Lộng Triều

Theo lý thuyết hai người đều là người được Ninh Pháp đề bạt nên đáng lẽ Thái Chánh Dương và Qua Tĩnh phải hòa hợp mới đúng, nhưng thực tế không phải như thế.

Thái Chánh Dương mặc dù được Ninh Pháp coi trọng nên phát triển nhưng chính xác mà nói thời gian ở An Nguyên không lâu đã lên Bộ năng lượng, vì thế không có bao cơ hội qua lại với Qua Tĩnh đang làm trưởng ban tuyên giáo. Ninh Pháp lại không có thói quen lôi kéo vòng tròn, hoặc là nói có thể cùng chí hướng nhưng không giống một số người tạo vòng tròn tương đối rõ ràng. Y đồng ý dựa vào quan điểm lý tưởng để đề bạt người mà không phải phải là lấy cái gọi là ân huệ, qua lại để đạt mục đích.

Ở tình huống đó Thái Chánh Dương và Qua Tĩnh mặc dù có quan hệ mật thiết với Ninh Pháp nhưng hai người không có tiếp xúc mấy, thậm chí chính xác mà nói quan hệ giữa Triệu Quốc Đống và Qua Tĩnh thậm chí còn gần hơn quan hệ giữa Thái Chánh Dương và Qua Tĩnh. Đương nhiên điều này không có nghĩa trong công việc hai người sẽ không ăn ý.

Qua Tĩnh có chút cái nhìn với công việc của Thái Chánh Dương ở Điền Nam, nhưng lúc ấy cô đứng ở góc độ làm phó trưởng ban tuyên giáo trung ương. Bây giờ tình hình lại khác, làm người đứng thứ ba ở Ban Tổ chức cán bộ trung ương, Qua Tĩnh có trách nhiệm và nghĩa vụ nhắc Thái Chánh Dương làm như thế nào ở tình hình đặc thù mà điều chỉnh nhân sự để đảm bảo sự phát triển của Điền Nam.

Nhưng Thái Chánh Dương là bí thư tỉnh ủy, làm phó Trưởng ban tổ chức cán bộ trung ương nên Qua Tĩnh cũng không có tư cách chỉ trỏ gì với Thái Chánh Dương. Chỉ khi nào Thái Chánh Dương chủ động đề tài đến vấn đề này thì Qua Tĩnh mới có thể góp lời.

Thái Chánh Dương cũng muốn mượn đợt vào Bắc Kinh này để nói ra quan điểm suy nghĩ của mình, ngoài mấy lãnh đạo chủ yếu của trung ương ra thì Ban Tổ chức cán bộ trung ương cũng là một sân khấu quan trọng, nhất là Qua Tĩnh được đồng chí thường trực ban bí thư coi trọng cũng sẽ là một nhân vật mấu chốt.

Nếu như ở chỗ Chư Hiền, Thái Chánh Dương có thể trực tiếp nói rõ quan điểm của mình, như vậy ở chỗ Qua Tĩnh thì y cần có nghệ thuậ nói chuyện, muốn cho Qua Tĩnh có cá tính mạnh hiểu được quan điểm của mình, tối thiểu không làm cho chị ta cảm thấy mình không thể khống chế cục diện trong tay, như vậy sẽ khiến lãnh đạo cấp trên có ấn tượng không tốt.

Đây là một vấn đề khá khó khăn.

Qua Tĩnh thấy Thái Chánh Dương có vẻ khá cẩn thận trong cách nói, chị ta cũng có ý rửa tai lắng nghe.

Triệu Quốc Đống không phải một người không có lý trí chỉ biết nghe người khác sai bảo, lại càng không phải người biết mình sai nhưng không dám thừa nhận. Lần trước Triệu Quốc Đống vào Bắc Kinh đã tranh luận với Qua Tĩnh về việc điều chỉnh nhân sự lớn của Điền Nam. Đến khi Triệu Quốc Đống về Côn Châu thì quan điểm của hai người vẫn không có cách nào thống nhất. Vì thế Qua Tĩnh cũng suy nghĩ có phải mình ở vài phương diện có cái nhìn quá phiến diện không? Mình có quên thực tế Điền Nam là khu vực biên giới, nhiều dân tộc thiểu số không? Cho nên Qua Tĩnh cũng khá chờ mong Thái Chánh Dương có thể thuyết phục mình.

Thái Chánh Dương nói đến cục diện khi mình mới tới Điền Nam, nói đến suy nghĩ của về quan niệm tư tưởng và tác phong làm việc của cán bộ, lãnh đạo Điền Nam, nói đến quan niệm tư tưởng của cán bộ Điền Nam ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Điền Nam, nói đến vấn đề dân tộc phức tạp của Điền Nam mang đến áp lực về xã hội, cũng nói đến cơ hội của Điền Nam khi trung ương có chiến lược phát triển phía tây, cùng với việc Điền Nam làm như thế nào nắm bắt cơ hội này. Điền Nam làm như thế nào để lợi dụng tốt chính sách chiến lược của quốc gia lại không tạo ra ảnh hưởng quá lớn gây mất ổn định xã hội.

Qua Tĩnh nghe rất cẩn thận, có vài quan điểm lần trước Triệu Quốc Đống đã trình bày qua, mà có vài quan điểm là suy nghĩ cá nhân của Thái Chánh Dương. Qua Tĩnh cũng không phải là người chỉ nghe người khác mà không phát biểu ý kiến của mình. Chỉ riêng việc Thái Chánh Dương đến nói chuyện với mình, Qua Tĩnh cảm thấy mình cũng cần nói ra quan điểm của bản thân. Vì thế sau khi Thái Chánh Dương giới thiệu xong, Qua Tĩnh cũng nói quan điểm của mình nhất là chừng mực khi điều chỉnh nhân sự.

Cuộc nói chuyện này đạt hiệu quả khá tốt. Mặc dù Qua Tĩnh cũng không hoàn toàn tán thành quan điểm của Thái Chánh Dương, ví dụ như việc đối với cán bộ địa phương có chủ nghĩa địa phương thì cần dùng biện pháp gì để giải quyết. Thái Chánh Dương có khuynh hướng chia ra, mà Qua Tĩnh lại có chủ trương nếu không đổi tư tưởng sẽ đổi vị trí nếu không sẽ làm chậm trễ cơ hội phát triển.

Cũng may Qua Tĩnh hiểu sơ qua tình hình đặc thù của Điền Nam nên giải thích quan điểm của Thái Chánh Dương

Côn Châu vào mùa thu không thể nghi ngờ là thời gian đẹp nhất. Cả kỳ nghỉ quốc khánh Lưu Nhược Đồng đều ở Côn Châu, thậm chí sau quốc khánh cũng ở lại vài ngày đợi đến khi đoàn người Thái Chánh Dương từ Bắc Kinh về, Triệu Quốc Đống mang theo Lưu Nhược Đồng đến chào hai người Thái Chánh Dương, Đào Hòa Khiêm.

Chỗ Thái Chánh Dương đương nhiên không có gì để nói, vốn là người đứng ra giới thiệu Triệu Quốc Đống với Lưu Nhược Đồng, thấy Triệu Quốc Đống và Lưu Nhược Đồng vẫn thân thiết với nhau như vậy, Thái Chánh Dương đương nhiên là vui vẻ. Bên chỗ Đào Hòa Khiêm cũng biết lai lịch của Lưu Nhược Đồng nên khá khách khí, dù không cùng chung chiến tuyến nhưng cũng không cần lạnh nhạt làm gì.

Sau hai đợt điều chỉnh nhân sự lớn, hơn nữa Kỳ họp thứ năm Trung ương Đảng khóa 16 diễn ra, ba người Thái Chánh Dương, Đào Hòa Khiêm và Trương Bảo Quốc lên Bắc Kinh có lẽ đã được lãnh đạo nhắc nhở. trung ương rất chú ý cục diện chính trị Điền Nam, nhất là sự phát triển kinh tế hai năm qua của Điền Nam không làm trung ương hài lòng nên cũng khẳng định việc điều chỉnh nhân sự của Điền Nam là bắt buộc.

Kỳ họp lần này đã xác định phương hướng phát triển trong mười năm tới, nhất là đưa ra ý kiến kiên định phát triển, kiên trì đảm bảo phát triển chính là nhiệm vụ lớn nhất của Đảng ủy, chính phủ các cấp, kiên trì lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, ba điểm này đã nói rõ một thái độ trong thời gian tương đối dài sau này phát triển và xây dựng kinh tế vẫn là nhiệm vụ căn bản không thể dao động, tất cả vấn đề trong quá trình phát triển đều phải được tìm ra, cải thiện và thay đổi.

Triệu Quốc Đống có cảm giác sau mấy người Thái Chánh Dương, Đào Hòa Khiêm, Trương Bảo Quốc sau khi họp trên Bắc Kinh về đều có thu liễm lại khá nhiều, không khí đang căng thẳng thoáng cái giảm đi mấy cấp, thậm chí biến mất không thấy. Sự chấp hành của ủy ban tỉnh với chỉ thị của tỉnh ủy tăng lên. Theo Triệu Quốc Đống quan sát thì tuy tỉnh ủy thông qua đợt điều chỉnh nhân sự kia đã xác định uy tín tuyệt đối ở Điền Nam, về phương diện khác Đào Hòa Khiêm cũng đã chủ động có thái độ phối hợp với Thái Chánh Dương trong một số việc.

- Cũng được, thời gian này Tống Quốc Lương cũng ít chỉ trỏ với tôi, đối với quy hoạch của Côn Châu thì chỉ đưa ra vài đề nghị chứ không mạnh mẽ buộc Côn Châu phải tiến hành điều chỉnh. Vương Liệt còn đang tranh luận với sở tài nguyên môi trường và sở xây dựng tỉnh về bản quy hoạch đô thị.
Ngô Nguyên Tể cười ha hả nói:
- Trên tỉnh trông non vĩ mô, quản chi tiết như vậy làm gì? Vậy tốt hơn hết thì bảo trên tỉnh đến làm Bí thư thị ủy, thị trưởng. Quy hoạch của thành phố chỉ cần không xung đột vớt nguyên tắc và tư tưởng của tỉnh là được, còn vấn đề cụ thể thì đừng đẩy Côn Châu lên quá cao. Tôi không đồng ý quá tham lam nếu không sẽ không đạt được gì. Hơn nữa nếu không làm tốt công việc thì tôi sao ăn nói được với mấy triệu dân chúng Côn Châu?

Triệu Quốc Đống biết Thị ủy, ủy ban thành phố Côn Châu vẫn có mâu thuẫn. Lúc Vệ Cơ Thành còn làm việc ở Côn Châu thì đã như vậy, bây giờ Ngô Nguyên Tể sau khi đến Côn Châu thì việc này vẫn diễn ra. Triệu Quốc Đống cũng quen nhìn. Tỉnh có tư tưởng của tỉnh, thành phố có quy hoạch của thành phố. An Đô như vậy, Côn Châu cũng thế, làm như thế nào thống nhất hài hòa cũng là một nghệ thuật. Làm Bí thư thị ủy, thị trưởng nếu muốn đủ tư cách thì phải đặt nhiều tâm trí ở môn nghệ thuật này.

Gần đây thoạt nhìn Ngô Nguyên Tể và Vương Liệt phối hợp cũng được, không có tin tức gì truyền ra. Đương nhiên đây có lẽ chỉ là hiện tượng bên ngoài.

- Xem ra ở điểm này anh và Vương Liệt có cùng quan điểm. Tống Quốc Lương có lẽ chấp nhận là do thấy Thị ủy, ủy ban Côn Châu nhất trí, nếu không có lẽ là cảm thấy việc bổ nhiệm chức thường vụ của anh sắp được phê duyệt, không tiện trở mặt với anh.
Triệu Quốc Đống trêu chọc.

-- Hắc hắc, bổ nhiệm thường vụ lúc nào có thì cậu phải biết chứ. Tôi bây giờ không dám suy nghĩ, càng nghĩ thì thứ đó càng cách xa mình, không chừng không nghĩ thì nó lại tới.
Ngô Nguyên Tể cười ha hả nói:
- Không làm thường vụ thì tôi nghĩ mình là Bí thư thị ủy vẫn có tư cách nói chuyện. Dù không làm thường vụ thì tôi cũng đâu có lùn đi chút nào trước mặt Tống Quốc Lương hắn.

Triệu Quốc Đống thấy Ngô Nguyên Tể tránh né đề cập quan hệ của y và Vương Liệt, hắn không khỏi thở dài một tiếng. Nghĩ cũng đúng, anh mong Bí thư thị ủy và thị trưởng hoàn toàn hòa hợp là không thể. Hắn và Chung Dược Quân có thể có quan hệ như trước đây có thể nói là duyên phận, càng nhiều là giống như quan hệ lúc hắn làm thị trưởng Hoài Khánh và Trần Anh Lộc làm Bí thư thị ủy.

Hắn chỉ thấy có chút nuối tiếc. Vương Liệt là người có năng lực và chủ kiến, mà Ngô Nguyên Tể càng không cần phải nói. Hai người có tính cách cứng rắn cùng làm việc với nhau. Nếu hai người hài hòa sẽ cùng có thể chống lại bên ngoài, nhưng nếu không hợp sẽ tạo ra mâu thuẫn rung trời, đó chính là bất hạnh lớn nhất. Đây là điều mà tỉnh ủy Điền Nam không muốn thấy.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận