- Đồng chí Triệu Quốc Đống hôm trước đã gọi điện cho tôi nói lo lắng nước sông Tú Hà dâng quá cao sẽ uy hiếp tính mạng, tài sản của dân chúng quanh vùng, hy vọng có thể sớm di dời. Tôi đã đồng ý để cậu ta căn cứ tình hình thực tế mà quyết định. Sau đó Tây Giang đã vận dụng dân bình, cảnh sát, Đảng viên tạo thành mấy đội xung kính tiến hành di dân các xã, thị trấn có địa thế thấp. Sau đó khi Thương Hóa có lũ lớn, Tây Giang đã mở rộng phạm vi mà cho rằng sẽ bị nguy hiểm. Vì thế khi Hồ chứa nước Mật Sơn bị vỡ, mấy xã, thị trấn phía nam về cơ bản đã di dờ xong.
Hoàng Lăng cẩn thận nói.
- Làm rất tốt.
Ngay cả Ứng Đông Lưu cũng không nhịn được mà than. Bây giờ nơi đáng lo nhất là Thương Hóa và Quận Tây Giang cùng Quận Đông Giang. Tây Giang mà xảy ra vỡ đê thì rất nguy hiểm.
- Ở Tây Giang và Đông Giang có sợ đê gặp sự cố không?
- Hệ thống đê điều của Tây Giang năm nay đã tiến hành gia cố toàn diện, không xuất hiện vấn đề. Nhưng Đông Giang lại có nguy hiểm, bây giờ quân đội và dân binh đang cố gắng đắp các chỗ thủng.
Hoàng Lăng ngừng một chút rồi nói:
- Thị trưởng Chí Cao đang ở Đông Giang để chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão.
- Một Thị xã mà sao biểu hiện của các quận, huyện lại khác nhau, nguyên nhân là gì? Ngoài thiên tai thì có do nhân họa không? Là do công tác tổ chức không tốt hay năng lực và tư tưởng của cán bộ khinh thường, trễ nải. Lão Hoàng, anh mới tới gặp chuyện này nhưng điểm này cần nghiên cứu kỹ. Bây giờ chúng ta tập trung vào việc cứu quần chúng bị vây trong lũ.
Ứng Đông Lưu thở dài một tiếng:
- Bây giờ đã là rạng sáng, phải lập tức nghĩ biện pháp cố gắng cứu quần chúng đang gặp nguy hiểm. Nhà dân sau một đêm ngâm nước rất có thể sập bất cứ lúc nào. Chỉ mong đoàn thuyền có thể tới nhanh.
Hoàng Lăng nghe thấy mà không khỏi gật đầu. Xảy ra chuyện như vậy thì ai làm Bí thư, Thị trưởng cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm. Dù cho anh hôm qua mới tới, hôm nay xảy ra chuyện thì cũng phải chịu trách nhiệm. Cũng may vị chủ tịch tỉnh này còn thể hiện khách khí đôi chút.
Bí thư tỉnh ủy Ninh Pháp ngày hôm sau đã tới Ninh Lăng. Một đám người do Khang Nhân Lương, Nghiêm Lập Dân cầm đầu đi tiếp Lãnh đạo tỉnh ủy. Ninh Pháp không cho bọn họ nói gì nhiều, chỉ hỏi qua tình hình trước mắt rồi chạy tới Đông Giang.
Đi theo Ninh Pháp đến còn có Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban thư ký Tỉnh ủy – Hồ Liêm; Thường vụ tỉnh ủy, Tư lệnh Quân khu tỉnh Vương Kiều Sinh, Chi đoàn thuyền sau khi tới liền lập tức vào cứu viện.
Đông Giang có nhiều xã, thị trấn bị ngập lụt, nhưng quan trọng nhất là hai xã có địa thế trũng ở phía nam. Nước quá lớn làm hai nơi này thành biển nước. Ninh Pháp ngồi thuyền tiến vào khu nhà ngập nước, nhiều nhà đã bị ngập hơn nửa.
Đoàn thuyền cứu nạn có hiệu suất khá cao, rất nhanh đã cứu được người dân bị nhốt. Chẳng qua số dân hai xã này khá lớn, hơn nữa phân tán khiến lượng công việc không nhỏ. Chính quyền Đông Giang cũng tổ chức nhiều thuyền nhỏ bắt đầu tiến hành thử cứu, nhưng do nước chảy quá mạnh khiến các con thuyền dễ lật.
- Bí thư Ninh, tình hình là rất nghiêm trọng. Nước không hề giảm, hơn nữa cứ mưa như vậy thì mực nước còn tăng lên, sẽ thành áp lực đối với đê phòng hộ của Thị xã Ninh Lăng. Bên khí tượng nói mực nước sông Ô Giang sẽ cao nhất trong lịch sử.
Hồ Liêm thở dài nói:
- Nếu khi nội thành Ninh Lăng vỡ đê thì sẽ rất nguy hiểm.
- Lão Thư, khu nội thành Ninh Lăng không có vấn đề gì chứ?
Ninh Pháp ngồi trên đầu thuyền nhìn ra xa xa.
Ninh Pháp nói mặc dù không lớn tiếng nhưng cũng làm Thư Chí Cao run lên:
- Bí thư Ninh, đê khu vực nội thành thì trước đó chúng tôi đã chuyên môn kiểm tra và gia cố, chắc là không có vấn đề gì.
- Chắc là?
- Bên phía thành chính tuyệt đối không vấn đề gì, tôi xin cam đoan.
Thư Chí Cao cắn răng nói.
Lúc này thể hiện thái độ chính là chịu trách nhiệm. Bây giờ y rất cảm kích Triệu Quốc Đống ép cục thủy lợi phải gia cố hệ thống đê điều sông Ô Giang, vì thế Kim Vĩnh Kiện còn nói trước mặt y rằng Mạnh Uyên cùng Uông Đạo Lộc tự tiện đầu tư tiền vào nơi không đáng đầu tư. Nói hệ thống đê điều sông Ô Giang rất tốt, năm nào cũng có duy tu, hoàn toàn không cần đầu tư lần nữa. Mạnh Uyên cùng Uông Đạo Lộc ngại áp lực của ai đó nên đầu tư gần một triệu, đây là tiêu xài hoang phí. Thư Chí Cao lúc đó cũng tức giận.
Chỉ cần Tây Giang không vấn đề gì, Đông Giang và Khu Khai Phát dù có xuất hiện một chút tình hình thì cũng dễ giải thích. Tài sản các nhà máy không thể so sánh với sinh mạng người dân.
- Hừ, tôi còn tưởng điểm này anh là Thị trưởng còn không dám nắm chắc. Khu vực nội thành không vấn đề gì, nói cách khác các khu còn lại có thể xảy ra chuyện?
- Bí thư Ninh, cơn lũ này đến quá mạnh, quy mô vượt qua kinh nghiệm của chúng tôi, tôi không dám nói bừa trước mặt ngài. Bên Đông Giang sợ chuẩn bị không đầy đủ bằng Tây Giang nên …
Thư Chí Cao thấy lưng mình ướt đẫm mồ hôi.
Ninh Pháp không nói thêm:
- Bên nội thành hình như là Tây Giang? Tại sao bên đó anh dám cam đoan?
- Trước đó Tây Giang đã tiến hành gia cố hệ thống đê điều, cho nên tôi dám nắm chắc. Nhưng ngài cũng biết đó, tài chính Ninh Lăng có hạn cho nên..
- Được rồi, lúc này tôi không muốn nghe anh khóc nghèo. Tôi chỉ cần xác thực một điểm là đủ. Nếu Tây Giang không có vấn đề, như vậy lão Vương, đoàn thuyền cứu nạn chủ yếu dồn vào Thương Hóa và Đông Giang.
Đến 3h chiều, Ninh Pháp mới đến Thương Hóa gặp mặt Ứng Đông Lưu và Hoàng Lăng.
Tình hình Thương Hóa rất nghiêm trọng. Bốn xã thị trấn có hơn 3000 người bị vây trong nước, công tác cứu nạn diễn ra rất chậm. May là Tây Giang cung cấp hai chiếc cano mới tinh đã làm Hoàng Lăng bớt xấu hổ trước mặt Ứng Đông Lưu.
Số người chết và mất tích của Thương Hóa đã không thể thống kê. Nước mặc dù không tăng lên, nhưng bên khí tượng nói khu vực núi vẫn còn có thể mưa to một lần nữa.
5h chiều, Chủ nhiệm Ủy ban phòng chống lụt bão quốc gia, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện – Văn Quốc Cơ dẫn theo Bộ trưởng Bộ Thủy lợi Dương Thiên Minh từ sân bay Thái Bình chạy thẳng tới Ninh Lăng. 8h30 tối Phó Thủ tướng Văn đến xem thực địa khu tai nạn của Ninh Lăng. Đêm xuống, khu vực núi Võ Lăng mưa càng lớn hơn, mực nước sông Ô Giang và Tú Hà đã đạt đỉnh lịch sử, đê Thúy Hà có nhiều điểm gặp nguy hiểm, ba chỗ vỡ đê. Cũng may phát hiện kịp thời nhưng vẫn có một chỗ vỡ đê khiến một thị trấn của Đông Giang chìm trong biển nước.
Chiều hôm sau, Phó Thủ tướng Văn chạy đến Thương Hóa chỉ huy việc cứu nạn. Quân khu Quảng Châu cũng thông qua đường hàng không và đường sắt đưa đến đoàn thuyền, ngoài ra hai binh đoàn dã chiến đóng quân ở tỉnh An Nguyên cũng đến Ninh Lăng để tiến hành cứu nạn
Mặt Triệu Quốc Đống đang tái mét. Mấy hôm liên tục phòng chống lụt bão, mỗi ngày ngủ có gần tiếng, may mà sức khỏe của hắn tốt nên duy trì được. Chẳng qua mấy vị lãnh đạo quận khác đã không duy trì được. Tình hình bên Tây Giang đã dần ổn định. Triệu Quốc Đống cũng cho bọn họ thay phiên nhau nghỉ ngơi. Lúc này hắn cùng Lạc Dục Thành, Thi Cương đi kiểm tra sông Tú Hà.
Mặc dù mưa đã tạnh nhưng nước vẫn còn rất cao. Đoạn đê bị vỡ ở Thương Hóa đang tiến hành đắp lại nhưng do lượng nước quá lớn nên tiến triển chậm chạp.
- Bí thư Triệu, Phó bí thư Lạc, trận mưa này làm Ninh Lăng chúng ta ít nhất phải hai ba năm mới khôi phục lại được.
Vinh Thịnh – trước là Phó Trưởng phòng Đất đai, sau đó về xã làm chủ tịch xã, Bí thư đảng ủy, cuối cùng lên phòng làm Trưởng phòng, sau đó thành Phó chủ tịch Quận.
- Thu hoạch nông nghiệp vụ này coi như xong. Chẳng qua cũng may Tây Giang chúng ta bị tổn thất có mấy xã nông thôn phía nam. Nếu như tài chính cứu nạn trên Trung ương, tỉnh kịp thời đưa tới thì Tây Giang cũng không quá khó khăn.
Lạc Dục Thành gật đầu nói:
- Phó Thủ tướng Văn không phải nói Trung ương rất chú trọng, quần chúng nhân dân cả nước rất chú ý đến công tác phòng chống lụt bão của tỉnh An Nguyên, thậm chí cả lưu vực sông Trường Giang sao?