Lý Triều Bá Đạo Phò Mã


“Chúng tôi trong 5 ngày sẽ đổ bộ nơi này, lực lượng hải quân của chúng tôi sẽ phải nhanh nhất quay lại đảo Sicily để đón số quân đội bổ xung.

Chúng tôi cần nước uống, lương thực trong 15 ngày cho 3 vạn quân, thêm vào đó là vũ khí như đã thoả thuận”
Gã thương nhân người Italyano với gương mặt được coi là đỉnh đạc nhưng ánh mắt gian trá chỉ thẳng vào vùng biển Bardawil mà nói.
“Đó không phải thoả thuận ban đầu của chúng ta.

Nhưng không sao đổ bộ ở Bardawil cũng là một lựa chọn không tồi, nhưng các ngươi có thể qua mặt hải quân Fatimid ở Damiat được sao?” Hassan trùng cặp mắt ưng nhìn vào bản đồ.

Lựa chọn đổ bộ ở Bardawil một lựa chọn không tồi.

Kẻ dẫn binh của Quân Thập Tự Tư Bản không yếu.

Mặc dù đổ bộ ở Bardawil hay Gaza đối với Hassan cũng không thay đổi gì, nhưng phải công nhận, nếu có đủ lương thực và nước uống thì đổ bộ ở vùng Bardawil biển tốt hơn nhiều.

Bardawil là mộ mảng xa mạc nằm giữa giải Gaza và Bắc Phi nơi nhà Fatimid đang ngự trị, nơi này mà đổ bộ hẳn không có người chặn đánh.
Vấn đề chính đó là nơi này sa mạc mệnh mông 200km dài, 100km rộng, không có mấy bộ lạc sinh sống ở đây, có thể nói tiếp tế tại chỗ không có.
Nếu hạm đội Fatimid phát hiện mà chặn đứng đường tiếp tế trên biển thì đám quân này không cần đánh cũng tàn…
“ Không tránh được, nhưng chúng tôi có một nhóm tàu của Sicily yểm hộ.

Người Fatimid không thể phản ứng nhanh đến mức độ đều động toàn bộ hải quân chặn đánh chúng tôi trước khi quân bộ binh chủ lực của chúng tôi đổ bộ Bardawil.

Nhưng sáu khi bộ binh đổ bộ, chúng tôi hải quân phải rút đi thật nhanh, cho nên đường biển này sẽ bị Fatimid phong toả, chúng tôi cần nước ngọt , lương thực cho quân đội 3 vạn…”
Mẹ kiếp, tính toán rất hay, Hassan thầm gật đầu trong bụng, lãnh đạo quân Thập Tự đúng là có trình độ khá cao.
Hassan đã nhận ra ẩn ý trong việc đổ bộ này, nó không hề đơn giản như vậy.
Nếu không có viện trợ từ trong nội bộ bán đảo, đổ bộ kiểu này là nướng quân, là tự sát.

Nhưng nếu có một lượng lương thực dự trữ đủ, nhánh quân này đủ sức uy hiếp Damahur -Tantar các thành bang phía Đông Cairo, thậm chí có thể uy hiếp cả Cairo.
Nên nhớ Fatimid tuy là đế quốc nhưng theo phương thức liên bang và chư hầu.


Quân đội chính quy thường trực ở thủ đô Cairo chưa chắc đủ hai vạn.

Như vậy nếu phát hiện 3 vạn quân Thập Tự Chinh ở Bardawil thì Cairo sẽ làm gì? Dĩ nhiên Cairo sẽ dùng hải quân phong toả Bardawil rồi.
Bộ binh cũng phải điều động, nếu điều động nhiều có thể trực tiếp tiến vào sa mạc đập chết quân Thập Tự.

Hay thông minh nhất đó là tạo phòng tuyến bằng số ít quân thô vây chết quân thập tự trong sa mạc.
Nhưng dù Cairo làm gì thì chắc chắn vẫn phải điều cả hải quân và lục quân.
— QUẢNG CÁO —
Đến lúc đó không ít thì nhiều chắc chắn cảng Alexandria và cảng Damiat ở bờ Địa Trung Hải sẽ lỏng lẻo.
Như vậy sẽ có cơ hội cho một cuộc đột kích thực sự bằng hải quân…..
Hassan giật mình… ghê gớm…
Bọn này dùng 3 vạn tinh binh làm mồi , vừa là dương mưu vừa là âm mưu.

Rất ghê gớm.
Nhưng điều kiện tiên quyết bọn hắn phải có Hassan giúp, vì bọn hắn không có bất kì đồng minh nào ở đây.
Cho nên đám này đến đây không đơn giản chỉ là thông báo kế hoạch thay đổi cần Hassan hỗ trợ.

Mà thực chất đám này muốn nhìn xem chắc chắn Hassan có hỗ trợ không và hỗ trợ bao nhiêu.
Nếu Hassan không có hỗ trợ mà bọn họ trông thấy tận mắt thì sẽ huỷ bỏ kế hoạch này ngay và trở lại đảo Sicily tính cách khác.

Đánh trực tiếp vào Fatimid không phải đơn giản.

Nói chung lúc này Fatimid bất lợi cực lớn về trang bị.

Trong các thế lực thì bọn họ không hề có hỏa khí.

Và lượng sắt thép không đủ để trang bị nhiều như các thế lực còn lại.


Ví như Benjamin đã thép hóa toàn bộ Seljuk bằng quy trình quấy luyện, Richard < Cánh Tay Trái> cũng làm tương tự với Châu Âu khi mà Anh, và Normandy đã là nơi cung cấp thép cả Châu Âu.

Tất nhiên có một số lượng đáng kể các mặt hàng này tuồn vào Bắc Phi, nhưng giá thành đội lên nhiều lắm và không thể nào có số lượng nhiều.

Vả lại người Châu Âu và người Bắc Phi có thể trao đổi các hàng hoá nhưng như pháo, thuốc nổ là các lãnh chúa Châu Âu có chết cũng không bán cho Bắc Phi.
Do đó nói thế nào thì trang bị của Fatimid vẫn là yếu nhất và dễ bóp nhất.
Khi Hassan dùng lực lượng của mình hơi gợi ý vấn đề này đã khiến “Hội đồng Fascism” nhận thức ngay vấn đề mà chuyển mục tiêu quả hồng mềm phải nắn gấp.
Tuy là vậy nhưng Fatimid dù sao cũng là một đế chế với cực nhiều chư hầu.
Lúc này Đế Chế Fatimid từ những năm 1074 thì quyền lực không còn ở trong tay các Caliph mà nằm trong tay các Tể Tướng với chế độ quân sự độc tài của họ.
Tể tướng lúc này của Fatimid chính là Badr al-Jamali, ông đã thực hiện những cải cách lớn đối với nhà nước, cập nhật và đơn giản hóa việc quản lý Ai Cập.

Vì ông là người gốc Armenia, nên nhiệm kỳ của ông cũng chứng kiến một lượng lớn người Armenia nhập cư, cả theo đạo Cơ đốc và đạo Hồi, vào Ai Cập.
— QUẢNG CÁO —
Nhà thờ Armenia Thiên Chúa Giáo, được bảo trợ bởi Badr al-Jamali, đã tự thành lập trong nước cùng với hệ thống phân cấp giáo sĩ.
Badr al-Jamali chỉ huy một đội quân Armenia đông đảo, nhiều người (nếu không muốn nói là tất cả) trong số họ cũng theo đạo Thiên Chúa.
Badr cũng sử dụng các mối quan hệ và ảnh hưởng của mình với Nhà thờ Coptic vì lợi ích chính trị.

Đặc biệt, ông đã chiêu mộ Cyril II (Giáo hoàng Coptic từ 1078 đến 1092) để đảm bảo lòng trung thành của các vương quốc Cơ đốc giáo Nubia (cụ thể là Makuria) và Ethiopia (triều đại Zagwe) với tư cách là chư hầu của nhà nước Fatimid.
Cho nên đừng nghĩ chọc vào Fatimid là dễ ăn , họ yếu hơn Suljuk hiện tại nhưng vẫn là một đế chế hùng mạnh.

Cho nên nếu không có cam kết của Hassan thì thà rằng quân Thập Tự Chinh Tư Bản ở lại Sicily chờ quân Thập Tự Chinh Quý Tộc.

Sau đó kết hợp đánh vào Constantinople, tiếp theo là Nicaea, Anatolia dọc theo bờ biển Levant tới Jerusalem.

Như vậy lợi ích có thể bị chia chác với quý tộc nhưng sẽ an toàn hơn .
“ Lương thực, nước uống không thiếu, nhưng chúng tôi sẽ không đủ người để vận chuyển vũ khí, lương thực cho các ông ở sa mạc.


Mà nói thẳng nếu có khả năng vận chuyển chúng tôi cũng không làm điều đó.

Bởi lẽ có trả tiền thì mới có hàng hoá.

Những thoả thuận của chúng ta đó là các ngài tiến đến một vị trí nhất định, chiếm đóng sau đó chúng tôi xuất hiện < đánh bật> các vị , sau đó chúng tôi trả tiền và hàng.

Các ngài là thương nhân nên phải hiểu rõ điều này hơn ai hết…”
Hassan dương mắt ưng nhìn chòng chọc vào đám thương nhân gian manh “ Fascism Hội Đồng” mà nói.

Hắn không tin bọn này có thể thực hiện giao kèo khi đã nhận đủ viện trợ, cho nên chỉ có thể trả nhỏ giọt tiền công khi bọn này từng bước hoàn thành hợp đồng…
“ Ngài Hassan – vị vua đáng kính và hào phóng của Nizaris Kingdom.

Như ngài đã nói… có làm mới có tiền công, có hàng hoá mới có tiền trả, chúng tôi thấu hiểu điều này.

Nhưng ngài phải hiểu trong thương mại kinh tế, có khái niệm đặt cọc.

Nếu không có cung cấp ban đầu cho 3 vạn đại quân ở sa mạc thì chúng tôi sẽ từ bỏ.

Phải có một số đặt cọc nhất định chúng tôi mới có thể lao động tốt ..

đúng không nào?” Tên thương nhân có đôi mắt gian xảo của Hội Đồng Fascism lên tiếng….
Đồng bạn của hắn gật gù khen hay.

Đúng là một đám thương nhân, nói chuyện sặc mùi tiền, trao đổi buôn bán rất trơn trượt.
“ Abderrahim< khôn ngoan> chúng ta quen biết đã lâu, hợp tác cũng không ít lần trong quá khứ.

Tín dự của Hassan ta hẳn là một thứ đủ bảo đảm…? Cho nên tôi tin tưởng các vị cho dù thuyền bè chật chội, nhưng vẫn có thể đủ mang theo lương thực nước uống cho 6-7 ngày..

khoảng thời gian này một đội kỵ binh tốc hành có thể vọt đến Askaba , tôi càng tin chắc các vị có thừa đủ năng lực cùng tiền bạc để mua tầm 1-2 ngàn lạc đà và ngựa tại Gaza và lúc này chúng đang ở các hẻm núi sa thạch trong hoang mạc chờ đợi….
… Chiếm được Askaba ngay lập tức hạm đội của chúng tôi sẽ tiến vào nơi đó và trao đủ nước ngọt… lương thực 15 ngày cho các vị 3 vạn quân , cùng 1500 khẩu súng hiện đại của người Ấn Độ..

20 khẩu pháo lớn cùng 1,5 tấn thuốc nổ chất lượng xuất xứ Ấn Độ….”
Hassan lim dim, ánh mắt không thèm nhìn nữa, hắn nắm vững mọi tình báo của quân Thập Tự Chinh Tư Bản…

Thương lượng chiến dịch lúc này biến thành một cuộc trả giá trao đổi hàng hóa của thương nhân , thực sự rất không ra thể thống gì.

“ Ngài Hassan – vị vua đáng kính và hào phóng của Nizaris Kingdom, nói thật là ngài đoán gần đúng, thế nhưng chúng tôi vì chờ đợi ngoài khơi, và hải trình có chút không thuận lợi hướng gió cho nên chậm chễ.

Từ Sicily tới Certe chúng tôi mất năm ngày chậm hơn 1 ngày so với dự kiến.

Còn từ Certe tới Bardawil thì chúng tôi phải đi vòng lên gần đảo Cyprus ( Đảo Síp) để tránh ánh mắt quân Fatimid do đó đường lại dài thêm, lúc này quân đội đang chờ đợi tín hiệu của chúng tôi để quyết định có đổ bộ hay không, do đó tính toán sau cuộc đam thoại này, quay trở về báo tin cùng đổ bộ.

Ba vạn quân chỉ còn lại 2 ngày lương thực.

Cho nên chúng tôi cần viện trợ để đến được Askaba...
.....!ngoài ra để chắc chắn đánh thắng Askaba chúng tôi cần ứng trước 10 khẩu pháo cùng 1000 súng hỏa mai của người Ấn Độ” Abderrahim< khôn ngoan> vẫn kì kèo bằng được...!
— QUẢNG CÁO —
“ Ba ngày lương thực nước uống cùng 5 khẩu pháo lớn và 500 súng tạm ứng.

Vì ta có đưa thêm thì mấy người lấy gì để vận chuyển về Bardawil” Hassan-i Sabbah chặt giá xuông thấp một chút, hắn biết quân Thập Tự Chinh Tư Bản đang thiếu lương thực thật.

“ Chuyện vận chuyển ngài không cần lo lắng...!về số lượng...”
Hassan-i Sabbah giơ tay ngăn lại...!
“ Nếu còn nói nữa số tạm ứng chỉ tăng không giảm, hai ta biết quá rõ về nhau, không cần mất thời gian ở những chuyện vô vị này.

Đánh chiếm Askaba sau đó giao ra, các người sẽ có những gì mình muốn.


Hassan-i Sabbah rất quả quyết không nhượng bộ.

Askaba là nơi nào?
Nó chính là cảng biển của vịnh Askaba ăn sâu vào đất liền, từ đây hàng hóa có thể đi thông rất gần tới Pétra sau đó là tới Tyre rồi lưu thông ở Địa Trung Hải hoặc là đến Damascus- Bagdad.

Hassan-i Sabbah là đánh chủ ý cái cảng này, nhưng nó thuộc nhà Fatimid....!Hassan-i Sabbah không mốn tự tay ra mặt tránh xung đột trực tiếp Fatimid, nhưng “cướp” từ tay người Cơ Đốc thì đó lại là câu chuyện khác.

.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận