Mật mã cuối cùng

Tôi chống cằm ngồi nhìn ra ngoài sân trường, nơi mà đáng ra tôi phải thuộc về. Vậy mà giờ đây tôi lại đang yên vị trong lớp ngồi nhìn ngược lại nó. Phía đối diện, Chảnh thiếu gia vẫn miệt mài với công việc của mình – xoay rubic. Tôi chẳng lạ gì với cái chò trẻ trâu này, nói là tăng IQ mà thật ra là chẳng tăng được tẹo nào. Ban đầu mới chơi thì nghiện điên đảo, chơi nhiều đâm chán. Rubic ba, rubic bốn, rubic năm loại nào tôi cũng thấy qua, sờ qua cả rồi. Nhưng cái này của Chảnh thiếu gia thì có chút hơi lạ mắt. Nó cũng là loại rubic ba tầng nhưng không phải làm bằng nhựa dẻo như bao cái khác mà là làm bằng gỗ. Cũng không có đủ sáu màu đặc trưng của một cục rubic mà lại được bao trọn bởi một màu nâu đất bóng loáng. Thay vào đó, mỗi ô có mỗi số đủ từ một đến chín được chộn lẫn, lộn xộn sen kẽ nhau. Những con số ấy được khắc nổi lên so với mặt rubic, nhìn rất ấn tượng và đẹp.
-Cái đó chơi sao vậy? – Tôi hỏi khi thấy Chảnh thiếu gia cứ ngồi xoay qua xoay lại cục rubic mãi mà chẳng ra hình thù gì.
-Biết chơi Suduku không? – Cậu ta hỏi vặn lại tôi bằng một câu hỏi không chủ ngữ nữa. Cứ nghe thấy cái kiểu nói chuyện ấy là tôi máu trong người tôi lại sôi lên vì tức. Điên tiết tôi gắt.
-Có. Mà nó có liên quan gì đến cục rubic này à?
-Tất nhiên. Suduku có chín ô vuông to, mỗi ô vuông to lại được chia làm chín ô vuông nhỏ. Người chơi có nhiệm vụ chèn số vào bảng sao cho số không được lặp lại trong bất kỳ hàng, cột và vùng nào.
-Cái đó ai mà không biết? Tôi đã nói với cậu là tôi “biết chơi” Suduku rồi mà. – Bực mình tôi gắt.
Không tiếp súc với Chảnh thiếu gia đã đành, càng tiếp súc tôi càng ghét cái kiểu khoe khoang mình tài giỏi của cậu ta. Hỏi thì nói luôn cho rồi, lại cứ thích vòng vo tam quốc, ăn nói liên thiên. Điên cả người.
-Xem ra càng ngày cậu càng ghét tôi thì phải?
-Tôi nào dám.
-Ra vậy. – Cậu ta bật cười. Có gì đáng cười chứ? Mà “ra vậy” nghĩa là sao? Hừ… Lằng nhằng. Mà kệ đi, bệnh viện thương điên thì có hạn, còn người điên thì vô hạn. Tôi chả trách.
-Lạc đề rồi, tôi đang hỏi cậu cục rubic đó chơi sao? – Tôi gõ gõ tay xuống mặt bàn kéo cậu ta về chủ đề chính.
Chảnh thiếu gia nhìn tôi khẽ cười. Hay nhỉ? Bình thường tôi có thấy cậu ta cười bao giờ đâu? Sao hôm nay ăn gì mà cười lắm thế? Điên à?
-Rubic này chơi tương tự như Suduku, chỉ có điều Suduku có chín ô vuông to còn rubic chỉ có sáu ô vuông to. Người chơi có nhiệm vụ xếp các con số vào các mặt của rubic sao cho số không được lặp lại trong bất kỳ hàng cột và vùng nào.
-Ồ… nghe hay nhỉ?
Cậu ta gật đầu tán thành, lại cười.
-Tất nhiên là hay rồi, bởi vì nó không đơn giản chỉ cần thuộc công thức như chơi rubic bình thường. Đối với loại này, nó yêu cầu người chơi phải suy nghĩ gấp mười lần người bình thường. Vì chỉ cần sai một số thôi thì sẽ sai hết tất cả. Vậy nên những người chơi được nó trên thế giới này chỉ cần đếm trên đầu ngón tay thôi đấy.
Lại nữa, lại bắt đầu tự cao rồi đấy. Vâng, tôi biết cậu giỏi, cậu giỏi được chưa?
.
.
.
Tùng tùng tùng… ào ào ào…
Trống trường vừa điểm cũng là lúc học sinh đua nhau chạy về lớp. Tôi cũng sực nhớ ra một chuyện, vội chồm người tới hỏi dồn Chảnh thiếu gia.
-Vào thư viện trường mượn sách có cần thẻ thư viện không?
-Không có vẻ thư viện ai cho cậu mượn? – Cậu ta ngả người dựa lưng vào tường tạo khoảng cách với tôi.

-Chết rồi, tôi không có thẻ thư viện. Làm sao bây giờ?
-Hửmmm… – Cậu ta bật cười, một nụ cười khinh người. – Đến cả thẻ thư viện mà cũng không có?
-Không có thì sao? Đầy người cũng không có thẻ thư viện chứ không riêng gì mình tôi đâu nhé! – Rứt lời, tôi đứng bật dậy đi thẳng về chỗ của mình.
Sau lưng vẫn vang lên giọng cười không giống ai ấy của Chảnh thiếu gia đi kèm câu nói “sau tiết hai tôi đợi cậu trước cửa thư viện”.
.
.
.
-Sao rồi mày? Nó có giải ày không? – Trần Tiến chạy ào vào lớp, đập bàn cái “đốp”, nghiêng người thủ thỉ vào tai tôi. Tôi đấm vào bụng nó mấy cái, nhân tiện hẩy nó ra rồi ném tờ giấy nháp xuống bàn kèm theo một chữ “đấy”.
-“Vào thư viện trường hỏi mượn cô thủ thư cuốn thiên văn học”. Ủa chi vậy mày? Nó không có thẻ thư viện trường nên nhờ mày đi mượn hộ đó hả? Mày tính làm chân sai vặt cho nó thật đó hả? Hả? Hả?
-Im đi coi nào, đang mệt muốn chết lại còn cứ ngồi đó mà lải nhải. Mày không nói không ai bảo mày câm đâu.
-Còn mày mà không trả lời tao thì tao bảo mày câm thật đấy. – Nó lườm tôi một cái sắc lẻm. Song bật cười, đồng thời lấy hai tay vò đầu tôi lại cười khành khạch.
.
.
.
Hết tiết hai, tôi cho sách vở vào cặp, quay đầu nhìn về phía góc lớp thì Chảnh thiếu gia đã mất tích từ bao giờ. Cậu ta xuống thư viện trường đợi tôi thật à? Sao tốt dữ vậy?
Tôi bước ra khỏi lớp, theo thói quen nhìn qua C3 một cái rồi đoán thử xem giời này Lý Ngân đang làm gì. Vừa mới xoay người, đập vào mắt tôi là cái bản mặt đểu giải của Bùi Vĩnh Quang. Cậu ta đứng đó, dựa lưng vào tường, khoanh tròn hai tay trước ngực, nghiêng đầu nhìn tôi đồng thời vẽ lên môi một nụ cười đểu vô cùng tận. Tức mình tôi xoay người đi thẳng lên thư viện trường, mặc xác cậu ta muốn cười sao thì cười. Thật tình mà nói, sao trên đời này lắm người điên thế không biết? Đã điên rồi thì vào trại mà ở đi lại cứ thích đi đây đi đó dọa người. Tôi cứ thế lững thững bước đi, vừa đi vừa rủa Vĩnh Quang thậm tệ cho đến khi bên tai vang lên câu nói “cậu không nhìn thấy tôi à?”. Thì lúc bấy giờ tôi mới sự tỉnh, vội định thần lại, tôi thấy Chảnh thiếu gia đang nhíu mày nhìn mình. Tôi thiết nghĩ nếu cậu ta mà bỏ đi cái kiểu nhíu mày như ông cụ non với cả mấy cái kiểu cười quái dị ấy mà thay bằng cách sống của người phàm thì tốt biết mấy. Nhưng đó chỉ là tôi mạnh dạn phát biểu ý kiến thay cho những người đồng suy nghĩ mà thôi. Chứ cậu ta muốn sao thì mặc xác cậu ta, không liên quan đến tôi.
Tôi theo sau Chảnh thiếu gia vào thư viện trường, thực hiện vài ba cái quy tắc mà cô thủ thư đưa ra song mỗi đứa một hướng đi tìm sách. Thiên văn học, thiên văn học, tôi tìm mờ cả mắt cuối cùng cũng ra chỗ để cuốn thiên văn học. Vấn đề là nó có cả chục cuốn thiên văn học mà tất cả cùng nằm ở tầng trên cùng của kệ sách. Đã thế lại còn cao ngút ngàn, Bùi Vĩnh Quang, cậu giỏi lắm, biết tôi không với tới rồi mà còn chơi cái chò này. Mất dạy.
-Sao đứng đó? – Chảnh thiếu gia đi đến thấy tôi đứng im như tượng thì càng nhíu mày hỏi. – Không với tới à?
Rứt lời cậu ta nâng tay lên lấy cuốn Thiên văn học xuống đưa đến trước mặt tôi, đá đểu:
-Nếu không ngại, tôi có thể hỏi mượn cô thủ thư cái ghế cho cậu.
-Thôi khỏi, cảm ơn ý tốt. – Tôi giật lấy cuốn sách từ tay Chảnh thiếu gia, học theo cái cách nói chuyện ấy của hắn, quẳng lại một câu song quay lưng đi thẳng.
Tôi ngồi bừa xuống một cái bàn nào đó trong thư viện, lật sách xem. Trong đó ghi toàn những thứ cao siêu, tôi đọc chả hiểu. Mấy cái hình thù lằng nhằng cùng với những quy luật chuyển động rối rắm càng biết cách khiến người ta hoa mắt hơn nữa. Đang vùi mặt vào quyển sách, cố đọc hiểu toàn bộ nội dung trong đó thì Chảnh thiếu gia đi đến để lên giữa trang sách của tôi một tờ giấy.
.
.

.
•    1/9/1939: Bầu trời nước Đức những năm 30 thật ảm đạm. Để tìm niềm vui mới, họ rủ nhau xách súng đến tận Balan xa xôi đùa nghịch. Người Balan vốn đã hiếu chiến, nay có khách lại càng hiếu hơn. Hai bên cùng cầm súng đọ tài quân sự, chiến tranh nổ ra là chuyện thường tình.
•    9/1940: Italia cũng chẳng phải vừa, thấy người ta chơi mình cũng muốn nghịch. Ai Cập kia một thời hùng mạnh, có sông Nin nước chảy hiền hòa. Bến đỗ này hắn đã nhắm lâu, sa mạc cát gió chính mi – Ai Cập. Còn chờ gì mà đứng nhìn nữa? Tấn công Ai Cập, chiến tranh nổ ra.
•    22/6/1941: Hồng quân Liên Xô, kẻ thù chung của hai khối đối địch. Mặt trận Liên Xô, mặt trận riêng của mình phát xít Đức.
•    7/12/1941: Ha-oai tươi mát, Ha-oai xinh đẹp. Nhật Hoàng ấn định cùng Mĩ thả bom.
•    1/1942: Quá đáng… Quá đáng! Khối phát xít quá đáng. Gây chuyện, gây chiến không gì không làm. Anh Pháp Mĩ cùng nhau bắt tay, mục tiêu chỉ có một – chống phát xít. Mặt trận đồng minh từ đây mà ra.
•    2/2/1943: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Thời nào cũng thế, nơi nào cũng vậy. Quân đội Liên Xô xách “tông” khởi nghĩa, bước ngoặt quan trọng xoay chuyển tình thế. Xta-lin-grát nơi chứng kiến sự tích oai hùng.
•    6/6/1944: Anh Pháp Mĩ cùng khối đồng minh, thì sao có thể đứng nhìn, một trong ba bị phát xít lấn đất. Đổ bộ cứu bạn, Anh Mĩ dẹp tan phát xít, tiến thẳng Bắc Pháp.
•    9/5/1945: Hồng quân Liên Xô thắng lợi hoàn toàn. Phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng, mở ra cuộc sống yên bình Châu Âu.
•     15/8/1945: Nhật Hoàng nay mới chịu thua, kéo theo chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, nhân loại lại phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh. 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại
•    7/3 – 10/2: Ánh sáng vĩnh hằng sẽ mang lại bình yên cho thế giới.
Chìa khóa: Nổi nổi chìm chìm,
Ai quan trọng hơn ai?
Đa số bỏ đi,
Thiểu số lấy vào.
Tìm từ khóa.
.
.
.
-Gì đây?
-Mật thư!
-Mật thư là cái gì thế? – Tôi dời tầm ngắm từ “mật thư” đến “mặt” Chảnh thiếu gia.
-Mật thư có nghĩa là bản thông tin được viết bằng các kí hiệu bí mật, bằng các kí hiệu thông thường. Nhưng theo cách sắp xếp bí mật mà người gửi và người nhận đã thỏa thận trước với nhau nhằm giữ kín nội dung chao đổi.

Tôi nuốt khan nước bọt, cố cười, hỏi ngược Chảnh thiếu gia:
-Cậu đưa cho tôi cái này làm gì? Đừng nói…
-Đúng! – Cậu ta gật đầu, kéo ghế ngồi đối diện tôi, tiếp lời. – Tôi thấy nó được kẹp trong một quyển sách Thiên văn học ở đằng kia.
Tôi nhìn theo cái chỉ tay của Chảnh thiếu gia, nơi mà mấy cuốn sách Thiên văn học nằm chễm trệ trên tầng cao nhất của gác sách. Rồi lại cúi xuống nhìn tờ giấy mật thư trong tay, đắng lòng, lại một lần nữa ngửa mặt lên hỏi Chảnh thiếu gia:
-Cái này phải giải sao?
-Trước hết phải bình tĩnh và thận trọng tìm ra ý nghĩa của chìa khóa. Chìa khóa bao giờ cũng liên quan chặt chẽ đến mật thư. Giải ý nghĩa của chìa khóa phải có cơ sở, hợp logic với mật thư. Chìa khóa có thể tìm ra rất nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng quan trọng là ý nghĩa nào khớp với mật thư? Từ chìa khóa, ta có thể xác định mật thư thuộc hệ thống nào. Sau đó bắt đầu dịch mật thư. Nếu dịch ra thấy sai một vài chỗ có thể do…
Chảnh thiếu gia nghỉ một chút có lẽ là lấy hơi, nhìn tôi đoán ý song bắt đầu giơ tay ra đếm:
-Thứ nhất, chưa tìm ra ý đúng của mật mã, phải thử lại cách khác. Thứ hai, “dịch” chưa đúng nghĩa của từ khóa, phải kiểm tra lại. Thứ ba, người gửi viết sai kí hiệu, có thể do cố ý viết sai. Dịch mật thư xong, rồi chép lại toàn bộ nội dung đã dịch, thấy chỗ nào không hợp lý, khác lạ thì phải cẩn thận chú ý, cân nhắc kỹ, chớ đoán mò vội kết luận.
Tôi ngồi cười nghe Chảnh thiếu gia nói, nụ cười trên môi càng ngày càng méo xệch chảy sệ nhưng vẫn không chịu tắt. Tôi cứ thế duy trì cái điệu bộ cười không ra cười, khóc không ra khóc ấy nhìn cậu ta.
-Trên đấy là toàn bộ cách giải một mật thư, giờ cậu bắt đầu tìm nghĩa của chìa khóa trước đi. Nhớ kĩ, chìa khóa có rất nhiều nghĩa, nhưng quan trọng nghĩa nào khớp với mật thư? Được rồi, làm đi… Nhìn gì tôi? Làm đi! – Chảnh thiếu gia hơi gắt khi thấy tôi ngồi đơ như tượng.
Tôi thu lại nụ cười méo xệch của mình, vẽ lên môi một nụ cười gượng khác. Đưa tay lên cào đầu, ngồi nhìn tờ giấy song lại nhìn Chảnh thiếu gia.
-Được rồi, giờ thế này: “Nổi nổi chìm chìm, ai quan trọng hơn ai? Đa số bỏ đi, thiểu số lấy vào”. Tức là… à mà cậu đã đọc cuốn “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo chưa?
-Rồi. – Cái cuốn sách ấy hả? Tôi đọc cả trăm lần rồi chứ chả ít đâu. Buồn không có gì làm lấy sách ra đọc, chán học lấy sách ra đọc, mẹ mắng lấy sách ra đọc, điểm kém lấy sách ra đọc, thậm chí ngủ không được cũng lấy sách ra đọc. Chảnh thiếu gia hỏi tôi “đọc chưa” là quá thừa, đáng ra phải hỏi là “cậu đọc được mấy trăm lần rồi?” mới đúng.
-Rất tốt. Mọi chuyện bắt đầu dễ dàng hơn nhiều rồi đấy. Trong quyển sách ấy, nằm ở phần giữa sách có chương “phương pháp đọc để nắm bắt thông tin”, còn nhớ chứ? – Chảnh thiếu gia nhướm mày nhìn tôi hỏi dò.
-Còn. – Phải nói là tôi nhớ đến từng câu từng chữ của cái quyển sách ấy thì đúng hơn.
-Rất tốt. Vậy chắc hẳn cậu còn nhớ đối với một cuốn sách hay một văn bản bất kỳ luôn chứa 20% từ khóa và 80% còn lại không phải từ khóa. Đối với mật thư cũng tương tự, nó cũng chứa 20% từ khóa mà cậu cần tìm.
-Sao cậu biết mật thư yêu cầu tìm 20% từ khóa? Trong khi đó giải mật thư cần dùng đến “chìa khóa” kia mà?
-Hỏi hay đấy! – Chảnh thiếu gia thả rơi một câu khen ngợi, ngón tay thon dài gõ nhẹ lên hai dòng từ khóa đầu tiên, tiếp lời. – Tôi quên chưa giải thích nghĩa của chìa khóa cho cậu. Nhìn này, “nổi nổi chìm chìm, ai quan trọng hơn ai?”, ở đây có nghĩa là những ý chính, tức từ khóa được người viết làm nổi bật lên so với những từ thường, không phải từ khóa. Hay nói đúng hơn nó là 20% nội dung ta cần nắm vững trong đoạn mật thư này. 80% nội dung còn lại trong đoạn mật thư chỉ có nhiệm vụ bổ nghĩa cho 20% từ khóa. Nôm na nó có nghĩa là 80% nội dung đó có nhiệm vụ đánh lừa thị giác, làm phân tâm người đọc.
-Tương tự như vậy, “đa số bỏ đi, thiểu số lấy vào” cũng có nghĩa như hai câu trên đúng không?
-Chính xác. – Chảnh thiếu gia búng tay một cái “tách”, nghe giòn tan, không tiếc lời khen tôi thêm một câu nữa.
-Hì hì… tôi biết là mình thông minh từ lâu rồi. Nhưng mà có thông minh đến mấy cũng cần một bài toán làm mẫu chứ nhỉ? Hì hì… cậu làm mẫu cái đầu tiên “1/9/1939: Bầu trời nước Đức…” cho tôi xem trước được không? – Tôi chắp hai tay để trước ngực, nghiêng đầu nhìn Chảnh thiếu gia nói với cái giọng ngọt hơn mía. Song còn tặng kèm thêm cho hắn một nụ cười hình bán nguyệt đẹp hơn hoa.
Chảnh thiếu gia nhìn tôi bật cười thành tiếng. Lần đầu tiên tôi biết cậu ta cũng có khả năng của người phàm, cười ra tiếng, một nụ cười không gượng ép. Nhưng rất nhanh sau đó tiếng cười ấy vụt mất và được thay bằng khuôn mặt lạnh lùng (giả tạo) thường ngày.
Chảnh thiếu gia đưa tay lên miệng ho khan một tiếng, bốn ngón tay còn lại gõ đều lên mặt bàn theo nhịp, cất lời.
-“1/9/1939: Bầu trời nước Đức những năm 30 thật ảm đạm. Để tìm niềm vui mới, họ rủ nhau xách súng đến tận Balan xa xôi đùa nghịch. Người Balan vốn đã hiếu chiến, nay có khách lại càng hiếu hơn. Hai bên cùng cầm súng đọ tài quân sự, chiến tranh nổ ra là chuyện thường tình”. Giống như phân tích một tác phẩm văn học, cái cậu cần là nắm được ý chính của cả đoạn văn trên. Trước tiên Đức và Balan là hai nhân vật chính, mà nội dung của cả đoạn này là nói về tính vô lý của Đức khi mang súng sang Balan. Tóm gọn là “Đức tấn công Balan, chiến tranh bùng nổ”. Rồi đấy, cô bạn thông minh, làm tiếp phần còn lại xem nào.
Tôi đã nói mình thông minh thì chẳng có đùa đâu. Sau một hồi hí hoáy cuối cùng tôi cũng chuyển hết chúng về dạng cơ bản là:
•    1/9/1939: Đức tấn công Balan, chiến trang nổ ra.
•    9/1940: Italia tấn công Ai Cập.
•    22/6/1941 : Đức tấn công Liên Xô.

•    7/12/1941 : Nhật tấn công Mĩ ở Ha-oai.
•    1/1942 : Mặt trận đồng minh chống Phát xít thành lập.
•    2/2/1943 : Chiến thắng Xta-lin-grat.
•    6/6/1944 : Anh, Mĩ đổ bộ vào bắc Pháp.
•    9/9/1945 : Phát xít Đức đầu hàng.
•    15/8/1945 : Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc.
-Xong. – Tôi đưa thành quả lao động vất vả của mình tự nãy đến giờ để trước mặt “thầy” hô vang một tiếng thông báo. “Thầy” liếc qua nó một chút song gật đầu đồng ý nói:
-Bước cuối cùng, tìm từ khóa cho các ô vuông ở cuối mật thư.
-Đơn giản, từ khóa là “chiến tranh thế giới thứ hai”. Chắc chắn, không chật vào đâu được. – Tôi nói chắc như đinh đóng cột. Song, vui quá, miệng ngoác ra cười teo toét. Cười theo cái kiểu không thấy mặt trời, không thấy tổ quốc cũng chẳng cần biết đến quê hương.
-Giỏi nhỉ?
-Dĩ nhiên rồi, thi học kì lớp tám môn Lịch Sử tôi được chín điểm nhờ chiến tranh thế giới thứ hai đấy. Không nhớ mới lạ. – Rứt lời, tôi phá ra cười, cười trong niềm vinh quang. Ấy thế mà vừa mới cười được một chút “thầy” đã tạt cho tôi một gáo nước lạnh.
-Nhưng mà rất tiếc, sai rồi.
-Sao lại sai được? Rõ ràng nó là diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai mà?
-Tôi chưa từng nói “nó không phải là diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai”. – “thầy” đưa hai tay lên đầu phản đối, tiếp lời. – Ý tôi là cậu bỏ sót dữ kiện của mật thư.
-Cái nào cơ?
-“7/3 – 10/2: Ánh sáng vĩnh hằng sẽ mang lại bình yên cho thế giới”. Thiếu cái gì không thiếu lại đi thiếu cái dữ kiện quan trọng nhất.
-Cái đó đọc đi đọc lại chả thấy nó có nghĩa lí gì cả. – Tôi khẳng định.
-Thật không? – “thầy” hỏi vặn lại tôi với câu hỏi hai chữ thường nhật.
-Ừm… thật. – Tôi hơi do dự trước cái kiểu dọa người ấy của “thầy”. Song, vẫn giữ vững quan điểm của mình.
-Được rồi. Người thiết kế mật mã tên gì? Tức cái người đưa mật mã cho cậu ấy.
-Bùi Vĩnh Quang. – Tôi tự hỏi sao hôm nay nhiều người muốn biết tên của hắn thế không biết?
-Thêm một câu nữa, cậu sinh ngày bao nhiêu?
-Mùng 7 tháng 3. Mà chi vậy?
Chảnh thiếu gia khẽ cười, lại cái kiểu cười nhếch mép mà tôi chúa ghét. Song kết luận:
-Giờ thì tôi đã có đủ bằng chứng để khẳng định “chiến tranh thế giới thứ hai” của cậu là sai rồi.
-Cái gì?
Đọc tiếp Mật mã cuối cùng – Chương 9


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận