Ma Thổi Đèn

Tuyền béo bèn giải thích :" Thực ra ... lúc đó ... lúc đó tôi đã giấu nhẹm cái chuyện này, à không phải, không phải là muốn giấu nhẹm mà là không có thì giờ để nói. Tôi nghĩ, gần đây chúng ta chi tiêu khá tốn kém, chỉ chi mà không thu thì không ổn ... à thôi, tôi nói những điểm chính vậy. Khi bò trên thanh xà gồ để đốt bộ áo treo ở góc nhà, lúc đầu tôi cũng rất sợ cái bộ gọng bịt da người trông giống đầu người ấy, nhưng khi nghĩ đến các anh hùng quân đội Đổng Tồn Thụy và Hoàng Kế Quang, tôi bỗng như không phải là mình nữa, bèn giật cái bộ đầu ấy xuống, định đốt nó trước để làm mồi lửa rồi ném ra đốt bộ áo. Nào ngờ trong mảnh da người ấy rơi ra một mảnh đá, tôi nhặt lên xem, thấy nó đen và nhẵn, giống như ngọc. Tôi học theo cách của thằng chó Răng Vàng, theo thói quen, đưa lên mũi ngửi, rồi thè lưỡi liếm thử, thấy đắng ơi là đắng. Chắc là không phải là ngọc, tôi cho nó là mảnh đá thối ở hố xí, cơ mà hàng giả ở Phan Gia Viên đầy ra ấy, nghĩ bụng mảnh đá đen ấy chắc giả làm ngọc đen đem bán cũng được khối tiền, bèn tiện tay nhét nó vào túi bách bảo. Sau rồi chính tôi cũng quên luôn chuyện này, lúc từ sạn đạo đi xuống, tôi bỗng thấy ngứa lưỡi ghê gớm, khi đi vào mộ đạo thì không nói được nữa. Tôi phải bịt mồm, nếu không nó cứ tự cười ré lên khiến tôi phát sợ, mà tôi lại rất thèm ăn thịt, không khống chế nổi mình nữa ..."

Shirley Dương nghe đến đây, nói xen vào :" Tôi nghĩ chúng ta đã đoán rất chuẩn, đúng là tà thuật mạn Đông Nam - giáng lưỡi hoặc thiệt cổ gì đó. Mớ áo xống treo trên nóc điện, có thể khẳng định trăm phần trăm là của những thi thể chồng chất trong cái đỉnh sáu chân. Họ là những người đứng đầu của dân man di, rơi vào cảnh khốn khổ như thế thật là đáng buồn. Ở khu mộ Hiến vương này trên dưới khắp chốn đều là những chuyện quái dị. Khi Hiến vương sắp chết, chắc chắn đang chuẩn bị một nghi thức quy mô, nhưng chưa hoàn thành thì ông ta đã tận số".

Tôi nói với Tuyền béo và Shirley Dương :" Những tà thuật phù thủy đồng cốt này tuy rất quái dị nhưng thực ra vẫn có thể lần tìm được manh mối. Tôi nghĩ, ở khu mộ này có quá nhiều thứ rất khác thường, những tượng thú tượng người trong thiên cung khiến tôi không sao hiểu nổi, cứ cảm thấy hình như đã từng nhìn thấy chúng ở đâu đó, nhưng không sao nhớ ra được. Ngoài ra, hai người hãy nhìn mà xem, đám xe, ngựa bằng đồng ở đường vào mộ, và ở bên gò đất nơi cuối con đường có hàng trăm cái xác héo khô từng bị cực hình tàn khốc, dù họ là những nô lệ phải tuẫn táng, cũng không nên giết tàn nhẫn như thế. Ở đây chẳng có điểm gì đáng gọi là mộ vua mà rành rành là một pháp trường thì đúng hơn!".

Chúng tôi chỉ nghỉ chốc lát, rồi không đừng được nữa, cùng đứng lên xem xét các xác khô và ngựa xe bằng đồng trên bệ đá. Vì các xác chết đều bị sáp bọc kín nên lúc nãy Tuyền béo liếm mãi cũng không bong được lớp sáp cứng này, kể cũng may, nếu không sẽ chẳng ai dám cùng ngồi ăn với cậu ta nữa.

Giờ khi chăm chú nhìn lại thật kỹ, mới thấy những xác khô bị giết hại một cách kinh khủng này có đủ cỡ tuổi già trẻ. Có lẽ họ đều là nô lệ, không rõ tại sao phải chịu cực hình như thế này nhưng có thể khẳng định một điều : thời cổ đại, khi tuẫn táng người sống, không bao giờ có chuyện dội sáp nóng chảy lên đầu và cắt tai khoét mắt họ. Nếu không phải nô lệ, chắc chắn những người này là phạm nhân đã mắc tội tày trời rồi.

Còn những tượng người ngựa bằng đồng, quả nhiên là thiếu một cái gì đó. Trước hết là người không cầm binh khí, ngựa lại không có yên cương, hơn nữa về số lượng cũng có vấn đề : người thời cổ rất chú trọng năm chữ số là 2-3-6-7-9, nhất là số 6. Theo quy định, các vương hầu và thế hệ kế vị nếu xuất hành đều phải có ít nhất ba mươi sáu kỵ mã mở đường, cấp thấp hơn một bậc dùng mười sáu kỵ mã, nhưng đội nhân mã bằng đồng ở đây chỉ chưa đầy ba chục.

Các tượng đều hoen gỉ thảm hại, có những chỗ thậm chí mủn bong ra. Tôi đã đọc nhiều tài liệu viết người ta từng khai quật được rất nhiều đồ đồng tùy táng ở các mộ thời Hán, tuy hoen gỉ vì bị không khí và nước xâm thực nhưng không đến nỗi nghiêm trọng như đám tượng đồng này.

Đường vào mộ tuy bị nước hồ xâm nhập nhưng độ ẩm không cao lắm mà lại xảy ra hiện tượng rất khó lý giải này, tôi thật không hiểu nổi.

Shirley Dương đầu óc rất lanh lợi, cô thoáng suy nghĩ rồi nói :" Tại chúng ta mang sẵn định kiến, luôn cho rằng đây là địa cung đặt quan quách của Hiến vương, nhưng có lẽ ngay từ đầu chúng ta đã sai. Đây không phải địa cung, mà là nơi đúc tượng đồng, chạm khắc các con thú đá phục vụ cho ngôi mộ. Tượng đồng bị gỉ nghiêm trọng, có thể là do hợp kim đồng - thiếc trộn không đúng tỉ lệ. Khu mộ có quy mô rất lớn, chỉ riêng tùy tùng của Hiến vương không thể làm nổi, nhất định phải bắt rất nhiều nô lệ ở các nước lân cận, và tất nhiên cũng huấn luyện kỹ thuật thao tác cho một số thợ, nhưng những người thợ nô lệ được lựa chọn này đã làm sai các tỷ lệ hợp kim, hậu quả là lãng phí không ít thời gian và nguyên liệu. Từ thời cổ người ta đã biết cách trộn 'đồng thiếc sáu tề ( tễ)', tổng trọng lượng hợp kim chia sáu phần, nếu thiếc chiếm một phần thì đó là hợp kim đúc chuông đỉnh, nếu chia sáu phần, thiếc chiếm một phần thì đó là hợp kim đúc vũ khí như búa rìu giáo mác. Tuy cùng gọi là đồ đồng nhưng tỷ lệ khác nhau, tính năng của các sản phẩm chế tạo ra cũng rất khác nhau, nếu làm sai chuẩn cơ bản này kết quả sẽ đúc ra đồ phế phẩm, vì thế những nô lệ này bị xử tử tàn khốc để cảnh cáo số đông còn lại, sau đó người ta đóng cửa khu vực sản xuất này".

Tôi vỗ tay lên mũ, nói :" Đúng! Tôi cũng vừa nghĩ thế thì cô đã nói ra. Thảo nào nơi này không hề giống huyền cung của mộ cổ, tuy nhiên, nếu đây không phải huyền cung thì đường vào mộ ở đâu đây?"

Shirley Dương nói :" Những người am hiểu thuật phân kim định huyệt trên đời này không ai vượt qua được anh ... Đây là tự anh nói đấy nhé, thế cho nên điều này tất nhiên phải hỏi anh rồi. Chúng ta không còn nhiều thời gian nữa, nhất thiết phải nhanh chóng tìm ra cửa vào đường mộ".

Nhưng tình hình lúc này khiến tôi rất khó nghĩ. Nếu có thể trực tiếp dùng cách phân kim định huyệt để tìm ra mộ thất thì tôi đã làm rồi. Vấn đề là từ lúc vào Trùng cốc, la bàn đã mất chuẩn xác, mặt khác, thủy long huân lại chỉ tồn tại trong truyền thuyết, cuốn "Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật" của tôi cũng chỉ nói mấy câu sơ sài, các quan điểm trong sách đó chỉ là của người đời sau, từ góc độ quan sát họ phân tích tình thế bố cục chứ không luận bàn tỉ mỉ.

Trải qua nhiều năm nghiền ngẫm, tôi đoán rằng cuốn tàn thư do tổ tiên truyền lại này ra đời vào cuối đời Thanh, lý luận của nó chủ yếu dựa vào học thuyết về tinh vị phong thủy đời Đường, còn thủy long huân sâu trong Trùng cốc này lại thuộc loại tiên huyệt mà phong thủy học cổ đề cập đến. Phần lớn các cao thủ phong thủy đời sau đều cho rằng trên thế gian không tồn tại thứ tiên huyệt này, cho nên bộ tàn thư "Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật" mà tôi vẫn trông cậy không có mấy tác dụng ở chốn này.

Muốn đào trộm mộ trước tiên phải tìm ra mộ đã. Nhưng có những lăng mộ của đế vương sờ sờ ra đấy mà không bị ai đào trộm, điều này có hai nguyên nhân: một là, xưa nay kẻ đào trộm những khu mộ cổ siêu lớn đều là các tập đoàn người như bọn quân phiệt, nghĩa quân nông dân ... Thử nghĩ muốn xây cất lăng mộ đế vương đều phải đục phá núi đồi, đào sâu xuống đất, phải huy động mấy chục vạn nhân công làm suốt vài chục năm mới xong. Kiến trúc hết sức kiên cố, không có đại quân thì khó mà khai quật được. Vì chuyện này không chỉ đơn giản như việc đào đất, khối lượng công việc không khác gì mở đường ngầm trong núi, hơn nữa trước đó còn phải tìm được mộ đạo đã, bằng không cho dù bạt đi nửa quả núi cũng chưa chắc đã tìm ra cửa mộ ở đâu. Những ai từng nhìn thấy núi lớn đều biết mạch núi và dốc đất khác nhau nhiều đến thế nào.

Hai là, lăng mộ đế vương dù kiên cố đến mấy cũng không đối phó được với bọn trộm mộ. Dù vững chắc đến đâu, che khuất ra sao thì mộ cũng không có chân mà chạy, vẫn phải vĩnh viễn nằm đó, dù không có đông đảo binh lực khai quật, tốp này không đào được sẽ lại có tốp khác, đào bới kéo dài đến một hai chục năm,sớm muộn cũng có ngày đào trộm được. Nhưng người nào nắm được thuật phân kim định huyệt đều biết địa mạch dọc ngang đan xen, các nhánh quan trọng của mạch chính có ảnh hưởng đến bố cục và sự cân bằng của thiên nhiên, cho nên họ tuyệt đối không tùy tiện đụng vào lăng tẩm đế vương xây cất trên long mạch trọng yếu, tránh phá vỡ hình thế chung của phong thủy mà khiến thế gian phát sinh đại họa.

Trong mộ Hiến vương này, chúng tôi không có cách nào để trực tiếp xác định vị trí của quan tài, đành dùng biện pháp thô sơ nhất là tìm mộ đạo - cũng tức là cách của bọn quân phiệt và các nghĩa quân nông dân vẫn làm. Trong lăng mộ đế vương thường có những cánh cửa đá nặng ngàn cân, hết lớp này đến lớp khác, chính là nhằm đối phó với biện pháp nông dân này, bởi chỉ cần tìm thấy mộ đạo có thể lần thẳng đến cửa hầm mộ. Tuy nhiên, cái hốc đá bị máy bay rơi đâm thủng này lại không phải mộ đạo, vậy phải tìm ở đâu đây?

Tuy vẫn có thể khẳng định rằng hầm mộ chắc chắn ở nơi sâu nhất trong sơn cốc, và không vượt quá phạm vi một dặm bên dưới cung Lăng Vân, nhưng chỉ dựa vào sức ba chúng tôi e tìm cả chục năm cũng không thể lần ra đường thông đến mộ.

Trong đầu tôi chợt lóe lên một ý nghĩ, bèn nói ngay với Shirley Dương :" Thủy nhãn, cái xoáy nước đen! Tôi cho rằng rất có thể đó là nơi đặt hài cốt Hiến vương, chỗ ấy là chỗ dễ bị bỏ sót nhất! Địa cung nhất định nằm trong núi, mà lối vào chính là cái mắt nước tựa như động quỷ kia!"

Shirley Dương lấy làm lạ :" Anh nói là ở dưới thủy nhãn có quan quách? Tốt nhất anh nên nói chính xác đi, anh phán đoán chắc chắn đến đâu? Chỗ đó có dòng chảy ngầm, nước xoáy rất nguy hiểm, ta có cần thiết phải mạo hiểm thế không?"

Tôi trả lời :" Dù Hiến vương không nằm ờ thủy nhãn cũng dám cá dưới đó là cửa vào mộ đạo. Tôi dám chắc ít nhất là bảy phần mười. Lần này mà liều, kể cũng đáng. Có điều là, mặc dù ba chúng ta đều rất thạo bơi lặn, nhưng tôi đã nếm mùi lợi hại của thủy nhãn ấy rồi, dẫu chấp nhận mạo hiểm mười phần như thế, e cũng không dễ dàng xuống được đâu".

Shirley Dương nhìn những tượng đồng xung quanh, nói :" Tôi có cách này có thể tăng hệ số an toàn. Hiện nay chúng ta còn ba sợi dây bảo hiểm chắc nhất, mỗi sợi đều có thể chịu được trọng lượng của cả ba người. Để chắc ăn, ta nên buộc cố định ở ba nơi, lỡ bị đứt một sợi ta vẫn còn hai sợi kia. Đầu dây buộc vào một pho tượng ngựa dưới đáy hồ, như vậy sẽ không dễ dàng bị nước ngầm cuốn đi. Chúng ta sẽ liều vào trong thủy nhãn, xong việc lại rút ra, đây cũng không phải chuyện bất khả".

Tôi nói với Tuyền béo và Shirley Dương :" Vậy chúng ta cứ thế mà làm thôi. Tuyền béo sẽ thăm dò thủy nhãn trước tiên để lập công chuộc tội".

Chúng tôi chia nhau chuẩn bị, lần lượt buộc ba sợi dây bảo hiểm to nhất vào ba vị trí khác nhau trên xác chiếc máy bay ném bom hạng nặng nằm dưới nước, không có điểm chốt cố định nào thích hợp hơn xác chiếc lô cốt này.

Tiếp đó chúng tôi chuyển bức tượng ngựa đồng ra. Tượng rất nặng, may mà mặt đất lại dốc, chúng tôi vận hết sức lực mãi rồi cũng đẩy được nó xuống hồ, rồi buộc chiếc túi nạp khí trong bộ đồ lặn vào bụng ngựa đồng. Phải làm thế là nhằm khi ra khỏi thủy nhãn trở về, chúng tôi có thể lợi dụng sức nâng của túi khí để triệt tiêu một phần sức hút ghê gớm của xoáy nước. Truyện "Ma Thổi Đèn "

Lúc ra khỏi cái hốc ấy, bầu trời vẫn đầy mây đen, không thấy ánh trăng sao. Những cảnh vật nhìn rõ lúc ban ngày như cây cối rậm rạp, dây leo chằng chịt, thác nước bắn tung nước trông như những dải lụa ngọc buông xuống bên đỉnh núi xanh ... đều mờ mịt không thấy. Tiếng nước chảy vang dội của vô số thác nước hệt như tiếng gầm thét của một con quái thú đang nấp trong bóng tối, khiến người ta kinh hồn bạt vía.

Ba chúng tôi chân đạp nước, nổi bồng bềnh trên hồ, tôi nói với hai người bạn đồng hành :" Có thành công hay không, là ở lần này. Phải rất chú ý đừng để ngựa đồng bị chìm vào đáy thủy nhãn, kẻo chúng ta sẽ không bao giờ trở lên được nữa".

Shirley Dương nói :" Nước, đâu phải luôn ổn định? Chuyện ở dưới nước thực khó lường hết được. Nếu từ chỗ xoáy nước đi vào mộ đạo mà khó quá vậy ta đừng nên cố, cứ tạm rút lên bờ để bàn bạc thật kỹ đã".

Tôi nói với Shirley Dương :"Rừng xanh còn đó, sao phải sợ thiếu củi đun. Có điều nếu bỏ lỡ thiên thời, e sẽ chẳng còn cơ hội nào để vào hầm mộ này nữa. Hôm nay chúng ta nhất định phải dốc toàn lực. Nếu vẫn không thành công thì đó là ý trời". Nói rồi tôi đưa tay lên gõ gõ cái mũ, bật sáng đèn chiếu, kéo kính lặn xuống, đeo cái chụp oxy, tay ra hiệu nhảy xuống nước. Tôi là người nhảy xuống đầu tiên.

Shirley Dương và Tuyền béo cũng nhảy xuống luôn. Dưới đáy hồ, chúng tôi tìm thấy ngựa đồng và dây bảo hiểm đang cột chặt trên nó, bèn móc chốt an toàn cài ở lưng vào, vậy cả thảy là ba lần bảo hiểm. Giơ đèn Poseidon chuyên dùng dưới nước, ánh sáng mạnh quét khắp xung quanh một lượt, tôi nhận ra rằng đứng dưới này không thể nhìn thấy cái xoáy nước đen ở trung tâm, khắp nơi đều tối đen như mực.

Nhưng tôi đã thuộc lòng địa hình đáy hồ, trước tiên là phải tìm cái xác máy bay ném bom đã. Lúc này, thân máy bay khổng lồ xanh thẫm là một cột mốc chỉ đường lớn, hướng đuôi máy bay chĩa ra chính là chỗ có xoáy nước bí hiểm kia, giữa đuôi máy bay và xoáy nước còn có một tảng đá xanh khá dài, dù tầm nhìn ngắn đến mấy, cứ đi theo những mốc này đảm bảo vẫn tìm đúng phương vị. Truyện "Ma Thổi Đèn "

Ở dưới nước không thể nói chuyện nên chúng tôi phải dùng ngôn ngữ bằng tay. Hệ thống ngôn ngữ bằng tay chúng dùng gọi là "Hải báo" chứ không phải hệ thống kiểu Đức thế giới vẫn thường dùng, chủ yếu là vì hệ thống của hải quân Mỹ này đơn giản và dễ hiểu. Tôi chỉ cái xác máy bay ném bom hạng nặng, ra hiệu với Shirley Dương và Tuyền béo tiến tới từ hướng đuôi.

Mép Tuyền béo đang phun ra một chuỗi bong bóng oxy, cậu ta gật đầu với tôi. Shirley Dương cũng hiểu ý, lập tức cởi cái phao túi hơi trên tượng ngựa đồng, để phao nổi lên mặt nước. Làm như thế, nếu chúng tôi bị hết oxy giữa chừng hoặc bình oxy trục trặc thì có thể cầm lấy ống gắn liền với phao để hít thở.

Khoảng một phút sau, vòi khí ở cái phao đã nạp được khoảng một phần ba lượng không khí vào túi, khiến tượng ngựa đồng nhẹ đi một phần, chúng tôi vừa đẩy ngựa đồng vừa bước đi dưới đáy hồ, tiến dần đến xoáy nước.

Chúng tôi bước đến đâu, những đám tảo và sinh vật phù du nổi lên đến đó, bay lượn lung tung khắp xung quanh, đáy hồ vốn rất tối nay lại càng thêm khó quan sát. Tôi cảm thấy lớp tảo dưới đáy bùn không dày lắm, bên dưới rất chắc, hình như là những tấm đá phẳng phiu. Xem ra quả nhiên địa cung của Hiến vương được giấu dưới này thật rồi.

Shirley Dương đang đi phía trước chợt dừng lại, bàn tay trái nắm thành nắm đấm, cùi tay nhấn xuống dưới, đó là tín hiệu "ngừng". Tôi và Tuyền béo vội dừng lại, không đẩy ngựa đồng nữa.

Shirley Dương ngoảnh lại, không cần cô ra hiệu thêm nữa tôi cũng cảm nhận ra đáy hồ bắt đầu có dòng nước ngầm lưu chuyển, chúng tôi đã đến sát bên xoáy nước rồi. Theo phương án dự kiến, tôi đưa tay ra hiệu với Tuyền béo, giơ hai ngón tay chỉ vào mắt tôi, rồi lại chỉ vào cậu ta, ý rằng "cậu đi trước, chúng tôi yểm hộ".

Tuyền béo chụm hai đầu ngón cái và ngón trỏ thành vòng tròn, ba ngón còn lại duỗi thẳng - "hiểu rồi". Chúng tôi lại tiếp tục đẩy tượng đồng tiến lên. Trong ba chúng tôi, Tuyền béo là người khỏe nhất nên cậu ta đi trước để bảo đảm cho ngựa đồng không bị cuốn vào xoáy nước.

Đã có con ngựa đồng rất nặng, ba chúng tôi lại liên kết làm một, nên khó có thể bị xoáy nước cuốn đi nhưng vẫn cảm thấy sức hút của nó mỗi lúc một mạnh, khi nhìn thấy cái xoáy nước đen ngòm ở ngay trước mặt, chúng tôi cũng hơi mất tự chủ. Con ngựa đồng không phải được đúc liền một khối, mà là đúc từng phần rồi ghép lại, nếu cứ đà này liệu nó có bị dòng nước cuốn vỡ hay không?

Tôi vội giơ một cánh tay, bàn tay xòe ra vẽ một vòng tròn, rồi nắm thành nắm đấm, ra hiệu với Shirley Dương và Tuyền béo rằng "mau xáp lại với nhau".

Ba chúng tôi, chiếc ba lô to và con ngựa đồng xanh cộng lại phải nặng gần một tấn, lúc này mới tạm ổn định được trọng tâm, tôi từ từ mở khóa an toàn và thả dây bảo hiểm ra từng phân một.

Tuyền béo rút ra hai cây pháo sáng, đập lên mũ leo núi, ánh sáng không khói và những đốm lửa lập tức sáng lên trong làn nước. Cậu ta cầm trên tay độ năm giây sau đó buông ra, hai khối ánh sáng lập tức bị cuốn sâu vào trong xoáy nước.

Tôi đứng sau ngựa đồng nên không thể nhìn xem ánh lửa trong xoáy nước ra sao, chỉ thấy Tuyền béo quay đầu lại, duỗi thẳng bàn tay phải ra che lên lông mày, rồi lại chỉ về phía xoáy nước, cuối cùng dựng ngón tay cái lên - " thấy rồi, ở ngay dưới nước".

Tôi cố đứng yên tại chỗ, lần lượt chỉ vào Shirley Dương và Tuyền béo, rồi vỗ lên mũ của tôi - " chú ý an toàn". Sau đó chúng tôi bám vào ngựa đồng, lợi dụng sức hút của xoáy nước, chầm chậm buông chìm người xuống dưới. May mà có con ngựa đồng, nếu không sẽ khó tránh khỏi bị hoa mắt chóng mặt khi trong dòng nước xoáy.

Vừa chìm vào xoáy nước, Shirley Dương vội kéo dây nạp khí để nạp đầy vào túi hơi, nhằm tránh lát nữa có thể bị sức hút ở dưới kia cuốn thẳng vào chỗ sâu. Nếu coi cái đáy hồ này như cái đáy nồi thì thủy nhãn ở giữa chính là một lỗ thủng lớn ở đáy nồi, ngay chiếc đèn rọi dưới nước nổi tiếng hiệu Poseidon ở trong đây cũng chỉ tựa như một que diêm. Chúng tôi như đang rơi vào một cái động quỷ đáng sợ, bị ác quỷ ném vào bóng tối vô tận. May nhờ bám vào ngựa đồng, có thêm phần vững chãi nên quả tim đang đập thình thịch mới dần chậm lại.

Tuyền béo là người đầu tiên nhìn thấy lối vào mộ đạo, không ở quãng sâu dưới xoáy nước, mà ở chỗ gần như sát đáy hồ, có điều bên trên lại có tảng đá chắn mất. Nếu không đi hẳn vào trong xoáy nước sẽ không thể nhìn thấy.

Đã thấy lối vào mộ, tôi, Tuyền béo và Shirley Dương cùng vận sức để rời khỏi trung tâm xoáy nước, cố quẫy bơi vào trong đó.

Đường này không có cửa, bên trong cũng tối đen ngập ngụa nước hồ lạnh buốt, nhưng vào rồi thì không cảm thấy sức hút của dòng chảy ngầm bên ngoài nữa. Những phiến đá xanh ở cửa vào được đặt chếch chụm lại với nhau, ở bên trong không hề chịu tác động bởi sức hút của thủy nhãn chỉ cách chúng một mét. Chúng tôi vẫn không dám chủ quan, bèn bơi thêm hơn hai chục mét nữa rồi mới đứng lại.

Lúc nãy dốc sức quẫy đạp trong thủy nhãn, chúng tôi không kịp sợ hãi, lúc này hồi tưởng lại mới thấy, lỡ mà có sai sót ở bất cứ khâu nào giờ đây hẳn cả đám chúng tôi đã biến thành oan hồn dưới đáy hồ rồi.

Chúng tôi cởi dây bảo hiểm trên người, tiếp tục bơi sâu vào mộ đạo ngập nước. Xem xét sơ bộ khung cảnh xung quanh, thấy con đường này khá rộng và bằng phẳng, hai bên vách và dưới nền đều xây bằng những phiến đá to vuông vức, chỉ có trên nóc là đá xanh dài, không có chạm khắc bích họa hay văn tự, thậm chí tượng trấn mộ cũng không có, và kỳ lạ nhất là không có cửa đá, chúng tôi khỏi cần dùng đến số thuốc nổ đã chuẩn bị sẵn.

Tôi cũng lập tức hiểu ra ngay, nơi đây hoàn toàn có thể thông đến huyền cung của ngôi mộ, vì Hiến vương quá đam mê thuật tu tiên để trường sinh, tin rằng sau khi chết sẽ được lên trời, và cũng tin chắc không ai có thể bước vào hầm mộ này, cho nên, có hay không có cửa đá cũng chẳng khác gì nhau, chỉ tổ tốn thêm sức lực và thời gian mà thôi.

Đường vào mộ rất sâu và dài, bơi mãi bơi mãi vấn cứ ở trong nước, tôi và Shirley Dương cùng ra hiệu phải tiếp tục tiến lên. Quan sát địa hình, chúng tôi đoán rằng huyền cung đặt quan quách và đồ tùy táng có lẽ cách đây không xa mấy nữa.

Quả nhiên, tiến thêm vài chục mét thấy dưới đáy xuất hiện một dốc đá, mộ đạo cũng rộng hơn trước đến mấy lần. Chúng tôi theo dốc bước lên và nhanh chóng trồi khỏi mặt nước. Ba cái đầu vừa nhô lên, lập tức nhìn thấy ở đoạn cuối mộ đạo một cánh cửa đá màu xanh nặng cỡ ngàn cân đang sừng sững đứng đó.

Tôi vuốt nước trên mặt, kinh ngạc xen lẫn vui mừng :" Cuối cùng cũng đến nơi rồi". Lúc này tôi chỉ hận không thể lập tức phá cửa xông vào. Tuyền béo còn đang dưới nước, chỉ vào cánh cửa đá, nói :" Nhất ơi, nhìn bên kia ...sao vẫn có một cửa nhỏ nữa?" Truyện "Ma Thổi Đèn "

Cánh cửa nhỏ mà Tuyền béo nói nằm ở chỗ cao nhất trên cửa đá, là một cái cửa bằng đồng đen trùi trũi, trông cực kỳ tinh xảo, kích cỡ đủ một người đi qua, trên còn có mái che, bốn bề đúc hình ráng mây chim liệng, có lẽ tượng trưng cho ý nghĩa cao ngất trên cả mây trời.

Tôi nói với Tuyền béo :" Chỗ đó gọi là thiên môn, dành cho chủ mộ giải xác thành tiên mà thăng lên trời, chỉ có mộ của người tu đạo mới có thôi. Nhưng cái chuyện hóa thành tiên bay lên giời ấy tốt nhất lũ xác khô kia khỏi nghĩ đến thì hơn, song cái thiên môn này lại vừa khéo trở thành lối vào sẵn có dành cho Mô kim Hiệu úy chúng ta tiến vào thó đồ".

Chúng tôi trải qua trăm ngàn mối hiểm nguy, cuối cùng cũng lần đến được cửa chính của huyền cung ngôi mộ, trong lòng không nén nổi niềm vui tột độ, nhưng Shirley Dương vẫn lo bên trong sẽ không có Mộc trần châu, bỗng hỏi tôi :" Trung Quốc thời cổ có thần tiên thật không?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui