Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn


Bài 1心 所 有 法 略 有 五 十 一 種分 為 六 位 一 徧 行 有 五二 別 境 有 五三 善 有 十 一四 煩 惱 有 六五 随 煩 惱 有 二 十六 不 定 有 四Nghĩa:Âm:Tâm sở hữu phápLược hữu ngũ thập nhất chủngPhân vi lục vị Nhất biến hành hữu ngũ Nhị biệt cảnh hữu ngũTam thiện hữu thập nhấtTứ phiền não hữu lụcNgũ tùy phiền não hữu nhị thậpLục bất định hữu tứCác pháp về tâm sở hữu.Lược nói có 51 thứ.Chia làm 6 vị.Một biến hành có 5.

Hai biệt cảnh có 5.

Ba thiện có 11Bốn phiền não có 6Năm tùy phiền não có 20Sáu bất định có 4.Năm vị 100 pháp, trên đã giảng một lần, đã nói về vị thứ nhất tâm pháp.

Giờ tiếp tục nghiên cứu vị thứ hai Tâm sở hữu pháp.

Tâm sở hữu pháp, cựu dịch là tâm số, vì số mục của tâm sở hữu pháp rất nhiều để dễ nêu lên tướng, dụng của nó cho dễ dàng.

Sơ lược có 51 thứ, tức là những trạng thái tâm lý xảy ra bình thường của chúng ta mỗi ngày.

Chỗ hướng đến của tâm niệm không ra ngoài 51 thứ tâm sở này.

Tân dịch là tâm sở, vì nhãn, nhĩ, vân vân, tám thức còn gọi là tâm vương.

51 thứ tâm số cùng với 8 tâm vương tương ưng, như tôi theo vua, tớ theo chủ, nên gọi là tâm sở.

Tâm sở còn chia ra các thứ khác nhau, như Biến hành tâm sở vân vân, có tất cả 6 vị.

Dưới đây nghiên cứu vị thứ nhất: Biến hành A: Biến hành.Biến hành có 5: tác ý; xúc; thọ; tưởng; tư.

Sao gọi là Biến Hành?Biến là khắp cả.

Hành là đi thẳng.

Vì 5 thứ tâm sở này không đâu mà không tới, nên nó có mặt khắp trong bốn lãnh vực:1) Tất cả tánh: có mặt trong ba tánh: thiện, ác, vô ký.

2) Tất cả địa: có mặt khắp trong ba cõi, 9 địa (Dục giới: ngũ thú địa; ly sanh hỷ lạc địa (ở sơ thiền); định sanh hỷ lạc địa ( nhị thiền); ly hỷ diệu lạc địa (tam thiền); xã niệm thanh tịnh địa (tứ thiền); không vô biên xứ địa; thức vô biên xứ địa, vô sở hữu xứ địa; phi tưởng phi phi tưởng xứ địa)3) Tất cả thời: có mặt mọi lúc hữu lậu, vô lậu, thế, xuất thế.4) Tất cả tâm: Vì được tám thức sanh ra, nên phải đi theo và cũng tương ưng với các tâm sở.I: Tác ý:Đây là một thứ tâm sở lanh lợi hết sức, là sự tác dụng nhanh chóng của tâm lý.

Tác là xuất hiện, nổi lên.

Ý là ý niệm.

Tác ý là sự xuất hiện của ý nghĩ.

Khi chúng ta nhận thức một cảnh sắc nào đó, trước hết tác ý đối với cảnh ấy, rồi mới có thể nhận thức được.

Nếu như không tác ý với cảnh ấy mà là xuất hiện ý, nghĩ về cảnh ấy, thì cảnh sắc, tuy trước mắt, cũng không nhận Thức được.

Sách Đại học có nói: Tâm không có ở đó thì nhìn mà không thấy, lắng mà không nghe, ăn mà không biết ngon.

Du Già Sư Địa Luận, quyển 1, cũng nói: Tuy mắt không hư, đối với cảnh sắc trước mắt, có thể sanh tác ý (ý niệm).

Nếu tác ý không khởi lên thì cái mà nhãn thức sanh ra, chắc chắn không sanh được.

Tuy mắt không hư, cảnh sắc trước mắt, cũng có thể sanh tác ý (ý niệm), dù ý niệm hiện khởi, cái mà nhãn thức sanh ra mới có thể sanh ra được.Câu trên có nghĩa: sự sanh khởi của nhãn thức là hiện hành thì phải có tác ý trợ duyên.

Không chỉ như thế cho đến tám thức tâm vương, hoặc là sự sanh khởi của các tâm sở khác cũng phải có tác ý tâm sở làm trợ duyên cho.Trên đã tiến bộ một bước trong việc nghiên cứu tác ý là một loai tác dụng của tâm lý như thế nào? Ngẫu tổ trong sách Bách Pháp Trực Giải nói: Tác ý là loại tâm cảnh giác, khiến cho khởi lên hiện hành dùng làm thể tánh, hướng dẫn sự hiện khởi của tâm đến cảnh sở duyên dùng làm nghiệp dụng (tác dụng của nghiệp).

Vì tâm sở tác ý có hai loại tác dụng (cho đến mỗi tâm sở trong 51 loại tâm sở cũng đều có hai tác dụng này):1) Thể tánh: cũng gọi là thân tác dụng (tác dụng của chính mình);2) Nghiệp dụng (tác dụng của nghiệp) cũng gọi là sở tác dụng (tác dụng rõ ràng).

Ví như lửa là một pháp.

Tánh ấm của nó là thân tác dụng, lại lửa có thể thiêu đốt là sở tác dụng.

Nước là một pháp.

Tánh thấm ướt của nó là thân tác dụng, lại nước có thể thấm nhuần vạn vật là sở tác dụng.1) Thể tánh của tác ý: Thân tác dụng của tâm sở tác ý là gì ? Một loại tâm cảnh giác, khiến cho hiện hành phát khởi.

Nghĩa là cái gọi là tác ý là một loại tác dụng tâm lý vô cùng nhanh nhẹn.

Tuy nhiên, loại tác dụng tâm lý này còn ở dạng chủng tử tiềm phục, tức là tâm lý có khả năng đáp ứng.

Chửng tử của tâm sở khiến cho phát khởi hiện hành.

Ví như nhiều người cùng ở trong một phòng, đêm đến, có kẻ trộm lẻn vào, có một người trong đám cảnh giác rất cao, phát giác kẻ trộm kia.

Người ấy tuy nằm dài trên giường liền kêu mọi người còn lại thức dậy.

Tác ý cũng như thế, chủng tử của nó có khả năng cảnh giác chủng tử tâm vương và tâm sở, khiến cho khởi lên hiện hành.2) Nghiệp dụng của tác ý: Trên đã đề cập về thể tánh của tác ý, giờ ta nói về nghiệp dụng của nó.

Nghiệp dụng ấy là hướng dẫn tâm hiện khởi đi đến cảnh sở duyên.

Vì tác ý còn có khả năng dẫn đạo tâm vương, tâm sở khởi ra đã hiện hành, hướng đến cảnh giới sở duyên.

Tóm lại, tác ý có hai tầng tác dụng:1) Khiến cho tâm chưa khởi thì khởi;2) Khiến tâm khởi rồi đi đến cảnh.Hỏi: Đã phân tích kỹ lưởng tâm sở tác ý, sao lại còn có tác dụng?Đáp: Có thể áp dụng vào việc tu theo pháp môn niệm Phật.

Tại sao? Nếu dùng trí huệ quán chiếu bất cứ pháp nào trong 100 pháp thì, ngay bây giờ, có thể khiến cho chúng ta làm theo điều tốt, tránh điều xấu, bình an, tốt đẹp.

Trong tương lai, có thể làm cho chúng ta thoát ly sanh tử, thành Phật đạo.

Khi học xong 100 pháp, chúng ta có thể ứng dụng vào việc tu tập, có được hay không? Một pháp tác ý cũng như thế.

Người tu theo Tịnh Độ có thể xử dụng tác dụng của tác ý để tự giúp việc trì danh niệm Phật.

Bởi vì niệm Phật chính là tác ý.

Tác ý mới có thể lắng tai nghe kỹ, bằng toàn tâm toàn ý khi niệm danh hiệu Phật.Tổ Ấn Quang từng chỉ dạy cho chúng ta; mới bắt đầu niệm, chưa thể thân chứng Tam Muội, người lại có thể không có vọng niệm? Cái đáng quý là tâm luôn tỉnh thức, không theo vọng niệm.

Đó chính là công phu tác ý.

Ví dụ hai quân đắp luỹ nghinh chiến, chắc chắn là phải giữ gìn thành quách của mình thật vững, không để quân giặc xâm phạm.

Chờ đợi quân giặc phát động, tức thì nghinh chiến.

Bằng cách sử dụng binh tỉnh thức, bao vây quân giặc bốn mặt, lên trời không xong, xuống đất không được, thì chúng tự tiêu diệt lấy hay ra đầu hàng.

Điều quan trọng phải chú ý là chủ soái không u mê, không biếng nhác, luôn luôn cảnh giác.

Nếu u mê và lười biếng một chút, không chỉ không thể giết giặc mà còn bị giặc giết.

Cho nên người niệm Phật, không biết nhiếp tâm, càng niệm càng sanh vọng tưởng.

Nếu có thể nhiếp tâm thì vọng tưởng từ từ giảm nhẹ, không còn nữa.

Vì vậy: người học đạo giống như người giữ thành, ngày ngăn sáu giặc, đêm tỉnh thức.

Tướng quân, chủ soái có khả năng thi hành mệnh lệnh; chẳng động can qua cũng thái bình.II: Xúc.Xúc chính là tiếp xúc.

Duy thức học nói: Xúc có hai thứ:1) Là một trong năm cảnh: sắc; thanh; hương; vị; xúc, một trong năm trần cảnh, là chỉ cho sự tiếp xúc của thân căn với sắc pháp, như cứng; ướt; ấm; động; nhám; trơn; nhẹ; nặng2) Là một trong năm biến hành, tức tác ý, xúc; thọ; tưởng; tư là chỉ cho cảm quan đối với ngoại cảnh làm phát sanh một loại phản ứng tâm lý.

Ngược lại, nếu cảm quan và ngoại cảnh không tiếp xúc với nhau thì hoạt động tâm lý sẽ không có pháp sanh khởi.

Do vậy mà xúc được nói đến là tâm pháp, không phải là sắc pháp.

Dưới đây dựa vào ba điểm nghiên cứu tâm sở xúc: a) Sanh nhân của xúc:Luận Thành Duy Thức nói: xúc là ba hòa hợp không trái chống với nhau.

Có nghĩa tâm sở xúc là do ba pháp căn, cảnh, thức hòa hợp mà sanh ra.

Ví dụ: ngoại cảnh là hoa (sắc cảnh), do nhãn căn tiếp nhận nó rồi nhận thức về hoa được sanh ra (nhãn thức).

Nhận thức này không rời sự hòa hợp của căn, cảnh, nên nói ba pháp hòa hợp sanh xúc, cũng nói sanh nhân của xúc là căn, cảnh, thức hòa hợp,Ngược lại, tuy có căn, cảnh, thức mà cái này chống trái cái kia, như nhãn căn, thính cảnh, thân thức không hòa hợp, thì không thể sanh khởi tâm sở xúc.

b) Thể tánh của xúc.Trong sách Bách Pháp Trực Giải, Tổ Ngẫu Ích nói: Thể tánh là cái ra lệnh cho tâm vương, tâm sở tiếp xúc với cảnh.

Ý muốn nói: Nhãn xúc có khả năng ra lệnh cho tâm vương của nhãn thức và tâm sở của nhãn thức tiếp xúc với các màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng vân vân.

Nhĩ xúc có khả năng ra lệnh cho tâm vương của nhĩ thức và tâm sở của nhĩ thức tiếp xúc với tiếng đàn, tiếng hát, vân vân.

Cho đến ý xúc có khả năng ra lệnh cho tâm vương của ý thức và tâm sở của ý thức tiếp xúc với tất cả pháp sắc, thinh, hương, vân vânTóm lại, do có xúc tâm sở nên tâm vương; tâm sở của sáu thức trước mới có thể tiếp xúc với cảnh.

c) Nghiệp dụng của xúc.Bách Pháp Trực Giải nói: Lấy chỗ nương tựa của thọ, tưởng, tư, vân vân làm nghiệp dụng.

Ý muốn nói: xúc tâm sở này là chỗ nương tựa của tất cả tâm sở thọ, tưởng, tư, vân vân.

Tức là sau khi sáu thức trước tâm và tâm sở tiếp xúc với cảnh thì có khả năng sanh ra 49 loại tâm sở: thọ, tưởng, tư, vân vân.

Vì vậy Kinh Khởi Tận nói: Các uẩn thọ, tưởng, hành, tất cả đều lấy xúc làm duyên.

Nói các uẩn thọ, tưởng, hành, tức là bao hàm 49 thứ tâm sở, tức là 5 biệt cảnh, 11 món thiện, 26 món phiền não và 4 món bất định (5+11+26+4=49 tâm sở).

Trừ tác ý và xúc, vì tác ý không do xúc sanh ra, và xúc là bản thân (chính nó).Tục ngữ có câu: một khi tiếp xúc liền phát sinh hay nói: một khi phát sinh thì không thể giữ hay bỏ.

Do vậy người tu hành gốc ở sáu căn, phải nên cẩn thận, đừng để cho ba pháp căn, cảnh, thức tùy tiện hòa hợp.

III: ThọThọ là nhận lấy.

Bởi vì xúc có khả năng làm cho tâm vương, tâm sở tiếp xúc với cảnh.

Kết quả ấy dẫn đến thọ.

Dưới đây chia thọ ra hai điểm để nghiên cứu:1) Thể tánh của thọ.Bách Pháp Trực Giải nói: Nhận lấy cảnh tướng thuận, nghịch, không thuận, không nghịch làm thể tánh.

Ý nói; tất cả cảnh giới đều là tướng trạng của tâm vương, tâm sở biến hiện, nên gọi là cảnh tướng.

Tác dụng của thọ tâm sở chính là nhận lấy.

Cảnh tướng mà thọ lãnh nạp, tuy nhiều, nhưng có thể quay về ba thứ: cảnh thuận là cảnh đem lại yêu mến, vui vẻ; cảnh nghịch là cảnh không thể yêu mến, vui vẻ; cảnh chẳng thuận chẳng nghịch (cảnh bình thường).2) Nghiệp dụng của thọ.Tổ Ngẫu Ích nói: Khởi lên ham muốn gặp nhau, xa lìa, không gặp nhau không xa lìa là nghiệp dụng.

Việc ấy nói lên rằng tác dụng rõ ràng của tâm sở thọ là ái (yêu mến).

Chỉ một chữ ái đã bao quát ở bên trong không yêu, không yêu không không yêu.

Chia ái ra ba thứ:a) Yêu mến cái muốn gặp nhau: là lúc chúng ta nhận lấy thuận cảnh, rồi sanh ra tâm tham nhiễm, tình tứ và cảm thọ vui mừng (lạc thọ, hỷ thọ), bèn cho rằng cùng với những thọ ấy hòa hợp mãi mãi.

Đó là cái ái (yêu mến) muốn hòa hợp (gặp nhau), tức cái sanh ra lạc thọ, hỷ thọ.b) Yêu mến cái muốn xa lìa: Khi chúng ta nhận lấy cảnh trái ngược, sẽ sanh ra tâm chán ghét, tâm tư, cảm thọ buồn rầu, khó chịu (khổ thọ, ưu thọ), liền muốn xa lìa nó.

Đó là cái được sanh ra do khổ thọ và ưu thọ.c) Yêu mến muốn cái không gặp nhau, không lìa nhau: khi chúng ta nhận lấy cảnh chẳng thuận chẳng nghịch, tức là không có pháp nào kích thích cho tâm lý hưng phấn, cũng không thể dẫn phát tình tứ buồn đau, chán ghét mà chỉ sanh khởi cảm thọ bình thường, nhạt nhẽo (gọi là xả thọ).

Đã không muốn nó hòa hợp, cũng không muốn nó lìa xa.

Đó là yêu mến cái không hòa hợp không chia ly, là cái được sanh ra do xả thọ.Tóm lại, tâm sở ái tương đương tình tự (tình cảm, tâm tư) của tâm lý học.

Tâm tình của chúng ta biến hóa đa đoan, nhưng không ra ngoài 5 thứ: khổ, vui, buồn, sướng, xả (không khổ không vui).

IV: TưởngXem chữ 想 , trên là chữ 相 tướng, tức là cảnh tướng; dưới là chữ 心 tâm, tức là tâm niệm.

Tâm năng duyên đối với cảnh sở duyên, sau khi nương tựa, vướng vít, thì ở trong tâm giữ lại ấn tượng.

Ấn tượng này hay hiện rõ ở tâm, đây chính là tưởng.

Sau đây chia tưởng ra hai điểm để nghiên cứu1) Thể tánh của tưởng.Sách Trực Giải nói; Đối với cảnh nhận lấy cảnh tượng, ấy là thể tánh của tưởng.

Ấy là nói thân tác dụng của tâm sở tưởng khi đối với các cảnh tướng, phân biệt tướng trạng khác nhau của tâm sở này.

Những tưởng sai biệt như cao, thấp, thô, tế, dài, ngắn, vuông, tròn ở trong nội tâm, khái niệm này đã có trước.

Đó chính là tưởng.

Nói cách khác, tưởng là một loại tâm lý thuộc về nhận thức.2) Nghiêp dụng của tưởngSách Trực Giải nói: bày ra nhiều thứ danh ngôn, ấy là nghiệp dụng của tưởng.

Ấy là nói tác dụng rõ ràng của tâm sở tưởng, tức là cảnh tướng được nhận thức rồi đặt ra bao nhiêu tên gọi, ngôn ngữ.

Phải biết vạn tượng đầy dẫy trong thế gian vốn không có tên gọi.

Về sau, sở dĩ, có hoa cỏ, cây cối, mặt trời, mặt trăng bao nhiêu tên gọi đều là nhận thức kinh qua tâm sở tưởng, liên tưởng, phân tích tổng hợp về sau mới bày vẽ như vậy.

Nếu không có nhận thức của tâm sở tưởng, phân tích…, thì tên gọi vạn vật trong thế gian không lấy đâu đặt ra và con người cũng không lấy gì để mở miệng nói năng.

Sự quan trọng của tâm sở tưởng biết chừng nào.Luận Bà Sa, quyển 74, nói: Thọ có khả năng phát khởi căn bản của tham ái và tranh đấu, tưởng có khả năng phát khởi căn bản kiến giải và tranh đấu.Câu thứ nhất có nghĩa là thọ có khả năng khởi lên ái mà phiền não đứng đầu là tham ái.

Do vậy: thọ trở thành căn nguyên của phiền não.

Vì cái thọ nhận mỗi ngày của phàm phu không chỉ năm dục và năm trần.

Chính vì sự hưởng thọ năm dục và năm trần mà nước với nước tranh nhau, vua với vua tranh nhau, dân với dân tranh nhau, cho đến cha con, anh em cũng tranh nhau.

Động cơ của ái dục là gì? Chính là thọ, nên nói thọ có khả năng phát khởi căn bản tham dục, tranh đấu.

Giờ nghiên cứu Bách Pháp, nên có thể hiểu được căn bản của tâm sở thọ, thì, trong 24 giờ, kiểm điểm xem đã nhận được cái gì mà không bị phiền não xoay chuyển, là vượt qua được khổ nạn.

Ngược lại, nếu phóng túng hưởng thọ năm dục, đắm chìm trong dục lạc thế gian, thì, tai họa dồn dập không dứt.Đến câu thứ hai: Tưởng có khả năng phát khởi căn bản kiến giải và đấu tranh.

Muốn nói đặc tính của tưởng là nắm lấy ảnh tượng, tức là phân biệt tướng sai biệt của thế giới khách quan.

Có thể là do chúng sanh trong thế gian nhận thức thiên lệch, sai lầm và tưởng tượng không đúng đắn.

Vì vậy, tư tưởng, hiểu biết đều điên đão, không chính xác.

Ấn Độ ngày xưa có 96 phái ngoại đạo nên luôn luôn đấu tranh tư tưởng.

Thậm chí vì tư tưởng mà dẫn đến đấu tranh bằng vũ khí.Tất cả những thứ tà kiến điên đảo này đều xuất phát từ tâm sở tưởng.

Dựa vào sự phân biệt của vọng tưởng có thể làm cho chúng sanh quay lưng với giác ngộ, hòa hợp với trần lao, hướng thẳng đến sanh tử.Tóm lại, thọ và tưởng là lỗi lầm, tai hại lớn, vì vậy, trong Bách Pháp đặc biệt mở ra Diệt Tưởng Định hay còn gọi là Diệt Tận Định, cốt là khắc chế hoạt động thọ và tưởng.

Người tu hành, nếu nương vào lời dạy của Phật tổ mà hành trì thì dứt được sự nhọc nhằn suy nghĩ về thọ và tưởng, sanh tử có thể vượt qua, Niết Bàn có thể chứng đắc.

V: TưTư là suy nghĩ, lo toan, trước kia thường cho tư tưởng là hai từ đi liền nhau.

Vì vậy cho tư tức là tưởng và tưởng tức là tư.

Thật ra theo sự giải thích của Duy Thức Học thì tư là tư, tưởng là tưởng không thể trộn lẫn trong một lời nói.Tư là nguyên động lực chi phối tâm lý và hành vi.

Vì sao ? Theo Duy Thức nói: Tư có ba thứ: 1) Thẩm lự tư: là sự tính toán, so đo ở trong tâm việc này nên làm hay không nên làm.

2) Quyết định tư: Sau khi thẩm lự, quyết định việc này nên làm.

3) Động phát tư: Khi tâm lý đã quyết bèn phát động thân, khẩu, tạo nghiệp.Với ba loại tư này: Hai loại trước thuận ý nghiệp; một loại sau thuộc thân, khẩu nghiệp.

Do đây có thể biết tâm sở tư có thế lực rất lớn, không chỉ phát động ý nghiệp đưa đến tư lự, chọn lựa, lại còn phát động thân, khẩu tạo nghiệp thiện, nghiệp ác.

Tư tâm sở có thể gọi là tổng chỉ huy cho ba nghiệp thân, khẩu, ý.

Sau đây chia ra hai điểm để nghiên cứu:1) Thể tánh của tư.Sách Trực Giải nói: Chỉ huy tâm tạo tác là thể tánh của tư.

Tức là chính tác dụng của tư tâm sở có thể chỉ huy các hành vi tính toán, mưu kế của tâm vương, tâm sở.

Ví dụ tư là đá nam châm có thể tạo ra ảnh hưởng đến các vụn sắt.

Cũng thế, tư có thể chi phối tâm, tâm sở và chỉ huy cho tâm, tâm sở tạo tác.2) Nghiệp dụng của tư.Sách Trực Giải nói: Sai sử tâm: làm các việc thiện, ác, vô ký, đó là nghiệp dụng của tư, tức là tác dụng rõ ràng của tâm sở tư là làm chủ sai khiển, cổ động tâm, tâm sở của chúng ta: Đối với việc thiện thì tạo tác nghiệp thiện, đối với việc ác thì tạo tác nghiệp ác, đối với việc vô ký thì tạo tác nghiệp vô ký.Tâm sở tư so với tâm lý học là ý chí.

Theo tâm lý học ý chí là loại năng lực hoạt đông có mục đích của chúng ta.

Nương vào sức mạnh ý chí có thể sai khiến sự tưởng tượng, nguyện vọng của chúng ta, rồi giao những ý tưởng ấy cho chúng ta thực hiện.

Sở dĩ các nhà tâm lý học cho rằng ý chí là một trong những động lực cơ bản của vũ trụ là vì sức mạnh của ý chí rất lớn, nó tương tự như tư tâm sở.Tư tâm sở quan trọng như thế, chúng ta vốn vận dụng tâm sở tư rất nhiều và nên rất cẩn thận.

Người tu tập đặc biệt trọng thị ba huệ.

Đó là văn, tư, tu.

Tư ở giữa, ý muốn nói: Sau khi nghe chánh pháp thì phải tư duy, suy nghĩ.

Suy tư kỹ lưỡng rồi nương theo lời dạy mà thực hành.

Cả ba liên hệ lẫn nhau, tư ở giữa.

Nghe mà không suy tư, nghe cũng uổng.

Không suy tư mà thực hành thì tu mù.

Tư tâm sở, như thế, quan trọng đủ biết..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui