Trong cuộc họp đại thư phòng, mọi người đồng ý yêu cầu tác chiến của Cao Kiệt, đồng thời cũng xác định chuyện luân chuyển phòng ngự, thay Cao Kiệt bằng Lý Định Quốc.
Từ đầu tới cuối, Vân Chiêu chẳng tiếp kiến sứ giả của Hoàng Thai Cát, vì chỉ tốn thời gian, chẳng giải quyết được việc gì, chuyện này nên làm sao cứ đế phía dưới lo liệu là được, đến khi hình thành văn thư, vừa ý thì y duyệt, không vừa ý thì y bắt làm lại.
Ngày tháng cứ trôi qua như thế ! Hàn Lăng Sơn vẫn ăn trộm thức ăn của Vân Chiêu, giống như hôm nay hắn thó được con cá tấm bột, sau đó nhai giòn tan, ngòn mút ngón tay đầy mỡ.
Vân Chiêu đe dọa: “ Sau này có người học Trần Quần thời Tam Quốc soạn ra quy củ triều nghị, ta quyết định để ngươi mỗi ngày quỳ lên triều.
”Hàn Lăng Sơn cười ha hả: “ Ai lại đi chế định thứ đó giúp huyện tôn chứ?”“ Ngươi đợi đó, ví dụ Hồng Thừa Trù, ông ta là người rất khắt khe với nguyên tắc, còn có văn nhân Giang Nam, giống Tiền Khiêm Ích, nghe nói ông ta nghiên cứu rất sâu về chữ lễ.
“ Vân Chiêu rất muốn đá đít tên này, tất nhiên y không muốn học các hoàng đế khác, biến mình thành uy nghiêm không thể xâm phạm, nhưng cũng không thích món ăn yêu thích bị người ta ăn mất như thế:Mặc dù biết tên này cố tình làm thế biểu thị thân cận, đại khái hắn còn sợ Vân Chiêu biến thành hoàng đế cao cao tại thượng hơn chính bản thân Vân Chiêu.
“ Vậy ti chức phải tranh thủ ăn vụng, kẻo sau này bị chặt đầu rồi không ăn được món ngon thế này nữa.
” Hàn Lăng Sơn tranh thủ nhón thêm một con cá rán:” Kỳ thực nếu huyện tôn muốn giết ti chức thì dễ lắm, ví như ti chức thích ăn cá tẩm bột rán, huyện tôn cho một ít thuốc độc vào đó là xong rồi.
”Vân Chiêu cảm thấy rất có lý.
Thế là Vân Chiêu đặt hộp cơm ở trên bàn, quan sát tất cả người ra vào đại thư phòng, xem bao nhiêu kẻ muốn chết.
Kết quả là chỉ cần người tới bên bàn làm việc của y thì đều lấy một ít món ăn, Tiền Thiểu Thiểu thì khỏi nói đi, tên này còn mò thẳng vào nhà y ăn chực nữa kìa, đến thức ăn của hai đứa bé mà hắn còn tò mò muốn thử.
Vân Dương thì khỏi nói rồi, còn lên án Vân Chiêu kén ăn lãng phí, suýt thì bê cả hộp thức ăn đi, đến cả Liễu Thành sau khi mang văn thư tới cũng nhón cái bánh bao nhỏ.
Không ổn rồi, kẻ muốn chết nhiều quá, nếu giết hết chừng này người thì sau này lấy ai làm việc chứ? Cuối cùng người khổ lại chính là mình thôi.
Vân Chiêu đem phiền não kể với lão bà.
“ Chàng cho rằng mỗi ngày thiếp cho mỗi ngày thiếp cho nhiều món ăn như thế vào hộp thức ăn làm gì? Chàng là đại lão gia không biết, thiếp mỗi ngày phải suy nghĩ cho món nào vào hộp thức ăn của chàng, còn tốn nhiều tâm tư hơn cả làm một bàn tiệc.
”Vân Chiêu nghe Tiền Đa Đa nói vậy thì nhìn kỹ lão bà của mình, quả nhiên là rất mệt nhọc, khóe mắt tựa hồ có nếp nhăn rồi.
Nghe trượng phu nói mình có nếp nhăn, Tiền Đa Đa thất kinh từ giường bò dậy, gọi Vân Xuân Vân Hoa đốt nến, ghé mặt vào gương nghiên cứu.
Sau khi xác định không phải, Tiền Đa Đa hai tay giữ khóe mắt, vẫn cứ lo lắng:” Nếu thiếp già đi thì làm sao?”Vân Chiêu ăn hạnh tỉnh bơ nói: “ Già thì già chứ làm sao, ai rồi cũng già, khóe mắt nàng sớm muộn cũng có nếp nhăn, eo nàng sẽ sinh mỡ, dù phu quân nàng rất giỏi, cũng chẳng có cách nào giúp nàng níu giữ thanh xuân trôi đi.
”“ Thiếp nói là, nếu thiếp già thì chàng có thích nữ nhân trẻ hơn không?”“ Nàng nói thừa, nam nhân xưa nay luôn trước sau như một, trước kia thích nữ nhân trẻ trung xinh đẹp, sau này cũng thích nữ nhân trẻ trung xinh đẹp, dù đến già không động đậy được nữa vẫn thích nữ nhân trẻ trung xinh đẹp, một lòng một dạ, chưa từng thay đổi.
”Tiền Đa Đa nghiến răng ken két:” Xem ra thiếp phải đào giếng từ bây giờ thôi.
”“ Đào giếng làm gì?”“ Tới một nữ nhân trẻ trung xinh đẹp thì thiếp ném xuống giếng một đứa, tới một đám thì thiếp ném cả bầy.
”“ Ném ta xuống giếng là xong mà.
”“ Không được, Hiển Nhi cần cha.
”Vân Chiêu nghe thế yên tâm rồi, xem ra mình vẫn có thể trêu hoa ghẹo cỏ, nhưng mà dính hoa hoa chết, chạm cỏ cỏ vong, tội nghiệt quá.
Điều này rất tốt, chứng tỏ trong lòng mỗi người đều có một cái cân, giữ đúng vị trí của mình, nên thân cận thì không xa lánh, nên xa lánh thì không tới gần.
Đây là mạng lưới quan hệ xã giao rất tốt, sau này nên dùng hộp cơm nhiều hơn nữa.
Gần đây Vân Chiêu rất nỗ lực, nhưng mà cái bụng Phùng Anh không có động tĩnh gì, điều này làm nàng thất vọng lắm, song Vân Chiêu vẫn sống bình thường.
Nhưng một lần Vân Chương sờ bụng Phùng Anh hỏi trong này có đệ đệ của nó giống bụng của Tiền Đa Đa không, thế là Vân Chiêu sống rất vất vả.
Mùa hè năm Sùng Trinh thứ 14, cuộc sống vừa thống khổ lại hạnh phúc như thế đấy.
Tới vụ thu hoạch hè rồi, trước kia đây là đại sự hàng đầu của toàn bộ huyện Lam Điền từ quan lại tới bách tính đều tham dự, chợ phải dừng giao dịch, công xưởng dừng làm việc, thư viện nghỉ học, phủ nha đóng cửa.
Mấy năm qua dần thay đổi rồi, trừ nông phu ra thì chẳng ai để ý nữa, chủ bạ huyện Lam Điền đã đặt Thằng Trì 6000 mạch khách, khi lúa mạch chuyển vàng một cái là họ rầm rộ tiến quân huyện Lam Điền.
Suốt một tháng trời bọn họ từ phía nam nơi lúa mạch chín trước, cuốn chiếu tới phương bắc, hiệu suất lao động có tổ chức này hơn hẳn từng nhà từng hộ làm riêng.
Nông phu huyện Lam Điền nay không gọi là nông phu nữa, một lòng trồng trọt thì đại đa số là người có tuổi chỉ có một sỏ trường duy nhất, hoặc là người đơn thuần chất phác.
Còn những nam nữ trẻ tuổi đều được đi học thì chẳng hứng thú với cái nghề đầu tư cao mà thu hoạch lại thấp này.
Cho dù là nữ công xưởng dệt thì một năm kiếm tiền cũng thừa sức mua chút thu hoạch trong nhà.
Điều này khiến cho một bộ phận sức lao động rời thôn quê lên thành phố kiếm tiền, đây là cảnh Vân Chiêu rất muốn thấy, vì bách tính thoát khỏi sự trói buộc của ruộng đất rồi.
Nếu như mọi người mười năm như một chỉ biết làm ruộng thì lấy đâu ra tiến bộ.
Tiền Đa Đa lại đóng giả hiền huệ rồi, phụ nhân theo nàng vờ vị ra ruộng ngày càng nhiều.
Vân Chiêu không thể nhàn nhã hai ngày tắm nắng ba ngày câu cá như Tiền Đa Đa được, thân là thống soái tối cao của Quan Trung, lương thực chiếm tỉ lệ lớn trong công tác của y, cho nên trong ngày thu hoạch, y theo mạch khách đi khắp huyện Lam Điền.
Mạch khách rời huyện Lam Điền, tiến vào huyện Trường An, sau đó đi thẳng lên phương bắc, thu hoạch hết lúa mạch ở Quan Trung, bọn họ rời Đồng Quan, mang tiền kiếm được về quê, cuối cùng thu hoạch lúa mạch nhà mình.
Đây là vòng tuần hoàn rất tốt, khi những mạch khách đó chứng kiến sự phồn hoa của Quan Trung, trở về nhà tâm tư của họ cũng tích cực hơn, bộ phận nhỏ không hài lòng cuộc sống kiếm ăn qua ngày nữa.
Sau khi lúa mạch nhập kho, mùa hè khốc liệt nhất cũng tới.
Loại thời tiết này chỉ cần không phải người cực kỳ cần hoặc muốn kiếm tiền, đại bộ phận người bình thường đưa gia đình tới Chung Nam Sơn tránh nắng.
Nhà khấm khá hơn, trong túi dư dả tiền một chút thì tới Thang Cốc, còn nhà giàu có hơn nữa thì đem con cái tới Ly Sơn.
Quan viên không có chức trách gì thì dẫn cả nhà lên Ngọc Sơn.
Gia quyến quan viên như Giải Trại, Chu Tước tất nhiên là lên Ngọc Sơn, họ có tiểu viện riêng, còn người chức vị thấp hơn thì chiếm phòng của học sinh đã nghỉ hè.
Ngọc Sơn lúc này rất tấp nập.
Vân Chiêu ngồi trong thư phòng nghe tiếng huyên náo ngoài tường cao rất hài lòng, một năm không có chuyện gì lớn, bách tính có thể an bài cuộc sống của mình, thế là thịnh thế rồi.
.