Ma Thổi Đèn

Một dạo sau khi về đến Bắc Kinh, tôi không gặp Shirley Dương đâu cả, có lẽ cô nàng bận tìm bác sĩ chữa trị cho giáo sư Trần, hoặc phải lo liệu chuyện hâu sự cho những người gặp nạn. Chuyến đi này đội khảo cổ đã chết mất mấy người. Các cơ quan hữu quan đương nhiên phải điều tra, tôi sợ bị người ta điều tra ra mình là Mô Kim Hiệu úy, bèn cố hết sức né nặng tìm nhẹ, toàn nói chuyện loanh quanh ngoài lề. Bản thân việc tiến vào sa mạc làm công tác khảo cổ đã có hệ số nguy hiểm rất cao rồi, nhưng một lượt chết đến bốn người, một thầy giáo ba học sinh, lại còn thêm một ông giáo sư phát rồ phát dại, vào thời điểm ấy cũng được xem là một sự kiện lớn. Truyện "Ma Thổi Đèn "

Chuyện qua rồi thôi khỏi kể rườm rà. Có một hôm Tuyền béo kiếm đâu được hai em xinh xinh đưa đi nhảy đầm, rủ tôi đi chung, mấy hôm trước đấy tôi toàn bị ác mộng tra tấn cả đêm, đầu đau như búa bổ, nên chẳng đi với cậu ta, mà nằm bẹp một mình trên giường, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa, tôi đáp một tiếng rồi bò ra khỏi giường, bụng thầm chửi rủa, *con *bà *nó*, chắc là lại có đứa nào đến tra hỏi đây.

Mở cửa mới biết, hóa ra là cô nàng Shirley Dương lâu ngày không gặp, tôi vội mời cô vào nhà, tìm được đến đây, Shirley Dương bảo Răng Vàng cho cô địa chỉ.

Tôi ngạc nhiên hỏi:” Cô quen Răng Vàng à?”

Shirley Dương nói:” Cũng coi như quen biết sơ sơ, nhưng không thân thiết lắm Cha tôi hồi trước rất thích sưu tập đồ cổ, có làm ăn với hắn vài vụ, mà hắn ta và giáo sư Trần cũng là chỗ quen biết nữa. Hôm nay tôi đến tìm anh là để thanh toán tiền công của anh và anh Tuyền, độ hai hôm nữa tôi sẽ đưa giáo sư Trần ra nước ngoài chữa bệnh, dạo này tôi còn phải tìm hiểu một vài việc, tạm thời chúng ta không gặp nhau được nữa rồi!”

Tôi vốn chẳng còn trông chờ gì, lại nghe cô nàng bảo trả tiền công, quả là một niềm vui bất ngờ, song bề ngoài tôi vẫn làm bộ khách khí nói:” Về nước à? Bệnh tình của giáo sư Trần có đỡ chút nào không? Tôi cũng đang định nay mai đi thăm đây. Cô xem giờ này còn nhắc đến chuyện tiền nong, thật chẳng thích hợp chút nào. Chúng tôi cũng có giúp được gì mấy đâu, toàn là gây thêm phiền phức, người Mỹ các cô cũng đâu phải giàu có lắm mà, thật ngại quá thế thanh toán bằng tiền mặt chứ hả?’

Shirley đặt tiền lên bàn :” Tiền thì phải trả rồi, chúng ta đã nói từ trước rồi mà, thế nhưng… tôi hy vọng anh hứa một chuyện”

Tôi nghĩ bụng không hay rồi, e rằng cô ả muốn trả thù mình, hay lại muốn bới móc gì đây, trong lòng thầm nghĩ cách đối phó, bèn thuận miệng đáp lấy lệ:”Cô thì có việc gì cần nhờ đến tôi chứ? Xem ra người nhà giàu cũng có lắm sự phiền toái nhỉ, chắc không phải nhờ tôi tiêu tiền giúp đấy chứ!”

Shirley nói:” Ông cụ nhà anh và nhà tôi cũng coi như là đồng nghiệp của nhau rồi. Ngày trước ông ngoại tôi rửa tay gác kiếm, không theo nghiệp đổ đấu nữa cũng là vì cái nghề Mô Kim Hiệu ý này nó tổn âm đức quá, kẻ cao số đến mấy cũng khó tránh khỏi việc ngoài ý muốn. Tôi hi vọng từ nay về sau anh cũng dừng ở đây thôi, đừng đi đổ đấu nữa, mai này có cơ hội các anh có thể sang Mỹ, tôi sẽ sắp xếp cho các anh…”

Nghe đến đây tôi đã thấy trong bụng không được thoải mái, cô ả người Mỹ này định dụ tôi về đầu quân dưới trướng, sau này bôn ba cùng cô ả đây, tốt xấu gì Hồ Bát Nhất này cũng từng là đại đội trưởng, núp bóng kẻ khác thì làm sao khá được, huống hồ lại cầu cạnh đàn bà, vậy sau này chẳng phải việc gì cũng phải nhất nhất theo ý ả hay sao, làm người như thế còn có ý nghĩa gì cơ chứ, thế là tôi liền ngắt lời cô nàng luôn:” Ý tốt của cô tôi xin nghi nhận. Nhưng cô chỉ biết một mà không biết hai. Cái nghề Mô kim HIệu úy đúng là không hay ho gì lắm, song Mao chủ tịch đã dạy chúng ta rằng, sự vật nào cũng đều có hai mặt, việc tốt cũng có thể trở thành xấu, việc xấu cũng có thể biến thành tốt. Đây gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cô đã biết tôi là kẻ theo nghề đổ đấu, vậy có vài việc tôi cũng chẳng giấu cô làm gì. Tôi là người có nguyên tắc và lập trường, với những ngôi mộ cổ đã được đưa vào danh sách bảo tồn và được khai quật lên, tôi tuyệt đối không động đến. Còn những di tích hay ngôi mộ cổ chưa bị phát hiện nằm sâu trong chốn rừng sâu núi thẳm, bên trong vô số báu vật, thì chỉ có người biết bí thuật phong thủy mới tìm được, nếu như không đi đổ đấu những cái đấu này, có lẽ chúng sẽ mãi mãi ngủ sâu trong lòng đất, vĩnh viễn không có cơ hội được ra dưới ánh mặt trời nữa đâu. Ngoài ra môi trường tự nhiên biến đổi xâm thực cũng là một mối đe dọa lớn với những ngôi mộ không người hay biết này, tôi trông vậy mà đau đớn lòng…” Truyện "Ma Thổi Đèn "

Shirley Dương thấy tôi nói năng hùng hồn, đành gượng gạo đáp:” Được rồi, tôi có ý tốt khuyên anh quay đầu là bờ, ngờ đâu anh lại còn lắm lý lẽ thế. Đẫ đào trộm mộ mà còn lý sự, e là trên thế giới này không có kẻ thứ hai giỏi ngụy biện như anh đâu. Anh có khí phách như vậy, xem ra tôi thực sự phải nhìn anh bằng con mắt khác rồi, những lời ban nãy coi như tôi chưa nói, khoản tiền này xem chừng anh cũng chẳng chịu nhận…”

Tôi cuống quýt đưa tay lên chặn cái túi giấy đựng tiền:” Khoan đã, khoản tiền này coi như cô cho tôi vay vậy… cứ tính lãi theo lãi xuất của ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đi”

Tối hôm đó, Tuyền béo ngồi đếm từng tờ tiền một dưới ánh đèn, đếm đi đếm lại, nhưng mãi vẫn chưa đếm xong, cũng chẳng thể trách cậu ta được, lần đầu nhìn thấy một đống tiền to như thế này tôi cũng thấy chóng cả mặt.

Cuối cùng Tuyền béo ngưng tay không đếm nữa, cậu ta châm một điếu thuốc rồi vừa hút vừa nói:” Cậu bảo tôi phải nói cậu thế nào bây giờ đây hả Hồ Bát Nhất, đúng là khôn ba năm dại một giờ, sao cậu lại có thể nói đây là tiền vay được cơ chứ? Thế đã đành, lại còn trả lãi cho ả người Mỹ đấy nữa, tôi nom chẳng bằng chúng ta chuồn thôi, lánh về miền Nam quê hương, để cô ả không bao giờ tìm được, tha hồ tức tối”

Tôi nói:” Cậu đúng là chẳng khá lên được, chút tiền mọn này thì thấm vào đâu, sắp tới tôi đưa cậu đi đào mấy món hàng ngon đổi bừa đối bãi, cũng đủ tiền trả cô ta rồi. Thứ chúng ta thiếu hiện giờ chính là chút vốn liếng này đây, có tiền rồi thì không phải lo cơm từng bữa, có kinh phí rồi mới có thể sắm sửa trang bị tốt. Từ giờ trở đi, hai chúng ta sẽ sửa sang lại quang gánh, chuẩn bị kỹ lưỡng, tôi nhất định phải đổ một cái đấu thật lớn”

Hai chúng tôi tính toán, những ngôi mộ cổ nằm sâu trong rừng thiêng nước độc không phải dễ tìm, lại không biết chắc khi nào mới tìm ra được, chỗ tiền này tuy nhiều đấy, song cũng e miệng ăn núi lở.

Tuyền béo là người tương đối thực tế, cậu ta cho rằng kiểu buôn bán của Răng Vàng cũng không tồi, buôn bán cổ vật đích thị là một ngành siêu lợi nhuận, đặc biệt là bán cho mấy tay ngoại quốc, có điều đám ngoại quốc hay tới Trung Quốc giờ cũng tinh ranh hơn nhiều, không dễ gì lừa nổi họ, nhưng chỉ cần có hàng xịn, thì cũng không lo họ không dốc túi ra mua.

Tuyền béo đề nghị:” Nhất này, cậu bảo bọn mình đầu từ mở lấy một cửa hàng thì sao nhỉ? Thu mua cổ vật minh khí đem trưng bán, làm ăn được có khi chẳng cần đi đổ đấu nữa, đổ đấu tuy kiếm tiền nhanh thật, nhưng mẹ cha nó, thật không dễ làm đâu”

Tôi gật đầu:” Ý kiến này không tồi đâu. Đầu óc thằng béo cậu cũng nhanh nhạy ra phết đấy. Giờ ta vốn liếng hòm hòm rồi, có thể bắt đầu từ kinh doanh nhỏ, nhân tiện học thêm một chút kiến thức giám định đồ cổ”

Thế là chúng tôi đi khắp nơi tìm địa điểm mở của hiệu, nhưng mãi ko tìm được, sau đó nghĩ lại thấy cũng chưa cần mở tiệm ngay, trước mắt cứ tìm ít hàng rồi bày sạp bán trong Phan Gia Viên cũng được.

Đặc điểm của Phan Gia Viên chính là hỗn tạp, hàng hóa Đông Tây kim cổ, to nhỏ thứ gì cũng có, nhưng các món minh khí thật quý giá thì ít khi gặp được, các món ấy thường được giao dịch ngầm, rất hiếm khi đem bày ngoài chợ.

Mới bắt đầu, chúng tôi nghe Răng Vàng mách nước, ra vùng ngoại ô, thu mua một ít đồ lặt vặt như chậu bát bình cổ thời tiền Thanh, tiền cổ, bình đựng thuốc hít, đồng hồ cũ hỏng... mang về bán trong chợ đồ cổ.

Có vẻ số tôi ko phải là số buôn bán, nhìn hàng ko chuẩn, lúc thu mua toàn coi những món đồ vô giá trị thành bảo bối, mua được mấy món đáng tiền một chút thì lại bán giá rẻ như hàng phổ thông, cứ như vậy chẳng kiếm được đồng nào, thậm chí còn phải bù lỗ koCũng may thu mua những thứ lặt vặt ấy ko tiêu tốn nhiều tiền lắm, lỗ một ít.

Cũng may thu mua những thứ lặt vặt ấy ko tiêu tốn nhiều tiền lắm, lỗ một ít cũng chẳng đáng mấy, chủ yếu là để luyện mắt nhìn hàng, học thêm kiến thức. Lăn lộn một thời gian ở Phan Gia Viên, mới biết cái ngành này sâu rộng đến nhường nào, thậm chí còn phức tạp hơn cả phong thủy học, ko phải 1 sớm 1 chiều là có thể nắm bắt được.

Có một hôm, sắp tới trưa, khu chợ cổ có chút vắng vẻ, chẳng mấy người qua lại, tôi nói với Tuyền béo và Răng Vàng quay lại một chỗ đánh bài ván bài đang tới hòi quyết liệt, bỗng đằng trước có một người đi tới, cứ đứng trước sạp hàng cảu chúng tôi đi đi lại lại. Tuyền béo tưởng là khách đến xem hàng, bèn hỏi:"Thế nào ,quý bác muốn xem mặt hàng gì ạ?"

Người khách ấp úng:"Chẳng xem gì cả, anh mua đồ cổ ko?"

Tôi ngước mắt thăm dò, xem chừng người đàn ông này độ 36, 37 gì đó, nước da đỏ tía, nhìn là đoàn ngay được người này thưởng xuyên phải làm viec nhà nông ngoài trời, gã ta ăn mặc quê mùa, tay sách một cái túi da cũ rích, giọng nói đặc âm điệu vùng cao nguyên hoang thổ.

Tôi nghĩ bụng thằng cha này liệu có được đồ cổ gì, đoạn đánh mắt sang phía Răng Vàng. Răng Vàng là tay sành sỏi, mặc dù gã nhà quê , tướng mạo thô kệch quê mùa hết chỗ nói, nhưng hắn ko thể coi thường, liền nháy mắt với tôi ngầm bảo cứ giữ hắn lại, hỏi cho ra nhẽ rồi tính. Tôi rút bao thuốc đưa cho gã nhà quê một điếu, châm lửa rồi mời gã ngồi xuống nói chuyện.

Gã nhà quê rõ ràng chưa va chạm nhiều, cũng ko khéo việc thù tiếp cho lắm, cứ khép nép ngồi trên chiếc ghế gấp tôi đưa, tay ôm khư khư cái túi da, ko nói một lời nào.

Tôi liếc mắt nhìn cái túi da nát, thầm nghĩ cha này chắc ko phải dân đổ đấu đấy chứ, trông như vừa làm việc gì trái với lương tâm thì phải, hay trong túi kia có món gì đáng tiền lắm? Tôi gắng sức làm ra vẻ từ tốn hỏi:" Này ông anh, nào, khách sáo làm gì, làm điếu thuốc đi, thuốc Vân Yên đấy. Xưng hô với ông anh thế nào nhỉ?"

Gã nhà quê trả lời:" Tên là Lý Xuân Lai". Có vẻ như ko quen ngồi ghế gấp, gã đẩy ghế ra ngồi xổm trên đất, nhìn điệu bộ hắn ngồi xổm trông thoải mái hơn nhiều, động tác hút thuốc cũng hoạt bát hẳn lên.

Răng Vàng và tuyền béo vẵn giả như đang chơi bài. Cái nghành này nó thế, lúc bàn chuyện ko được có nhiều người, thứ nhất đây là quy định chung, thứ nữa cũng là e người chủ sợ chạy mất, thường thì những người mang đồ cổ đi bán đều hơi lo lắng, sợ bị người khác theo dõi cướp mất. Tôi vừa hút điếu thuốc vừa cười hỏi:" Thì ra anh họ Lý, trông anh chắc nhiều tuổi hơn tôi, tôi cứ gọi anh một tiếng anh ho phải phép. Anh Xuân Lại này, anh vừa hỏi thằng em có thu mua đồ cổ ko, thế nào, ông anh có minh khí gì muốn ra hàng à?"

Lý Xuân Lai ko hiểu:" Minh khí gì?"

Tôi thấy hóa ra là một chú gà, bèn hỏi thẳng luôn:" Có phải có đồ cổ gì muốn bán ko? Cho thằng em xem một chút được ko?".

Lý Xuân Lai nhìn trước ngó sau, nói khẽ:"...iem có chiếc hài, các anh định trả bao nhiêu?"

Tôi nghe đến đây thiếu điều tức hộc máu mồm, mỗi chiếc hài rách mà mày cũng đòi bán lấy tiền à, mẹ kiếp có các thêm tiềm cũng chẳng có thằng nào mua đâu. Nhưng rồi lại nghĩ ngay, nội tình có lẽ ko đơn giản như vậy, bèn hỏi:" Hài gì?của ai vậy?".

Lý Xuân Lai thấy tôi khá là mềm mỏng, cũng bạo dạn hơn một chút, he hé kéo miệng túi ra bảo tôi nhòm vào trong xem. Tôi rướn cổ nhìn vào, trong túi da nát của Ly Xuân Lai có một chiếc hài thêu hoa gót sen 3 tấc của phụ nữ thời xưa. Không để tôi kịp nhìn kỹ gã đã vội bịt miệng túi lại, cứ làm như tôi nhìn lâu thêm chút nữa cái hài của gã sẽ bay mất ko bằng.

Tôi bảo:" Có đến nỗi phải thế ko hả, ông anh cứ bỏ ra đây để tôi trông cho rõ, tôi còn chưa kịp nhìn thấy cái gì mà, thế ông anh lấy chiếc hài này ở đâu ra?" Lý Xuân Lai nói:" Ông chủ ạ, ông muốn mua thì cứ ra một cái giá đi những việc khác khỏi phải bận tâm làm gì?”

Tôi nói:" Anh Xuân Lai này, anh phải cho tôi cầm lên xem đã chứ, ko xem hàng kỹ thì tôi ra giá thế nào đây?" Rồi tôi hạ thấp giọng thì thầm:" Hay anh ngại chỗ này lắm người nhiều mắt? Thế tôi mời anh ra cái quán gần đây ăn mấy cái bánh chẻo nhân thịt dê nhé. Tôi vẫn thường ra đó bàn chuyện làm ăn, yên tĩnh lắm, đến lúc đó tôi xem nếu đúng là hàng tốt, chúng ta cũng dễ thỏa thuận giá cả, anh thấy thế có được ko?"

Vừa nghe đến bánh chẻo nhân thịt dê, Lý Xuân Lai đã nuốt nước miếng đánh ực:” Dạ được quá đi chứ ạ, chứ ngồi bêu ở đây chỉ tổ chết nắng, có chuyện gì qua đó ăn canh chua bánh chẻo xong ta bàn cũng chưa muộn, ông chủ nhỉ?”

Tôi đánh mắt ra hiệu với Tuyền béo và Răng vàng, rồi đưa Lý Xuân Lai tới quán bánh chẻo ở phố bên cạnh. Quán bánh chẻo nhân thịt dê này khá nổi tiếng trong khu, vợ chông chủ quán đều là người làm ăn trung hậu, nhân bánh bao giờ cũng nhiều thịt. Có cái phong vị rất riêng, giá cả phải chăng, mà quán xá cũng rất sạch sẽ gọn gàng.

Lúc này trời sắp giữa trưa, một lát thôi là đến giờ ăn, khách đến quán mỗi lúc một đông hơn. Tôi thường đến đây ăn cơm nên đã rất thân quen với hai vợ chồng chủ quán, chào hỏi một câu, rồi bà chủ dẫn thẳng chúng tôi vào gian nhà kho sau bếp, kê một chiếc bàn, đặt vài cái ghế với bát đũa, xong là ra ngoài bán hàng luôn.

Chỗ này là nơi tôi dùng để bàn chuyện làm ăn, trong kho ngoài những bao bột chất đống ra thì chẳng còn gì khác , mỗi lần đến ăn, tôi đều ko lấy tiền thừa coi như phí bao phòng luôn.

Tôi nói:” Anh Xuân lai này, anh thấy nơi này đã đủ yên tĩnh chưa, giờ anh đưa hài đây cho tôi xem môt chút được rồi nhỉ!”

Nhưng hồn phách Lý Xuân Lai đã bị mùi bánh chẻo bên ngoài bay vào hút mất, những lời tôi nói tựa như gió thoảng bên tai, gã ta cứ nhấp nhổm chỉ chực đánh chén.

Thấy vậy tôi cũng chẳng biết làm sao, đành gượng cười huých nhẹ cánh tay gã:” Đừng nóng, một lúc nữa bánh chẻo chín bà chủ tự khắc bê vào cho chúng ta. Chiếc hài của ông anh mà bán được giá cao thì ngày ngày ăn cả mẻ bánh chẻo nhân thịt dê cũng chẳng nhằm nhò gì!"

Cái huých nhẹ của tôi khiến Lý Xuân Lai như bừng tỉnh, nghe tôi nói xong gã vội lắc đầu quầy quậy:” Không được ko được bán được tiền còn phải lấy vợ sinh con nữa chứ.”

Tôi cười cười nói:” Thì ra ông anh chưa lấy vợ à? Thằng em đây cũng thế. Lấy vợ cần gì phải vội, đợi ông anh có tiền rồi thì có thể rước một cô vợ gái Mễ Chi ấy chứ. Chỗ ông anh chẳng phải có câu " Trai Tuy Đức, gái Mễ Chi" hay sao? Ông anh nói thử thằng em nghe xem gái Mễ Chi đẹp thế nào nào?”

Lý Xuân Lai có vẻ không còn e dè với tôi như lúc nãy nữa , nghe tôi hỏi, gã liền trả lời:” Ôi dào! Gái Mễ Chi ấy à, đẹp như bông hoa đỏ nở đầy trên ô của sổ vậy, nếu rước được cô vợ Mễ Chi về nhà, thì thế nào cũng được hết.”

Trong khi chuyện trò, bà chủ quán bê lên một đĩa bánh chẻo nóng hổi, lại kèm thêm cả hai chai bia, Lý Xuân Lai chẳng còn tâm trạng chuyện trò gì nữa, cứ gắp hết miếng này đến miếng khác, không ngừng cho vào mồm như băng chuyền vậy.

Tôi trông cách gã ăn, chắc hai cân bánh chẻo này chẳng thấm vào đâu, liền vội kêu bà chủ quán làm thêm hai cân nữa, rồi rót thêm ít giấm vào chén nhỏ trước mặt Lý Xuân Lai, nói:” Anh Xuân Lai này, quanh đây không có quán nào bán món canh chua bánh chẻo chỗ các anh hay ăn, dùng tạm món này vậy nhé, có giấm đây, anh uống thêm chút bia nữa này!”

Mồm Lý Xuân Lai một lúc nhét liền mấy cái bánh chẻo, gã vẫn cắm cúi ăn, chẳng buồn đáp lại một tiếng, tôi đợi gã ăn uống hòm hòm, rồi mới bắt đầu hỏi chuyện chiếc hài thêu hoa.

Lý Xuân Lại lúc này đã rất tin tưởng tôi, liền lôi ngay chiếc hài trong túi ra đưa tôi xem.

Dạo này, tôi cũng hay tiếp xúc với đồ cổ minh khí, có thể coi như một tay sành sỏi nửa mùa rồi, tôi cầm chiếc hài lên quan sát, phần phía trước chiếc hài không đến một nắm tay, mũi thon thon như búp măng, gấm xanh làm nền, bên trên thêu một đóa hoa mẫu đơn bằng ba chỉ: đỏ, lam, vàng; gót hài bằng gỗ đàn hương, để rỗng ở giữa, bên trong có thể nhét hương liệu.

Vể bề ngoài và hoa văn thêu bên trên cho thấy đây là đồ thời Minh. Phụ nữ Thiểm Tây ít người bó chân, nếu có thì quá nửa cũng là những tiểu thư nhà quyền quý, cho nên kỹ thuật chế tác của chiếc hài này tương đối tinh xảo.

Giá có Răng Vàng ở đây, hắn chỉ cần đưa lên mũi ngửi một cái, là đã biết ngay lại lịch của chiếc hài này rồi, nhưng tôi thì không có bản lĩnh cao siêu như vậy, đoán bừa không chuẩn lắm. Nhìn màu sắc và kỹ thuật thêu may như vậy, cũng không giống loại đồ nhái. Hài thơm thêu hoa gót sen ba tấc hiện đang là mặt hàng nóng trên thị trường rất có giá trị sưu tập.

Tôi hỏi Lý Xuân Lai lấy chiếc hài này ở đâu ra, gã cũng không giấu giếm, thành thật kể rõ ngọn ngành câu chuyện.

Ở cái vùng quê gã, mười năm thì có đến chín năm hạn, năm nay lại còn hạn to, suốt mấy tháng trời không có lấy một hạt mưa, dân làng bị dồn vào bước đường cùng, liền nghĩ ra một số quái chiêu bàng môn tà đạo.

Để cầu mưa, dân làng đã giở các cách. Trong làng có lão thầy bói mù bảo rằng chuyện này là do thần Hạn bạt gây ra, phải đuổi Hạn bạt đi thì trời mới cho mưa xuống.

“Xua giặc hạn” hay dân gian còn gọi là “xua hạn bạt”, là một tập tục thường thấy ở các vùng trung nguyên trước giải phóng, một vài tỉnh vùng sâu vùng xa như Hà Nam, Sơn Đông, Thiểm Tây cũng đều có tập tục nay.

Mọi người hỏi thần Hạn bạt ở đâu, thì lão mù bói mãi vẫn không ra được.Lúc bấy giờ có một thằng nhóc chăn dê kể, khi nó chăn dê ngang qua bãi tha ma đã bỏ hoang từ lâu ở phía Đông làng, trông thấy một đứa bé mình mẩy xanh lét, chậy vào cỗ quan tài vô chủ. Không ai biết cỗ quan tài ấy của nhà nào, vì rằng trong làng từ lâu không còn ai chôn người chết ở đó nữa, vả lại cũng không hiểu vì lý do gì mà cỗ quan tài nát ấy đến nay vẫn chưa được chôn xuống đất.

Lão mù nghe xong, lập tức phán thần Hạt bạt chắc trốn trong quan tài đó, dân làng bàn bạc một hồi, chuẩn bị xắn tay bậy cỗ quan tài lên, xem xem rốt cuộc có thần Hạn bạt nào không.

Trưởng thôn nghe vậy không bằng lòng, bảo lão mù kia nói nhăng nói cuội. Lão mù tức khí, đánh cược với trưởng thôn, nếu như không tìm ra được thần Hạn bạt trong cỗ quan tài vô chủ kia, thì con trai lão sẽ chăn dê cho nhà trưởng thôn một năm.

Kết quả là dân trong làng tụ tập cả ở khu nghĩa địa hoang cuối thôn, mọi người bảo là làm luôn, hợp sức bật nắp quan tài lên.

Ván quan tài vừa mới bung ra, đã ngửi thấy một mùi hôi tanh sặc sụa, giống như mùi phả ra từ đống cá thối phơi lâu dưới ánh mặt trời, muốn khó ngửi thế nào thì khó ngửi thế ấy.

Vài gã to gan không sợ chết, bịt chặt mũi tiến lên trước, vừa nhìn vào bên trong liền giật bắn cả mình. Trong quan tài là xác một người phụ nữ, quần áo trang sức đều được bảo quản hoàn hảo, trông hệt như đồ mới, song nhìn phục sức ấy, tuyệt nhiên chẳng phải thứ thời nay, đây là một xác cổ.

Phục sức nguyên vẹn như mới, nhưng xác chết đã khô lại như đanh, da thịt quắt lại như vỏ cây.

Ngay trên đỉnh đầu xác chết , có một con quái vật nhỏ hình dạng giống loài khỉ, toàn thân mọc đầy lông xanh, mình dài hơn bảy tấc, con khỉ xanh này vẫn còn sống, đang quận tròn người nằm ngủ ngon lành.

Lão mù nghe dân làng tả lại sự tình, liền khăng khăng phán, con quái vật lông xanh này chính là Hạn bạt, nhất định phải giết nó ngay lập tức, sau đó dùng gioi quật liên tiếp, động tác phải thật mau le,không thì trời tối nó chạy mất tăm, có muốn bắt lại khó lắm.

Vài người làng lớn gan lôi con quái vật mọc đầy lông xanh ấy ra khỏi quan tài, lấy búa đập chết, sau đó lại lấy roi quật xác. Kỳ lại ở chỗ, con quái vật này không hề chảy máu, roi quật vào đâu thì chỗ đó lại bốc lên rất nhiều khói đen, sau cùng xác con quái vật bị quật nát, cũng không thấy khói đen bay ra nữa, lúc ấy mới chất củi đốt nó thành tro bụi.

Lúc này trời đã xẩm tối, dân làng hỏi lão mù xem phải xử trí xác người trong quan tài kia ra sao. Lão mù bảo, để lại sớm muộn ắt sinh họa lớn, chi bằng nhân lúc còn sớm đốt luôn cho nhẹ nợ, đồ đạc bên trong bất kể ai cũng không được động vào.

Lúc đầu dân làng có vẻ do dự, dẫu sao thì cái thây trong quan tài cũng không phải người thời nay, hơn nữa còn có cơ man vàng bạc châu báu như thế, đốt đi há chẳng phải tiếc lắm ư.

Dân làng đang phân vân, mây đen trên trời mỗi lúc một dày đặc, chốc chốc lại có tiếng sấm vọng tới, xem ra trời sắp đổ mưa to, dân làng mừng rơn nhún nhảy, lời của lão mù lúc nãy còn bán tín bán nghi, giờ thì đã coi lời thánh phán.

Lão mù đã nói phải đốt, vậy thì phải đốt cho sạch. Cuối cùng lão trưởng thôn quyết định để Lý Xuân Lai ở lại châm lửa đốt quan tài. Lý Xuân Lai vốn là gã cù lần, ngày thường trưởng thôn bảo gì thì làm đấy, lần này tuy sợ, nhưng cũng đành bặm môi đánh liều nán lại.

Để đốt được cỗ quan tài trước khi trời mưa xuống, gã vội vã chạy đi ôm về mấy bó củi khô, chất bừa xuống bên dưới quan tài, sau đó châm một mồi lủa, bốc cháy bừng bừng.

Lý Xuân Lai ngồi xổm bên cạnh nhìn chằm chằm. Gã ta vốn là kể khố rách áo ôm, gần bốn mươi tuổi đầu mà chưa có tiền lấy vợ, bấy giờ nghĩ đến vàng bạc trong quan tài, không sao tránh khỏi động lòng, tiếc rằng ban nãy không dám lấy, giờ thì lửa đã bắt vào, có muốn lấy thì cũng chẳng kịp, mà đồ cháy đen cả rồi không biết còn bán được tiền hay không nữa.

Lý Xuân Lai đang ngậm ngùi tiếc rẻ, bỗng thấy ánh chớp lóe sáng, bầu không liên tiếp dội xuống ba bốn tiêng sấm rền, mưa đổ sập xuống như trút, tức thời dập tắt ngọn lủa đang cháy rừng rực.

Cả người Lý Xuân Lai đều bị nước mưa lạnh buốt thấm ướt sũng, gã nhìn chăm chăm vào cỗ quan tài đã bị cháy sém một nửa, trong lòng thấp thỏm, đây đúng là cơ hội trời cho, lửa vẫn chưa làm hỏng hết những thứ bên trong, muốn thó lấy vài thứ thì phải tranh thủ nhân lúc này thôi.

Dân làng đã kéo về hết, khó khăn lắm trời mới mưa to một trận, mọi người phải chuẩn bị rất nhiều việc, giờ ở cái chốn đồn không mông quạnh này, chỉ còn lại một mình Lý Xuân Lai gã mà thôi, nghĩ đến cái xác đàn bà cổ quái trong quan, quả là cũng thấy sởn cả gai ốc.

Nhưng ròi lại nghĩ đến chuyện lấy vàng bạc châu báu đổi lấy tiền là cưới được một cô vợ thắt đáy lưng ong, gã nhà nghèo Lý Xuân Lai không đắn đo thêm nữa, hai tay vung quốc lên bổ vỡ nắp quan tài. Cỗ quan tài vốn đã bị chấy quá nửa, giờ bật nắp lên chẳng mấy khó khăn, được mấy nhát, ván quan tài đã choãi ra một bên.

Lúc nãy khi dân làng khai quan, Lý Xuân Lai chỉ đứng nép trong đám đông thò mắt nhìn vài lượt,không dám nhìn kỹ, giờ để gỡ lấy vài món đồ trang sức đáng tiền trên mình cái xác cổ, gã không thể không đánh liều bước lên quan sát.

Mùi hôi thối trong quan tai vốn đã tản đi gần hết, nhưng bị đốt nửa chừng, lại thêm nước mưa ngấm vào, các loại mùi xác thối, mùi ẩm mốc, mùi lửa khét quện lại với nhau, tạo thành một mùi quái dị khó ngửi vô cùng, dù trời mưa tầm tã, cũng chẳng thể át đi được cái mùi quái đản này.

Lý Xuân Lai bị hun đến nỗi đầu đau như búa bổ. Gã bịt mũi gắng gượng chịu đựng, rồi nhòm vào trong cỗ quan tài cháy sém kia, không nhìn còn đỡ, chứ đã nhìn rồi thì không thể nhín nịn nổi, Lý Xuân Lai tức khắc tháo miệng nôn ra ồng ộc.

Mưa rơi mỗi lúc một nặng hạt, sắc trời dã tối hẳn, còn không hành động ngay thì e sẽ muộn mất, Lý Xuân Lai đưa tay quệt những thứ tanh dơ trên mép, mắt không rời chiếc xuyến vàng trên cổ tay xác chết, đang định thò tay gỡ ra, thì đột nhiên có người vỗ vào lưng một cái.

Cú vỗ khiến Lý Xuân Lai giật thót người, thiếu điều són đái ra quần, tưởng rằng sấm chớp giật chớp lòe làm cho xác chết trong các mộ cạnh đó biến thành quỷ nhập tràng. Trong vùng vẫn thường có nhiều lời đồn đại về cương thi, chẳng ngờ chuyến này lại gặp phải thật.

Lý Xuân Lai ngoái đầu nhìn lại, không phải cương thi, mà là tay hàng xóm Mã Thuận trong làng. Mã Thuận nổi tiếng khắp thôn với biệt danh là Mã Lớn Mật, người cao lớn vạm vỡ, dáng to khỏe lại thêm cái tính nóng nay, đã đánh thì chẳng kiêng dè gì hết, cho nên ngày thường dân làng chẳng ai dám gây sự với hắn.

Mã Lớn Mật lúc chiều liếc thấy trên mình thây ma có mấy món trang sức, sinh lòng tham, muốn chiếm làm của riêng, nhưng khi đó người đông không tiện ra tay, lại thấy trưởng thôn lệnh cho Lý Xuân Lai đốt quan tài đi, cũng đành từ bỏ ý định. Đặt chân về đến nhà chưa được mấy chốc thì trời đã đổ mưa to, Mã Lớn Mật thấy thế, thầm nghĩ ông trời quả có ý giúp mình đây, không chừng giờ này quan tai vẫn chưa cháy hết, bèn nhân lúc không ai để ý chạy ngược về phia nghĩa địa.

Mã Thuận không muốn nói nhiều lời với gã lý Xuân Lai cù lần, thản nhiên tước hết từng món đồ trang sức trên xác chết, nhét cả vào một cái túi nhỏ, xong xuôi huýt sáo toan bỏ đi, chợt thấy Lý Xuân Lai ngồi thu lu một đống nhìn hắn chăm chăm.

Mã Lớn Mật buông vài lời dọa nạt, dặn Lý Xuân Lai không được tiết lộ chuyện này với ai, bằng không sẽ quẳng gã đó xuống vực cho sói ăn. Sau đó hắn lần mò trong túi đồ, lấy ra một chiếc hài ban nãy giật ở chân xác chết, vứt cho Lý Xuân Lai coi như phí bịt miệng.

Lý Xuân Lai cầm chiếc hài nhỏ trong tay, trong lòng bực bội thế nào thì không cần phải nói cũng biết, nhưng gã lại không dám chọc giận họ Mã, đành phải nuốt cơn tức lại mà nín tiếng chấp nhận. Bấy giờ cỗ quan tài đã bị nước mưa thấm ướt, có muốn đốt cũng không đốt được, hai người liền hợp sức, đào lấy một cái hố cạnh đó rồi chôn xuống.

Về đến làng, Lý Xuân Lai báo với trưởng thôn và lão mù, rằng đã theo lời dặn của họ, thiêu rụi cả cỗ quan tài lẫn cái xác bên trong. Lão mù gật gù, hài lòng nói:” Vậy thì tốt rồi, trước đây ta nghe sư phụ kể về chuyện đánh Hạn bạt, thường thây ma mới chôn xuống, nếu vị trí chon cất không khéo, xác chết sẽ thành cương thi, cương thi lại rất dễ hóa ra Hạn bạt, nạn hạn hán đều do lũ Hạn bạt gây ra. Kẻ mù này tuy không nhìn được, nhưng lòng lại rất sáng, vừa nghe các ông nhắc đến quan tài với cái xác bên trong, là biết ngay không phải chuyện thường rồi. Dễ chừng người đàn bà kia lúc chết đang mang thai, chôn xuống rồi mới sinh con ra, vậy là đứa trẻ bị chôn sống, sống thế nào được, tự nhiên nó phải chết theo mẹ thôi. Trẻ con mà biến thành Hạn bạt lại càng ghê gớm, cả hai mẹ con đều biến thành cương thi, gọi là mẫu tử hung, cực kỳ lợi hại, giờ đã đốt ra tro, chúng không thể hại người được nữa rôi.”

Càng nghe Lý Xuân Lai càng thấy bứt rứt, nhưng lại sợ nếu nói ra sự thật sẽ bị trưởng thôn trách phạt, đành ậm ừ vài câu cho ra chuyện, rồi về nhà đi ngủ.

Đêm đến nằm trên giường đất, Lý Xuân Lai trằn trọc mãi không ngủ được, hễ nhắm mắt lại mơ thấy cái thây đàn bà cùng đứa con đến bóp cổ mình, hãi đến toát mồ hôi lạnh.

Mưa rơi tầm tã suốt đêm, đến khi trời tờ mờ sáng, chợt nghe bên ngoài nháo nhác, Lý Xuân Lai vôi khoác vội chiếc áo chạy ra xem.

Thì ra nhà Mã Lớn Mật bị sét đánh trúng, cả vợ hắn và hai đứa con, một nhà bốn người đều mất mạng.

Lý xuân Lai biết chuyện chẳng lành, nhưng lại chẳng biết xử trí ra sao, gã vốn là kẻ nhát gan, càng nghĩ lại càng hoảng sợ, sống lưng lạnh toát, không thể kìm được hơn nữa, gã vái đái ra quần từ lúc nào không hay.

Dân làng tìm được trong nhà Mã Thuận các thứ châu báu của xác chết cổ kia, trưởng thôn thấy thế liền bức hỏi Lý Xuân Lai, gã đành khai hết sự tình.

Trưởng thôn khẽ mắng Lý Xuân Lai mấy câu,dặn gã phải dữ mồm dữ miệng, việc vừa rồi sống để bụng chết mang theo, cấm không được lộ ra ngoài. Chớ nhìn Lý Xuân Lai ngày thường khù khờ mà lầm tưởng, thực tình gã cũng là kẻ khá tính toàn, chuyện mình có dược chiếc hài hắn giấu nhẹm đi không cho ai biết, Mã Lớn Mật cũng chết rồi, cứ đổ hết tội lên đầu hắn, khai hắn cưỡng ép mình làm vậy. Ngày thường gã cù lần cù lỳ, nên dân làng cũng tin lời, không truy cứu thêm nữa, dầu sao cái chết của bốn người nhà họ Mã cũng do Mã Thuận tham lam tự chuốc lấy.

Lý Xuân Lai không dám mang chiếc hài thêu hoa ấy cho ai xem, mặc dù gã không được học hành nhưng cũng biết chiếc hài là của triều đại trước, tiền lấy vợ của gã toàn bộ đều phải trông mong vào thứ này cả. Vùng Thiểm Tây trộm mộ dấy thành phong trào, buôn bán đồ cổ rất tấp nập, trong làng thường xuyên có những người từ nơi khác đến thu mua đồ cũ, Lý Xuân Lai nhát gan, lại sợ dân làng phát giác, nên từ bấy vẫn không mang ra bán.

Cho đến một hôm, một người họ hàng xa của Lý Xuân lai ở huyện bên cạnh lên Bắc Kinh làm cửu vạn, gã nói ngon nói ngọt một hồi, rồi bám càng theo lên Bắc Kinh, nghe ngóng được khu Phan Gia Viễn có thu mua đồ cổ, liền hỏi đường tìm đến. Kể ra cũng là có duyên, người mà gã mở miệng hỏi đầu tiên lại là tôi.

Lý Xuân Lai nom bề ngoài thật thà nhu nhược, nhưng bên trong lại ẩn chứa sự tinh ranh rất khó phát giác, gã uống khá nhiều bia, đến khi mặt đỏ tía tai, mới mượn hơi men, hé ra lai lịch chiếc hài, có đoạn chỉ nói lướt qua, giọng điệu ậm ừ, có chỗ nói không rõ nghĩa, tôi nghe chỉ hiểu được tám chín phần.

Tôi nói với Lý Xuân Lai:” Lai lịch chiếc hài của anh cũng lắm éo le thật, ban nãy tôi xem qua, thấy loại hài thơm thêu hoa đế gỗ dán này cũng không tồi, phải nói là hài thêu từ mấy trăm năm trước, mà bảo quản được tốt thế nay, quả là hiếm gặp. Dạo trước thằng em cũng có sang tay mấy đôi, nhưng lớp mặt vải đều khô như vỏ cây cả, tuy nhiên…” Truyện "Ma Thổi Đèn "

Lý Xuân Lai sợ tôi nói chiếc hài của gã không đáng giá, tỏ ra hết sức căng thẳng vội nói:” Thôi ông chủ ơi, rốt cuộc thì cái này bán được mấy tiền thế?”

Tôi ra vẻ hết cách, chẹp chẹp miệng nói:” Anh Xuân lai ạ, chiếc hài giá như có cả đôi, thì cũng đáng giá lắm, ngặt nỗi có mỗi một chiếc..”

Xét tình hình thị trường hiện giờ, loại hài thêu gót sen ba tấc thời Minh và đầu thời Thanh này là một món đồ cổ rất tuyệt dành cho những người yêu thích văn hóa dân gian cũng như những nhà sưu tập đồ cổ, hơn nữa, mặc dù trên thị trường có không ít hài thêu hoa vẫn còn giữ được nguyên vẹn, nhưng hầu hết đều là đồ cuối Thanh, đầu Dân quốc cả.

Tôi hỏi Lý Xuân Lai xem gã có kiếm được chiếc nữa về không, một chiếc trông hơi trơ trọi. Nghề chơi đồ cổ này trọng sự toàn vẹn, món đồ càng hoàn chỉnh thành bộ lại càng đáng tiền, nhiều khi một hai cái chẳng đáng nghé mắt nhìn, nhưng nếu gom đủ cả bộ giá trị có thể nên gấp mấy lần.

Sắc mặt Lý Xuân Lai lộ vẻ khó xử, chiếc còn lại từ lâu đã chẳng biết lưu lạc phương nào, mà chỉ riêng chiếc này thôi gã cũng phải giấu giếm mãi mới mang lên được Bắc kinh.

Tôi nói:” Thế này đi, thằng em ấy à, chẳng giấu gì anh,thằng em vốn có cảm tình đặc biệt với anh em nông dân, năm xưa cha tôi cũng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng nông dân Trung Quốc mà kiên quyết thôi học để đi theo cách mạng, người gắn bó cả đời mình với cách mạng, à mà thôi, đừng nhắc dến ông ấy nữa, ý thằng em là ngay cả cách mạng trung Quốc còn đi theo con đường nông thôn vậy thành thị mới dành chiến thắng, cho nên thằng em đây có thể vỗ ngực nói rằng thằng em quyết không vì anh ở nông thôn mà gạt anh đâu. Chiếc hài này mang ra chợ bàn chắc cũng được sáu bảy trăm, bán cao hơn nữa cũng khó, nếu ông anh đông ý thì thằng em mua sáu trăm rệ, coi như ta kết bạn, sau này ông anh có món nào hay, cứ trực tiếp mang đến chỗ thằng em được không?”

Lý Xuân Lai trố mắt kinh ngạc:” Anh bẩu sao? Sáu trăm? Iem không nghe nhầm đáy chứ?”

Tôi nói:” Sao? Chê ít à? Vậy trả thêm anh năm chục nữa nhớ?”

Lý Xuân Lai liến thoắng xua tay:” Không không, không ít, lúc đầu iem cứ tưởng cung lắm là được ba trăm, ai ngờ..”

Lúc ấy tôi trả ngay cho gã sáu trăm rưỡi, Lý Xuân Lai đếm đi đếm lại hơn chục lần, rồi mới cẩn thận cất kỹ vào trong người, tôi dặn gã phải cẩn thận, uống nhiều bia rượu như vầy, chớ có lơ đãng để rồi đánh mất tiền.

Sau đó tôi và Lý Xuân Lai ngồi buôn chuyện ở quê gã, Lý Xuân Lai quê ở Cam Nguyên Câu ven sông Hoàng Hà thuộc tỉnh Thiểm Tây, là huyện nghèo nhất trong vùng ấy, gần đấy có huyện Long Tường, núi non trùng điệp, nghe kể ngày xưa nơi đây là vùng quốc tang, mộ cổ nhiều không đếm xuể.

Cổ mộ ở huyện Long Tường nhiều đến mức độ nào chứ, cứ hình dung trên mảnh đất độ một mẫu có tới sáu bảy ngôi mộ, mà đấy chỉ là những ngôi lộ thiên, nằm sâu phía dưới còn nhiều nữa.

Đồ gốm thời Đương tìm thấy trong những ngôi mộ này có thể lên đến cả vạn tệ một chiếc, nông dân trong vùng rất nhiều nhà có vài món như vậy, họ đều nhờ những đồ khai quật ngoài đồng ruộng mà phất lên cả. Từ thời Dân quốc, đã có nhiêu kẻ buôn bán đồ vật đến đây thu mua, thành ra đến giờ chẳng còn mấy thứ ra hồn.

Nghe kể, ở mạn phía Nam dãy Tần Lĩnh còn có nhiều mộ lớn hơn, chỉ có điều không dễ tìm chút nào, ngôi nào dễ tìm thì đều bị bật săng quăng nắp hết cả rôi, nỏi tiếng nhất là ngôi mộ thời Hán, chỉ tính riêng hốc do dân trộm mộ đào lên cũng phải hơn hai trăm tám mươi cái, dư cả hốc mới lẫn hốc cũ.

Ở vùng này tuồn ra nhiều món cổ vật giá trị liên thành, nhưng cụ thể là gì, thì Lý Xuân Lai không rõ, những chuyện này gã ta cũng chỉ nghe hóng từ người khác mà thôi.

Sắc trời lúc này không còn sớm sủa gì, men bia rong người Lý Xuân Lai cũng đã gần hết, gã liền đứng dậy xin phép, trước khi đi còn khẩn thiết mời tôi khi nào có cơ hội nhất định phải đến nhà gã dùng cơm, tôi cũng phải xã giao mãi, mới tiễn được gã ra về.

Quay lại chợ đồ cổ, Tuyền béo và Răng Vàng đã không còn kiên nhẫn được hơn, vừa nhìn thấy tôi, liền liếng thoắng hỏi han xem thu hoạch được gì.

Tôi lôi chiếc hài thêu hoa ra đưa cho hai người xem, Tuyền béo lớn giọng chửi luôn:” Thằng tổ này ôm đầu chó mà cứ như ôm vàng ấy, nhúng nhắng cả ngày mà chỉ có mỗi chiếc giày này thôi á?”

Răng Vàng hỏi tôi:” Ấy! Chiếc hài này tinh xảo ra phết, anh trả bao nhiêu thế?”

Tôi nói giá tiền xong Răng Vàng khen nức nở:”Anh Nhất dạo này tiến bộ ghê, chiếc hài thêu hoa này bán giá hai nghìn tuyệt đối không vấn đề gì.”

Tôi lấy làm hối hận:” Nói sao nhỉ, biết trước bán được giá như vậy, lúc nãy tôi đã trả cho ông anh kia thêm một chút rồi, cứ tưởng chỉ bán đựơc sáu bảy trăm tệ là cùng, xem ra vẫn còn phải học hỏi nhiều?”

Răng VÀng nói:” Hôm nay thứ hai, thứ hai đầu tuần thưa khách ba chúng ta đừng ngồi đây mãi, lâu rồi chưa đi ăn lẩu dê, hai ông anh thấy sao, dọn hàng đi Đông tứ thôi chứ!”

Tuyền béo tán thành:”Đúng là các bộ óc vĩ đại hay nghĩ giống nhau, mấy ngày nay tôi cũng đang thèm cái món này, mà anh bảo sao cái thứ ấy ăn mãi không chán thế nhỉ?”

Vẫn là cái quán quen ở Đông Tứ, mới bốn giờ chiều trong quán không một bóng khách ăn, ba bọn tôi chọn một bàn ngồi ở góc sát tường cạnh cửa sổ. Mấy em chạy bàn vội đặt nồi nẩu, châm bếp, đặt đồ ăn, rồi lui về quầy túm năm tụm ba ngồi buôn chuyện.

Tôi rút thuốc mời Răng Vàng và Tuyền béo đoạn hỏi:” Bác này bác thử nói xem chiếc hài này đáng giá chỗ nào?”

Răng Vàng cầm chiếc hài thêu lên nói:” Thứ này không phải của hạng bình dân đâu, ông anh có nhìn ra không, đây là hoa mẫu đơn. Từ thời Đường trở lại người ta coi hoa mẫu đơn là biểu tượng của giàu sang phú quý. Dân thường tuy cũng có người thêu mẫu đơn lên giày dép nhưng chắc chắn không thể viền kim tuyến như thế này được. Ngoài ra , ông anh xem xem, phần nhụy hoa này còn đính thêm 6 hạt châu nhỏ, dù không quý lắm nhưng giá trị nghệ thuật tổng thể được tăng lên rất nhiều. Quan trọng nhất là chủ nhân của chiếc hài, ông anh kia là người đến từ Thiểm Tây, mà Thiểm Tây vốn là vùng chân quê mộc mạc, từ xưa người dân đã không ưa tục bó chân rồi, tôi nghĩ chủ nhân của chiếc hài này, rất có thể là gia quyến của một quan viên ở tỉnh khác được điều đến, hoặc tiểu thư con nhà quyền quý được gả tới, tóm lại không phải danh gia cũng là vọng tộc. Vì thế chiếc hài này cũng có giá trị sưu tập, ở ngoài chợ tôi nói hai nghìn, là vì không dám phô trương đó thôi,chứ tôi trông chí ít cũng phải sáu nghìn, nếu có cả đôi, giá phải gấp 4 - 5 lần thế nữa”

Tôi và Tuyền béo đều phải le le lưỡi ra,thật không ngờ chiếc hài bé tí kia lại có thể bán với giá cao như vậy, tôi định bụng sau này nhất định phải đi Thiểm Tây một chuyến, bù thêm cho tay Lý Xuân Lai ít tiền, bằng không thiệt thòi cho gã quá.

Vừa ăn vừa tán dốc, bất giác chủ đề quay sang mộ cổ ở Thiểm Tây.

Răng Vàng nói:” Tuy tôi chưa dến Thiểm Tây bao giờ, nhưng cũng có nghe anh em trong nghề đi thu mua đồ cũ ở đó kể chuyện, tám trăm dặm đất Tần Xuyên là chốn địa linh nhân kiệt, dải Tam Tần nước sâu đất dày, hàng ngon chôn dưới đất nhiều không kể xiết. Chỉ riêng một huyện Long Tường, cũng đã có đén không dưới chục vạn ngôi mộ cổ, có những nơi mộ này chồng lên mộ khác, tạo thành mấy tầng văn hóa khác nhau, tương truyền vùng núi Đại ba trong dãy Tần Lĩnh cũng có không ít mộ cổ lớn. Tôi vẫn thường nghĩ nếu có cơ hội nhất định sẽ đi 1 chuyến,thu thập ít đồ tốt, mà dù không được gì, coi như đi mở mang tầm mắt cũng được, nhưng sức khỏe không tốt, nên mãi đến giờ vẫn chưa có cơ hội đi.”

Tôi nói:” Tôi vừa nãy cũng nghĩ đến chuyện khi nào rảnh rỗi thì đi 1 chuyến, chi bằng 3 chúng ta cùng đi chơi 1 chuyến, nhân tiện thu mua thêm chút hàng, ông anh đi cùng hai chúng tôi đi, trên đường cũng tiện coi sóc lẫn nhau”

Cả ba ý hợp tâm đầu, liền bàn bạc ngay giờ xuất phát. Tôi đã nghe nói dãy tần Lĩnh có nhiều long mạch từ lâu, muốn đi khảo sát thực địa một chuyến, tốt nhất là tìm một cái đấu lớn, trả cho song khoản vay nặng lãi của cô ả người Mỹ, những ngày tháng mang nợ thật chẳng dễ sống chút nào.

Răng Vàng nói:” Đồ ở đó đào lên đều phải giao dich qua cửa trong, đã thành một trình tự nhất định rồi, người ngoài khó chen chân vào lắm. Chúng ta muốn thu mua được đồ có giá, e phải đến những nơi hẻo lánh, không có thì đành chịu, nếu có thì nhất định kiếm được một mẻ lớn.”

Tuyền béo chợt nhớ ra chuyện, liền hỏi:” Liệu có nên mang theo móng lừa đen không nhỉ? Nghe nói vùng đó lắm cương thi nhất đấy.”

Tôi đáp:” Chúng ta chủ yếu đi chơi, tiện thì thu thập một ít đồ về, không lo gặp bánh tông bự đâu.”

Gã răng vàng chợt hỏi:” Anh Nhất này, anh là bậc thầy xem phong thủy, anh thử nói xem người ta vẫn nhắc vùng ấy có lắm hắc hung bạch hung, phong thủy học thì lý giải thế nào nhỉ?”

Tôi nói:” Hung có thể coi là chỉ cương thi, hắc và bạch chỉ là hình thức thi biến khác nhau. Chúng ta đã nhắc chuyện này thì tôi xin giải thích theo góc độ phong thủy vậy”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui