Mai Hương Và Lê Phong

Lê Phong xem đồng hồ tay. Lúc đó 10 giờ 10, bụng đã thấy đói.Anh lên xe đến bên một hàng quà cách không xa đấy lắm,nheo mũi nhìn những bát bẩn thỉu úp trên mẹt rồi hỏi nhà hàng:
-Bà hàng có những thứ quà gì ăn được?
- Bẩm quan, quà thì thứ gì mà chẳng ăn được. Quan xơi bún riêu nóng.
-Tôi không là quan, nhưng có bún riêu nóng tôi cũng ăn.
Câu nói đùa làm cho Lê Phong lại thấy vui vẻ.
Anh vừa ăn vừa nghĩ, sự ngon miệng vì món quà ít khi ăn tới hình như khiến cho anh coi việc thết bại vừa rồi là một việc không đáng bận lòng lâu.
Anh sắp đặt sẵn trong óc những việc anh sẽ làm trong ngày hôm ấy ra từng khu từng hạng và nhất định theo đúng thứ tự anh vạch sẵn để khởi công điều tra. Hình ảnh ngườI thiếu nữ mọi khi thoáng qua trong trí anh cùng với vẻ nhanh nhẹn, cùng với miệng cười tươi thắm như cánh hoa hồng, lạI làm cho đôi mắt anh long lanh lên. Tâm trí bị xúc động nhưng một cách êm ái nhẹ nhàng. Nhưng sự bí mật anh chưa khám phá ra là những sợi dây đan thành một tấm màn thưa mà sau đó anh thấy dáng người thiếu nữ hôm qua, người thiếu nữ mang cả một tâm tình ly kỳ và có những cử chỉ không thường làm sôi nổi tính tò mò của anh chàng cùng với tình yêu mạo hiểm.
Lúc Lê Phong đứng dậy thì sự khó chịu nó chực ám ảnh anh lúc này đã biến hẳn, Lê Phong bước nhanh lên chiếc xe,vặn máy, rồi thảnh thơi về Hà Nội như người đi chơi về, cái cảm giác được đưa đi rất nhanh khi ngồi xe làm kích thích tài xét đoán của anh. Anh thấy lúc đó anh tính được rất nhiều việc có ích.
Lê Phong về tới nhà báo "Thời Thế mới gần một giờ trưa.
Anh vào tòa soạn bắt tay mọi người, rồi đứng thẳng ngườI lên, dáng đạo mạo một cách khôi hài và tuyên ngôn rằng:
-Ông chủ nhiệm mời ta ký "bông xuống két.
Đó là một lối Lê Phong dùng để bảo những việc quan trọng mớI xảy tớI hứa trước những bài tường thuật rất sáng suốt và những cuộc điều tra rất công phu. Mà công việc điều tra của anh càng cẩn thận, anh tiêu càng nhiều tiền. Tiền không tính, tiêu không chừng. Nhưng tiêu vì việc nhà báo. Anh dùng các cách để cho mau được tin, mua cái áo đi mưa khi giữa cuộc hành trình xa gặp mưa luôn, mua những sách rất đắt tiền khi anh cần tra cứu, mua hẳn mấy con ngựa khi ở đường rừng theo đuổi một vụ cướp, và mua cả bộ quần áo kỳ dị nhất khi cần cảI trang... Hơi cần cái gì cũng mua thực rộng rãi, thực nhiều, rồI tính tiền cho nhà báo trả sau. Ông chủ nhiệm trả tiền những bộ áo trả tiền xe, ngựa, trả hết mọi thứ phí tổn mà nhiều lần ông biết là không có ích mấy. Ông trả với một nụ cười không tươi lắm, nhưng ông cứ trả. - Miễn là có "bài" hay. Mà bài của Lê Phong bao giờ cũng có đặc sắc.
Lê Phong lại nói:
- Vụ án mạng này có nhiều điều bí ẩn không ngờ được. Tôi"đánh hơi" không biết bao nhiêu sự kỳ lạ tôi sẽ tìm ra. Dư luận bây giờ chỉ hơi xôn xao thôi. Người ta, theo các báo khác đưa tin, sẽ chỉ cho là một cái chết đột nhiên, như tôi đã nói,chứ chưa ai kinh dị. Ta sẽ cho mọi người biết sự thực. Một tiếng trái phá chưa ai từng nghe thấy trong các rừng tin tức ở nước Nam.Tôi bắt đầu làm việc ngay từ bây giờ. Báo « Thời Thế » không phải là một báo đưa tin lạ mà thôi, lại là một báo có những tin,nhưng mắt tinh tường hơn ai hết thấy...
Rồi, ngồi xuống ghế cầm bút, anh xem qua trang báo có đăng bài phỏng vấn nhà thiếu niên bác sĩ. Một lát anh hỏi Văn Bình :
- Anh đã làm bản kẽm chân dung Trần Thế Đoàn chưa?Trong máy ảnh này còn một bức mà không có báo nào có. Anh làm ngay để in kèm bài tôi viết đây... Dưới đề là: "Bác sĩ Đoàn, bốn mươi phút trước khi bị giết". Bây giờ anh lục báo,viết một cột về tiểu sử của bác sĩ Đoàn, gia thế, tính hạnh, và những điều nguyện vọng về tương lai. Tôi, tôi chỉ tường thuật vụ ám sát. À quên, anh chủ nhiệm bao giờ mới đến?
- Hai giờ.
- Lâu nhỉ. Vậy anh ký thay chủ nhiệm xuống két lấy tiền trả hộ tiền ô- tô. Từ nay tôi muốn chiếc xe hơi của chủ nhiệm thuộc về tôi trong ít lâu... nhưng nếu cần, có lẽ dùng mô- tô .Cho tiện. Anh cho người đứng chực sẵn đó, tôi viết từng đoạn một; cho "sắp" đi thì vừa.
Lê Phong lấy thuốc lá hút, vân vê ngọn bút, hai mắt lim dim, rỗi như người viết thư vội vàng, anh một mạch viết hết dòng này xuống dòng khác.
Anh có một lối tường thuật riêng, không kể lể lôi thôi, vào bài một cách đột ngột như người mở cửa nhà không gõ trước.Vụ án mạng, dưới ngòi bút anh, diễn ra rất minh bạch, chu đáo khiến cho người đọc suốt từ đầu chí cuối thấy ham thích và hiểu rõ những điều anh hiểu , và như trông thấy các việc xảy ra.
Từ lúc đứng phỏng vấn Đoàn, lúc Đoàn chỉ còn là cái xác chết ngồi im trên ghế... Lê Phong thuật ra một cách gọn ghẽ, nhanh nhẹn như người viết một câu truyện ly kỳ. Nhưng bài tường thuật này chỉ đúng có một phần. Anh nhất định không đả động gì đến người thiếu nữ, có lẽ đó là một chủ ý anh muốn giữ kín hay đó là vì một lẽ gì khác mà anh không muốn cho công chúng ngờ rằng có một người đàn bà trong vụ này? Lê Phong chỉ kết luận rằng: "Vụ ám sát bác sĩ Đoàn tỏ ra rằng nghệ thuật giết người ở đây thực đã tiến hành nhanh hơn cả
mọi khoa học khác. Bọn hung thủ ra chiều không cần gì pháp luật không sợ gì các nhà chuyên trách, bức thư đe dọa, phóng viên của bản báo đủ làm cái chứng cớ rõ rệt rằng chúng coi thường cả mọi cách đề phòng. Cũng như bao nhiêu những việc từ trước tới nay, bản báo hết sức khám phá ra, vụ này không mấy chốc bản báo sẽ tìm được cách lần ra manh mối. Thủ phạm tuy khôn khéo, nhưng không lẩn trong bóng tối được mãi.Chúng tôi nhất quyết sẽ là người đầu tiên tố cáo bọn gian ác và cũng lâ người ngăn ngừa những hành động ghê gớm của chúng. Những hành động ngấm ngầm, quỷ quyệt nhưng hiện nay chúng tôi cũng biết rằng chúng chỉ đợi dịp tọt để ra tay...vụ ám sát bác sĩ Đoàn chỉ là cơn gió báo hiệu cho nhiều trận dông tố khác".
Viết đến đó, Lê Phong buông bút đứng dậy thì ông chủ nhiệm bước vào. Lê Phong cười:
- Anh có ngờ gì không ?
- Ngờ gì?
-Vụ án mạng ở trường Cao đẳng không phải là một việc riêng của bác sĩ Đoàn. Chính báo "Thời Thế hay nói cho đúng một nhân viên trong báo "Thời Thế sẽ đóng một vai trong tấn kịch này kia đấy.
Rồi Lê Phong kể sơ qua các việc xảy ra và nói tiếp:
- Chúng đe dọa tôi một cách công nhiên. Tính mệnh tôi ở trong tay bọn này đó. Nhưng tôi tưởng đó chỉ là một cớ để anh cho tăng số báo lên gấp đôi, phải không Văn Bình?
Ông chủ nhiệm mỉm cười:
- Tăng số báo lên gấp đôi và trả tiền phí tổn có ích của anh gấp bốn.
-Đành vậy. Nhưng việc phải thế. Lúc nãy chỉ chút nữa tôi lấy cái V 8 mới của Hãng Babillot thì anh còn nhăn.
- Một chiếc xe mới? Trời ơi! Thế nhà báo không có xe ư ?
- Mỗi lúc lại về nhà báo của anh lấy xe thì còn gì là việc của tôi. Tôi là phóng viên. Nghĩa là người nhắm mắt tiêu. Còn anh,chủ nhiệm báo thì cứ việc mà trả.
- Nhưng thôi, bàn phiếm mãi, anh nghĩ việc này thế nào?
-Tôi thì nghĩ rằng. . .
Bỗng có chuông máy nói.
Văn Bình nhấc ống nghe rỗi đưa cho Lê Phong:
- Người ta gọi anh đấy.
Lê Phong hỏi:
-Allo Ai đấy?
Đầu dây bên kia trả lời:
- Ông Lê Phong phải không ?
- Phải, nhưng ai đấy?
-Ông không cần phải biết, vì có điều này cần biết hơn ,ông nghe đây!
Lê Phong nghĩ thầm:
- Quái! Tiếng ai mà kỳ thế, lại làm như sai bảo được mình không bằng.
Rồi cũng xẵng tiếng, anh hỏi lại:
-Ai đấy? Tôi có lệ không nói chuyện với những người tôi không biết tên.
Bên kia trả lời:
-Tôi cũng vậy. Tôi có lệ khi nói một chuyện như chuyện này tôi không cần cho ai biết tên... Nhưng nếu ông muốn, thì tôi cho ông biết tôi là ai . . .
- Phải, phải, ông là ai
-Người cụt tay ở trường Cao đẳng.
Lê Phong đứng thẳng người lên áp chặt máy nói vào tai:
- Hừ? Cái gì? ông nói cái gì?
- Tôi là người cụt tay, một người ông đã gặp, nhưng lại là người ông nên tránh, vì...
- Vì?
-Vì tôi không muốn gặp ông trên đường của tôi đi. Ông nghe đây:sáng mai trong giờ giảng học, Lý Tuyết Loan, một người nữ sinh trong ban Hồng thập tự sẽ bị giết. Tôi báo trước cho ông biết thế, rồi cho ông sẽ thấy đúng thế như. . . Nhưng nếu ông tìm cách ngăn trở - mà ngăn trở cũng không được - hay nếu ông cố dò xét công việc của tôi, thì liệu cho tính mệnh của ông đó.Chào ông.
Lê Phong hỏi mấy câu sau, nhưng người bên kia hình như đã đặt máy xuống.
Lê Phong chau mày nhìn trân trân xuống mặt bàn. Anh lẩm bẩm nửa như nói một mình, nửa như bảo mọi người :
-Nữ sinh Hồng thập tự ? Nữ sinh? Một người con gái nữa?
-Anh Bình, anh Bình?
Văn Bình vẫn chăm chú nhìn Lê Phong:
-Cái gì?
-Anh Bình! Anh hỏi hộ tôi xem trong ban Hồng thập tự có ai tên là Lý Tuyết Loan không?
Văn Bình ngạc nhiên:
- Lý Tuyết Loan? Ừ sao? Anh biết cô này.
- Biết qua thôi, vợ chưa cưới của bác sĩ Đoàn?
Văn Bình hỏi:
- Ừ thế làm sao?
- Sáng mai, cô ta sẽ bị giết.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui