Mộng Chiếu


Ánh chiều tà rọi xuống nền đất, gác mái.

Người trên đường cũng dần tản bớt.

Vẻ phồn hoa tráng lệ nay đã nhường chỗ cho không khí trầm lắng yên ả bao bọc lấy kinh thành.

Đại môn của biệt phủ Nhiếp gia bật mở.

Nhiếp Tư Mặc nhấc váy bước qua bậc thầm rồi tiến thật nhanh về phòng ốc phía tây.

Nàng hí hứng gõ cửa hai cái, thấy không có động tĩnh gì nàng liền đẩy cửa thật khẽ.

Rón rén từng bước ra phía sau tấm bình phong.

Nàng ôm choàng lấy nữ nhân đang ngồi sau đó, mừng rỡ nói: "Mẹ, là con đây!"
Nữ nhân kia bị ôm bất ngờ, giật mình quay lại cười hiền từ nói: "Mặc Nhi, trời lạnh rồi con lại ra ngoài thế này à".
Nữ nhân ấy là phu nhân của Nhiếp Hoằng- Lâm Thanh Yên.

Cũng chính là mẫu thân của Nhiếp Tư Mặc.
Lâm Phu nhân cũng đã tứ tuần nhưng dung mạo lại thanh thoát vô cùng.

Môi son dưới ánh chiều tà gợi lên vẻ kiều diễm sắc sảo mà lại mang chút lạnh lẽo tựa hồ hoa quỳnh nở rộ trong đêm.

Mái tóc Phu nhân chẻ ngôi búi cao tròn gài trâm vàng hạc cách điệu.

Trên mi tâm điểm vẽ hoa điền đỏ rực nổi bật càng tăng vẻ sắc sảo.

Nhiếp Tư Mặc nắm lấy tay mẹ, bĩu môi làm nũng: "Mẫu thân, sao lúc nãy con gõ cửa mà người không nói gì?"
Lâm Phu nhân cầm lấy khung thêu hình hoa sen còn đang dang dở, dịu dàng nói: "Ta đang thêu dở chiếc túi thơm, có hơi nhập tâm nên không để ý".
Nàng mở to hai mắt nhìn hình thêu của mẫu thân rồi quay sang choàng tay vào cổ người, khoé mắt cong lên:
"Mẫu thân của con không những xinh đẹp mà còn khoé tay nữa chứ!"
"Cái miệng này của con sao mà ngọt quá vậy".

Bà véo nhẹ chóp mũi nàng.

Như chợt nhớ ra điều gì đó, nàng gọi Uyển Nhi vào.

Thị nữ đặt hộp gỗ lên bàn rồi hành lễ lui xuống.
Nhiếp Tư Mặc hớn hở vừa mở hộp ra vừa nói: "Sáng nay con xuất phủ sớm đi mua cho mẫu thân ít bánh quế hoa mà người thích nhất".
Nắp hộp vừa mở ra, một mùi hương ngọt dịu phảng phất trong phòng.

Từng chiếc bánh óng vàng núng nính được xếp chồng lên nhau trông vô cùng thích mắt.
Lâm Phu nhân đưa tay cầm lấy một chiếc bánh, ngắm nhìn một lúc rồi đặt vào miệng.

Miếng bánh trong khoang miệng toả ra vị ngọt dịu nhẹ, lại mang theo mùi hương của hoa quế dần tan ra.

Bà nhìn Nhiếp Tư Mặc, khoé mắt cong lên nói:
"Hương vị của Phẩm Hương quán vẫn như ngày nào, họ đã bỏ nhiều tâm huyết rồi".
"Ông chủ còn nhờ con gửi lời hỏi thăm đến người đấy đó.

Mà mẫu thân ăn nhiều một chút, tốt cho da lắm ạ".
"Thôi, cáo từ mẫu thân, Mặc Nhi về phòng trước".
Lâm Phu nhân kéo nhẹ tay Nhiếp Tư Mặc lại, bà chỉnh lại y phục trên người nàng rồi ân cần dặn dò: "Sắng sang đông rồi, con nhớ đừng để bị lạnh.

Không có việc gì quan trọng thì cứ ở trong phòng.

Nhớ uống thuốc đúng giờ..."
Nàng cười thật rạng rỡ, nắm lấy bàn tay búp măng trắng hồng của phu nhân rồi nói:
"Mặc Nhi nhớ rồi, mẫu thân yên tâm.

Hôm nào mà con quên uống thuốc là Uyển Nhi sẽ nhắc thôi.

Mà người cũng phải giữ sức khoẻ đấy.

Thôi con về phòng đây".
Dứt lời Nhiếp Tư Mặc buông tay mẫu thân ra, đi đến cửa nàng vẫn quay đầu lại nhìn.Trên môi là nụ cười nhưng từ tận đáy mắt Lâm Phu nhân là sự lo lắng không yên.

Nhiếp Tư Mặc biết mẫu thân vẫn luôn như vậy.

Người vẫn luôn lo lắng cho nàng.

Chưa một ngày nào bà thật sự được yên lòng.

Lâm Phu nhân vốn là trưởng nữ của Lâm thị, từng là danh gia vọng tộc của tiền triều lúc bấy giờ.

Lâm thị từng lập nhiều đại công trong việc bình định thiên hạ, được triều đình xem trọng, con cháu Lâm thị cũng vì vậy mà nhiều đời được hưởng vinh phúc.

Rất nhiều năm trước đó, Hung Nô từ phương bắc tràn xuống đánh chiếm gần một nửa lãnh thổ Trung Nguyên.

Lúc bấy giờ hoàng đế bạo tàn chỉ biết ăn chơi, chìm đắm trong tửu sắc.

Quan lại trong triều thì chia bè kéo phái làm loạn triều cương.

Dân chúng lầm than rơi vào bể khổ.
Đại hoàng tử nhu nhược yếu kém sớm bị người ta biến thành con rối.
Nhị hoàng tử thông minh tài trí cũng không thoát khỏi mưu kế của gian thần.

Sớm đã bị trừ khử.
Tam hoàng tử tính tình ôn hoà lương thiện nhưng lại không thể văn võ song toàn như hai hoàng huynh.

Vốn là một hoàng tử yêu nước thương dân nhưng lại chẳng thể xoay chuyển cục diện nên đã chọn cách tự vẫn.
Triều đại xuy tàn không thể cứu vãn.
Khi ấy một vị Thái úy họ Lâm tên Hoán Vũ, là nhị lang của Lâm thị đã đứng ra trấn an lòng dân, ổn định triều chính.

Vị Thái úy này là người mưu lược, có Lâm thị chống lưng nên đã gây dựng được thế lực lớn trọng triều.

Hắn không những gϊếŧ nhị hoàng tử mà còn tàn sát vô số con cháu tôn thất, giam lỏng hoàng đế tại biệt phủ.

Biết tin hoàng thân quốc thích của mình lần lượt nằm xuống dưới tay nghịch thần phản tặc cũng vì thế mà phát điên.
Cuối thu năm ấy Lâm Hoán Vũ đến biệt phủ mà bức tử hoàng đế.

Lâm thị toàn quyền nắm giữ triều chính.

Thế nhưng việc Lâm thị ngang nhiên chiếm giữ ngôi vị cửu ngũ chí tôn chắc chắn sẽ khiến triều đình dậy sóng.

Hung Nô lại càng có cái cớ để xây chiếm Trung Nguyên.

Lâm Hoán Vũ đã nghĩ đến việc này.

Sau khi hoàng đế băng hà không lâu hắn liền làm giả thánh chỉ, lập một đứa trẻ mang huyết mạch hoàng gia làm tân hoàng đế nhưng thực chất chỉ là con rối, còn hắn đứng điều khiển.
Về phần Lâm thị từ lâu đã nuôi binh với mục đích tự vệ khi chiến tranh đến, nay lại tập hợp được nguồn binh lực lớn từ triều đình.

Chỉ vài tháng sau Hung Nô phát động chiến tranh, tàn sát vô số người dân ở vùng biên giới.

Thời cơ đã đến, người của Lâm thị chỉ huy quân nghênh chiến với dị tộc phương bắc.

Kết quả đại thắng trở về, giành lại được lãnh thổ Trung Nguyên.
Sau trận đánh ấy quân Hung Nô không từ bỏ lòng tham, chúng quay trở lại nhiều lần, mỗi lần lại mang theo trăm vạn quân nhưng cũng không địch lại được mưu kế và lực lượng triều đình lúc bấy giờ.

Danh tiếng Lâm thị bách chiến bách thắng từ đó mà vang xa hơn, tứ thế tam công, trở thành dòng tộc hùng mạnh nhất lúc bấy giờ.

Dị tộc phương bắc nhiều lần thất bại rồi cuối cùng rút quân khỏi đất Trung Nguyên.

Lâm Hoán Vũ tha chết cho tù binh rồi thả họ về cố hương.

Hậu quả chiến tranh để lại khiến kinh thành bị phá hủy không ít.

Lâm gia đích thân dùng ngân khố riêng cho xây lại kinh thành rồi đổi tên thành Vĩnh Yên, cái tên ấy vẫn được dùng đến tận bây giờ.
Công lao to lớn cùng tấm lòng trượng nghĩa như vậy mà bách tính ai cũng kính nể Lâm thị.

Thế nhưng chỉ năm năm sau thế cục đã thay đổi.

Đã có kẻ âm mưu cài nội gián vào vị trí quan trọng trong triều.

Mà nội gián ấy lại được chính là trưởng tử của Lâm thị, Lâm Nhược Sơ chuẩn bị.
Hắn từ lâu đã ủ mưu muốn làm phản mà quay lưng phản bội Lâm thị.

Nội gián làm việc rất khéo léo, hắn từng bước âm thầm chia rẽ nội bộ Lâm thị khiến triều đình hỗn loạn.

Nhân lúc ấy Lâm Nhược Sơ đã cấu kết với các bộ tộc lớn ở phương bắc.

Lúc nội bộ xích mích căng thẳng nhất, Lâm Nhược Sơ cùng Khả Hãn tộc Đột Quyết và tộc Hồi Cốt đem quân đánh thẳng vào kinh thành Vĩnh Yên ngay trong đêm.

Trên đường tiến quân chúng tàn sát không ít người vô tội.

Máu chảy thành sông, tiếng khóc than thấu trời.
Khi ấy mọi chuyện mới vỡ lỡ.

Kẻ đứng sau tất cả lại chính là trưởng tử Lâm thị Lâm Nhược Sơ.
Thế nhưng mọi chuyện đã quá muộn.

Đòn phủ đầu ngay vào kinh thành ấy như đặt đấu chấm hết cho thế lực lớn nhất Trung Nguyên lúc bấy giờ.

Năm mươi vạn đại quân ấy càn quét một toà thành lớn chỉ trong chưa đầy một canh giờ.
Con cháu Lâm thị một đời oanh oanh liệt liệt trên chiến trường cuối cùng lại chết thảm trước lưỡi đao của kẻ phản bộ.
Chết cũng không siêu thoát.
Vĩnh Yên đẫm máu thây chất thành chồng.

Một trận mưa lớn cũng không thể rửa trôi đi mùi máu tanh nồng và nỗi oán hận trăm phần của bách tính với Lâm Nhược Sơ.
Chễm trệ trên ngôi Hoàng Đế chưa đầy một năm, Lâm Nhược Sơ bị chính thân tín ngoại tộc của mình hãm hại.

Chết không toàn thây.
Mở đầu bằng ngoại thích, kết thúc cũng là ngoại thích.

Âu cũng là kết cục cho kẻ 'cõng rắn cắn gà nhà'.
Trung Nguyên chia năm xẻ bảy.

Thiên hạ lại một lần nữa rơi vào cảnh đại loạn.
Rất nhiều người trong Lâm thị đã chọn cách đưa người già và trẻ nhỏ chạy về phía tây còn họ thì ở lại trinh chiến.

Thế lực gia tộc bây giờ đã lụi tàn, binh bực chưa đến ba vạn người vậy là vẫn quyết tử nơi chiến trường để bảo vệ khí tiết cho gia tộc.

Những tử sĩ chết trên sa trường thây gói da ngựa.

Một đời vì cơ nghiệp gia tộc, hi sinh vì xã tắc coi như đã trọn đạo nghĩa.
Loạn thế mười năm cuối cùng đã chấm dứt bởi Thế tổ của Đại Trưng bây giờ.

Thiên hạ một lần nữa được thống nhất.

Trong đó Nhiếp thị đã góp một phần không nhỏ mà được ban tước hiệu khai quốc công thần.

Gia tộc từ đó mà phất lên.
Về phần Lâm thị, sau khi loạn lạc kết thúc cũng đã trở về Vĩnh Yên.

Quả nhiên 'vật đổi sao dời', năm xưa từng quai hùng lẫm liệt thì nay đã lụi tàn biết bao.
Nhiếp thị cũng vì ghi ơn những cống hiến cho đại cục năm xưa của Lâm thị mà tương trợ rất nhiều.

Nhờ ơn Nhiếp thị mà Lâm gia mới có thể một lần nữa hồi sinh.

Tuy cơ đồ không thể lớn mạnh được như trước, song cũng không thể coi là thấp kém.
Giao tình giữa hai gia tộc cũng vì thế mà thêm khăng khít hơn.

Tộc trưởng hai bên đã định mối hôn sự cho tam lang Nhiếp thị Nhiếp Hoằng và trưởng nữ Lâm thị Lâm Thanh Yên.

Bấy giờ Lâm Thanh Yên nổi danh kinh thành là tuyệt sắc gia nhân cầm kỳ thi hoạ, cốt cách lại hiền hoà dịu dàng.

Nam nhân thế gia ai ai cũng muốn được làm quen với bà.

Nhiếp Hoằng cũng không kém cạnh gì.

Ông không những văn thao võ lược mà còn là người rất nho nhã ân cần.
Mối hôn sự 'môn đăng hộ đối' này cả hai bên đều rất hài lòng.

Tin tức truyền ra ngoài cũng khiến bách tính kinh thành phải trầm trồ mà ngưỡng mộ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui