Mê Án Đường Triều


"Vương gia." Trần Cẩn Phong kéo vạt áo, quỳ xuống thưa: "Có việc gì cần đến thần, thần nhất định sẽ tận tâm tận sức cống hiến cho quốc gia."
"Được." Lý Long Cơ gật đầu, đưa tay đỡ Trần Cẩn Phong đứng dậy, ánh mắt biểu lộ sự hài lòng, đoạn nói: "Sau này ở trước mặt ta không cần gọi vương gia, ta lớn tuổi hơn đệ, cứ coi ta như huynh trưởng của đệ vậy.

Đợi khi chúng ta tiêu diệt được bè phái của Vi Hoàng hậu, ta sẽ đưa đệ trở lại kinh đô.

Lúc đó khi gia phụ lên ngôi, ta và đệ sẽ hợp sức với nhau phát triển Đại Đường thêm giàu mạnh."
"Tạ vương..

huynh."
"Đệ còn vấn đề gì nữa không, biết đâu ta có thể giúp đệ." Ánh mắt Lý Long Cơ đầy vẻ chân thành.
Trần Cẩn Phong do dự một lúc, cuối cùng quyết định nói ra: "Nói thật lòng với huynh, đệ tham gia thi cử cũng là vì muốn tìm kiếm một người bạn hồi nhỏ.."
Lý Long Cơ tiếp lời: "Hẳn là một cô nương nhỉ, đệ cứ nói với ta thật chi tiết về cô ấy, ta có thể giúp đệ nghe ngóng tình hình."
Trần Cẩn Phong cảm thấy mặt mình nóng rực, chàng hơi mỉm môi, biểu cảm ngượng nghịu: "Vâng, vâng, muội ấy tên là Nhã Lâm, nhỏ hơn đệ hai tuổi, mười lăm năm trước gia đình gặp phải biến cố, cha mẹ đều mất cả, muội ấy được thúc phụ dẫn đi, nhưng từ đó đến nay hoàn toàn bặt vô âm tín."
"Ra vậy."
"Muội ấy là một người đa tài đa nghệ, lại còn đơn thuần, thiện lương và đáng yêu.."

"Đệ dành cho cô ấy nhiều lời khen quá rồi đấy, ta nghĩ chắc hẳn đệ phải yêu cô ấy lắm." Lý Long Cơ cười nói.
Thấy vương gia cười mình như thế, Trần Cẩn Phong cảm thấy ngại ngùng vô cùng: "Kì thực đệ cũng không còn dám mơ đến chuyện tìm được hay không tìm được nữa."
"Đệ yên tâm đi, ta sẽ sai người âm thầm điều tra về cô nương rời khỏi Bính Châu mười lăm năm trước, tên là Nhã Lâm, nhỏ hơn đệ hai tuổi.

Nếu ngày nào đó thực sự tìm thấy người, ta sẽ báo cho đệ."
"Nhưng mà, lúc đó huynh làm sao biết được đệ đang ở đâu?" Trần Cẩn Phong lo lắng đáp.
"Ừm.." Lý Long Cơ ngẫm nghĩ một hồi rồi nói: "Bây giờ đệ không thể về quê được nữa rồi, đệ đến Quý Châu đi, ở đó có một người bằng hữu cũ của đệ."
"Bằng hữu cũ sao? Là ai vậy?" Trần Cẩn Phong vô cùng hoang mang.
"Cứ đi đi rồi đệ sẽ biết." Lý Long Cơ làm bộ bí hiểm, gương mặt anh tuấn nở nụ cười tươi rói.
Trần Cẩn Phong gật đầu, đoạn nói tiếp: "Đệ còn một việc muốn nhờ vương huynh giúp."
"Chuyện gì?"
"Đệ muốn gặp An Quốc Tương vương."
"Gia phụ?" Lý Long Cơ cảm thấy bất ngờ: "Đệ tìm gia phụ có việc gì?"
Trần Cẩn Phong mỉm cười với Lý Long Cơ: "Cứ đi rồi huynh sẽ biết."
Tiếng gió gào rú trong đêm, cỏ dại trên sườn núi hoang nhảy múa điên cuồng trong gió, hai bóng người ngọc thụ lâm phong đứng bên nhau, cùng nhìn về hướng mặt trởi mọc..
* * *
An Quốc Tương phủ
So với Hoàng cung nguy nga lộng lẫy, Tương phủ trông khá giản dị đơn sơ.

Quan sát một lượt phủ đệ, Trần Cẩn Phong bỗng thấy có cảm tình với Tương vương.

Sau khi ngồi an vị trong phủ, Lý Long Cơ tươi cười nói với Trần Cẩn Phong: "Gia phụ đang bận xử lí một số việc, lát nữa sẽ tới đây."
"Vâng." Trần Cẩn Phong nhẹ đáp.
Lúc này có hai người tì nữ bưng một chiếc đĩa tới, trên đĩa là các dụng cụ pha trà vô cùng tinh xảo được đặt gọn gàng.

Sau khi nhẹ nhàng đặt trà cụ lên án kỉ, hai tì nữ liền lui ra ngoài.
"Trà đạo cũng là một môn học, muốn pha được một tách trà xuất sắc thì có chín yếu tố cần phải kiểm soát là tạo (trồng trà), biệt (phân loại trà), khí (dụng cụ), hỏa (lửa), thủy (nước), chích (sao trà), mạt (vụn trà), chử (đun trà), ẩm (thưởng trà).


Khi đun trà dùng than đốt từ cây là tốt nhất, thứ nhì có thể dùng củi khô để đun.

Nước để pha trà phải dùng nước chỗ khơi dòng, nước trong núi là thượng đẳng, nước sông là trung đẳng còn nước giếng chỉ xếp hạ đẳng." Lý Long Cơ vừa nói vừa đặt trà cụ lên bếp lò, đổ nước suối lấy từ trong núi vào, sau đó cho thêm vụn trà, động tác có vẻ thần bí.

"Uống một ngụm xua tan cơn buồn ngủ, tinh thần sảng khoái vô cùng; uống hai ngụm giải tỏa tinh thần, cơ thể tựa như được tắm mưa gột bỏ bụi trần; uống ba ngụm thì coi như đắc đạo, không còn khổ tâm hay phiền não.

Thế nhân nào có biết đến sự thanh cao của trà mà toàn mượn rượu để trách người trách mình; sầu trông Tất Trác tham lam uống rượu giờ đêm tối bị trói cạnh ông chủ quán rượu, cười nhìn Đào Minh Uyên làm bài thơ uống rượu dưới hàng rào phía đông; Lúc Thôi Sử Quân uống nhiều rượu còn có thể cất cao giọng hát khiến người khác kinh ngạc; Có ai biết được uống trà sẽ thật sự đắc được đạo, chỉ có tiên nhân Đan Khâu trong truyền thuyết mới biết được mà thôi."
(Bản gốc: Nhất ẩm địch hôn mị, tình lai lãng sảng mãn thiên địa
Tái ẩm thanh ngã thần, hốt như phi vũ sái khánh trần
Tam ẩm tiện đắc đạo hà tu khổ tâm phá phiền não
Thử vật thanh cao thế mặc tri, thế nhân ẩm tửu đa tự khi
Sầu khán Tất Trác ứng giản dạ, tiếu hướng Đào Tiềm li hạ thời
Thôi hầu xuyết chi ý bất dĩ, cuồng ca nhất khúc kinh nhân nhĩ
Thục tri trà đạo toàn nhĩ chân, duy hữu Đan Khâu đắc như thử.
Bài thơ này do cao tăng Hiệu Nhiên ở Giang Nam thời Trung Đường viết.

Tuy nhiên ứng với thời gian xảy ra sự kiện trong truyện thì ông chưa ra đời, do tác giả yêu thích bài thơ nên quyết định trích dẫn vào truyện)
"Không ngờ Lâm Tri vương lại am hiểu trà đạo như vậy." Trần Cẩn Phong dành cho Lý Long Cơ lời khen từ tận đáy lòng.

"Luận trà đạo cũng chính là luận nhân sinh.

Đạo Phật coi việc thưởng trà là một trong những phương pháp tu thân dưỡng tính tốt nhất, hiểu được trà có thể nói là đã đạt tới đỉnh cao." Nói đoạn Lý Long Cơ dừng tay, đưa mắt nhìn dòng nước trong vắt sóng sánh, hít một hơi hương thơm thanh đạm của trà.

"Khi thưởng trà thiền là thưởng vị của trà, đầu tiên là" khổ "(đắng), đạo Phật dạy con người khi được sinh ra đời nhất định sẽ phải chịu khổ, thế nên mới có câu bể khổ vô biên, quay đầu là bờ, cũng để ẩn dụ cho sự" khổ tận cam lai "của trà; thứ hai là" tĩnh ", trà đạo coi trọng sự tĩnh lặng, ôn hòa, trùng hợp với cái tĩnh ẩn giấu trong" giới, định, tuệ "của Phật giáo.

Mà ngồi thiền cũng là biểu hiện tốt nhất của" tĩnh "; thứ ba là" phàm ", trà vốn là món vật bình phàm của thế nhân, Phật giáo cũng phổ độ tất cả chúng sinh bình phàm trên cõi sống, những lời khuyên giải hay an ủi cũng rất gần gũi, bình thường, nhưng trong cái phàm này lại chính là sự thăng hoa của thái độ với nhân thế; thứ tư là" buông ", thứ khiến con người sống trên đời này bận lòng chính là ham muốn tài sắc vật, Phật giáo dạy chúng ta buông bỏ tất cả, chỉ có buông bỏ mới có thể thấm nhuần được thiền học.

Thưởng trà cũng là lúc ta đặt xuống tất cả mọi thứ trên tay, tĩnh tâm lại, gạt bỏ tất cả tạp niệm, chậm rãi thưởng thức tư vị của trà.

Có thể nói thưởng trà có thể tịnh hóa linh hồn của một người, cũng là nơi ta tìm về để tĩnh tâm trong cõi trần thế ồn ào này."
Lời vừa dứt, bình trà cũng đã đun xong.

Lý Long Cơ đứng dậy, bước tới bên cạnh Trần Cẩn Phong, đưa vào tay chàng một chén trà sứ ngoài trắng trong xanh: "Nếm thử đi, có khi đệ lại ngẫm ra được điều gì đó.".


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận