Chương 02
HÃY THỬ VẬN MAY CỦA ANH VỚI GIÁO SƯ CHALLENGER
Tôi luôn luôn thích ông già McArdle tóc đỏ - người phụ trách phần tin tức -c ó cái lưng còn và tôi nghĩ ông cũng thích tôi.
Dĩ nhiên người điều khiển thật sự là ông Beaumont nhưng cách sống của ông lại khác xa với chúng tôi. Tầm nhìn của ông ấy cao như nui Olympia và những gì ông ta quan tâm thường mang tầm vĩ mô tương tự như những vụ khủng hoảng mang tính chất quốc tế hoặc những vụ thay đổi nội các chẳng hạn. Đôi khi chúng tôi thấy ông ấy đi qua phòng với dáng vẻ rất bệ vệ nhưng dường như cũng rất cô đơn, đôi mắt nhìn thẳng xa xăm và cái đầu thì đang suy nghĩ đến những vùng đất nóng bỏng và xa xôi Balkans hoặc vùng vịnh Persian. Tầm nhìn của ông ta ở trên chúng tôi và vượt xa chúng tôi. Nhưng ông McArdle lại là cánh tay phải của ông ta và có thể được coi là ông chủ trực tiếp của chúng tôi. Ông McArdle gật đầu khi thấy tôi bước vào phòng và đồng thời ông ấy cũng đưa tay kéo kính lên quá trán.
- Ah! Cậu Malone, tôi được biết là cậu đang làm việc rất tốt! - Ông ta nói với tôi bằng giọng pha âm điệu Scốt-len vẻ vồn vã.
Tôi cũng không quên cám ơn ông về câu khen ngợi.
- Vụ nổ mỏ than vừa rồi thật tuyệt diệu, Malone ạ! Cả cái đám cháy ở Southwark cũng thế! Cậu có một phong cách tiếp cận vấn đề rất tốt! Thế cậu cần gặp tôi có việc gì?
- Để nhờ ông giúp tôi một việc.
Khuôn mặt ông ta thoáng vẻ hoảng hốt với ánh mắt lảng tránh, miệng thì chậc chậc đầy hàm ý.
- Có chuyện gì thế?
- Không biết... liệu ông có thể giao ột nhiệm vụ nào đó của tòa soạn cho tôi được không? Tôi sẽ làm hết sức mình để vượt qua mọi khó khăn và sẽ nộp cho tòa soạn một bài báo chất lượng.
- Thế cậu muốn loại chủ đề nào... cậu Malone?
- Ồ! Thưa ông! Bất kỳ một việc nào có tính chất mạo hiểm hoặc phiêu lưu thì càng tốt. Tôi sẽ cố hết sức mình. Công việc càng khó thì càng phù hợp với tôi.
- Có lẽ như cậu đang muốn mạo hiểm cả cuộc sống của mình vào lần này thì phải?
- Không phải mạo hiểm cuộc sống của tôi mà đúng hơn là sữa đổi cuộc sống của tôi.
- Ôi trời đất ơi! Cậu Malone! Thật quý hóa làm sao! Nhưng tôi e rằng những người, kiểu như cậu vừa nói đã thuộc về quá khứ rồi. Cái mà chúng ta hay gọi là sứ mệnh đặc biệt chẳng bao giờ biện minh cho kết quả và tất nhiên trong bất kỳ trường hợp nào thì các sứ mệnh đặc biệt đó cũng cần có một anh chàng đủ bản lĩnh thật sự để thực hiện chúng. Những vùng đất trống chưa có tên trên bản đồ giờ đây đã không còn nữa và không còn chỗ cho những cuộc phiêu lưu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới này. À này! Chờ tôi một chút nhé! - đang nói ông McArdle bỗng chợt nhớ ra điều gì và đột nhiên mỉm cười - Nói đến những khoảng trống chưa có tên trên bản đồ đã gợi cho tôi một điều. Nếu như tôi cần vạch trần bộ mặt của một kẻ giả dối thì anh có nhận lời giúp tôi không? Anh sẽ có nhiệm vụ làm cho tên này ê mặt trước công chúng. Mọi thứ sẽ tốt cả thôi! Thế nào anh bạn, anh nhận lời chứ?
- Bất kỳ điều gì! Bất cứ chỗ nào! Tôi không quan tâm!
Ông McArdle đăm chiêu trong giây lát.
- Tôi đang phân vân không biết là cậu có thể tiếp cận một cách thân thiện hoặc ít nhất là có thể bắt chuyện được với người này không? - cuối cùng ông McArdle cũng cất tiếng - ... có vẻ như cậu là người có khả năng thiên bẩm khi thiết lập các mối quan hệ với mọi người... sự cảm thông, tôi cho rằng như thế... hay sự quyến rũ hoặc là sức sống của tuổi trẻ, có thể do một điều gì khác nữa. Tự bản thân tôi mới có thể ý thức được điều gì đó về cậu.
- Ông thật tốt với tôi quá!
- Tóm lại là tôi muốn cậu thử vận may với Giáo sư Challenger, quận Enmore Park.
Thú thật khi nghe thấy ông McArdle nói đến cái tên vừa rồi tôi cũng hơi hoảng hốt.
- Giáo sư Challenger? - Tôi kêu lên - Giáo sư Challenger, nhà động vật học nổi danh đấy ư? Có phải ông ta là người đã đánh vỡ đầu cậu Blundell của tờ Telegraph.
Ông biên tập viên tin tức mỉm cười âm trầm:
- Cậu ngại rồi phải không? Thế không phải là cậu đã nói với tôi rằng cậu sẽ tham gia vào bất kỳ cuộc phiêu lưu nào cơ mà!
- Tôi nhớ rồi! Tất cả đều là công việc. - Tôi trả lời.
- Chính xác! Tôi không nghĩ rằng ông Giáo sư động vật học đó lúc nào cũng hung dữ đâu. Tôi cho rằng Blundell đã đến gặp ông ta không đúng lúc và không đúng cách nữa. Có thể cậu sẽ may mắn hơn anh ta hoặc khéo léo hơn anh ta. Cậu có cơ hội để mà thử thách rồi và tờ Gazel của chúng ta sẽ rất quan tâm tới thông tin mà cậu lấy được.
- Thực ra tôi chẳng biết ông Challenger đấy là ai cả! - Tôi nói - Tôi biết tên ông ta vì tình cờ tôi nghe vụ xử án ông ta, với tội tấn công Blundell!
- Có một vài điều muốn nói với cậu đây! Tôi đã lưu ý đến ông giáo sư này từ trước. Nói rồi ông McArdle lôi từ trong ngăn kéo ra một miếng giấy - Đây là bản tóm tắt tiểu sử và những thành tích của ông ta. Tôi đọc ngắn gọn cho cậu nghe nhé?
Nói rồi ông McArdle bắt đầu đọc:
- George Edward Challenger, sinh tại Largs, NB., 1863. Học tại Học viện Largs, Đại học Edinburg, trợ lý Bảo tàng Anh quốc năm 1892, trợ lý ban Nhân chủng học so sánh năm 1893 và từ chức cùng năm đó, đã đạt huy chương Crayston vì những nghiên cứu về động vật học, thành viên nước ngoài danh dự của... ồ rất nhiều rất nhiều hiệp hội... danh sách các hiệp hội phải dài đến hai inch chứ không ít... nào là hiệp hội Bỉ, viện khoa học Mỹ, La Plata, v.v. cựu chủ tịch hiệp hội cổ sinh vật học, Ban H hiệp hội Anh quốc v.v. Các tác phẩm đã xuất bản: Một vài nghiên cứu hộp sọ người Kan Mức, phác thảo sự tiến hóa của động vật có xương sống... và vô số bài báo như Chỉ ra sự dối trá trong học thuyết của Weissmann - bài báo đã gây tranh cãi kịch liệt tại hội nghị động vật học tại thủ đô Viên của Áo. Sở thích: đi bộ, leo núi Alpine. Địa chỉ: Edmore Park, Kensinger, W. Đây, cầm lấy, cậu Malone! Mọi chuyện cứ thế nhé!
Tôi nhét mẩu giấy vào túi.
- Khoan đã thưa ông McArdle! - Tôi nói khi thấy ông McArdle cúi xuống bàn để lộ cái đầu hói đỏ hồng về phía tôi. - tôi vẫn chưa hiểu vì sao tôi phải phỏng vấn ông này. Về chuyện gì cơ chứ thưa ông?
Khuôn mặt đỏ au của ông McArdle lại ngẩng lên:
- Một mình thám hiểm Nam Mỹ hai năm trước, mới quay về năm ngoái. Mọi người đều biết rõ là ông ta đã đi Nam Mỹ nhưng ông ta thì không chịu nói chính xác là đã đến cái vùng nào ở cái nơi xa xôi ấy. Khi ông ta bắt đầu hé một chút về chuyến đi của ông ta thì mấy ông nhà báo liền nhao nhao phỏng vấn và ông ta lại im như con hến. Tôi cho rằng có thể ông ta đã đến một vùng đất nào tuyệt diệu hơn cái tất cả những nơi mà chúng ta đều biết hoặc cũng có thể là ông ta là một tay nói dối thượng hạng. Ông ta còn có trong tay một số tấm ảnh đã ố vàng mà người ta đồn rằng đó là những tấm ảnh giả. Ông ta sẽ tấn công bất kỳ kẻ nào hỏi ông ta những câu hỏi nhạy cảm và ném tất cả các phóng viên xuống cầu thang. Theo ý kiến của riêng tôi ông ta là một kiểu người làm khoa học mắc chứng hoang tưởng tàn bạo. Đó là đối tượng của cậu đấy! Nào bắt đầu đi và hãy xem cậu có thể gặt hái được thành công gì ở ông ta. Trông cậu cũng có vẻ cơ bắp đấy, chắc là tự bảo vệ mình được thôi nếu có trường hợp bất trắc xảy ra. Hãy nhớ kỹ bộ luật sử dụng lao động nhé!
Trên khuôn mặt đỏ au của ông McArdle nở một nụ cười quá cỡ khiến cho nó biến thành hình ô van màu hồng, mái tóc lơ thơ xõa ngang trán. Cuộc nói chuyện của chúng tôi kết thúc ở đây.
Tôi đi bộ ngang qua quán Savage Club nhưng tôi không đi thẳng vào đó như mọi lần mà đứng tựa lưng vào chấn song sắt của dãy nhà Adelphi, mắt nhìn không chớp vào dòng sông màu nâu sẫm trước mắt. Tôi chỉ có thể suy nghĩ một cách tỉnh táo nhất khi được ở trong một không khí thoáng đãng. Tôi móc túi lấy ra tấm giấy có ghi những thành tích của giáo sư Challenger mà ông McArdle đưa lúc tối và đọc nó dưới ánh đèn đường. Tôi muốn tạo cảm hứng cho riêng mình trong những giờ phút như thế. Vốn là một nhà báo tôi có một cảm giác nhạy bén rằng mình không nên gặp gỡ những kiểu người như ông giáo sư Challenger hay gây gổ này. Nhưng những lần phạm tội ghi trong miếng giấy này (hai lần) lại chứng tỏ rằng ông ta là một nhà khoa học cuồng tín. Đó có phải là yếu tố duy nhất còn lại để cho tôi có thể hy vọng tiếp cận được ông ta hay không? Tôi sẽ thử xem sao.
Tôi bước vào quán. Lúc đó đã quá 11 giờ đêm. Căn phòng lớn gần như chật kín chỗ ngồi. Mặc dù lúc này vẫn chưa phải giờ cao điểm. Tôi chú ý thấy có một người đàn ông cao gầy đang ngồi trên một chiếc ghế tựa bên cạnh đống lửa. Tôi kéo ghế đến ngồi bên cạnh ông ta. Đây là người tôi cần gặp hơn bất kỳ người nào khác. Anh ta chính là Tarp Henry, nhân viên tờ Nature - một con người gầy gò, khô khan nhưng vô cùng tốt bụng ( đối với những người biết anh ta). Tôi bèn vào đề ngay.
- Cậu có biết gì về giáo sư Challenger không?
- Giáo sư Challenger? - Anh ta nhíu mày vẻ không tán đồng như với một phong cách điệu bộ của một nhà khoa học - Challenger là một tay chuyên bịa đặt những chuyện không đâu về cái xứ Nam Mỹ xa xôi!
- Những chuyện gì thế?
- Ồ! Vài chuyện vặt vãnh về những loài động vật kỳ lạ mà hắn ta nói là lần đầu tiên phát hiện. Tôi tin rằng hắn đã rút lại những lời tuyên bố vớ vẩn ấy rồi. Hắn ta cũng đã thu hồi hết những tài liệu mà hắn đã phân phát trước đó. Hắn ta có một cuộc phỏng vấn với hãng Reuters nhưng rồi sau đó cũng chẳng ăn thua gì. Đúng là một chuyện tai tiếng! Có một vài tay phóng viên cũng định xem xét vấn đề này một cách nghiêm chỉnh đấy nhưng tay giáo sư quái dị ấy đã nhanh chóng bịt miệng họ rồi!
- Thế là thế nào?
- Hắn đối xử với họ bằng sự thô lỗ vốn có của mình bằng những hành vi không thể tưởng tượng nổi. Thật đáng thương cho tay Wadley - người của Viện Động vật học. Wadley gửi cho Challenger một mẩu tin sau: Chủ tịch Viện Động vật học gửi lời khen ngợi giáo sư Challenger và sẽ rất lấy làm hân hạnh nếu giáo sư Challenger đến dự cuộc họp. Cậu biết không? Câu trả lời của hắn thậm chí không thể in lên báo được.
- Cậu định không nói cho tớ nghe lão ta nói gì đấy à?
- À! Sau khi lược bỏ bớt những từ bẩn thỉu thì đại ý của nó là thế này: Giáo sư Challenger gửi lời khen ngợi Chủ tịch Viện Động vật học và sẽ rất lấy làm hân hạnh nếu quỷ tha ma bắt ông Chủ tịch Viện Động vật học đi.
- Lạy chúa!
- Ông Wadley không giữ được bình tĩnh và đã gào lên giữa cuộc họp đại ý: "Chúng ta đã trải qua năm mươi năm giao cấu của khoa học..." Ông Wadley khốn khổ mất mặt sau câu phát biểu nổi tiếng đó!
- Cậu có biết điều gì thêm về tay Challenger không?
- Cậu biết đấy! Tôi là một nhà vi khuẩn học. Tôi sống cùng với một cái kính hiển vi có thể phóng to chín trăm lần. Tôi không thể phát biểu về những gì tôi chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Tôi là người đứng ở những ranh giới giữa cái có thể biết và cái không thể biết. Tôi cảm thấy mình hoàn toàn đang đứng nhầm chỗ khi tôi bỏ cả công trình nghiên cứu của mình để đến đấy giúp cậu và dây dưa với cái tay giáo sư nửa người nửa thú nọ. Tôi không dám nói cuộc tranh luận khoa học tôi đã nghe thấy tiếng tăm của ông ta, ông ta là một người mà giới khoa học không thể bỏ qua. Ông ta là một con người thông minh, một cục pin nạp đầy điện nhưng lại là một gã trái tính hay gây gổ, có tính cách kỳ cục và hoàn toàn không quan tâm đến những gì thiên hạ bàn tán về ông ta. Có một điều hình như ông ta đã giả mạo một số tấm ảnh mà ông ta nói là chụp ở Nam Mỹ.
- Cậu nói ông ta một tay kỳ cục. Thế điều kỳ cục nhất ở ông ta là gì vậy?
- Có hàng ngàn thí dụ về điều đó nhưng mới đây nhất là những hành động của ông ta đối với Weissmann và Thuyết tiến hóa. Ở Viên, ông ta đã tranh cãi om sòm với giới khoa học đấy thôi!
- Cậu có thể kể cho tớ thêm một chút về sự kiện đó được chứ?
- Bây giờ thì không thể nhưng tớ có một bản dịch biên bản cuộc họp đó. Tớ đang để ở cơ quan. Cậu có muốn xem bây giờ không?
- Đó là tất cả những gì tớ muốn. Tớ phải phỏng vấn tay giáo sư này vì vậy tớ cần một số thông tin về ông ta. Thật tuyệt vời nếu cậu cho tớ đi cùng cậu.
Chỉ nửa giờ sau tôi đã ngồi trong tòa soạn của anh bạn quý hóa và trước mặt là một tập tài liệu dày cộp. Tôi tìm thấy một bài báo có tiêu đề Weissmann chống lại Darwin với lời đề tựa "Một cuộc phản đối đồng loạt tại Viên". Kiến thức khoa học trong nhà trường của tôi không đủ để kiến giải hết những lý lẽ tranh luận trong bài báo nhưng cũng đủ để tôi nhận thấy trong cuộc tranh luận đó ông giáo sư người Anh kỳ cục nọ đã có cách tiếp cận vấn đề rất hung hăng và chắc chắn các học giả tham dự cuộc tranh luận đó đã phải rất khó chịu với những lý lẽ của ông ta. Ba từ thu hút sự chú ý của tôi nhất đã được để trong ngoặc kép: "Phản đối", "La ó", "Yêu cầu chủ tọa". Hầu như toàn bộ bài báo được viết bằng tiếng Trung Quốc khiến tôi không tài nào hiểu nổi.
- Cậu làm ơn dịch giúp cho tôi được không? - Tôi nài nỉ.
- Đó là một bản dịch rồi đấy chứ!
- Tớ muốn đọc bản gốc bằng tiếng Anh được không?
- Đối với những người bình thường thì văn bản này hơi khó hiểu!
- Gần như tớ hiểu được chỉ một câu trong này thì hay biết mấy. Cái này có thể giúp ích được tớ. Nhưng tớ cảm thấy nó mơ hồ thế nào ấy. Được rồi, tớ sẽ một bản. Đây sẽ là cái cớ để liên lạc với tay giáo sư đáng sợ kia.
- Tớ có thể làm gì để giúp cậu đây?
- Có...có chứ, tớ định viết cho ông ta một lá thư. Tớ có thể dùng phong bì và địa chỉ của cậu được không?
- Để cho hắn đến đây cãi lộn và phá hỏng đồ đạc của chúng tớ à?
- Không, không, tớ sẽ cho cậu xem trước, sẽ chẳng có gì đâu. Tớ đảm bảo với cậu đấy.
- Thôi được! bàn của tớ ở đằng kia. Cậu đến lấy giấy bút ở chỗ đó. Để tớ xem cậu sẽ viết gì đã!
Tôi cảm thấy bắt đầu e ngại nhưng tự an ủi mình rằng việc này nếu thành công thì sẽ không đến nỗi tệ. Tôi bèn đọc to lá thư vừa viết cho anh bạn - nhà vi khuẩn học với một niềm tự hào mơ hồ.
Đại ý lá thư như sau:
"Giáo sư Challenger kính mến! Là một sinh viên bình thường nghiên cứu về tự nhiên, tôi luôn luôn ngưỡng mộ những phát kiến của giáo sư cũng như những kiến giải của giáo sư về sự khác nhau giữa Weissmann và Darwin. Gần đây tôi có cơ hội được đọc lại..."
- Cậu là một gã dối trá ghê gớm! - Tarp Henry ngắt lời.
Tôi tiếp tục:
- "... có cơ hội được đọc lại đề tài mà giáo sư đã trình bày ở Viên. Bài viết sáng suốt và đáng khâm phục ấy của ngài có thể đã đi đến tận cùng của khoa học. Tuy nhiên chỉ có một câu trong đó là tôi thấy hơi... đại ý câu đó như sau: Tôi cực lực phản đối các quan điểm giáo điều và không thể chịu nổi ý nghĩ rằng, mỗi một sinh vật có cấu trúc phức tạp riêng sau khi trải qua nhiều thế hệ. Chẳng nhẽ ngài không thấy cần phải thay đổi câu này hay sao? Ngài không nghĩ rằng câu này quá nhấn giọng hay sao? Nếu ngài cho phép, tôi xin được hẹn tiếp chuyện ngài bởi vì cá nhân tôi có một dự cảm đặc biệt về vấn đề này. Tôi chỉ có thể góp ý với ngài một cách chính xác nhất nếu như được gặp trực tiếp ngài. Nếu ngài đồng ý tôi vô cùng hân hạnh được gặp ngài lúc 11 giờ sáng ngày kia (tức ngày thứ Tư). Tôi xin bày tỏ với Ngài một niềm kính trọng sâu sắc.
EDWARD D.MALONE
- Thế nào ông bạn? - Tôi hỏi Tarp một cách đắc thắng.
- Ồ! Nếu lương tâm cậu thấy được!
- Tớ chưa bao giờ làm gì trái với lương tâm mình cả.
- Nhưng cậu định sẽ làm gì?
- Tớ sẽ đến đó. Một khi tớ đã ngồi trong phòng của ông ta tớ sẽ tìm ra được một điều gì đó. Thậm chí có thể ông ta còn thú nhận với tớ nhiều điều nữa ấy chứ. Nếu ông ta là một nhà thể thao chắc ông ta sẽ bị kích thích đấy.
- Kích thích à? Thật thế ư? Ông ta có lẽ ưa kích thích người ta hơn. Thôi, chào tạm biệt cậu. Nếu giáo sư chịu trả lời thì sáng thứ tư cậu sẽ có lá thư tại đây. Giáo sư là một ông già nóng nảy, nguy hiểm, cau có mà mọi người đã gặp đều không ưa được. Có lẽ tốt nhất là cậu không bao giờ nghe cái lão ấy.