NĂM VỊ, 100 PHÁPTất cả Pháp, tóm tắt có 5 Loại:Nói là tất cả pháp, xưa nay có vô lượng vô biên, như Tông Câu Xá lập 75 pháp, Tông Thành Thật lập 84 pháp là bao trùm vạn hữu trong vũ trụ.
Tông Duy Thức lập 100 pháp.
Xuất phát từ Bồ tát Di Lặc nói Bổn Địa Phần trong luận Du Già Sư Địa, theo lời dạy của Phật vạn pháp duy thức.
Tóm lược thành 660 pháp.
Đến khi Phật diệt độ, khoảng 900 năm sau, Bồ tát Thế Thân thương xót chúng sanh, cô đọng 660 pháp thành 100 pháp để cho kẻ hậu học dễ hiểu, dễ theo.
100 pháp ấy lại quy về 5 loại:1) Tâm pháp.2) Tâm sở hữu pháp.3) Sắc pháp.4) Tâm bất tương ưng hành pháp.5) Vô vi pháp.A: Ý Nghĩa Tâm Pháp:Chữ tâm ở đây không phải là chân tâm mà là vọng tâm, chỉ sinh hoạt chủ yếu của loài hữu tình, chính là hoạt động của tâm lý.
Tâm có 6 nghĩa.1) Tâm tập khởi: Tâm có công năng thu thập, bảo trì, giữ gìn chủng tử của tất cả pháp.
Khi nhân duyên chín mùi, những chủng tử này, mỗi thứ, phát sinh hiện hành (biểu hiện).
Tâm có đầy đủ công năng ấy, đặc biệt, chỉ có thức A lại da.2) Tích tập: Tâm có công năng huân tập thành chủng tử của tất cả pháp là bảy thức trước.
Nếu chúng ta tiếp xúc với hoàn cảnh tốt thì tâm này huân tập những hoàn cảnh ấy thành chủng tử tốt (ấn tượng).
Ngược lại, khi chúng ta tiếp xúc với hoàn cảnh xấu thì thành chủng tử xấu.
Cả hai chủng tử ấy đều chứa trong thức thứ tám (A lại da thức) muôn kiếp không mất.3) Duyên lự: Tâm có công năng nương vịn (phát duyên), suy nghĩ, lo lắng khi tiếp xúc các pháp.
Giống như ta ngồi một mình trong căn nhà nhỏ mà có thể tưởng nhớ núi, sông, trăng, sao v.v… các pháp.
Đó là công năng duyên lự của tâm.4) Tâm còn có tên là Thức, Thức có nghĩa là phân biệt.
Nghĩa là khi tâm của chúng ta có công năng phân biệt rạch ròi khi gặp ngoại cảnh.5) Tâm còn gọi là ý: Ý có nghĩa là tương tục, không gián đoạn, gọi là tâm của chúng ta.
Tâm ấy không ngừng trong một sát na (thời gian của một ý nghĩ), niệm trước diệt, niệm sau sanh.
Trong khoảng sanh diệt ấy không có gián đoạn.6) Thứ tám gọi là tâm, thứ bảy gọi là ý.
Sáu thức trước gọi là thức đều có nghĩa là duyên lự (tâm dính líu vào cảnh giới, suy nghĩ về sự vật).
Tám thức đầu đều có thể gọi là tâm.
Nếu với ý nghĩa tập khởi thì chỉ có thức thứ tám mới có thể gọi là tâm, vì chỉ có thức A Lại Da mới có khả năng huân tập chủng tử và khởi lên hiện hành.Nếu với nghĩa niệm niệm sanh diệt, bình đẳng vô gián (không dứt đoạn) thì tám thức trước đều có thể gọi là ý.
Nếu với nghĩa hằng thẩm tư lương (thường xét, nghiền ngẫm cái ngã tướng) thì chỉ có thức thứ bảy mới gọi là ý (ý căn).
Vì chỉ có Thức Thứ Bảy Mạt Na mới thẩm xét, nghiền ngẫm kiến phần của Thức Thứ Tám cho là ngã (cái ta của mỗi chúng sanh).Nếu với nghĩa phân biệt cảnh giới rạch ròi, thì cả tám thức đều gọi là thức.
Nếu với nghĩa phân biệt cảnh giới biểu hiện thô (không tinh tế) thì chỉ sáu thức đầu mới gọi là thức, chỉ sáu thức đầu mới có khả năng phân biệt các thô cảnh như sắc, thinh, hương, v.v… Cảnh phân biệt của thức thứ bảy, thứ tám thì rất vi tế khó biết.B.
Ý Nghĩa Tâm Sở Hữu Pháp:Gọi tắt là tâm sở.
Trước đề cập tâm vương là chủ.
Giờ đề cập tâm sở là bạn.
Có chủ ắt có bạn, bạn không lìa chủ, có 3 nghĩa:1) Luôn luôn dựa vào tâm vương sanh khởi.
Nếu không có tâm vương thì tâm sở cũng không sanh.2) Cùng tâm vương tương ứng.
Tương ứng là tùy thuận, không chống trái nhau.
Tâm sở cùng xuất cùng nhập, cùng duyên một cảnh giới với tâm vương.
3) Lệ thuộc vào tâm vương.
Tâm sở liên hệ, phụ thuộc vào tâm vương, liên hệ sít sao với tâm vương.C.
Ý Nghĩa Sắc Pháp:Trước đã nói về tâm vương tâm sở đều thuộc tâm, nhưng không có hình chất có thể thấy, mà có thể tri giác, tác dụng.Giờ nói đến ba loại sắc pháp, tuy có hình chất mà không có tri giác, tác dụng.
Ý nghĩa của sắc pháp có hai:1) Biến hoại: Nghĩa là thay đổi, hư hỏng.
Sự biến hoại của sắc pháp chia làm hai thứ:a) Biến hoại tự nhiên, như sắt biến thành gỉ, rượu biến thành chuab) Sự biến do con người tác động, như sắt nấu chảy ở nhiệt độ 1535oC thì thành chất lỏng, nếu tiếp tục nung đến 2000oC thì thành thể khí.
Tất cả sắc pháp đều thay đổi, biến hóa trong từng sát na, đều diễn ra theo trình tự: thành, trụ, hoại, không.2.
Chất ngại: Hữu hình thì phải chướng ngại, như cái bàn và cái ghế thì không thể dung nạp lẫn nhau, hòa hợp lẫn nhau.D. Ý Nghĩa Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp Pháp này chia ba đoạn:1) Tâm: pháp này chỉ dựa vào tâm pháp thì mới có thể kiến lập được tâm sở hữu pháp và sắc pháp.
Sắc pháp lại là tâm pháp, là hình ảnh biểu hiện của tâm.
Tâm sở cùng với tâm tương ứng, nên pháp này cũng không xa lìa tâm.2) Bất tương ưng có 3 nghĩa:a) Vì không thể tự duyên được, không cùng tâm và tâm sở tương ưngb) Vì không chấp ngại nên không cùng tương ưng với sắc pháp.c) Vì có sanh diệt nên không cùng tương ưng với vô vi pháp.3) Hành: là thay đổi, biến hóa, sanh diệt không ngừng.
Nó vốn là hành uẩn trong 5 uẩn, lại chia hai thứ:a) Tương ưng hành: là hành uẩn tương ưng với tâm vương, tức nó là tâm sở hữu pháp.b) Bất tương ưng hành: Bất luận tương ưng hành hay bất tương ưng hành đều thuộc hành uẩn, đều là thay đổi biến hóa, đều là pháp sanh diệt, vô thường vì đặc điểm này nên gọi là hành.E. Ý Nghĩa Pháp Vô Vi.Bốn pháp trên là pháp hữu vi nên có đặc tính vô thường, biến hóa.
Vi có nghĩa là tạo tác.
Pháp xa lìa nhân duyên tạo tác, không nhờ nhân duyên sanh ra thì gọi là pháp vô vi.
Pháp hữu vi thì dụng trên thể; vô vi pháp thì thể trên dụng, vô vi pháp có bốn ý nghĩa:1) Không sanh không diệt: pháp hữu vi thì nhờ nhân duyên sanh, nên có sanh, diệt.
Pháp vô vi không nhờ nhân duyên sanh, nên không sanh diệt.2) Không được không mất: pháp hữu vi có tăng có giảm.
Tăng gọi là được, giảm gọi là mất.
Pháp vô vi, còn gọi là chân Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh...Ở thánh không tăng, ở phàm không giảm, nên gọi là không được không mất.3) Không kia không đây: pháp hữu vi có ta, người khác nhau.
Pháp vô vi, chư Phật giống nhau, nên gọi là ba đời mười phương Phật đều có cùng một Pháp Thân, nên không kia không đây.4) Không đi không đến: pháp hữu vi có quá khứ, hiện tại, vị lai, trong một sát na có đủ ba đời biến hóa không ngừng.
Pháp vô vi thông suốt cả ba đời, thường còn không thay đổi, nên gọi không đi không đến.
Trên nói về năm vị, đề cập tất cả pháp thế gian, xuất thế gian, giả pháp, thật pháp, sắc pháp, tâm pháp… Bản thể giới và hiện tượng giới, bao quát gần như hết cả..