Lưu Bạch, Anh Yêu Em

Sáng nào cũng vậy, đều là tôi mở mắt ra trước, Sở Thừa
nằm bên cạnh ngủ ngon lành, hơi thở đều đều. Không
kìm nổi lòng tôi liền hôn lên má anh, anh mơ màng lẩm bẩm gì đó, đưa tay ra,
nắm chặt tay tôi ấn xuống dưới: “Chị ơi, em thích”.

Tôi không nhịn nổi cười, ghé vào tai anh nhắc: “Không phải chân mềm nhũn rồi đó
sao? Thế mà vẫn còn đòi!”.

Sở Thừa vẫn không mở mắt ra, thu hai tay lại, hôn lên môi tôi: “Lưu Bạch, sáng
nào cũng được như thế này thì dù có chết trong tay em anh cũng cam lòng”.

“Xì, anh nói linh tinh gì vậy.” Tiếng cười lập tức tắt ngắm vì đôi môi anh đã
ập tới. Buổi sáng tỉnh giấc? Thôi đi, được ở bên anh, chỉ là giấc mơ mà thôi.

Đến tận khi chúng tôi dắt tay nhau ra khỏi phòng, bữa sáng đã gần hết giờ. Cả
phòng ăn rộng thênh thang mà người thì vắng teo, chúng tôi lấy một ít đồ ăn,
ngồi xuống cạnh cửa sổ.

“Lưu Bạch, hôm nay anh phải đến Tổng công ty của bọn họ, em có đi cùng anh
không?”, Sở Thừa gắp miếng trứng rán vào bát cháo của tôi rồi hỏi.

“Em không, em không thích làm quen với người trong các công ty kiểu đó, hơn nữa
em đã hứa với Mạt Lợi là mua búp bê cho con bé. Anh lo việc của anh đi, em đi
mua sắm một lúc. Ấy! Em không ăn trứng đâu, em chỉ ăn cháo không thôi.”

“Cũng được!” Anh rút ví tiền ra nhưng vẫn không quên nhắc tôi: “Này, ăn cháo
không làm sao đủ chất được, em phải ăn hết đó”.

“Sao anh lại lấy ví ra?”

“Đưa tiền cho em, em thích mua gì cứ việc mua”. Sở Thừa nói rất điềm nhiên. Mắt

tôi hơi nheo lại: “Anh cất đi, em có tiền rồi”.

Anh đưa tấm card mạ vàng ra trước mặt tôi, vẻ mặt tội nghiệp: “Sao vậy?”.

“Em thích gì em sẽ tự mua, anh không phải đưa tiền cho em đâu.”

“Ngốc ạ, anh và em mà còn phải phân rạch ròi thế à?”

“Thật đấy, em sẽ thấy không quen.” Tư duy kỳ quặc của anh lại bắt đầu phát huy,
tôi chẳng buồn giải thích.

“Thế thì bắt đầu từ bây giờ em phải làm quen đi. Anh đã đổi mật khẩu sang ngày
sinh của em rồi.” Thấy tôi không cầm, anh nhét card vào túi xách tay của tôi,
sau đó bắt đầu thưởng thức bữa sáng.

Tôi khóc dở mếu dở nhưng khi chạm tay vào tấm card lòng vẫn cảm thấy vô cùng
hạnh phúc vì câu nói của anh. “Đưa hay không là việc của anh, dùng hay không là
việc của mày. Thôi Lưu Bạch ạ, nếu điều này làm cho anh vui thì cứ để cho anh
vui”, tôi nhủ thầm.

Tiễn anh đi rồi, tôi quay về phòng thu dọn đồ đạc, chuẩn bị ra ngoài. Vừa xách
túi lên tay, ngoài cửa liền vanng lên tiếng gõ nhè nhẹ, đều đặn, kiên nhẫn.
Tưởng là nhân viên phục vụ của khách sạn, tôi vừa bước ra mở cửa vừa hỏi: “Có việc
gì đấy? Tôi chuẩn bị phải đi đây”.

Cửa phòng mở ra, gương mặt quen thuộc mà lạ lẫm xuất hiện trước mắt, gầy gò,
nghiêm túc, nhìn tôi với vẻ nghiêm nghị.Tôi bối rối, bất giác lùi ra sau một
bước nhưng ngay sau đó liền đứng thẳng người, gật đầu chào: “Bác Phúc, lâu lắm
rồi cháu không được gặp bác”.


“Cô Lưu Bạch, đúng là lâu rồi không gặp”, ông cụ bước vào phòng, vừa nói vừa
đưa tay đóng cửa lại.

Lần trước gặp ông cụ là một buổi chiều màu hạ khá lâu rồi. Tòa nhà màu trắng
chói mắt, căn phòng trống trải, chiếc bóng gầy guộc của ông xuất hiện trước cửa
cầu thang, ánh mắt thăm dò lướt qua bờ vai Sở Thừa, nhìn tôi khiến tôi thấp
thỏm bất an. Hôm nay gặp lại ông, thấy không có gì thay đổi. Thời gian vừa qua
không biết đã bao lần tôi đặt dấu hỏi tiếp sau đây sẽ xảy ra biến cố gì, hiện
giờ tôi đã có câu trả lời. Sau vài giây kinh ngạc, tôi đã trấn tĩnh trở lại,
mời ông vào phòng khách, đặt túi xách xuống đi pha trà.

Bác Phúc nhìn tôi không nói không cười, đón lấy chén nước đặt xuống trà kỷ: “Cô
Lưu Bạch, không phải khách khí, cô cũng ngồi xuống đi”.

“Phải tôn trọng người già, cho dù họ nhìn mày bằng ánh mắt khinh bỉ”, tôi tự
nhủ. Vẫn giữ nụ cười trên môi, tôi hỏi: “Bác có việc gì muốn nói với cháu hay
sao mà lặn lội từ Thượng Hải xa xôi đến Bắc Kinh thế này?”.

“Cố là một người ghê ghớm, lão gia và tôi đều nhìn lầm người nên mới phải lặn
lội đến đây.”

Tôi thở dài, bác Phúc đúng là tấm gương nô bộc trung thành của thế hệ cũ, lời
nói chẳng trong phim ảnh.

Thấy tôi không trả lời, bác Phúc nói tiếp: “Cậu chủ có rất đông anh em, chuyện
này cũng không phải là chuyện xảy ra lần đầu trong nhà họ Sở. Từ trước đến nay,
bao giờ cũng là chuyện nhỏ, không ngờ cô Lưu Bạch vừa xuất hiện, chuyện nhỏ lại
thành chuyện to. Chuyện ra nông nỗi này, chắc trong lòng cô đắc ý lắm nhỉ?”.


“Tôi không ghê ghớm, thật sự, các người mới là ghê ghớm, nói ra câu nào cũng
làm tôi cứng họng, khiến tôi gần đây đã rèn được thói quen giữ im lặng”, tôi
nghĩ thầm.

“Chuyện đã đến thế này, hôm nay, ý của lão gia là, không giải quyết vấn đề một
cách triệt để thì không thể được. Cô hãy ra điều kiện để buông tha cho cậu chủ
nhà tôi đi.”

“Không cần bác nói cháu cũng đã cố gắng, cậu chủ nhà bác không chịu buông tha
cho cháu”, tôi tiếp tục nhủ thầm. Ngồi trước mặt ông mà tâm trạng tôi để đi
đâu.

Hồi lâu không thấy tôi trả lời, ánh mắt bác Phúc trở nên lạnh lùng: “Cô Lưu
Bạch, con gái các gia đình ở Triều Châu chúng tôi không nói chuyện với người
già như thế này đâu”.

“Bác Phúc, cháu chẳng có ra điều kiện gì cả”, tôi quay về với thực tại, nhẹ
nhàng trà lời. “Sở Thừa và cháu yêu nhau, còn những chuyện khác, cháu chưa suy
nghĩ nhiều”.

Bác Phúc hít một hơi thật sâu: “Chưa suy nghĩ nhiều? Cô không nghĩ đến việc cậu
chủ sẽ ngang nhiên chống đối lão gia? Cậu chủ sẽ không chịu lấy vợ? Cậu chủ sẽ
cầm khoản tiền hơn một tỷ rồi làm theo ý mình? Cô ạ, không phải cậu chủ đã mua
nhà cho cô, đã hứa sẽ chăm sóc cô chu đáo đó sao? Không ngờ lòng tham của cô
lại lớn như vậy, lại còn mơ mộng muốn đưa một đứa con của người đàn ông khác
vào nhà họ Sở chúng tôi nữa chứ? Cô định để gia đình chúng tôi sau này không
còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ nữa sao?”.

Mặt đỏ tía tai, tôi đứng phắt dậy: “bác Phúc, những điều cần nói cháu đã nói
hết rồi, còn hiểu như thế nào là việc của các bác. Cháu xin lỗi, hôm nay cháu
còn có việc khác, cháu không tiếp bác được nữa”.

Bác Phúc cười gằn, mở miệng định nói thêm. Tôi cũng lạnh lùng nói tiếp: “Bác
còn gì để nói nữa không ạ? Bác Phúc, cháu biết mình là người như thế nào, cậu

chủ của các bác cũng biết, bác không phải nhắc nhở nhiều”.

Bác Phúc ức đến nghẹn cổ, cầm một cái phong bì đập mạnh xuống bàn: “Đây là vé
về Thượng Hải trong chuyến bay tới. Cô Lưu Bạch, tôi nghĩ cô sẽ dùng đến nó
ngay bây giờ đó”.

Bác Phúc đóng sầm cửa rồi bỏ đi, tôi đứng như trời trồng tại chổ, cơn phẫn nộ
đã khiến tôi không thể nhúc nhích. Trong mắt đám người này, có lẽ tôi chẳng
khác gì con yêu tinh. Chiếc phong bì trên bàn trắng đến tức mắt. Tôi dần bình
tĩnh lại, câu nói cuối cùng của bác Phúc vẫn văng vẳng bên tai. Sẽ dùng đến nó
ngay bây giờ? Có nghĩa là gì nhỉ, đầu óc tôi rối bời, đột nhiên một nỗi sợ hãi
vô hình từ đâu ập tới, tôi chạy đến bên bàn, luống cuống lục tìm di động gọi về
nhà.

Sau ba hồi chuông, tiếng mẹ vọng lại: “Ai đấy?”.

“Mẹ, mọi người vẫn đang ở nhà chứ ạ?”

“Mẹ và bố con đang ở nhà. Mạt lợi xuống vườn hoa chơi với Ngãi Lâm nhừng lát
nữa cả nhà đến nhà cậu con ăn cơm. Con làm sao vậy, giộng hổn hển thế.”

“không có gì đâu ạ, con đang ở Bắc Kinh, mọi việc đều ổn. Mẹ đón Mạt Lợi về đi,
mấy ngay nay đừng đi đâu nữa, nghỉ lễ người đông lắm, con lại không ở nhà, đi
đâu bố mẹ cũng phải đi xe buýt, đợi con về hãy đến nhà cậu.”

“Không sao đâu, xe buýt rất tiện, không được thì bắt taxi. Con cứ chơi cho
thoải mái, mẹ xuống đón Mạt Lợi đây.” Tôi cúp máy, đứng thẫn thờ bên bàn, người
lạnh ngắt, lời đe dọa của bác Phúc quả là hiệu nghiệm, thực sự lúc này tôi chỉ
muốn lấy vé máy bay về Thượng Hải ngay. Tôi vẫn nhớ như in những câu nói của
Cho: “Chắc là từ trước đến nay ít nhiều em cũng phải nghe nói đến việc tổ tiên
các thế hệ ở Triều Châu đã giàu lên bằng con đường nào chứ?”. Ông trời phù hộ,
con đường để nhà họ Sở giàu lên là làm ăn buôn bán chứ không phải là tung hoành
trong xã hội đen. Gia đình tôi cả đời sống một cuộc sống bình dị êm ả, không
chịu nỗi những lời đe dọa.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận