển, mở rộng là không thể tránh mà thị xã nắm giữ quyền lực hành chính thì làm như thế nào lợi dụng một cách tốt nhất, khoa học nhất quyền lực này chính là đánh giá năng lực của bộ máy đó.

Triệu Quốc Đống đã đưa ra ý kiến chuyển bốn bộ máy và các ngành chủ yếu của thị xã đến khu vực phía đông nam núi Diệu Phong. Ở đây là nơi mà ngay cả giai đoạn ba của Giang Đông cũng khó chạm tới, cách phía đông cầu Huy Hoàng hơn 5km, nhưng lại phải vòng qua công viên cây xanh, hồ Diệu Phong và núi Diệu Phong.

Chung Dược Quân và các lãnh đạo Thị ủy cũng không có ý kiến gì về việc rời bộ máy đi xa một chút. Trên thực tế bọn họ cũng cảm thấy nếu các ngành nằm ở khu vực đất thuộc giai đoạn hai của Giang Đông là không quá thích hợp. Nhưng Triệu Quốc Đống đưa ra yêu cầu có thể nói là quá xa, thậm chí vượt qua phạm vi giai đoạn ba của Giang Đông, vượt qua tạo độ xác định. Nếu dựa theo tốc độ phát triển hiện nay của Ninh Lăng thì chỉ sợ 10 năm nữa cũng chưa tiến tới nơi này.

Nhưng Triệu Quốc Đống rất kiên trì với quan điểm của mình. Theo hắn thấy hoàn toàn có thể dựa vào việc di chuyển địa điểm các ngành chức năng mà điều chỉnh phương hướng phát triển đô thị, đẩy mạnh việc đô thị hóa về phía đông nam. Các ngành chức năng sang đó sẽ dẫn dắt hướng phát triển, có thể tránh cho việc chiếm quá nhiều đất tốt ở khu vực tây bắc.

Từ cải tạo nội thành cũ đến quy hoạch xây dựng nội thành mới, ngay từ đầu Triệu Quốc Đống đã suy nghĩ làm như thế nào vừa tăng được danh tiếng đô thị vừa đáp ứng được nhu cầu của dân chúng vào với nhau.

Khu Giang Đông có quy hoạch trung tâm văn hóa, thể thao, bên nội thành cũ cũng có một nhà thi đấu không nhỏ đang được cải tạo. Khu Hà Na cũng có trung tâm văn hóa. Trung tâm văn hóa bên Giang Đông có quy mô lớn hơn và đang được xây dựng khẩn trương. Bên nội thành cũ mặc dù có quy mô nhỏ hơn nhiều nhưng hàng ngày đều có các buổi diễn như kinh kịch, triển lãm tranh, ảnh … để phục vụ người dân.

Lỗ Năng có thể nói đã đoán được tâm tư của Triệu Quốc Đống trong lĩnh vực văn hóa. Y đốc thúc Ban Tuyên giáo Thị ủy và Đông Giang, Tây Giang liên tục tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao. Ngay cả Lưu Như Hoài cũng phải than thở việc Triệu Quốc Đống cùng Lỗ Năng chú trọng với ngành văn hóa, thể thao như thế. Y cho rằng Lỗ năng đây là đang càng lúc càng làm cho hứng thú của Triệu Quốc Đống đối với ngành này tăng lên. Chẳng qua Tây Giang ở ngay dưới mắt Thị ủy chỉ có thể kiên trì làm theo tới cùng.

Ở điểm này Triệu Quốc Đống cũng tự nhận mình suy nghĩ khá chu đáo và vượt thời gian. Cuộc sống văn hóa, giải trí nhiều màu sắc không chỉ giúp dân chúng vui vẻ hơn, cũng tạo ra không khí thoải mái trong đô thị. Đối với Ninh Lăng – một thành phố công nghiệp mới phát triển thì ngành giải trí, văn hóa càng đầu tư, chú ý sớm càng tốt.

Trời dần chuyển tối, đường ven sông được thắp đèn sáng rực lên. Theo suy nghĩ của Triệu Quốc Đống, Ninh Lăng là trung tâm năng lượng mới thì không chỉ đơn giản là có sản phẩm năng lượng mới mà còn cần dẫn đầu sử dụng nguồn năng lượng mới. Ủy ban nhân dân thành phố đã đặt mua năm trăm bóng đèn chạy bằng năng lượng mặt trời của công ty Hán Đức, khi công ty này sản xuất ra nhóm sản phẩm đầu tiên thì sẽ lắp đặt ở hai bờ sông Ô Giang, làm cho dân cư và du khách đi dạo trên sông cảm nhận được sản phẩm năng lượng mặt trời.

Triệu Quốc Đống rất thích lấy thân phận một người bình thường đi bộ trên sông. Trên sông có người dân đi dạo, có công nhân bận cả ngày giờ đi thư giãn, có học sinh, sinh viên, có những du khách bên ngoài, mỗi một ánh mắt, vẻ mặt đó đều làm hắn rung động và hưng phấn.

Sự phát triển không ngừng của Ninh Lăng cũng có một phần công lao và thành tích của hắn, cũng ngưng tụ tâm huyết và trí tuệ của hắn. Hắn vì thế mà cũng thấy tự hào, kiêu ngạo, hắn thích một mình hưởng thụ sự vinh quang này.

Giống như hắn đã từng đề cập trong hội nghị học tập của Thị ủy. Mục đích của phát triển là gì? Mục đích chỉ có một chính là làm cho cuộc sống của dân chúng càng lúc càng tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Chỉ cần đạt được mục đích này thì tất cả các thứ khác đều không quan trọng, tất cả chỉ tiêu cũng phải phục vụ, phục tùng mục tiêu này.

Triệu Quốc Đống cảm thấy trên người có mồ hôi. Ở đằng trước có mấy dãy ghế đá, vài người đang ngồi đó nói chuyện.

- Lão Vương, nghe nói thằng ba nhà ông đã về?
Một ông lão phe phẩy chiếc quạt hỏi ông hói đầu bên cạnh:
- Ở Hàng Châu không thích sao? Thành phố lớn mà, khó khăn lắm mới có chỗ đứng ở bên đó, sao lại về Ninh Lăng?

- Có gì tốt chứ? Nó mới tốt nghiệp đại học ba năm, tìm bạn gái cũng không phải người Hàng Châu, năm ngoái về nói với tôi biết định sang năm kết hôn, một căn phòng 100 mình vuông ít nhất cũng 400 ngàn, đấy còn là ở ngoại ô, trong nội thành mà khu vực đẹp một chút nghe nói cũng 6000 ngàn một mét vuông, đặt hơn Ninh Lăng chúng ta hai ba lần. Ông nói nó vừa tốt nghiệp đại học, dù vợ chồng tôi có ăn uống tiết kiệm cũng lấy đâu ra từng đó tiền cho nó. Hơn nữa giá cả bên đó cũng rất đắt. Năm trước tôi sang đó một lần ở trong khách sạn đúng là đau như cắt thịt, cái gì cũng đắt. Còn mấy thắng cảnh bên đó như gì là tô đê xuân hiểu, lôi phong tịch chiếu thì tôi thấy còn không bằng Lý trang, Hoa Khê bên Ninh Lăng chúng ta.

Ông lão hói nói tiếp:
- Không phải Diệu Hoa Giang Nam đã xây dựng nhà máy ở Ninh Lăng chúng ta sao? Trên báo tập đoàn này đăng tuyển nhân viên kỹ thuật nên con tôi cũng về thử một lần. Ha ha, không ngờ lại được công ty chú ý và tìm mọi cách giữ lại nó. Tiền lương trả khá cao, nghe nói làm việc tròn hai năm còn có thể xin thị xã hỗ trợ cái gì mà là trợ cấp nhân tài. Nó về hỏi vợ chồng tôi, tôi nói nếu thấy bên kia tốt hơn, nhiều cơ hội hơn thì ở đó. Cuối cùng nó quyết định về đây.
- Vậy còn bạn gái con ông thì sao?
Một ông lão bụng bự ngồi bên hỏi.

- Làm sao ư? Mới đầu nhất định là không muốn. Cô gái đó là người Từ Châu nên chê Ninh Lăng chúng ta nghèo, thấy Ninh Lăng chúng ta nhỏ, không muốn đến Ninh Lăng chúng ta. Chẳng qua sau khi đến Ninh Lăng ở hai tháng cũng dần cảm thấy Ninh Lăng tốt, mới đầu còn cãi nhau với con trai tôi mãi, muốn về bên kia. Nhưng bây giờ mới thấy Ninh Lăng rất tốt, tháng trước hai đứa đã đăng ký. Vợ chồng tôi lấy hết tiền tiết kiệm mau cho hai đứa một căn nhà rộng 120 mét ở cạnh sông.

- Vậy con dâu ông bây giờ đang làm ở đâu?
Ông bụng béo quan tâm hỏi.

- Hai đứa nó là bạn hồi đại học, chẳng qua không cùng khoa. Bây giờ nó đến làm ở công ty tập đoàn cảng Ninh Lăng, thu nhập cũng không thấp hơn con tôi là mấy.

Ông lão hói đầu hút một hơi thuốc rồi nói tiếp:
- Thời gian trước hai ông bà thông gia sang nói đến thăm con gái. Tôi đoán nhất định là sang xem tình hình Ninh Lăng chúng ta. Bọn họ ở đây một tuần, tôi thuê xe đưa bọn họ lên Kỳ Lân Quan thắp hương, lại tới Lý trang, Hoa khê câu xem, lại đến thành cổ Thổ thành, cảm nhận không khí bên chúng ta. Bọn họ khi đi chỉ nói mỗi một chữ “tốt”, cuối cùng cô con dâu nói bố mẹ mình sau khi về gọi tới không khí, hoàn cảnh Ninh Lăng chúng ta tốt, nội thành đẹp, mà bên khu nội thành mới cũng rất thoải mái, sống ở Ninh Lăng không chừng có thể sống lâu thêm 10 năm. Bọn họ nói sau khi về hưu có lẽ sang bên Ninh Lăng mua nhà mà sống.

Hai ông lão kia đều nở nụ cười:
- Lão Vương, xem ra ông chẳng những có được con dâu còn kéo được vợ chồng ông thông gia sang nữa.

- Ôi, bây giờ mỗi nhà chỉ có một con, con gái bảo bối đi lấy chồng thì làm có chỗ dựa, đương nhiên muốn sống cạnh con gái. Ninh Lăng chúng ta lại đẹp như vậy, người ta đương nhiên muốn sang đây dưỡng lão. Như vậy cũng tốt, thông gia đi lại gần cho thân thiết.
Ông lão hói là người thích náo nhiệt:
- Mấy hôm trước thằng hai nhà tôi cũng từ Đại Liên về, chắc là muốn sang đây phát triển. Tôi nói con đang làm rất tốt ở Đại Liên, sao lại muốn về Ninh Lăng?

- Đúng thế, Đại Liên rất tốt, thành phố lớn, hoàn cảnh cũng được. Tôi sang đó du lịch thấy rất đẹp, không thua gì Ninh Lăng chúng ta.
Ông lão cầm quạt gật đầu nói.

- Nó nói vợ là người Hồ Nam không quá quen khí hậu Đông bắc nên con vẫn chưa có. Hơn nữa nghe nói hai năm qua Ninh Lăng phát triển rất nhanh, có không ít cơ hội nên nó muốn về thử một lần xem có cơ hội gì không?
Ông lão hói cười nói:
- Tôi cũng nói với nó là thằng ba đã về, con muốn về thì về. Tôi thật ra thích người nhà sống gần nhau nhưng bọn nó thi đại học xong rồi ra ngoài không muốn về. Bây giờ có vợ con mới lại muốn về là sao?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận