May mắn thay, có người tốt giúp đỡ, dù gian nan nhưng cuối cùng cô vẫn học hết đại học.
Cô trở thành một giáo viên mầm non.
Chỉ khi ở bên trẻ con, cô mới cảm thấy thoải mái, cảm thấy trong lòng không còn cô đơn như vậy.
Một lần tai nạn giao thông nghiêm trọng, cô đã dùng thân mình che chắn cho chiếc xe lao về phía đứa trẻ.
Cô chết vì cứu người, được trời thương xót, thế mà lại mang theo ký ức chuyển thế đầu thai.
Vân Yên biết bản thân không phải là con của nhà họ Vân.
Cô vốn mang theo ký ức đầu thai, chuyện bị bỏ rơi lúc mới sinh tự nhiên cũng khắc sâu trong trí nhớ.
Cô chỉ biết rằng nhà cũ của mình ở kinh thành.
Ngoài ra không biết gì khác.
Không chỉ mình cô biết mình không phải là con của nhà họ Vân, Tiền thị và Vân Thịnh Trạch cũng biết.
Nhưng hai người vẫn coi cô như con ruột mà yêu thương.
(Tới đoạn này mình chuyển từ xưng hô hiện tại về cổ đại nha.
Vì đây là thai xuyên, tức là từ nhỏ đến lớn đã sống ở cổ đại nên sẽ không giữ xưng hô hiện đại nữa.
)
Năm xưa, khi nhà họ Vân chạy nạn, Tiền thị đã từng mang thai một đứa trẻ, đó chính là Vân Yên thực sự.
Sinh con vốn đã là chuyện thập tử nhất sinh, huống hồ Tiền thị lại sinh non vì bị Vân Châu ở Đại phòng xô ngã.
Vân lão bà, tức là mẹ chồng của Tiền thị, cực kì thiên vị.
Trong hoàn cảnh hiểm nghèo như vậy, dù có chết cũng không muốn đưa số bột mì trắng còn lại cho Tiền thị ăn.
Cuối cùng, đứa trẻ được sinh ra nhưng cũng chỉ còn thoi thóp.
Tiền thị cũng vì chuyện này mà bị thương thân.
Trong hoàn cảnh đó, Vân Yên chỉ sống được nửa ngày, rồi không may qua đời.
Hai phu phụ bọn họ cực kỳ căm hận!
Họ tự tay chôn cất nữ nhi.
Khi đó họ đã thề, không bao giờ làm trâu làm ngựa cho cái nhà này nữa.
Có lẽ dân làng đã sớm quên rằng, phu phụ nhà bọn họ từng là những người chăm chỉ.
Có lẽ do trời thương xót, hoặc là do duyên số.
Khi bọn họ mai táng nữ nhi cách đó không xa thì tình cờ gặp được Vân Yên bị bỏ rơi.
Lúc đó, hai phu phụ nhà bọn họ đã trực tiếp khóc lớn.
Họ cảm thấy đây là do nữ nhi nhà mình thương xót họ nên đã tặng cho họ một đứa nữ nhi khác.
Từ đó, Vân Yên trở thành thân nữ nhi của họ.
Hai phu phụ bảo vệ nàng như bảo vệ con ngươi trong mắt vậy.
Khi Vân Yên bị bỏ rơi, trong tã lót có ngân phiếu.
Tổng cộng là năm trăm lượng.
Nhưng hai phu phụ không ai lên tiếng.
Đây cũng là lý do tại sao Vân Yên có thể sống đến tận bây giờ.
Năm trăm lượng đó đều được dùng để bồi bổ cơ thể cho nàng.
Còn những thứ ăn mặc khác, đều là tiền của Vân gia.