Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn


VỊ THỨ BA: SẮC PHÁPSắc Pháp có 11 thứ: 1.

Nhãn, 2.

Nhĩ, 3.

Tỵ, 4.

Thiệt, 5.

Thân, 6.

Sắc, 7.

Thinh, 8.

Hương, 9.

Vị, 10.

Xúc, 11.

Pháp.Luận này lấy vũ trụ, nhân sanh, muôn ngàn vạn tượng quy về năm vị: 1.

Tâm pháp, 2.

Tâm sở hữu pháp, 3.

Sắc pháp, 4.

Tâm bất tương ưng hành pháp, 5.

Vô vi pháp.

Hai vị trước tâm pháp và tâm sở hữu pháp đã nghiên cứu xong.

Giờ bắt đầu nghiên cứu vị thứ ba: Sắc Pháp.Sao gọi là Sắc Pháp?Sắc Pháp là gì? Sắc Pháp do tướng phần của tâm và tâm sở biến ra, gọi là Sắc Pháp.

Vốn là tâm và tâm sở, mỗi thứ đều có bốn phần: tướng phần, kiến phần, tự chứng phần và chứng tự chứng phần.

Ở trong bốn phần này thì phần thứ nhất là Sắc Pháp.

Tướng là tướng tạng, pháp hữu vi ở thế gian, đều có tướng trạng, nên gọi là vạn tượng bao la.

Tướng trạng của mỗi pháp hữu vi, tuy không giống nhau, đều gọi chung là tướng.

Vạn Tượng bao la là một phần tác dụng của tâm thức, nên gọi là tướng phần.

Sắc Pháp tiếng Phạn là Rupa (bộ ba).


Hán dịch là Vật Chất.

Chúng chiếm hữu không gian, có đủ chất lượng sẽ biến đổi, tan hoại, và những gì có chất ngại thì gọi là Sắc Pháp.Sắc Pháp, tuy rất nhiều, chủng loại quá lắm, nhưng tóm tắt, trong có năm căn, ngoài có sáu trần, cộng có 11 thứ.A.

Năm Sắc Căn1) Nhãn Căna) Nhãn: tiếng Phạn là Chước Sô.

Chước cónghĩa là đi.

Sô có nghĩa là hết (tất cả).

Dùng mắt có thể đi hết các cảnh sắc xa gần.

Nhìn một cái là thấy hết tất cả, nên gọi Nhãn (mắt) là Hành Tận (đi khắp mọi nơi).b) Căn: Có hai nghĩa.

Năng sanh nghĩa: Nhãn Căn (tịnh sắc căn) có khả năng sanh nhãn thức.

Tăng thượng nghĩa: Chỗ nương tựa.

Nhãn Căn, lúc mạnh thì thức nương vào đó sáng rõ, lúc yếu thì thức yếu theo.Luận Ngũ Uẩn nói: Sao gọi là Nhãn Căn? Vì lấy sắc làm cảnh, tịnh sắc làm tánh.2) Nhĩ căna) Nhĩ, tiếng Phạn là: Sa Lỗ Đa La Thú Lũ Đa,nghĩa là có khả năng nghe được tiếng ở mọi nơi.

Như đánh trống mười phương cùng lúc đều nghe được cả.b) Luận Ngũ Uẩn nói: Sao gọi là Nhĩ Căn? Vì lấytiếng làm cảnh, tịnh sắc làm tánh.Hai căn trên, giữa căn và cảnh phải có khoảng cách thì mới có thể sanh thức khi đối với cảnh.

Ba căn sau thì cảnh và căn phải hiệp nhau.

(không có khoảng cách) thì mới có thể sanh thức khi đối với cảnh.3) Tỵ Căna) Tỵ tiếng Phạn là Yết Ma La, nghĩa là có thểngửi mùi thơm, mùi thối.b) Ngũ Uẩn Luận nói: Sao gọi là Tỵ Căn? Vì lấysắc làm cảnh, tịnh sắc làm tánh.4) Thiệt Căna) Thiệt tiếng Phạn là Thời Khất Phọc, nghĩa làcó thể nếm và vì trừ được đói, khát.

Lại lưỡi thì biết vị, căn bản của ngôn ngữ, nên gọi là Thiệt Căn.

Nghĩa Lâm Chương nói: Lưỡi có thể nếm và có thể đọc chú.b) Ngũ Uẩn luận nói: Sao gọi là Thiệt Căn? Vìlấy vị làm cảnh, tịnh sắc làm tánh.5) Thân Căna) Thân tiếng Phạn là Ca Da, nghĩa là tích tụ (chứa nhóm), do bốn đại chứa nhóm tạo ra.

Còn có nghĩa thân này là nơi 36 thứ bất tịnh (ô uế) chứa nhóm, nên gọi là Thân.

Thân còn có nghĩa là Y Chỉ (dừng lại nương tựa), vì các căn khác đều dựa ở thân mà vào.b) Ngũ Uẩn Luận nói: Sao gọi là Thân Căn? Vìlấy xúc làm cảnh, tịnh sắc làm tánh.Trên là năm sắc căn không cùng một loại tướng chứa trong Thức Thứ Tám, là sắc pháp của thức này, biến ra.

Sau đây trình bày về sáu trần cảnh.6) Sắca) Cảnh sở đối của Nhãn Căn (sở thủ của nhãn thức là sở đối của nhãn căn) có ba hình thức:Hiển sắc: xanh, vàng, đỏ, trắng, sáng, bóng, trong, tối, khói, bụi, mây, mù và không.Hình sắc: dài, ngắn, vuông, tròn, thô, tế, cao, thấp, ngay, không ngay.Biểu sắc: lấy, bỏ, cong, duỗi, đi, đứng, ngồi, nằm.b) Sắc là tướng phần.

Vì lực đã thành thục, cóloại cộng tướng (cùng một loại tướng) và loại không cộng tướng được chứa trong Thức Thứ Tám.

Thức này biến ra tướng giống y báo và chánh báo.

Nhãn thức duyên hai tướng ấy, nên gọi là sắc hoặc tướng phần sắc (sắc là tướng phần).

sắc này là tướng phần của nhãn thức, nghĩa là nhãn thức mượn tướng phần của thức thứ tám làm bản chất.

Ở nhãn thức biến ra tướng rồi duyên, chứ nó (nhãn thức) chưa bao giờ duyên trực tiếp với bản chất (của thức thứ tám).7) ThinhTiếng là cảnh sở đối của Nhĩ Căn.

Lấy năm nhân thu vào 12 thứ tiếng:a) Tiếng của tướng phần.


Tức là hai báo y vàchánh được Thức Thứ Tám biến ra.

Động thì có tiếng, nó là đối tượng của Nhĩ Căn.

Nhĩ thức duyên nó, tự biến ra tướng của tiếng.

Đó là thinh thuộc tướng phần.

như tất cả ngôn ngữ, âm thinh của gió, sấm, trống, chuông, tiếng vừa ý hay không vừa ý đều như thế.

Trường hợp này là chung.

Bốn trường hợp còn lại là riêng.b) Tiếng đem đến lợi ích hay tổn hại.Tiếng vừa ý thì có ích.Tiếng không vừa ý thì có hại.Tiếng trái ngược thì cả hai: tiếng nghe được không tốt, không xấu, đối với người nghe nhận thức trung tính.c) Tiếng có nguyên nhân khác nhau:Tiếng của đại chủng có chấp thọ làm nguyên nhân, tức là từ tiếng của loài hữu tình khởi lên.

Như ngôn ngữ.v.v… chấp thọ đại chủng chỉ cho tiếng nói của loài hữu tình, vì lấy bốn đại chủng của loài hữu tình làm thức chấp thọ.Tiếng của đại chủng không chấp thọ làm nguyên nhân, tức từ tiếng của loài phi hữu tình khởi lên.

Như tiếng gió trong rừng, tiếng nước reo….

Phi chấp thọ đại chủng chỉ cho tiếng của loài phi hữu tình.

Vì lấy bốn đại chủng của loài phi hữu tình không làm thức chấp thọ.Tiếng của hai loài trên làm nguyên nhân, tức là tiếng của loại hữu tình và phi hữu tình khởi lên, như tay đánh trống…d) Nói về tiếng khác nhau:Tiếng được cuộc đời cùng lập nên: những gì thế tục nói đến là dựa vào ngôn giáo người đời cùng lập ra, như nói xe, nhà, hoa, bình…Tiếng do thành tựu của tu chứng mà có: nhữnggì các bậc thánh nói đều do kết quả diệt trừ phiền não mà có.

Những lời nói ấy dựa vào kết quả có được kiến lập Tam Tạng Thánh Giáo.Tiếng do Tánh Biến Kế Sở Chấp: những gì ngoại đạo nói ra đều khởi lên từ sự sai lầm của Tánh Biến Kế Sở Chấp.e) Tiếng nói khác nhau:Tiếng nói của Bậc Thánh: tức là tám thứ ngôn ngữ của bậc thánh.

Thánh là chánh vậy.

Tám thứ chánh ngữ này không ra ngoài thấy, nghe, hay, biết (văn kiến giác tri).

Đó là thấy thì nói thấy, nghe thì nói nghe, hay thì nói hay, biết thì nói biết, không thấy thì nói không thấy, không nghe thì nói không nghe, không hay thì nói không hay, không biết thì nói không biết.Tiếng nói của chẳng phải Bậc Thánh: Cũng dựa trên kiến, văn, giác, tri mà khởi lên tám thứ ngôn ngữ dối láo, sai lầm.

Đó là: thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, biết nói không biết, hay nói không hay, không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không biết nói biết, không hay nói hay.8) HươngHương là cảnh sở đối của Tỵ Căn.

Dùng ba nhân thu tóm bảy thứ hương:a) Hương của tướng phần: tức là y, chánh, haibáo do Thức Thứ Tám biến ra.

Cả mùi thơm, mùi thối đều là đối tượng của Tỵ Căn, sở duyên của Tỵ Thức, tự biến ra tướng hương (mùi).

Đó là hương của tướng phần.

Trường hợp một này là tướng chung, hai trường hợp còn lại là tướng riêng.b) Hương có lợi và hại.

Có ba:Hương thơm như trầm hương, xạ hương… khi chạm đến mũi, đối với thân có lợi.Hương thối như tỏi, hẹ…khi chạm đến mũi, đối với thân có hại.Hương trung tính như đá, đất…khi chạm đến mũi không lợi cũng không hại.c) Hương khác nhau.

Có ba:Hương cùng sinh ra như chiên đàn…, vì cùng với bản chất mà sanh ra.Hương hòa hợp như hương do người chế ra, vì do nhiều chất hợp thành một loại hương.Hương biến đổi ra khác như nước trái cây khi chín thay đổi, mùi hương tăng thêm.9) VịVị là cảnh sở đối của Thiệt Căn.

Dùng ba nhân thu tóm 12 thứ vị:a) Vị của tướng phần.

Tức là hai báo y và chánhdo Thức Thứ Tám biến ra, có đủ 6 vị: đắng, chua, ngọt, cay, mặn, lạt để thiệt thức duyên nó, tự biến ra tướng của vị.


Đó là vị của tướng phần.

Vị một này là chung.

Hai vị còn lại là riêng.b) Vị có lợi, có hại: vừa ý, theo sở thích và vừa ý.Trái ngược của hai tướng, không tốt, không xấu, chỉ trung tính.c) Vị khác nhau: cùng sanh vị: vì trong quả cáichất của vị đã có.

Vị hòa hợp, các vật khác nhau hòa hợp mà sanh ra vị riêng.

Vị biến ra vị khác: theo chất lúc còn xanh, khi chín vị chuyển khác.10) XúcXúc là cảnh sở đối của Thân Căn.a) Xúc của tướng phần.

Hai báo y, chánh đượcbiến ra từ Thức Thứ Tám, đủ cả lạnh, ấm, cứng, mịn…thân thức duyên xúc, tự biến xúc thành tướng, đó là xúc của tướng phần.b) Chủng loại của xúc.

Có 26 loại: đất, nước, lửa,gió, nhẹ, nặng, nhám, trơn, chậm, gấp, lạnh, ấm, cứng, mềm, đói, khát, no, mạnh, yếu, oi, ngứa, dính, già, bệnh, chết, gầy.

bốn loại đầu có thật.

Phần còn lại dựa vào bốn đại giả lập ra.

Ví như:Lửa, gió vì tăng lên nên có tánh nhẹ.

Lửa, gió tăng lên thì nhẹ, vì gió và lửa đều nhẹ.Đất, nước vì tăng lên nên có tánh nặng.

Đất, nước tăng lên thì nặng, vì đất, nước đều nặng.Đất, gió vì tăng lên nên có tánh nhám.

Vì địa đại có tánh cứng mà khô nên thêm vào phong đại thì nhám.Nước, lửa vì tăng lên nên có tánh trơn.

Vì nước thì ướt mà lửa thì ấm nên trơn.Nước, gió vì tăng lên nên có lạnh.

Nước thêm gió thì lạnh.Vì gió tăng lên nên có đói.

Gió kích động trong thân, nên thức ăn tiêu hóa nhanh.Vì lửa tăng lên nên có khát.Tóm lại, nhẹ, nặng…có 22 thứ xúc đều nương vào bốn đại giả lập.11) Sắc phụ vào pháp xứPháp Xứ là một trong 12 xứ.

Tức là cảnh sở đối của ÝCăn, tướng phần sở duyên của Ý Thức, gọi chung là Pháp Xứ.

Thông thường gọi là Pháp Trần, nên giờ gọi là Xứ.

Vì xứ có nghĩa là cách sanh trưởng.

Sáu Căn và Sáu Trần là nơi tác dụng sanh ra tâm và tâm sở.

Nghĩa là Căn, Trần hòa hợp sanh thức, nên gọi là 12 Xứ.

Pháp Xứ là một trong 12 Xứ.

Tình hình tương nhiếp của 12 Xứ và 100 pháp.Pháp Xứ là cảnh sở duyên của Ý Thức, có đủ bốn thành phần: 1.

Sắc pháp, 2.

Tâm pháp, 3.

Tâm bất tương ưng hành pháp, 4.

Vô vi pháp.

Giờ chỉ nghiên cứu một pháp: Sắc thu vào Pháp Xứ.


Sắc này lại có bốn thứ:1) Cực Lược Sắc cũng gọi là Cực Vi, xưa gọi làLân Hư.

Cực nghĩa là rất.

Lược nghĩa là nhỏ.

Cực Lược Sắc tức là dựa vào giả tưởng quán phân tích dần sắc thật chất của năm căn và năm trần, cho đến rất nhỏ gần đến hư không thì gọi là Cực Lược Sắc.

Tiểu Thừa Hữu Bộ Tông cho Cực Lược Sắc là vật có thật, thu vào Sắc Xứ, là sở duyên của Mắt.

Nhưng Đại Thừa Duy Thức tông cho Cực Lược Sắc là do phân tích của giả tưởng thu vào trong Pháp Xứ là sở duyên của Ý Thức.2) Cực Quýnh Sắc.

Cực là rất.

Quýnh là xa.

Dựa vào Giả tưởng quán phân tích hiển sắc vô chất: xanh, vàng, đỏ, trắng của hư không đến thật xa nên gọi là Quýnh Sắc.

Từ từ phân tích sắc này thật xa gần với sắc của hư không rất nhỏ khó mà thấy được thì gọi là Cực Quýnh Sắc.

Sắc này không phải là sở đối của nhãn thức mà chỉ là sở duyên của Ý Thức.3) Thọ Sở Dẫn Dắt.

Thọ là lãnh thọ sự dẫn dắt của thầy (tức là giới luật).

Sắc được phát ra ở trong thân khi thầy dẫn dắt, dạy bảo hay trao truyền giới pháp.

Sắc đó gọi là Thọ Sở Dẫn Sắc, cũng gọi là Vô Biểu Sắc.

Vì loại sắc này không có tác dụng của chất ngại, tướng không hiện ra bên ngoài, không có đối tượng biểu hiện, nên cũng gọi là Vô Biểu Sắc, nên được thu vào trong Sắc Pháp.

Đó là nghĩa của Tiểu Thừa Hữu Bộ.

Nếu dựa vào Đại Thừa Duy Thức Tông mà nói thì sắc ấy khi lãnh thọ giới luật cùng với Tư Tâm Sở của Thức Thứ Sáu tương ứng.

Việc ấy làm cho thế lực lớn mạnh, Thức Thứ Tám Huân Tập loại chủng tử này.

Đó là chủng tử tư tâm sở có công năng ngừa sai, ngừng ác ( tức ngừa cái ác từ thân và ngữ, phát sinh cái thiện của thân và ngữ), cho nên gọi là Giới Thể và thu vào trong Tâm Pháp.Giờ thuận theo nghĩa của Tiểu Thừa gọi là Vô Biểu Sắc, vì tông ấy (Tiểu Thừa Hữu Tông) lấy Giới Thể của Vô Biểu Sắc làm sắc pháp.4) Định Quả Sắc còn có tên Định Sở Dẫn Sắc, ĐịnhTự Tại Sở Sanh Sắc hoặc là Định Sở Sanh Tự Tại Sắc, tức là sắc pháp do Định Lực Tự Tại biến hiện ra.

Như Bồ Tát bát địa (bất động địa) trở lên, vì hóa độ loài hữu tình dùng sức oai đức biến đất, đá thành vàng, bạc, cá, gạo…để cung cấp cho chúng sanh thọ dụng.

Đó là Định Quả Sắc, dùng sức định vượt trội biến tất cả sắc một cách tự tại, nên gọi là Định Tự Tại Sở Sanh Sắc.5) Biến Kế Sở Chấp Sắc.

Vì dựa vào sự phân biệt không thật của Độc Tán Ý Thức mà những thứ như hoa đóm giữa hư không, trăng lồng đáy nước, lông rùa, rừng thỏ…những pháp không thật thể ấy được biến hiện ra, không phải sắc tướng thật sự mà sự lầm chấp của phàm phu, gọi là Sắc do Biến Kế Sở Chấp mà có.Tóm lại, trên là 11 Sắc Pháp đã nghiên cứu xong.

Những sắc pháp này đều là Kiến Phần của Tám Thức Tâm Vương biến hiện ra.

Cho đến 51 tâm sở cũng là Kiến Phần của mỗi thức ấy biến hiện ra.

Chỉ tướng phần của những thức ấy biến hiện với tướng phần của tâm vương biến hiện là tương tự, không chút sai biệt.

Như khi tâm vương, tâm sở duyên cảnh màu xanh thì mỗi tâm này tự biến tướng phần cảnh màu xanh của nó và hiện ra trước kiến phần của từng tâm.

Chỉ trong sáu trần, trừ 11 Sắc Pháp này ra thì hoàn toàn không có sắc pháp nào khác của nó có thể có.

Từ đây có thể biết tất cả Sắc Pháp là ảnh tượng được biểu hiện của Tâm Vương và Tâm Sở và yếu chỉ của vạn pháp Duy Thức càng được minh chứng rõ ràng hơn..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận