Chiều tà, mặt trời khất dần sau ngọn sầu đông, nắng cũng nhạt dần theo thời gian. Vĩnh Quang nắm tay tôi đi lên xười đồi, nơi mà ngồi mộ 188 chỉ hướng. Dải suốt triền đôi, cỏ voi cao ngút ngàn vượt quá đầu người. Chúng mọc dày đặc, che hết tầm mắt cũng như lối đi. Từ trên đỉnh đồi, gió đua nhau trượt xuống ngọn cỏ, làm chúng nghiêng ngả, đổ hết về một phía. Hết đợt gió, đám cỏ voi ấy lại đồng loạt đứng dậy phất cờ khởi nghĩa, nêu cao tinh thần không chịu khất phục. Tiếp đó, thêm một đợt gió nữa lùa đến, đua nhau vùi dập, đàn áp, đe dọa nhưng cây cỏ voi to xác không biết điều kia. Cứ vậy, trò chơi tẻ nhạt đó cứ luân phiên nhau mà tiếp diễn.
Tôi đưa tay lên túm lấy nắm tóc đang bị gió làm loạn, khẽ làu bàu:
-Gió lớn quá!
Trong khi ấy, Vĩnh Quang đi phía trước khẽ cười, rồi dừng bước. Hắn cởi áo khoác ngoài của mình ra, khoác lên vai tôi, nói:
-Chẳng mấy khi được cảm nhận sống tách biệt với thế giới ồn ào ngoài kia. Cậu đúng là một con bé không biết hưởng thụ.
Tôi bĩu môi nhìn Vĩnh Quang khinh bỉ, suy nghĩ gì mà như ông cụ tám mươi ấy. Song, cũng chẳng nói gì mà chỉ dang tay mặc luôn áo khoác của Vĩnh Quang vào người. Kéo cao khoác ba tuya rồi vùi cằm vào cổ áo, che đi gần nửa khuôn mặt. Một loạt hành động của tôi đều được thu hết vào trong đáy mắt Vĩnh Quang. Hắn cười cười đưa tay vỗ nhẹ lên đầu tôi chỉ về phía trước.
-Nhìn kìa, sắp đến nơi rồi.
Tôi đưa mắt nhìn theo hướng chỉ tay của Vĩnh Quang. Đâu đó trong khoảng không kia có một bãi đất trống. Phía dưới bãi đất ấy là một thảm cỏ xanh mát, êm dịu, chứ không có cao dọa người như nơi đây. Cuối bãi đất trống là một ngôi nhà nằm sát mép vực. Một ngôi nhà gỗ cũ kĩ, mục nát như sắp sụp đến nơi. Bên cạnh ngôi nhà gỗ ấy là một cây Tùng già, cao to sừng sững. Mọc từ dưới vách đá lên, đang hiên ngang hứng gió. Dưới gốc cây, Chảnh thiếu gia cũng đứng đó hứng gió. Hai tay đút vào túi quần, đưa mắt nhìn về vùng trời xa xăm, vô định. Nom cái dáng vẻ ấy sao mà cô độc đến quặn lòng. Nó làm tôi có cảm giác là dường như cậu ta đã đứng đó từ rất lâu. Hay nói đúng hơn là Chảnh thiếu gia đã sống cuộc sống cô độc như vậy từ rất lâu rồi. Phải trăng lớp vở bọc hoàn mĩ mà cậu ta cố tạo ra ình, chỉ để che đậy cuộc sống thực sự không hoàn mĩ như người đời hằng tưởng? Phải trăng cậu ta không thật sự mạnh mẽ như lớp vỏ bọc bên ngoài? Phải trăng trái tim nhỏ bé nơi lồng ngực kia chứa quá nhiều vết sướt? Phải trăng quá khứ của cậu ta là cả một tấm bi kịch? Phải trăng cậu ta không có lấy một người bạn là vì mặc cảm, tự ti? Phải trăng tôi đã trách sai Kiên Chánh?
-Sao còn đứng đó? Đi thôi! – Vĩnh Quang thấy tôi đờ người nhìn Chảnh thiếu gia, thì đi đến dùng ngón trỏ chỉ chỉ vào trán tôi nói: – Gì đây? Ý đồ đen tối à?
-Không phải việc của cậu. – Tôi gạt ngang tay Vĩnh Quang ra, tự mình đi về phía trước. Khi khoảng cách giữa tôi và Chảnh thiếu gia chỉ còn mười mét. Cậu ta nhẹ nhàng xoay người, nhìn tôi, nhếch môi cười. Bỗng nhiên tôi thấy sống lưng lạnh buốt. Dường như sau nụ cười hời hợt ấy chứ một cái gì đó ghê gớm lắm. Tôi nuốt khan nước bọt, đứng im tại chỗ, không dám bước tiếp nữa.
-Đây! – Vĩnh Quang đưa sập giấy A4 đến trước mặt Chảnh thiếu gia. Song, quay đầu nhìn tôi cười cười, ra vẻ “nhờ có tôi cậu mới tìm được đến đây”!
RẦM, RẦM, RẦM. ẦM!!!
Vừa khi Chảnh thiếu gia dang tay ra nhận xập giấy, cũng là lúc căn nhà gỗ bên cạnh vang lên một loạt tiếng động lớn. Không hẹn mà gặp, tôi, Vĩnh Quang, Chảnh thiếu gia cùng chạy vù qua đó, ngó đầu vào trong thám thính tình hình. Xoẹt qua mắt tôi là bóng lưng một người đàn ông. Ông ta mở một tấm ván dưới sàn gỗ lên rồi nhảy xuống đó, mất hút.
-Thấy gì không? Ông ta vừa mới nhảy xuống đó. Chỗ tấm ván ấy! – Tôi nói khe khẽ với hai người đang đứng núp ở khe cửa đối diện. – Có nên vào đó xem thử không?
Cùng lúc, Chảnh thiếu gia và Vĩnh Quang trợn tròn mắt nhìn tôi. Như không tin vào cái sự thật mình vừa mới nghe đó. Song, Vĩnh Quang nói:
-Cấm có được vào, cậu biết trong đó có gì không mà đòi vào?
-Nếu mà tôi biết được trong đó có gì thì liệu có còn đòi vào nữa không? – Tôi chống chế.
-Đồng ý! – Chảnh thiếu gia đứng thẳng người dậy, phủi phủi ống quần. Song, khoanh hai tay trước ngực, nhìn tôi gật đầu phụ họa.
Chạy đến khúc cua, tôi định phóng thẳng lên trên tìm Vĩnh Quang. Rồi hai đứa cùng nghĩ cách đi kiếm Chảnh thiếu gia. Ai dè, kế hoạch vừa mới vạch ra còn chưa kịp thực hiện thì… sau lưng có người chạy đến ôm lấy tôi. Đồng thời bàn tay nọ bịt chặt miệng tôi lại, kéo vào một góc tối, nhẹ giọng nói:
-Là tôi.
Là Chảnh thiếu gia, tôi mở to mắt nhìn thẳng về phía trước gật gật đầu, chân tay cũng thôi đấm đá loạn sạ. Thu mình, cùng cậu ta đứng im trong bóng tôi.
-Ranh con, đừng để tao bắt được mày.
Tôi run lên bần bật khi nghe thấy lời cảnh cáo ấy. Trong đầu lại hiện ra hình ảnh mấy cái bình thủy tinh đựng toàn ngũ tạng con người, mà không khỏi rét run. Bên cạnh, Chảnh thiếu gia lấy tay để lên vai tôi coi như là an ủi. Tôi biết điều đứng im tại chỗ, cố điều hòa tâm trạng.
Lần này ông ta không đi ra chỗ tôi như lần trước nữa, mà quay đầu thẳng tiến lối ra vào. Ngay lập tức, bên tai tôi, tiếng Chảnh thiếu gia rít lên:
-Phải ngăn lại ngay! Ông ta đang có ý định bịt lối ra đấy.
-Ngăn kiểu gì bây giờ? Chạy ra đó không khác gì lộp mạng.
-Cậu thiếu gì cách? Vừa nãy còn đứng đó đấu võ mồm hùng hồn lắm mà?
Hơ, nói nghe hay không kìa? Nếu không phải lúc đó tôi lo cho cậu ta, thì liệu bây giờ, bản thân có rơi vào tình trạng nước sổi lửa bỏng như vầy không? Cậu ta nói nghe cứ như đó là trách nhiệm của một mình tôi vậy. Đến là bực mình. Nhưng tôi cũng biết bây giờ không phải là lúc cãi nhau. Dù được dù không tôi cũng phải thử.
Tôi bặm môi lại, lò dò bước ra khỏi chỗ ẩn nấp. Hắng giọng, đang định hét lên gọi người đàn ông kia quay lại. Một lần nữa Chảnh thiếu gia lại nhào tới bịt miệng tôi, lôi vào trong góc.
-Điên đấy à?
-Còn gì nữa? Chẳng phải cậu bảo tôi ngăn ông ta lại sao?
-Ngăn kiểu đó hả? Có bị điên không vậy? Kêu ông ta quay lại đây làm gì?
-Cậu có võ mà? Đập cho ông đó ngất đi rồi chạy ra ngoài.
-Suy nghĩ con nít. – Không hẹn mà gặp, tôi và Chảnh thiếu gia cùng quay đầu tìm chủ nhân của giọng nói ấy. Người đàn ông đó, ông ta đi từ từ đến chỗ tôi và Chảnh thiếu gia đang nấp. Trên tay là chiếc búa tạ, vừa dài vừa to, kéo lê trên mặt đất, tạo ra thứ âm thanh chói tai. – Tụi bay nghĩ rằng mấy cái thứ võ vẽ, mèo cào đó có ích với tao hả? – Rứt lời, ông ta dùng hai tay nhấc chiếc búa tạ lên, bổ một đường vào giữa tôi và Chảnh thiếu gia.
Tôi nhanh chân đứng nép qua một bên, co người lại để tránh cái búa. Song, nuốt khan nước bọt, từ từ quay đầu lại nhìn hung khí. Cái búa đó, nó cắm thẳng vào tường, và chỉ cách vai tôi có một gang tay nhỏ. Chẳng biết có phải là do trong đây tối quá nên ông ta mới không bổ trúng tôi? Hay là người đàn ông này, ông ta đang có ý muốn dọa tôi. Thôi mặc xác, không cần biết là cố ý làm thật hay dọa dẫm gì cả. Với cái đà này, tôi mà còn đứng đây thì sớm muộn gì cũng phải sách balo con cóc về đoàn tụ cùng cụ ông cụ bà bên kia.
Nghĩ rồi, tôi quay sang Chảnh thiếu gia, tính kêu cậu ta bất chấp hết tất cả mà chạy đi. Thì một lần nữa, cái búa tạ ấy lại nhằm về hướng tôi mà bổ xuống. Hoảng hồn, tôi vội ngồi thụp xuống để tránh cái búa. Vừa khi gót chạm mông, cái búa tạ ấy lại một lần nữa cắm vào tường đất, nằm ngay sát trên đầu tôi. Với cái đà này, ban nãy tôi mà còn đứng đó nhởn nhơ, nhe răng cười nữa thì ngày mai kêu thầy bu tôi đến đây nhặt xác là vừa đẹp.
BỊCH.
Tôi còn chưa kịp định thần lại thì đã nghe thấy một dàn âm thanh, một loạt hành động, một màn võ thuật kinh điển như mấy bộ phim ăn khách Mỹ. Chảnh thiếu gia giơ cao chân, giáng một đòn vào thẳng mặt người đàn ông đó. Gót giầy chạm lên đỉnh đầu, kéo lê từ trán xuống mũi, miệng, ngực và cuối cùng là đạp thẳng vào bụng. Tôi ngồi dưới đất xem màn “thiên sơn vô ảnh cước” ấy mà vỗ tay bùm bụp, miệng thì liên tục reo vàng: “woa woa…”. Thật sự mà nói, tôi lúc này chẳng giống với người đang đứng trước cánh cửa sinh tử. Mà đúng hơn là một người khán giả ngồi xem người ta đánh nhau. Không vậy mà Chảnh thiếu gia đã chẳng quát tôi.
-Không lo chạy đi, còn ngồi đấy “woa” cái gì?
Vừa mắng, cậu ta vừa cúi người rút cái búa tạ trên đầu tôi ra khỏi tường. Vẻ mặt hậm hực.
-Thật không biết cậu có phải là con gái không nữa? Nếu đúng là con gái thì chắc hẳn đã ngồi đây khóc thét lên rồi. Chứ không có ngồi cười như được xem người khác tấu hài miễn phí thế này đâu. (Thông cảm, cái tính tôi nó thế!)
Rứt lời, cầm cái búa tạ phi thẳng về phía người đàn ông. Trong khi đó, ông ta còn đang lui cui ôm bụng đứng dậy thì lập tức ngã vật ra theo quán tính. Cái búa đó không lấy đi bất cứ miếng thịt nào của người đàn ông nọ. Nhưng nó lại được phóng theo chiều nằm ngang, lưỡi búa gắm thẳng vào tường còn cán búa thì chắn ngang cổ ông ta.
Một lần nữa, Chảnh thiếu gia khom lưng nắm lấy cẳng tay đang khẽ ôm đầu của tôi lại. Giọng gay gắt:
-Còn chờ gì nữa? Đi thôi!
Tôi vội vàng đứng dậy, hướng Chảnh thiếu gia tung ra một nụ cười tươi rói. Song, co giò chạy thẳng. Tôi và cậu ta chạy được vài bước thì nghe tiếng người đàn ông nọ gầm lên:
-Lũ ranh con. Tụi mày giỏi lắm!
Liền sau đó là một loạt tiếng bình bịch, tôi khẽ quay đầu lại nhìn thì thấy ông ta đang kéo lê cái búa tạ đuổi theo sát nút. Cùng lúc đó Chảnh thiếu gia đẩy vai tôi hét lên:
-Còn nhìn gì nữa? Chạy đi!
Tôi cũng chỉ là cười cười rồi lập tức guồng chân lên tận cổ mà cật lực chạy. Chạy hồng hộc về phía trước. Đúng như Chảnh thiếu gia nói, lối ra đã bị bịt kín. Không biết bằng cách nào, nhưng bàn ghế đã được chất kín ở đó, giống như nó đã được người ta mang đến để từ rất lâu rồi. Tôi quay lại nhìn Chảnh thiếu gia đang chạy ở sau lưng mình hỏi:
-Làm sao đây?
Cậu ta thở hồng hộc, đáp lời tôi:
-Giờ thế này, cậu phụ trách mở đường còn tôi sẽ ứng phó với ông ta. Okay?
-Okay! – Tôi giơ ba ngón tay lên phụ họa. Song, cúi người nhặt miếng ván gỗ dưới chân lên đưa cho Chảnh thiếu gia nói: – Cẩn thận.
Chảnh thiếu gia nhận lấy tấm ván từ tôi, chẳng nói chẳng giằng đi đến phía trước chặn đường người đàn ông đó lại. Còn tôi, chẳng buồn xem đánh nhau nữa, tôi hì hục khiêng hết bàn gỗ, ghế gỗ, tủ gỗ sang một bên. Được một lúc, còn cái bàn cuối cùng, tôi không khuân vác nó đi đâu cả mà để im ở vị chí cũ. Cho tiện việc chèo lên trên kia. Quay đầu lại gọi Chảnh thiếu gia, tôi thấy cánh tay trái của cậu ta bê bết máu. Chỗ bị thương là một vết rạch sâu hoẵm. Mặt cậu ta tái mét, môi cũng trắng bệch, cả người ép sát vào tường hứng chịu từng cú đấm như trời giáng của người đàn ông nọ. Ông ta cũng chẳng khấm khá là mấy, mặt mũi chân tay vừa xước xác vừa bầm tím, quần áo người ngợm dính đầy máu. Chẳng biết biết đó là máu của Chảnh thiếu gia hay là máu của ông ta nữa.
Tôi chẳng dám đứng đó nhìn lâu. Vì mỗi một giây trôi qua trong phí phạm cũng đồng nghĩa với việc tôi đang hai tay dâng mạng sống của Chảnh thiếu gia cho người đàn ông này.
Tôi chạy vòng vòng khắp nơi tìm vật phòng thân. Chẳng biết làm sao mà chân tay, người ngợm cứ luống cuống, run bần bật theo từng đợt. Có lẽ… lần này tôi sợ thật!
Nhặt được khúc gỗ vừa to vừa trắc dưới đất lên, tôi chạy ào qua chỗ hai người kia. Giơ cao khúc gỗ trên tay, tôi nhằm thẳng vào đầu người đàn ông đó mà đập. Ngay khi tôi vừa chạy đến nơi, ông ta lập tức buông Chảnh thiếu gia đang dẻo như cọng bún ra. Quay đầu, tóm lấy cổ tôi siết mạnh. Ông ta ép người tôi vào tường, dùng cẳng tay chắn ngang cổ tôi. Bàn tay còn lại liên tiếp tát vào mặt tôi nói:
-Ranh con, mày dám lừa tao hả? Giỏi lắm! Sao nhỉ? Tao đã nói rồi, “đừng để tao bắt được mày” mà! – Rồi ông ta thu tay, nắm thành quyền, đấm vào bụng tôi một cái đau điếng, tiếp lời: – Con nhãi ranh này, hôm nay tao mà không giết được mày thì quả là phí cơm gạo tổ quốc nuôi bao lâu nay.
Nghe ông ta nói kìa, cứ như bố mẹ đưa ông ta đến trái đất này là để giết tôi không bằng ấy. Cứ như hôm nay mà không giết được tôi thì trời đất không dung ấy.
Tôi vùng vẫy cố thoát ra khỏi cái siết cổ nặng như kìm của người đàn ông nọ. Nhưng cũng chỉ là châu chấu đá xe, ông ta tuy có bị thương nhưng sức lực không hề giảm. Ngược lại, tôi ngày càng yếu dần, tay chân liên tục vung vẩy nhưng cũng chỉ để chứng minh rằng: “mình vẫn còn đang thoi thóp chứ chưa chết hẳn”.
Khi ý thức yếu dần, tôi gần như chìm vào hôn mê thì ông ta đột ngột thả tôi ra. Hay nói đúng hơn là Chảnh thiếu gia chạy đến lôi ông ta ra khỏi người tôi và giáng một đấm vào giữa mặt. Tôi trượt theo bờ tường ngồi bệt xuống đất, đôi chân vô lực mềm nhũn, hai tay vô thức đưa lên cần cổ khẽ vuốt ve. Tựa như tự chấn an bản thân mình rằng: “mọi chuyện đã qua rồi”.
Chảnh thiếu gia chạy đến chỗ tôi, vẻ mặt lo lắng. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy cậu ta mang cái vẻ mặt này. Hóa ra sau lớp vỏ bọc lạnh lùng kia vẫn còn đọng lại một chút tình thương. Cậu ta nhìn tôi nhăn trán, nói:
-Đứng lên, đi đến chỗ cái bàn kia rồi chèo ra ngoài trước đi. Tôi sẽ theo sau và yểm hộ. – Vừa nói, Chảnh thiếu gia vừa kéo tôi đứng dậy.
Tôi loạng choạng còn chưa đứng vững thì cả người cậu ta đã đổ ập lên người tôi. Phía sau, người đàn ông ấy đang cầm cái búa dính đầy máu cười như điên, gầm lên:
-Muốn chạy hả? Không dễ đâu! Hôm nay lũ ranh chúng bay sẽ phải bỏ mạng tại đây!
Rứt lời, ông ta giơ cao cái búa, tính phang vào tôi và Chảnh thiếu gia thêm một cái nữa. Đồng thời, giọng cười kinh dị ấy cứ ngân vang. Tôi dùng hết sức lực còn lại để nghiêng cả mình cùng Chảnh thiếu gia về một bên tránh cái búa. Bàn tay chạm vào cây gỗ dưới nền đất, lập tức cầm trắc nó trong tay mà quật thẳng vào chân ông ta. Đúng như tôi nghĩ, ông bác đó ngã vật ra nền vì mất thăng bằng. Tôi đứng dậy chạy theo, trên tay cầm khư khư khúc gỗ, nhắm thẳng ông ta mà đập. Coi như là chả thù!
-Đủ rồi, sẽ… sẽ chết người đấy. Chúng ta… đi… đi thôi! – Sau lưng tôi, giọng Chảnh thiếu gia cất lên theo từng nhịp đứt quãng.
Tôi vội vất chiếc gậy trong tay sang một bên, chạy lại đỡ cậu đi về phía chiếc bàn. Tôi để Chảnh thiếu gia ngồi lên chiếc bàn, bản thân chèo lên trước rồi sau đó sẽ kéo cậu ta lên sau. Kế hoạch cứ vậy mà thực hiện được một nửa. Ngay khi tôi sắp kéo cậu ta lên khỏi mặt đất thì có một thứ gì đó đột ngột giành lấy Chảnh thiếu gia từ tay tôi. Lôi cậu ta ngược trở lại, ngay sau đó là một tiếng cười man rợn cùng một cánh tay thò lên kéo cửa đậy lắp hầm rồi khóa trái. Văng vẳng trong không gian là tiếng ông ta rít lên qua kẽ răng:
-Ranh con, tao không cần đến mày nữa, một đứa là đủ dùng rồi. – Sau đó ông ta cười vang, giọng cười ngày càng nhỏ dần rồi mất hút.
Tôi dùng hết tất cả sức lực còn lại đấm vào tấm ván. Nơi ngăn cách giữa tôi và Chảnh thiếu gia, miệng lên tục hét lên:
-Trả cậu ta lại cho tôi! Quay lại đây!
Nhưng đáp trả lại tôi chỉ là tiếng bản thân ngồi khóc trong vô vọng, tiếng gió rít lên ngoài kia như trách tôi vô dụng, tiếng côn trùng kêu râm ran như đang nhạo bám tôi. Tất cả, tất cả đều đứng lên bài xích hành động ngu ngốc này của tôi. Bỗng, tôi nhớ ra một người, Vĩnh Quang đâu? Cậu ta nói là ở lại đây đợi tôi và Chảnh thiếu gia mà? Cậu ta đi đâu rồi?
Tôi đứng bật dậy, gân cổ hét lên:
-VĨNH QUANG!
Không có tiếng trả lời, tôi khóc nấc lên lại tiếp tục gọi tên Vĩnh Quang. Mãi một lúc sau, vừa gọi vừa khóc khản cổ, tôi đứng im như tượng, môi khẽ mấp máy hai chữ “Vĩnh Quang”. Nhưng dù cho tôi có gọi đứt giây thanh quản thì hắn cũng không xuất hiện. Tại sao vậy? Hắn bỏ đi đâu rồi? Hắn nói sẽ ở đây đợi tôi mà!
Tôi đưa tay lên quệt đi hai dòng nước mắt thì phát hiện mặt mình đã ướt đẫm, đôi chân cũng tê cứng. Có lẽ tôi đã đứng đây rất lâu rồi. Lại nhìn về khoảng không phía trước, bao quanh tôi là một màn đêm đen kịt, không có lấy một tia ánh sáng. Tưởng như thực tại, tôi đang lạc lõng giữa cuộc sống không lối thoát này. Nước mắt lại một lần nữa lăn dài trên gò má, tôi bước ra khỏi căn nhà gỗ. Bên ngoài, từng đợt gió quật vào người tôi rét căm. Một cái áo khoác nhỏ của Vĩnh Quang cũng chẳng là gì so với trận gió điên cuồng này.
Bỗng dưng nhớ tới Vĩnh Quang, nhớ tới lời hứa cậu ta nói “ở lại đây đợi tôi”. Vậy mà bây giờ thì sao? Tôi cười khan một tiếng tự giễu cợt bản thân ngu ngốc. Dang tay, cởi luôn cái áo khoác ấy ra, vất sang một bên. Cười nhạt. Tôi đi đến cây Tùng già, ngồi xuống đó, cố chấn an bản thân rằng: mọi chuyện rồi cũng sẽ qua thôi. Cũng như nghĩ cách để chèo xuống căn hầm đó.
Thời gian tôi bỏ ra đứng đây khóc lâu như vậy, cũng là khoảng thời gian ông ta được thưởng để chuẩn bị một số thứ. Cứ cho là tôi bậy được cánh của hầm lên, thì lối đi cũng đã bị chặn. Nếu nó không bị chặn thì ít nhất cũng có một vở kịch đợi tôi xuống dưới đó diễn. Làm sao đây? Tôi dựa lưng vào gốc cây nghỉ mệt, dựa mãi dựa mãi, gốc cây thì chẳng thấy đâu mà bản thân thì té xuống đáy vực.
-AAAAAAAAAA…!
Tôi bật ngửa người ra đằng sau, đầu chúi xuống dưới đất còn hai chân thì chổng lên trời. Tôi trượt người xuống vách đồi theo tư thế dốc đầu. Trong khi mất thăng bằng ngã xuống, chân trái ngoắc vào rễ cây Tùng già, kéo khựng người tôi lại. Chân phải lửng lơ, tạo với chân trái một góc 45 độ. Lưng đập thẳng vào vách đồi rồi bật trở ra. Hai tay tôi buông thõng, thả trượt cùng tóc lơ lửng theo thế dốc ngược. Mọi chuyện diễn ra trong vòng ba giây. Tôi đứng hồn nhìn từng gốc cậy ngọn cỏ đang đảo ngược trước mắt mình. Lý trí dường như bị rút kiệt, tôi bật khóc thay cho những gì mình phải chịu mà chẳng màng đến việc “làm sao để thoát khỏi tình cảnh này?”.
Hai hốc mắt ướt đẫm, nhưng chưa kịp trào ra giọt nước nào thì tôi đã vội ép bản thân mình phải nuốt ngược vào trong. Thấp thoáng trong màng đêm đen kịt, tôi thấy có ánh sáng hắt đến ra từ sườn đồi, cách tôi không xa. Viền mỗi khẽ kéo lên, tôi cười thầm tự nhủ: kia chẳng phải ánh đèn hắt ra từ đường hầm của tên “sát nhân” thì là gì?
Nghĩ rồi, tôi lấy hết sức đập hai tay vào sườn đồi, gập người, đồng thời thu tay bám chặt lấy rễ cây. Dùng răng, vừa cắn vừa kéo giây giầy rồi đá văng nó ra khỏi bàn chân bị kẹt. Khi tôi vừa trả lại tự do cho hai chân, thả nó rơi lửng lơ giữa vách đồi thì bên tai lập tức vang lên hai tiếng “rắc rắc”. Hai tay đang ôm rễ cây Tùng già ngày càng chặt, mắt tôi mở to nhìn vào màn đêm trước mặt. Hai tiếng “rắc rắc” ấy lại một lần nữa vang lên đánh tan tiếng gió kêu ngoài trời cùng tiếng côn trùng râm ran trong bụi cỏ. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến, rễ cây Tùng già, nơi cưu mang mạng sống bé nhỏ của tôi bật ra khỏi lòng đất. Không những thế, nó còn có dấu hiệu lìa cành, dứt áo ra đi.
Tôi hoảng hồn, vội vàng bấu víu vào một cái rễ cây trồi ra gần đó. Lần này không cần đợi lâu, tôi men theo rễ cây, trượt đến nơi có ánh sáng. Song, chui tọt vào cái hang nhỏ mà cật lực bò vào trong. Tôi cứ ngỡ rằng mình tránh được kiếp nạn tan sương nát thịt vì kịp thời đu người được vào cái hang nhỏ này. Có ai ngờ trong đây lại có thứ khác đang đợi tôi…
.
.
.
Giữ nguyên tư thế nằm im bất động, tôi đưa mắt nhìn ngắm một lượt không gian phía trước. Sau khi đã xác định chắc chắn bên ngoài không có người mới từ từ bò ra khỏi hang nhỏ. Ngay lập tức, tôi giật mình vì người trước mặt. Vị ấy không phải là người đàn ông tay cầm búa đứng đợi tôi như thầm tưởng, mà chính là Chảnh thiếu gia. Cậu ta không còn mang trên người hình hài nhếch nhác, bẩn thỉu, bê bết máu nữa. Thay vào đó là một bộ quần áo màu trắng, chân tay được lau sạch trả lại làn da trắng vốn có và được đặt nằm ngay ngắn trên một chiếc giường đơn màu trắng. Tưởng trừng như một vị hoàng tử đang say giấc nồng. Tôi lập tức chạy đến lay lay Chảnh thiếu gia, khẽ gọi:
-Kiên Chánh, Kiên Chánh, Hoàng Kiên Chánh. Cậu tỉnh lại đi!
Đáp lại tôi chỉ là từng tiếng thở nặng nề, còn cậu ta thì vẫn say giấc. Không, nói đúng hơn là vẫn chìm trong mê man. Chẳng cần nghĩ ngợi gì nhiều, tôi dựng Chảnh thiếu gia dậy, vòng hai tay cậu ta lên vai mình rồi lê từng bước nhỏ đến cánh cửa. Tôi đưa tay lên toan hé nhỏ khe cửa ra để thám thính tình hình bên ngoài trước rồi mới đi ra. Ai ngờ, cánh cửa đột ngột mở bung ra trước mặt tôi và đằng sau cánh cửa… không có ai cả! Tôi thở phào một cái, lấy tay vỗ mạnh lên đầu mình rủa thầm: “đúng là giỏi tưởng tượng!”. Song, sốc Chảnh thiếu gia lên rồi từ từ lê bước ra ngoài. Bỗng sau lưng tôi vang lên tiếng nói, không, đúng hơn là có người gọi giật tôi lại.
-Nghĩa khí gớm nhỉ? Tao đã thả mày đi rồi mà bằng mọi cách vẫn tìm đường về đây cứu thằng nhóc này bằng được. Vậy thì hai đứa chết chung một thể đi là vừa rồi.
Tôi nhắm chặt hai mí mắt, từ từ quay đầu lại, vừa khi mở bung đôi con ngươi ra, đập vào mắt tôi là người đàn ông tay cầm dao thái, nặng nề bước ra khỏi cánh cửa. Ông ta nhìn tôi cười man rợn, lắc lắc con dao trên tay, nhún vai rồi nói:
-Chạy đi chứ! Để tao xem, vác trên vai một thằng con trai bất tỉnh, nặng gấp đôi mình thì mày chạy được bao xa? – Dừng lại một lúc, ông ta tiếp lời: – À quên mất, còn con chuột nữa nhỉ? Còn con chuột tha cái vòng cổ của mẹ ấy! Đi tìm nó đi rồi chạy luôn một thể!
Tôi nuốt khan nước bọt, mắt đảo quanh quất nghĩ cách thoát thân. Ông ta nói không sai, một mình tôi sợ còn chẳng thể nào chạy khỏi cái hang Cọp này chứ đừng nói vác trên vai Chảnh thiếu gia.
Tôi không biết võ, trên tay lại không một tấc sắt thì lấy gì mà trọi lại với ông ta bây giờ? Tuy là không thể đấu võ lực nhưng vẫn có thể đấu trí mà! Lưu Việt An tôi, từ ngày sinh ra đã chẳng có gì, chỉ có mỗi bộ não hơn người ta vài cái nếp nhăn. Mấy chò chơi đểu người khác thì tôi không thiếu, lúc nào trong đầu cũng có vài ý tưởng để phòng dùng sẵn khi cần. Nhưng giờ thì… đầu óc hoàn toàn chống rỗng. Tôi bặm môi, bặm lời, đứng chôn chân tại chỗ nghe bụng kêu lên hai tiếng “ọc ọc”. Ra là nó đang đói! Cũng phải thôi, bữa sáng của tôi không bị Trần Tiến chọc điên thì cũng bị Vĩnh Quang phá rối. Đến bữa trưa, mang tiếng là về bên nồi cơm gia đình nhưng tôi cũng chẳng ăn được miếng nào. Chỉ biết ngồi đó gảy gảy mấy hột cơm trong bát song, chống cằm nhìn. Cho đến tận bây giờ, chiều tối, tôi đã đói lả rồi. Làm gì còn sức mà đứng đây đấu võ miệng nữa? Ông bà xưa có câu: “có thực mới vực được đạo”. Mà giờ đây, “thực” của tôi đang lâm vào tình trạng thiếu thốn trầm trọng nên “đạo” vì đó cũng ngã cái oạch đau điếng. Thật là khốn khổ!
-Sao? Đang nghĩ chò lừa tao nữa đấy hả? Ranh con, mày lừa tao được một lần thôi, chứ không có lần thứ hai đâu! – Rứt lời, hai tay ông ta nắm chặt đuôi dao thái, giơ lên thật cao. Làm tư thế hạ cánh là sẽ xẻ tôi ra làm đôi. Và ông ta làm thật! Khi con dao thái chỉ cách trán tôi có hai ba cm nữa, đột nhiên phía sau gáy như bị ai đó giáng một đòn. Mọi thứ trước mặt tôi tối sầm lại, quay cuồng và tôi ngã vào một vòng tay…
Đọc tiếp Mật mã cuối cùng – Chương 13