3. Cố Trăn
Ta gặp chàng lúc mới tròn mười ba. Thanh Ngôn. Ngày đó, trong mắt ta, hắn mới mười bảy, là một thiếu niên lanh lợi.
Khi đó ở Tần Hoài đang là đầu mùa xuân, từng trận gió bắc thổi về. Cảnh xuân sắc Giang Nam chưa kịp thưởng ngoạn đã phải hướng lên phía bắc sông Tần Hoài, ở nơi xa xôi vạn dặm chiến tranh với người Hồ ở bắc chân núi Âm sơn vọng tiếng ngựa kêu thảm thiết. Sông Tần Hoài xa tắp, bầu trời Đại Dận phản chiếu lên giữa mặt băng điểm chút sắc xanh vẩn đục.
Ông nội thế nào cũng chẳng qua nổi mùa xuân, đầu óc người đã lẩm cẩm lắm rồi nhưng vẫn cương cường giữ chút sức lực đợi chủ nhân của thanh kiếm người đúc.
Ông nội ta là thầy đúc kiếm vang danh Trần quốc, là thầy đúc kiếm được mọi người ca tụng, một trong số mười hai thầy đúc kiếm giỏi nhất đương thời. Người mất đến mười năm rèn một thanh kiếm, nó khiến người hao tổn không ít tâm sức, lúc mới rèn xong lại toát ra hung khí mãnh liệt, hoàn toàn hút cạn sức sống nơi người. Thanh kiếm này là thanh kiếm cuối cùng người đúc, quả nhiên là danh kiếm đương thời.
Lúc tỉnh lại, ông nội ta nói với mấy kiếm khách Trần quốc, bảo nếu ai có khả năng hoá giải được Thất tinh kiếm trận ở Kiếm Lư[1] không chỉ có thể mang Chú Lũ[2] đi mà còn cả ta, cháu gái người. Người vốn có hai cháu gái nhưng tỷ tỷ ta sau khi xuất giá đã mất tại nhà chồng, ta trở thành huyết mạch duy nhất của Kinh gia. Ông nội chẳng thèm quan tâm tới huyết mạch duy nhất là ta đây, với người mà nói, huyết mạch không thể tiếp nối y bát[3] của người thì cũng vô dụng. Ta đây mặc dù tứ chi khoẻ mạnh, thần trí trong sạch nhưng thuật đúc kiếm Kinh gia chỉ truyền cho nam không truyền cho nữ. Cha mẹ ta lại chẳng sinh cho Kinh Gia lấy một đứa con trai đã buông tay tiến về phía Tây. Bốn mươi bảy thế hệ Kinh gia dường như nhất định là kết thúc ở đời ông nội ta rồi.
Ta không được hiền lành ngoan ngoãn như tỷ tỷ, ông nội lại chẳng thèm răn dạy ta nên ta chỉ lén lút học trộm.
Ta sớm đã hiểu cuộc đời chúng ta không quan trọng bằng một thanh kiếm. Trong toàn thiên hạ này ta hận nhất là thứ sắt đen có thể giết người kia.
Ông nội sắp mất, người bảo chủ nhân của Chú Lũ kiếm nhất định phải là một kẻ mạnh đương thời, người mang ta giao phó cho kẻ mạnh kia, cũng để cho dễ ăn nói với liệt tổ liệt tông.
Ta không cần cái kẻ mạnh nhất kia, chỉ cần một kẻ đối tốt với ta là được. Đống sách cũ nát tại thư phòng ông nội có rất nhiều ghi chép, kẻ càng mạnh, càng có lòng hoài tưởng thiên hạ. Đã đem toàn thiên hạ ôm vào lòng rồi thì đâu lý gì đến mặt mũi kẻ khác được nữa. Ta mới mười ba tuổi nhưng đã sớm hiểu rõ rồi. Chú Lũ kiếm không thể chọn được chủ nhân, với ngươi cũng chính là một trở ngại. Nếu như kẻ nọ là một lão già sắp chết, thì có phải là ta sẽ bị chôn vùi cả đời ngày ngày bên kẻ như hoàng hôn xế bóng, đợi lúc hắn chết rồi thì ở tuổi hoa tươi đẹp như vậy cũng chẳng thể tái sinh làm người nữa sao? Nỗi sợ đó cứ thế nghiêm ngặt chiếm lấy kẻ tuổi nhỏ ngây thơ là ta. Ta nghĩ, ta phải tự mình nhắm trúng một người, cho mình cơ hội tự chọn lấy một người.
Ngày mồng hai tháng hai, ngày Long Sĩ Đầu, một nửa số kiếm khách Trần quốc tề tựu tại Kim Lăng, rải rác khắp các nhà trọ trong thành. Ta ăn mặc như một bé trai bẩn thỉu, đi hết nhà trọ này sang nhà trọ khác. Ta lén quan sát những kẻ lạ măng theo bội kiếm, bọn họ ai ai cũng dáng vẻ cao lớn, dã tâm bừng bừng. Những người này đều vì Chú Lũ mà đến. Trong số họ có một kẻ mỗ nắm giữ vận mệnh tương lai không nhìn thấu được của đứa trẻ mười ba là ta.
Một tiểu nhị vội chạy đến phẩy khăn đuổi ta ra: “Đi, đi, đi, đừng ở đây phá chuyện làm ăn của chúng ta.” Ta trừng mắt liếc hắn một cái rồi không thèm lên tiếng đi đến ngồi chỗ xó nhà bị hổng.
Rất nhiều người đang bàn luận về Chú Lũ. Có một hán tử thô hào uống xong hai bát rượu liền hưng phấn cười sằng sặc, vỗ vai người ngoài: “ Này, chú em cũng biết thanh kiếm lão già họ Kinh đúc ra hả, nghe nói kiếm luyện thành đã ăn phân nửa máu trong người ông ta, chẻ vàng cắt ngọc, chém sắt như chém bùn, chỉ dùng kiếm khí cũng có thể giết người, quả là một thanh hảo kiếm. Nếu ta có được thanh kiếm kia, tất nhiên sẽ làm nên một kỳ công chói lọi, lập nên uy danh hiển hách trên đời…” Mọi người xung quanh bị kích động, hào khí ngút tận trời xanh, từng vò từng vò gốm đựng rượu Trúc Diệp Thanh[4] được khui nắp, hương rượu thơm mát tràn ngập nhà trọ. Bon họ làm như đang trang trọng tuyên thệ trước đại hội xuất quân, mỗi người đều nâng một bát rượu, có kẻ còn mang vẻ mặt công tử phóng đáng ngạo mạn. Ta thật chẳng hiểu nổi mấy tên kiếm khách này.
Ta mười ba tuổi nhìn không thấu giới kiếm khách. Nhưng bọn hắn đâu phải người ta muốn có.
Ta đứng dậy định rời khỏi nhà trọ, ngay trong nháy mắt___________ từ nay đến vô số năm sau, ta cũng không bao giờ có thể hồi tưởng lại cái nháy mắt ấy________ ta nghe được thanh âm trong trẻo lạnh lùng của một người, như là thiếu niên trong sáng lại như là nam tử trầm lắng, thanh âm ấy nói: “ Nếu không có Chú Lũ kiếm, các hạ không lập được uy danh, đó chẳng qua là hưởng chút uy danh củ Chú Lũ kiếm mà thôi, cần gì phải theo các hạ chứ?
Một câu nói này làm ta chần chừ lưu bước. Ta xoay người ngẩng đầu lại chỉ thấy hán tử thô hào mang ba phần chếnh choáng đang cãi cọ: “ Thân là kiếm khách, đương nhiên là muốn một thanh hảo kiếm, không lẽ huynh đài không vì uy danh của Chú Lũ kiếm mà đến?” Nhìn theo ánh mắt hắn, huynh đài trong miệng hắn một thân áo xanh, một phiến quạt giấy, đang ngồi dựa vào cửa sổ lầu hai.
Ta mấy lần mơ màng nhớ lại một chuyện, trong sơn cốc này yên ắng đến vô vị, hoàng hôn càng vô vị, ta ngồi ở bên khe suối, nhớ lại một chuyện, Thanh Ngôn, đó là lần đầu chúng ta gặp nhau, tại khách điếm nhỏ hẹp, ta dưới lầu, ngươi trên lầu, thậm chí mặt trời thương ngày chói lọi kia cũng mờ nhạt trước dáng diệu của ngươi. Ngày đó, trước gốc liễu già ở quán trọ có chút xuân sắc, đâm ra mấy cái chồi non nhỏ nhỏ xinh xinh. Ngươi thản nhiên: “ Tại hạ chẳng phải kiếm khách, cũng không dùng kiếm. Chú Lũ mặc dù là tuyệt thế thần binh, trong tay tại hạ chẳng qua cũng là một khối sắt vụn mà thôi.”
Lần đầu ta thấy một người gọi Chú Lũ là sắt vụn, trong lòng hả hê khôn xiết, giống như một đứa trẻ nhỏ hay nũng nịu với cha mẹ, rút cuộc cũng thắng được một lần. Khoảnh khắc đó ta mới hiểu được, người ta cần không nhất thiết là một kiếm khách. Người ta muốn tìm, hắn nhất định không thể là kiếm khách, hắn nhất định không được xem trọng thanh kiếm hơn cả ta giống ông nội. Ta híp mắt nhìn hắn, ta nghĩ dù hắn lớn lên ra cái dạng gì, người này chính là kẻ mà ta muốn tìm. Khi đó, đôi mắt ta đã phát hiện thấy báu vật rồi chắc chắn phát ra hào quang sáng láng.
Ánh dương xuyên qua cửa sổ dần dần tụ tập sáng lên, khuôn mặt hắn hiện ra giữa ánh sáng rõ mồn một. Hoá ra hắn khuôn mặt hắn thiếu niên tuấn tú như vậy, khoé môi khẽ nhếch mang theo vẻ mỉa mai vô hình, cẩn trọng dè dặt. Hắn mười bảy tuổi, chính là lúc tuổi trẻ hoạt bát.
Nếu như lúc đầu gặp hắn, ta đã nảy sinh căn nguyên thứ cảm tình đó thì nhất định thất lễ vì yêu là yêu dung mạo hắn, có thể là khoé môi mỉa mai cong lên thành đường vòng cung của hắn, cũng có thể là đầu ngón tay thon dài đánh lên mặt bàn của hắn. Tất cả những thứ này đều làm hắn khác với bình thường, khác biệt với ấn tượng ban đầu của ta là một thiếu niên kiêu căng ngạo mạn. Ta không biết bản thân mình có yêu hắn hay không, mười ba tuổi, ta thậm chí còn nghi ngờ bản thân mình liệu có hiểu được tình yêu là gì hay không. Thế nhưng trong lòng như thế là đã chất chứa sự ngưỡng mộ, muốn đến gần hắn, gần hắn thêm chút nữa. Trong thiên hạ nhiều người muốn có Chú Lũ như vậy, ta chỉ muốn đem nó giao cho một người.
Sao người mới gặp đó giờ đã chẳng còn, làm ta ấp ủ giấc mộng viển vông từ thuở ban đầu, trong giấc mộng đó, ngươi luôn là báu vật của ta nhưng ta vĩnh viễn chẳng thể nói với ngươi nữa rồi.
[1] đây có nghĩa là nơi đúc kiếm
[2] tên thanh kiếm
[3] chân truyền toàn bộ bí kíp gọi là y bát
[4] Loại rượu này nổi danh từ thời cổ đại, được biết đến đầu tiên khi chưng cất rượu cùng với lá trúc. Trúc Diệp Thanh có màu vàng trong suốt với ánh màu xanh, có mùi dịu ngọt độc đáo được chế từ Phần Tửu với các loại dược liệu. Chất lỏng này có thề giúp làm ấm dạ dày, trung hòa hoạt động của gan và máu, bình ổn khí và giảm trừ mệt mỏi, cải thiện tiêu hóa, kích thích tuyến nước bọt.
Tương truyền, trước thời Bắc Tống, ở nước Hán, có một loại rượu ngon được rất nhiều kẻ sĩ dùng để thù tạc trong cuộc rong ruổi trên giang hồ bất tận, rượu say túy lúy, hào khí ngất trời, men kết thành thi ca, hương kết tình bằng hữu. Giang hồ tôn thờ thần men thành đạo…Miên Thành tự Thanh Trúc chân nhân là kẻ sĩ thời ấy, cũng học chế biến và tiêu dao với loại rượu danh tiếng này. Nhưng một ngày kia, ông cảm thấy cách làm rượu mà ông biết lâu nay chưa thật hoàn hảo, nên ông quyết định khăn gói đi khắp thế gian để tìm. Trên đường vạn lý, ông đã học thêm rất nhiều cách ủ men, chắt lọc lấy rượu tinh chất, tuy nhiên rượu làm ra vẫn không thể trong như nước ngũ hồ, không thể ngọt mát như thạch huyết trong sơn động. Ông vẫn không nản chí.Nhân một giấc mộng giữa núi rừng, ông như được thần nhân mách bảo. Vượt qua hết rặng núi phía trước, qua khỏi rừng lá trúc, gặp con suối kết hợp từ nguyên khí trời đất. Dùng nước đó chang rượu và dùng các loại củ của bốn loại cây ven suối để làm men, năm loại cốc mọc trên vùng thung lũng ấy làm cốt rượu. Khi men đã ăn đủ một tiết trời thì đào đất lên chôn chum rượu xuống bên suối ba tuần trăng. Ông dùng lá trúc khô đốt lò, dùng ống trúc trúc tươi ngâm vào nước làm ống dẫn. Thế là một loại rượu mà thế gian chưa từng có đã ra đời. Ông đặt tên rượu là Trúc Diệp Thanh – Là sự kết hợp giữa tên ông và vùng này. Chuyện ngon dở đã có thế gian luận bàn, riêng ông, ông đã trao lại cho người đời sau theo đúng triết lý chữ “ THIỆN”.
Món hảo tửu Trúc Diệp Thanh nào phải là loại rượu bình thường – có thể được chôn cất dưới lòng đất hàng mấy mươi năm, mùi rượu thật nhẹ nhàng tinh khiết, khi uống vào cảm giác mềm mại như lụa đào, nhưng đặc biệt ở đây vẫn là cái màu xanh nhạt của rượu, nếu không dùng chén Dương Chi Bạch Ngọc thì làm sao có thể cảm nhận được những sắc màu lung linh huyền ảo thanh tao thoát tục của Trúc Diệp Thanh. Loại chén ngọc này đặc biết không có “khu chén” nên khi đặt xuống bàn nó ” đứng nghiêng nghiêng ” sóng sánh như thể chờ đợi tri kỷ Trúc Diệp Thanh.