Mật mã cuối cùng

Ước gì trái tim tôi là một củ Hành Tây.
Ai làm tôi đau, người ấy sẽ phải khóc!
.
.
.
Chiều tháng ba, trời nhả nắng vàng. Nắng đua nhau rớt xuống nhân gian thành từng lớp dày, rất dày. Vô số nắng bị gió cản lại thổi bay lên cao. Ở một góc khác, nơi khoảng trời phẳng lặng. Nắng tiếp tục rơi xuống thành từng lớp dày, rất dày. Chúng bò trườn khắp lòng đường nhộn nhịp, tùy tiện hòa mình vào dòng xe tấp nập hay vỉa hè không ngớt tiếng bước chân. Nắng tinh ranh làm như vô tình “nghe lén” vài ba câu chuyện không nên nghe, vài ba mẩu đối thoại của những người qua đường. Gom góp thành một bức họa muôn màu song tấm tắc khen vùng trời này thật rộn ràng nhộn nhịp.
Kiên Chánh nắm chặt lấy bàn tay mềm mại, ấp áp của Việt An – cô em gái nhỏ. Anh dắt cô bé đi dạo phố, mua cho cô những thứ mình thích. Vì Kiên Chánh “thèm” nhìn thấy Việt An cười hạnh phúc khi nhận được những thức quà vô nghĩa từ anh. Mặc xác những ánh mắt tò mò hay thương hại của người qua đường. Kiên Chánh xoa đầu em gái, cưng nựng hỏi:
- Muốn anh dẫn đi đâu chơi nữa?
Việt An sị mặt không đáp lời anh song bĩu môi chỉ chỉ vào đôi giày trượt đang được người nào đó cầm trên tay mà ra điều kiện:
- Em muốn giày trượt.
- Không được. Em không biết trượt, sẽ ngã đấy. Hơn nữa người qua đường đông lắm, không an toàn đâu.
- Đâu cái đầu anh đấy! – Việt An dùng dằng bỏ đi, hậm hực trách: – Nói là mua cho em mà cứ giữ khư khư bên người là sao?
Chiều về, ánh dương ngày càng nhạt. Cái bóng của Kiên Chánh đổ dài trên vỉa hè, kéo lê từng bước chân mệt nhọc, hưu quạnh. Anh đưa tay lên quệt ngang khóe mắt, nơi có thứ nước mặn chát đang trục trào ra. Hướng mắt về dáng người nhỏ bé trước mặt, Kiên Chánh bật cười khi thấy Việt An đang nhún nhảy trên đầu mình. À không, đáng ra phải là trên đầu cái bóng của mình mới đúng.
Ở nơi đó, khuôn mặt xinh đẹp xụ xuống tỏ vẻ đang giận. Đôi mắt to tròn ngập màu nắng khẽ nheo đầy quái chiêu, viền môi hếch lên thách thức. Việt An lại tiếp tục đặt điều kiện:
- Đưa giày cho em hay muốn nát đầu? – Cô bé chỉ chỉ xuống cái bóng dưới chân cười quỷ dị.
- Có giỏi thì dẵm nát đi. Dù gì thì đường cũng là của chung. – Kiên Chánh nhún vai, lười biếng đáp.
- Anh…
Thấy “bé cưng” cứng họng, Kiên Chánh khá hả hê. Anh bước đến nghiêng đầu nhìn em gái, nheo mắt cười. Nom cái kiểu cười ấy sao mà ti tiện quá thể?
- Ăn kem nhé!
Việt An đảo mắt một vòng, tỏ vẻ ngây thơ. Dù rằng ai ai cũng biết con bé ngây thơ theo kiểu “quật chết voi”.
Kiên Chánh nhướm mày nhìn em gái đang nhăn trán suy tư mà cười thầm. Bản mặt vô lại đúng kiểu sắp được xem trò vui. Anh thừa biết bộ não nhỏ bé kia đang nghĩ gì. Chắc chắn thời khắc này, Việt An đang đứng giữa ranh giới “ăn và lòng tự trọng”.
- Sao nào? Đã nghĩ xong chưa?
.
.
.
Ngồi nhìn Việt An sơi tái hết ly kem này đến ly kem khác, Kiên Chánh cũng chỉ là ngồi đó cười tự giễu – một nụ cười đắng. Cười vì không biết nên vui hay buồn trước cái cảnh em gái ăn kem trừ cơm hay là vô tình nghe được vài mẩu đối thoại của mấy cô nhân viên phục vụ gần đó.
Có lẽ vì quá ngại và cũng có lẽ vì không muốn biến mình thành nam chính trong mấy câu chuyện phiếm nhợt nhạt. Kiên Chánh huých nhẹ cù trỏ vào tay Việt An, khẽ nhắc mà cũng khẽ trêu:
- Con gái con đứa, ai lại ăn hồng hộc như trâu thế?
- Mặc xác em, mắc mớ gì đến anh?
- Cũng muốn “mặc em” lắm, nhưng mà “mặc em thì ôi mặt anh”. – Nói rồi, anh khẽ nâng ngón trỏ lên, chỉ chỉ vào hai cô nhân viên phục vụ đang đứng xì xầm gần đó.
Hai cô gái trẻ giật mình vì cái chỉ tay không mấy thiện cảm của khách hàng. Rồi chợt nhận ra, cách đó vài giây mình vừa mới nói xấu người ta thế nên cuống cuồng lủi vào góc bếp hay kiếm cớ bê đĩa hoa quả lên bàn trên để lánh mặt.
- Anh có tài dọa người thật đấy! – Việt An khịt mũi nhìn theo bóng lưng hai cô gái tuổi đương còn trẻ, mặt tái như tàu lá chuối đang vội vàng trốn chạy.
Kiên Chánh không đáp lời em gái, chôn sâu đáy mắt toàn là cùng cực bi ai. Thứ đau khổ ấy họa chăng là ân hận đến quặn lòng?
- Về thôi, muộn rồi. – Anh đứng dậy cầm lấy áo khoác ngoài cũng như đôi giày trượt đang để dưới chân song tiến thẳng đến quầy ba tính tiền.
Cô nhân viên phục vụ nhìn Kiên Chánh rồi lại nghiêng đầu nhìn bàn kem còn nguyên của vị khách trước mặt, bẽn lẽn hỏi:
- Người quý khách đợi lại không đến ạ?
Cô gái trẻ hỏi vậy là có lý do. Ngày nào Kiên Chánh cũng đến đây một mình, nói chuyện một mình và khóc một mình.
Kiên Chánh vốn sống nội tâm nên anh không muốn người ngoài biết quá nhiều về đời chuyện đời tư của mình. Nhất là những cô gái thích buôn chuyện như cô nhân viên hay tò mò về những thứ không đâu trước mặt. Thế nên Kiên Chánh không đáp lời mà chỉ khẽ cười rồi nhận lấy hóa đơn song đẩy cửa bước ra ngoài.
- Người đâu mà lạnh lùng thế không biết?
- Không chỉ lạnh lùng thôi đâu, mà còn bị điên nữa.
- Ừ tiếc thật, đẹp trai thế mà lại…
.
.
.
Khác xa với không gian yên tĩnh bên những bản nhạc Ballad buồn trong kia là lòng đường tấp lập người qua lại. Dòng xe bốn bánh vội vã nối đuôi nhau để rồi mất dần ở vùng trời xa xăm vô định hay vội vã quẹo sang một hướng khác song cũng mất tăm.
Việt An đứng trước cửa quán Keeng đợi Kiên Chánh tính tiền. Vòng hai tay trước ngực, cô bé khẽ nhăn trán nhìn về phía trước như đang suy tư chuyện gì đó trọng đại lắm. Thi thoảng lại liếm môi, “chẹp” một tiếng rồi khẽ lắc đầu tỏ tẻ ngán ngẩm cái xã hội này đến cực hạn.
- Thôi ngay cái kiều ngoe nguẩy đầu rồi cười khốn khổ ấy đi. Ai không biết lại nghĩ em bị làm sao đấy!
Việt An cực kì không vui trước lời nhận xét chín phần chê một phần nhắc của anh trai. Cô bé hậm hực dẩu môi lên hỏi vặn lại:
- Bị làm sao là bị làm sao? Có anh bị làm sao đấy!
- Được rồi, về thôi, muộn lắm rồi.
Ai nói Kiên Chánh không đợi được người? Ai nói người anh đợi mãi mãi không đến? Chỉ là người con gái ấy đang đợi anh ở một nơi khác, nơi người ngoài không bao giờ biết đến mà thôi!
Bụp!
Vĩnh Quang từ đâu chạy đến giáng một đòn vào ám trái Kiên Chánh, làm anh chao đảo suýt ngã. Vừa khi định thần lại, biết mình bị đánh mà không rõ nguyên do. Kiên Chánh liếm môi, đưa tay lên sờ má trái rồi lấp tức lao đến túm cổ áo Vĩnh Quang gằng giọng hỏi:
- Cậu điên đấy à? Tại sao lại đánh tôi?
- Tại sao lại đánh cậu à? Đánh cho cậu tỉnh, tôi phải đánh cho cậu tỉnh. – Nói rồi Vĩnh Quang lại đấm thật mạnh vào bụng Kiên Chánh, làm khuôn mặt đẹp trai nhăn lại vì đau. Anh khẽ gập người ôm lấy bụng song ngồi bệt dưới lòng đường hét lên:
- Cậu điên rồi đấy có phải không?
- Tôi điên? Tôi chính là bị cậu làm cho điên rồi. Tỉnh lại đi Kiên Chánh, cậu tỉnh lại đi. Việt An mất rồi, Việt An mất lâu rồi. Cậu cứ thế này con bé cũng không sống lại đâu.
Anh biết! Dĩ nhiên là anh biết Việt An đã mất lâu rồi. Nhưng làm sao chấp nhận nổi khi mà…
10 tuổi, trơ mắt nhìn bố chết dần chết mòn vì mẹ bỏ đi.
28 tuổi gián tiếp dẫn đến cái chết của mẹ
28 tuổi, một lần nữa sắm tròn vai sát nhân, hai tay dâng em gái cho thần chết.
Vậy thì nỗi đau này, nỗi đau này làm sao để quên khi nó mãi mãi là một vết cứa không lành miệng và càng ngày càng rách to, rách toạc?
- Tớ phải làm sao đây? Tớ phải làm sao đây? Thà là say suốt đời tớ cũng không muốn tỉnh lại.
Vĩnh Quang đứng im nhìn người con trai 28 tuổi ngồi bệt dưới đường khóc đòi em gái. 28 tuổi à? Có khi còn chẳng bằng đứa trẻ 8 tuổi khóc đòi kẹo ấy chứ!
Vĩnh Quang nhìn đôi giày trượt quăng lăn lóc bên vệ đường cười đắng. Nguyên do Kiên Chánh mua giày trượt tặng Việt An là: ngày còn giả làm học sinh trường Mạn Thanh. Có lần Kiên Chánh cùng Vĩnh Quang từng thấy Việt An và Trần Tiến đứng giữa sân trường đánh nhau dành giày trượt.
Trần Tiến cao hơn Việt An rất nhiều. Nhóc ta biết lợi thế ấy của mình nên rất hay tự đắc gọi Việt An là: “Bé lùn của anh.” Con gái được người đời gán cho cái mác “phái đẹp” thì ai lại tự đi nhận mình xấu bao giờ? Chính vì lẽ đó, Việt An dẵm chân bình bịch lên cái bóng đổ dài trên nền gạch trong sân sân trường của Trần Tiến mà dọa nạt. Không những thế, con bé còn uy hiếp, đe dọa, nũng nịu hay nịnh bợ cậu nhóc chỉ để mượn cho bằng được đôi giày mới tinh kia đeo thử một lần.
- Đã không biết trượt rồi mà còn đua đòi. Ngã dập răng có ngày.
- Mặc xác tao. Ngã dập răng dập lợi là chuyện của tao. Thế giờ mày có ượn không?
- Không! – Trần Tiến cười hì hì tiếp lời. – Ra đây, thơm vào má một cái thật kêu rồi anh ượn.
Việt An trừng mắt nhìn bản mặt đểu giả không kém phần ti tiện của Trần Tiến cười gằn. Cô bé dớn cái môi vĩ đại lên song ngoáy ngoáy cái mông đít bỏ đi. Dứt khoát không bao giờ thực hiện điều kiện vô lí ấy của Trần Tiến. Nom cái dáng vẻ đó, chao ôi đánh đá không khác gì Thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Đại văn hào Nam Cao.
Dứt mình ra khỏi dòng kí ức êm đềm tựa con sông luôn chay hiền hòa không ngừng nghỉ. Vĩnh Quang giật mình khi thấy người đi đường đua nhau tụm năm tụm ba chỉ chỏ vào hắn và Hoàng Kiên Chánh song xì xầm bàn tán hỏi chuyện gì đã xảy ra. Có người thật thà nói không biết, có người lại nổi hứng đi vin vào mấy câu độc thoại vô nghĩa của Kiên Chánh mà dựng chuyện.
- Ôi dào, chăc là đánh nhau vì gái rồi. Thanh niên thời nay đúng thật là…
Người đời luôn vậy. Họ lúc nào cũng im lặng hay giữ thái độ trung lập trước những thứ mình biết rõ. Và luôn đoán bừa hay rủ nhau bình phẩm đời tư của người lạ một cách mù quáng lan man.
- Kiên Chánh, đứng dậy, về nhà với tôi. – Vĩnh Quang chạy đến đỡ lấy vai Hoàng Kiên Chánh rồi lôi cậu ta về nhà bằng một lực không hề nhẹ.
- Đừng. Tôi không muốn.
- Đừng làm ồn nữa, đây là đường quốc lộ đấy. Có gì về nhà rồi nói.
- Không, tôi không muốn. Tôi không muốn. – Kiên Chánh lấy tay đấm bùm bụp vào ngực mình, đoạn tiếp lời: – Đau lắm. Đau lắm đấy.
Cầm trên tay đôi giày trượt, một mình lang thang khắp đó đây, độc thoại một mình và cười một mình. Không phải Kiên Chánh không nhìn thấy những ánh mắt tò mò hay thương hại của người đi đường. Chỉ là anh lờ đi tát cả. Lờ đi để có thể tiếp tục sống trong thế giới đầy ắp tiếng cười mình hằng mơ ước. Kiên Chánh cũng biết hai cô nhân viên phục vụ xì xầm không phải chê thói hư tật xấu của Việt An. Mà là đang thắc mắc tại sao lúc nào anh cũng nhìn sang ghế bên cạnh song khóc một mình.
Vĩnh Quang thoáng ngập ngừng, sau cùng vẫn không kìm được lòng mà hỏi:
- Kiên Chánh, nếu có thể quay trở lại…
Câu nghi vấn bị bỏ lửng vì người hỏi lẫn người bị hỏi đều biết giả thiết “nếu” mà tồn tại thì còn người ta đã chẳng phải đau khổ đến mức này.
Thế rồi, tia nắng cuối cùng cùng vụt tắt. Ngày qua rồi, nắng cũng đi rồi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui