Dịch: Y Na
Lúc này Nghiêm Hành gần như có thể chắc chắn, hòn đá không bắt mắt trong tay thực sự là một bảo vật.
“Hạnh Hạnh, sao em lại may mắn như vậy, đến cả hòn đá mà cũng bị em nhặt về được!”
Anh còn tưởng Giản Hạnh Hạnh bị nắng chiếu chói mắt nên mới thấy hòn đá đang phát sáng, nhưng không ngờ lại tình cờ mang về bảo vật đáng tiền.
“Hì hì, là may mắn mà anh cả cho em đấy.
”
Miệng cô như được phết mật ong, xuất khẩu thành thần, cộng thêm khuôn mặt nhỏ nhắn xinh xắn, không biết sau này sẽ làm bao nhiêu đàn ông mê mẩn đây.
Bây giờ Nghiêm Hành đã bắt đầu suy nghĩ sau này phải đối phó với đám đàn ông thối tha theo đuổi em gái mình thế nào, em gái anh đáng yêu như vậy, không được để mấy tên đàn ông đó lợi dụng! Anh trai cuồng em gái đang điên cuồng ghen tị.
Giản Hạnh Hạnh không biết suy nghĩ của anh cả mình đã đi xa hàng vạn dặm, cô chỉ giục anh mài hòn đá nhanh lên.
Có điều, mặc dù phần vỏ bên ngoài viên đá mỏng nhưng muốn mài cũng không dễ, đến khi hai vợ chồng Nghiêm Vi Dân và Trịnh Tú Tú đi làm về, vẫn còn một ít vẫn chưa mài hết.
“Các con, các con tìm thấy phỉ thủy ở đâu mà to như vậy, cha nghĩ là bán đi cũng phải được bốn năm chục đồng đấy.
”
Nghiêm Vi Dân cầm hòn đá lên là không muốn đặt xuống, hòn đá này phải bằng số tiền ông và Tú Tú kiếm được trong nửa năm, đủ cho mấy đứa trẻ ăn mấy chục bữa thịt.
“Bốn năm chục ít quá, tám chín chục còn được cơ mà.
”
Trịnh Tú Tú cũng cầm lấy xem qua, sau đó đoán giá gấp đôi.
Úi, mẹ biết nhiều quá, Tiểu Hồng cũng nói như vậy, Giản Hạnh Hạnh nhìn mẹ bằng ánh mắt ngưỡng mộ, Nghiêm Vi Dân cũng vô cùng ngạc nhiên.
“Vợ, em còn hiểu cả cái này à?”
Bà hiểu vì ở đây có đá thô, lúc trước gần đó có một lô được khai thác nhưng đã xuống cấp từ lâu, chất lượng không tốt, căn bản không khai thác được gì, vì vậy mọi người đều đã lãng quên, có lẽ hòn đá này còn sót lại từ lúc đó, được cô con gái may mắn nhặt về.
Trịnh Tú Tú thấy vậy thì ngừng lại, lờ mờ nói.
“Hiểu một chút.
”
May mà Nghiêm Vi Dân cũng không có sở thích truy hỏi đến cùng, bọn họ còn chẳng có tâm trạng nấu cơm, cứ vậy mài lớp vỏ bên ngoài viên đá một cách hoàn chỉnh, quả nhiên trong suốt lóng lánh, chất lượng cực phẩm, nhưng tiếc rằng chỉ là loại phỉ thủy thông thường, nếu không thì đúng là phát tài to.
Bọn họ đứng dưới ánh nắng ngắm nó một lúc lâu rồi mới cất đi.
“Hôm nay con là người có công, Hạnh Hạnh, đợi đến khi chúng ta bán nó đi, cha sẽ cho con một nửa số tiền, nửa còn lại dùng cho cả nhà, mua thịt cho các con ăn, may quần áo mới, được không?”
Nghiêm Vi Dân rất dân chủ hỏi ý kiến của cô.
“Cho cha mẹ hết đó, cha mẹ kiếm tiền vất vả, nuôi con và các anh cũng rất vất vả.
”
Giản Hạnh Hạnh lắc đầu, từ chối cách chia chác này của cha.
“Kiếm tiền là việc người lớn phải lo liệu, con cái cũng là trách nhiệm người lớn phải chịu, con còn nhỏ, không cần nghĩ đến những điều này.
”
Nghiêm Vi Dân và Trình Tú Tú đã thỏa thuận với nhau, tiền sẽ giữ lại một nửa cho riêng Giản Hạnh Hạnh, coi như là của hồi môn sau này của cô.
Bởi vì mấy ngày nay phải đi làm, Nghiêm Vi Dân cố ý đợi đến ngày nghỉ rồi mới mang phỉ thúy đến cho người ta giám định, ở bên công xã, đi vào con hẻm ngoằn ngoèo, ông gõ cửa nhà một người lớn tuổi.
“Ông lão, ông thấy hòn đá trên tay tôi đáng bao nhiêu tiền?”
…
Nghiêm Vi Dân trở về với sắc mặt rạng ngời, không những mua thịt mà còn mua cả kẹo và bánh ngọt, và cả một mảnh vải màu trắng ngần, nhưng miếng vải này thực sự rất ngắn, chỉ đủ để may quần áo cho Giản Hạnh Hạnh mà thôi.
Hết cách rồi, không có phiếu vải, bây giờ có tiền nhưng phiếu vải lại hiếm, muốn may quần áo cho mỗi người trong nhà đều không thực tế.
Nghiêm Vi Dân còn sợ mấy đứa con trai hiểu nhầm bèn giải thích đi giải thích lại, để bọn trẻ đỡ so bì với hai mẹ con Trịnh Tú Tú.