Lộng Triều

Toàn thể hội nghị diễn ra trong hai tiếng rưỡi mới xong, ngoại trừ việc truyền đạt các tư tưởng của tỉnh ủy, thời gian chủ yếu là thảo luận đề tài mà bí thư thị ủy Trần Anh Lộc đã lĩnh hội tâm đắc trong thời gian học tập ở trường Đảng trung ương.

Trên hội nghị Trần Anh Lộc giới thiệu đầy cảm khái những điều mình được tận mắt thấy trong thời gian học tập tại trường Đảng trung ương. Lãnh đạo đảng và quốc gia cũng đã gặp mặt các học viên lớp bồi dưỡng bí thư thị ủy, đồng thời cũng đưa ra yêu cầu rất cao đối với các học viên.

Sau khi tan họp, Triệu Quốc Đống gọi điện cho Ân Cảnh Tùng để chúc mừng, Ân Cảnh Tùng cũng khách khí cảm tạ.

Khi văn kiện của tỉnh ủy bổ nhiệm Ân Cảnh Tùng làm phó bí thư thị ủy đồng thời tiếp tục kiêm nhiệm Ủy ban kỷ luật, đây tuy chỉ là đề bạt nho nhỏ nhưng cũng ý nghĩa tiếng nói của Ân Cảnh Tùng trong thị ủy được tăng cao thêm một bậc, đây là một hành động khá vi diệu.

Đài truyền hình thị xã đã đăng một phóng sự dài về việc bí thư thị ủy Trần Anh Lộc cùng phó thị trưởng Hứa Kiều đi thị sát việc xây dựng các công trình trọng điểm. Bí thư thị ủy Trần Anh Lộc đã tỏ ra hết sức tán thành công tác chuẩn bị, cũng yêu cầu Ủy ban xây dựng và Công ty khai thác đô thị phải đẩy nhanh việc xây dựng các hạng mục chủ chốt của Hoài Khánh với điều kiện tiên quyết là bảo đảm chất lượng, bảo đảm hoàn thành đúng hạn, cho nhân dân toàn Thị xã một câu trả lời hài lòng.

Tắt phụt TV đi, Lưu Liên Xương ngửa người dựa vào ghế sô pha nhắm mắt trầm tư.

Trên TV không có hình ảnh của Triệu Quốc Đống nhưng điều này lại càng làm sáng tỏ một vấn đề. Xem ra Trần Anh Lộc vẫn giữ thái độ bảo đảm ổn định đại cục, đẩy mạnh phát triển thành thị như trước.


Sau khi trở về, thái độ của Trần Anh Lộc đối với mình hình như đã có thay đổi, hơn nữa còn điểm danh phê bình cách làm của mình trong sự kiện Khánh Châu. Lưu Liên Xương cảm thấy được việc này có quan hệ rất lớn với sự thay đổi thái độ của Đảng ủy chính pháp tỉnh.

Biểu hiện của tổ điều tra Sở công an tỉnh khiến Lưu Liên Xương rất thất vọng. Tuy rằng hiện giờ Chu Trung Cát - phó chủ tịch xã Bách Hoa vẫn đang bị tạm giam nhưng rõ ràng là thái độ của Sở công an tỉnh đã mềm hẳn đi, đề xuất chuyển vụ án cho cục công an thị xã xử lý. Hai lão hồ ly Điền Nhai và Dương Viêm lại không đồng ý, yêu cầu Sở công an tỉnh lập chuyên án giải quyết, tốt nhất là có thể điều tra và giải quyết đến cuối cùng, tối thiểu cũng yêu cầu Sở công an tỉnh phải có một kết luận rõ ràng với nhân viên liên quan đến vụ án thì cục công an thị xã mới có thể tiếp nhận.

Tiếc nuối lớn nhất của Lưu Liên Xương chính là mình vẫn chưa chính thức khống chế được cục công an thị xã. Tuy rằng Dư Lâm rất nghe lời nhưng y chỉ là một Phó cục trưởng thường trực nên rốt cuộc cũng không thể nào tạo được một đội ngũ của riêng mình.

Còn tay Lý Trường Giang kia thì đã lợi dụng thành công sự trợ giúp của Điền Nhai từ năm trước để làm tốt cơ sở trong Cục công an thị xã. Tình cảnh này khiến Dư Lâm không thể lợi dụng cơ hội để thực hiện ý đồ của mình. Đương nhiên điều này chủ yếu vẫn là do mình không thể trợ giúp Dư Lâm nhận được sự tán thành của Trần Anh Lộc, Dư Lâm đúng là do tuổi cao nên thiếu đi chí tiến thủ.

Chuyện của Từ Trạch Tài thì có chút phiền phức. Tên Phó Thiên kia rất gian xảo, từ đầu đến cuối đều không chịu tỏ thái độ rõ ràng, không có được cái gật đầu của hắn thì chỉ e là việc đề cử Từ Trạch Tài vào thường vụ quận ủy Khánh Châu cho dù có được đưa lên hội nghị thường vụ thị ủy để nghiên cứu thì khả năng qua là không lớn. Triệu Quốc Đống tuyệt đối sẽ không đồng ý để một người mẫn cảm như Từ Trạch Tài vào bộ máy quận ủy Khánh Châu.

Xem ra còn phải nỗ lực thêm nữa. Tuy thái độ bên Trần Anh Lộc có hơi lung lay nhưng vấn đề không lớn, tư duy của hắn rõ ràng hơn bất kể kẻ nào khác. Mặc dù đi thị sát cũng là một cách biểu lộ thái độ với bên ngoài nhưng khi xét tới vấn đề cụ thể thì đều phải phân tích cả.


Cuộc đọ sực đã đi đến bước này thì không còn là vấn đề có thể nhường hay không nhường nữa rồi, có đôi khi bước qua được cánh cửa này thì đã là một bầu trời khác rồi.

Trần Anh Lộc ngồi bên bàn sách cẩn thận thẩm duyệt báo cáo "Đưa Hoài Khánh trở thành trung tâm Giáo dục dạy nghề của An Nguyên và khu vực trung tây".

Đây là ý kiến thực thi khá tường tận mà bên ủy ban đưa ra, ngoại trừ việc lập học viện dạy nghề An Nguyên với nòng cốt ba trường hợp lại, bên ủy ban cũng đề xuất coi trọng cao độ công tác dạy nghề trong phạm vi toàn thị xã. Yêu cầu toàn bộ các quận, huyện phải căn cứ theo ý kiến của thị xã, cần phải kết hợp với tình hình thực tế của các huyện để có thể đưa ra phương án khả thi.

Hơn nữa ủy ban nhân dân thị xã cũng tỏ rõ một quan điểm trong việc thực thi lần này, đó là các quận, các huyện ngoài việc cổ vũ, thiết lập các tổ chức có nhiệm vụ giảng dạy ra thì cũng phải nghiêm túc nghiên cứu làm thế nào để giúp đỡ phát triển sự nghiệp đào tạo nghề. Các quận, huyện nên áp dụng các phương thức thích hợp để thành lập một trường dạy nghề công hữu, gánh vác trọng trách sử dụng, cung cấp việc làm cho các nhân viên thất nghiệp và lao động dư thừa ở nông thôn.

Trên tỉnh cũng rất chú ý về vấn đề này nhưng Trần Anh Lộc biết nhiều nơi không thực sự coi trọng ý kiến này.

Về phương diện này thì phía Ủy ban nhân dân thị xã cũng không có chung quan điểm, phía phản đối cũng rất kiên quyết. Ngoại trừ vấn đề thành lập học viện dạy nghề An Nguyên ra thì yêu cầu các huyện căn cứ vào tình hình thực tế phải thành lập các trường dạy nghề là một nhiệm vụ rất nặng. Các huyện đều thiếu thốn kinh phí giáo dục, lực lượng giáo viên cùng với thiết bị cơ sở. Thị xã còn đề xuất phương thức quy định cứng nhắc, rập khuôn, nên chắc chắn sẽ tăng gánh nặng rất lớn đối với các quận, huyện. Lữ Thu Thần cho rằng đây là nóng vội, đốt cháy giai đoạn, chủ nghĩa giáo điều, khó có thể thu được hiệu quả thật sự.


Có không ít huyện tán đồng quan điểm của Lữ Thu Thần, cho rằng việc trưng cầu ý kiến của ủy ban nhân dân thị xã là rất tốt nhưng lại cách xa với tình hình cơ bản của Hoài Khánh trước mắt. Nhất là ở mấy huyện có sự chênh lệch về tài chính, bất kể là xây mới hay là cải tạo một vài trường phổ thông trung học thành trường dạy nghề thì đều tồn tại khó khăn khá lớn, có vài huyện thậm chí còn đề xuất rõ ràng những nhiệm vụ khó có thể thực hiện.

Trần Anh Lộc lắc lắc đầu theo bản năng, vốn tưởng trong thời gian mình đi học ba tháng thì biểu hiện của Triệu Quốc Đống khá mềm dẻo. Nhất là việc xử lý sự kiện Khánh Châu thì giữ vững được lý trí khắc chế thái độ làm cho mình rất hài lòng, nhưng không ngờ thái độ về công tác dạy nghề của hắn thì lại vẫn khá cố chấp.

Điều này cũng làm cho Trần Anh Lộc khá đau đầu, xuất phát điểm của Triệu Quốc Đống chắc chắn là tốt, nhưng liệu có phù hợp với tình hình thực tế của Hoài Khánh hiện nay hay không?

Vấn đề thực tế mà các huyện phản ảnh thì không thể bỏ qua, mấy huyện như Thanh Bình, huyện Tĩnh cùng với Vũ Xuyên đích xác là tồn tại khó khăn cụ thể, xây mới rõ ràng là không thực tế, mà cải tạo lại thì cũng dính dáng đến khá nhiều vấn đề, lỗ hổng về tài chính và lực lượng giáo viên càng là một chướng ngại khó có thể vượt qua. Mỗi một vấn đề này thì Trần Anh Lộc cảm thấy cần phải trao đổi quan điểm với Triệu Quốc Đống một chút.

- Quốc Đống, à, tôi là Trần Anh Lộc, chưa nghỉ sao? Ừ, tôi đã xem kỹ báo cáo "Đưa Hoài Khánh trở thành trung tâm Giáo dục dạy nghề của An Nguyên và khu vực trung tây" của các anh, tôi cũng đã có ý tưởng của riêng mình, mặt khác tôi cũng muốn tham thảo một vài vấn đề cụ thể với cậu và An Nhiên. Ừ, sáng mai 9h nhé, cậu và An Nhiên tới văn phòng của tôi, chúng ta sẽ thương thảo cụ thể một chút.

Triệu Quốc Đống đặt điện thoại xuống, vốn đang buồn ngủ cũng lập tức biến mất, xem ra ý kiến của các huyện và Lữ Thu Thần cũng đã phản hồi tới chỗ Trần Anh Lộc rồi. Triệu Quốc Đống đương nhiên biết khó khăn cụ thể của các huyện, hắn thậm chí còn ủy thác riêng An Nhiên đi cùng đoàn người từ Cục giáo dục tới lần lượt từng huyện để điều tra, nghiên cứu. Hắn cũng hiểu việc này sẽ khiến các huyện có thái độ và tồn tại những khó khăn cụ thể về công tác này, sau khi An Nhiên trở về cũng đã tốn không ít thời gian để trao đổi ý kiến chuyên môn với hắn.

Theo Triệu Quốc Đống thấy thì khó khăn nhất định là có, hơn nữa chẳng những là không có hạng công tác nào mà không đối mặt với khó khăn nhưng mấu chốt chủ yếu ở chỗ lãnh đạo chủ yếu các quận, huyện có nhận thức được hạng công tác đúng chỗ hay không, có thực sự ý thức được công tác này mang đến tác dụng thúc đẩy to lớn đối với sự phát triển của các huyện, thậm chí Hoài Khánh hay không. Về điểm này thì hắn cảm thấy khó khăn tài chính là một chuyện nhưng có thể nghênh đón khó khăn hay không lại là một chuyện khác.


Chắc chắn rằng trong việc này thì Lữ Thu Thần có tác dụng khá ác liệt, trong một vài nơi ở bên dưới hắn đã tỏ thái độ khiến các huyện đều cho rằng ủy ban nhân dân thị xã có quan điểm khác nhau về hạng mục này. Hơn nữa khi trưng cầu ý kiến mà tồn tại quan điểm bất đồng cũng là chuyện bình thường, nhưng sau này đến khi ủy ban nhân dân thị xã đã ra nghị quyết mà Lữ Thu Thần vẫn tiếp tục như cũ nên khiến người ta khó có thể dễ dàng tha thứ.

Vị phó thị trưởng thường trực này từ lúc nhậm chức cho đến nay gần như là chưa hề nhất trí ý kiến với mình về bất cứ hạng mục công tác nào. Điều này làm cho Triệu Quốc Đống cũng không thể hiểu nổi, hắn cũng nhiều lần xét lại mình xem rốt cuộc là tác phong hay là phương thức công tác của mình có vấn đề, hay là quan điểm công tác giữa mình và đối phương thật sự có khác biệt lớn mà không thể điều hòa?

Triệu Quốc Đống tin chắc một điều rằng, dù có đổi một phó thị trưởng thường trực hay là thay đổi thị trưởng thì thị trưởng và phó thị trưởng thường trực thì sẽ đều có khác biệt về quan điểm trong công tác. Nhưng tình hình đối chọi gay gắt tới mức gây tổn hại nguyên tắc như bây giờ thì đúng là hiếm thấy.

Triệu Quốc Đống mơ hồ có cảm giác việc lần này nhất định có quan hệ với việc mình phản đối Lữ Thu Thần đảm nhiệm phó thị trưởng trường trực lần trước. Nhưng giờ ván đã đóng thuyền, Lữ Thu Thần đã trở thành phó thị trưởng trường trực, mình phải nghĩ biện pháp để hóa giải mâu thuẫn, cầu đồng tồn dị (cố tìm cái chung, gác lại cái bất đồng), chỉ có điều cái "bất đồng" này thật sự quá lớn mà gần như là đến cùng một lúc.

Có lẽ công tác chính là liên tục mâu thuẫn và đấu tranh như vậy, Triệu Quốc Đống cũng chỉ có thể tự an ủi mình, anh không thể hi vọng xa vời rằng ai cũng có thể đồng tâm hợp lực cùng với mình cả.

Triệu Quốc Đống cũng hi vọng có thể tạo một ấn tượng về một bộ máy đoàn kết với lãnh đạo thượng cấp nhưng cũng không phải là loại nhường nhịn lùi bước vô nguyên tắc, có nhiều thứ anh không thể lui bước được, hay nói cách khác dù anh có lùi thì cũng không thể đạt được kết quả mà anh mong muốn.

Những làn gió lạnh từ điều hòa thổi tới làm Triệu Quốc Đống dần dần khôi phục trạng thái mông lung để đối diện với nhân sinh ảm đạm. "Dám nhìn thẳng vào máu tươi lênh láng", Triệu Quốc Đống đột nhiên nhớ tới một câu nói của Lỗ Tấn trong cuốn tạp văn "Kỷ niệm chị Lưu Hòa Trân", có lẽ đôi khi bản thân mình cũng không tránh khỏi không như thế.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận