Tháng Ba, hoa đào cũng đã nở hết, Lạc Anh cũng đã ở đây được hơn ba tháng rồi.
Lạc Anh Cung được trang hoàng như Tàng Kinh Các thứ hai với đủ loại sách từ ngoài cửa cung vào đến bên trong.
Bên cạnh Lạc Anh cũng có thêm một cung nữ mới, tên là A Liên, năm nay mới mười một tuổi.
A Liên là trẻ mồ côi, bị người ta lừa bán vào trong cung.
Có hôm Lạc Anh đi qua Ngự Thiện Phòng, nhìn thấy nàng ta hoạt bát đáng yêu, bèn nhận về làm cung nữ bên cạnh.
A Liên cảm kích lắm, nàng ta ra điều cũng rất ham học hỏi, tuy là không biết chữ, nhưng cũng cố gắng cùng Lạc Anh sắp xếp sách, Lạc Anh đâm ra cũng quý cung nữ này.Lại nói về việc học chữ Nôm với chữ Hán, sau ba tháng được Trần Cảnh rèn giũa, Lạc Anh cũng đã đọc được hầu hết các loại sách ở đây, trừ một số loại sách xuất phát từ phương Bắc chính gốc thì còn hơi mơ màng.
Nói chung học tiếng cũng nhàn mà nhỉ!Các loại sách trong Lạc Anh Cung có thể đếm tới vài ngàn quyển, vì nàng đọc tiêu đề thấy hay hay là vác hết từ Tàng Kinh Các về, làm văn võ bá quan muốn mượn sách là cứ thẳng đường đến Lạc Anh Cung, không dám ca thán một lời.Có một hôm, Trần Cảnh đến đọc sách, sau đó đề nghị với Lạc Anh:- Chiêu Nhi, muội xếp nhiều sách thế này vướng víu quá, có thấy bất tiện hay không? Hay là ta cho người mở thêm một Các (3) ở bên kia cho muội để sách?Lạc Anh chỉ nghe đến như thế, gật đầu lia lịa đồng ý ngay.
Thế là Lạc Anh Các được ra đời sau hơn một tháng xây dựng.
Đã thế, Lạc Anh cũng sắp xếp lại cả Lạc Anh Cung luôn.
Nàng cho người trồng thêm hai cây hòe lớn trước khoảng sân, lại xới đất trồng rất nhiều hoa.
Khoảng sân sau được tận dụng để trồng các loại rau rồi trực tiếp nấu ăn ở biệt viện gần đó.Thế là đến tháng năm, phía trước Lạc Anh cung là hương thơm của hoa, phía sau Lạc Anh cung là mùi thức ăn từ biệt viện thổi tới.
Các cung nhân cứ đến mà không muốn đi, đến cả Trần Cảnh cũng cứ cả ngày đọc sách dùng ngự thiện ở đó.Tổng cung nhân trong Lạc Anh Cung là hai mươi người, gồm có năm thái giám, năm cung nữ và mười cao thủ được chọn lựa để bảo vệ Hoàng hậu.
Vòng ngoài của Lạc Anh cung có hai mươi người khác võ nghệ xuất chúng, được đích thân Trần Cảnh gửi đến.
Mục tiêu của Lạc Anh chính là đào tạo biệt đội đó trở thành nòng cốt chính bảo vệ cô về sau.
Bụng đã định vậy, thế là từ hôm họ về, nàng bắt đầu chiến dịch chiêu binh của mình.Những thiếu niên đó thường trong tầm tuổi từ mười lăm đến hai mươi, người lớn tuổi nhất cũng chính là đội trưởng tên là Trác Lâm, năm nay hai mươi hai tuổi, bằng với tuổi ở hiện đại của nàng.
Chàng ta phải nói có gương mặt cực đẹp, nếu ở thời hiện đại có lẽ chắc sẽ là đại mỹ nam được bao nhiêu cô gái theo đuổi.
Võ nghệ thì xuất chúng không phải bàn nhiều rồi, nhưng được cái chữ nghĩa của chàng ta cũng rất tốt.
Người ta thường nói những kẻ học võ làm “sát thủ” như thế thường không mấy quan tâm đến thơ phú hay văn học, nhưng Trác Lâm lại là điển hình của ứng cử viên Tiến sĩ chính thực.Lạc Anh tám tuổi thường xuyên nói chuyện với hắn, tuy là Hoàng hậu nhưng phong thái phóng khoáng cũng không khác gì mấy vị quân tử, lại thường xuyên vận nam trang, đòi học võ nghệ.
Mới đầu Trác Lâm còn hơi e dè, nhưng được cái gật đầu không chút do dự của Trần Cảnh, hắn cũng không ý kiến mà dạy mấy thứ võ công phòng thân đơn giản cho Lạc Anh.
Thời gian lâu dần, Trác Lâm cũng vui vẻ vì tiểu Hoàng hậu quả thật có những câu chuyện cười rất vui, lại hiểu lễ nghĩa, không mang phong thái trịch thượng kiêu ngạo như lời đồn, hắn cũng “buông lỏng cảnh giác”, quả thật như có thêm một tiểu muội muội trước mặt chứ không phải là Hoàng hậu đức cao vọng trọng của một nước nữa.Lạc Anh rất có tài kể chuyện.
Có những buổi chiều mát, nàng tập hợp hết cung nhân thị vệ lại rồi kể chuyện cho họ nghe, kể cho họ những chuyện lịch sử như các Vua Hùng dựng nước, chuyện tình bi đát của Công chúa Mị Châu và sự thất bại của An Dương Vương, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, thời kỳ một nghìn năm Bắc Thuộc, lại kể thêm về những triều đại lịch sử nổi tiếng Trung Quốc, Châu Âu.
Thế là đám cung nhân thị vệ ít chữ nghĩa, hiểu biết hẹp dần được vị Hoàng hậu nhỏ tuổi soi sáng, họ lại càng cảm thấy gần gũi với Lạc Anh hơn.Không chỉ có vậy, ngoài cơm canh mà ngự thiện phòng nấu, Lạc Anh còn nấu thêm nhiều món khác, không chỉ để nàng ăn mà còn đem chia cho tất thảy hơn bốn mươi người trong cung.
Đúng là của ít nhưng lòng nhiều, ai nấy đều phấn khởi vì mỗi ngày lại có một món ăn vặt hoặc mặn khác nhau.
Khi thì nấu thêm canh xương hầm, lúc lại bánh ngọt tự làm, hôm lại nước trái cây thanh mát.
Cung nhân thị vệ ai nấy cứ như hoa nở, cười với nàng đến quên hết thị phi truyện đời.Tiếng lành đồn xa, hôm đó, mẹ nàng là Thuận Trinh Hoàng Hậu Trần Thị Dung cùng với Công chúa Thuận Thiên (hay còn gọi là Lý Oanh) đến chơi.
Dung Thị năm năm đó đã ngoài tam tuần, cũng khoảng ba mươi hai, ba mươi ba tuổi nhưng nét xuân vẫn còn lưu giữ; Lý Oanh khi đó chỉ lớn hơn Chiêu Hoàng hai tuổi, nhưng xem thấy nàng ta đã khá cao lớn và bắt đầu nhìn thấy dáng dấp của thiếu nữ rồi.
Đây cũng là lần đầu Lạc Anh được nhìn rõ hai vị này, lần trước nàng nhìn thấy là ở trong điện Thiên An, tuy nhiên hai người họ đứng khuất sau cây cột chính nên không thực sự thấy rõ.Bấy giờ đang tiết tháng năm, trời nóng bức, Dung Thị và Lý Oanh mặc âu phục khá dày, nên cảm giác như hỏa thiêu bên trong.
Nhưng khi nhìn thấy cách ăn mặc có chút phóng khoáng nhưng không lộ liễu của tiểu Hoàng hậu, cả hai vô cùng kinh ngạc.
Những phục trang đó Hoàng hậu một nước được mặc khi đối diện với cung nhân thị vệ sao?Lạc Anh cũng rất cẩn thận tiếp đón hai người họ, mặc dù biết sau này đây chính là hai nhân tố đẩy cuộc đời của Lý Chiêu Hoàng đến bước đường phải xuất gia đi tu, rồi lại bị người ta gả đi khi đã ngoài tứ tuần.
Nhưng Lạc Anh căn bản không nghĩ nhiều, trong thân thể này đang là tâm hồn của một con người hiện đại sống đã hai mươi hai năm, đương nhiên sẽ không để bản thân bị thiệt khi sống những tháng ngày ở đây, cho dù lịch sử có bị thay đổi đi chăng nữa.- Hoàng hậu dạo này có khỏe không? Đã lâu không thấy ra khỏi cung rồi! – Dung Thị mở lời trước khi cung nhân đặt cốc nước cam trước mặt cô – Nhìn khang trang thế này, Hoàng hậu cũng cho xây nhanh quá!Lạc Anh cười trừ, đẩy đĩa bánh hoa mai về phía Dung Thị và Lý Oanh, nói:- Mẫu thân bận tâm rồi, con cũng có hơi bận bịu, nhưng trong cung cơ bản cũng đã xong rồi, Chiêu Nhi cũng lấy làm an lòng.
Hai người cứ tự nhiên ăn bánh, đây là bánh con mới tự tay làm, mong sẽ hợp khẩu vị của mẫu thân và tỷ tỷ.Lý Oanh rõ ràng rất muốn nếm thử, nhưng có lẽ vì Dung Thị chưa động đến, thế là nàng ta chỉ biết nuốt nước bọt ngồi một bên, không nói cũng chẳng rằng.Lạc Anh biết ý, nhanh chóng lấy chiếc khăn sạch lót tay, rồi cầm chiếc bánh đưa cho Lý Oanh, tươi cười:- Tỷ mau ăn đi, ngon lắm!Bên cạnh, cung nữ A Liên cũng bồi thêm:- Công chúa đừng ngại, chủ nhân làm bánh rất ngon, người ăn đi!Nói đến đấy, chỉ thấy sắc mặt của Dung Thị tối lại, bà quát:- Nô tài to gan, Hoàng Hậu là để ngươi gọi không đầu không đuôi như vậy sao?A Liên sợ quá vội quỳ xuống, miệng hô lớn:- Quốc mẫu tha tội, nô tì biết sai rồi!Thấy tình hình có vẻ thật căng thẳng, Lạc Anh bèn nói với Dung Thị:- Mẫu thân chớ nóng nảy, đều là Chiêu Nhi dạy đám nô tài như vậy, họ chỉ làm theo lời con thôi, mẫu thân bớt giận – sau đó nhìn A Liên – Ngươi đi ra ngoài bảo cung nhân chuẩn bị cơm chiều, hôm nay Quốc mẫu và Công chúa sẽ ở lại đây dùng bữa!Dung Thị nghe thấy thế cũng không nói nữa, nhanh chóng lựa lời:- Hoàng hậu đừng nên dạy nô tài như thế, bọn chúng sẽ hư mất.
Hôm nay ta chỉ là đến chơi thôi, dùng cơm để hôm khác, ta và Thuận Thiên còn có việc!Lạc Anh trong tâm đã không muốn giữ, nhưng vẫn cố làm màu:- Chẳng mấy khi mẫu thân và tỷ tỷ đến Lạc Anh Cung, hãy ở lại dùng bữa với Chiêu Nhi!Dung Thị hết sức từ chối, ngay sau đó dắt ta Lý Oanh rời khỏi Lạc Anh Cung.
Trước khi về, Lạc Anh còn cho người lấy mười cái bánh hoa mai và một bình nước cam nhỏ đưa cho cung nữ của Lý Oanh, còn dặn nên ăn trong ngày mới ngon! Thế là vị công chúa kia cười như hoa, còn cảm ơn Lạc Anh ríu rít!Tiễn người xong, Lạc Anh về ngồi thơ thẩn dưới gốc cây hòe, lòng nhẩm tính: bây giờ đã là tiết tháng Năm Bính Tuất, có lẽ sang đầu năm sau Dung Thị sẽ lấy Trần Thủ Độ.
Tháng Tám này Lý Huệ Tông sẽ bị bức chết.
Nghĩ đến đây, Lạc Anh sự nhớ ra người cha này của Lý Chiêu Hoàng, nên nàng quyết định nên chăm gặp ông ta một chút, ít nhất người ta cũng chính là cha của thân thể này.Thế là Rằm Tháng Năm, lấy cớ đến chùa Chân Giáo bái Phật, Lạc Anh cùng hai mươi cung nhân thị vệ đến đó.
Sau khi gặp Trụ trì và thắp hương khấn vái xong, Lạc Anh đến biệt viện phía Nam gặp Lý Huệ Tông, khi đó đang xuất gia, gọi là Huệ Quang Đại sư.Lý Huệ Tông là vị vua thứ tám của vương triều nhà Lý, vốn nhu nhược yếu đuối, khiến cho họ Trần từng bước nắm trọn đại quyền trong tay, đến mức bức ông đi tu, cướp ngôi của dòng tộc.Biệt viện phía Nam quang cảnh đơn sơ, cũng không có nhiều lầu các như ở giữa chùa.
Nơi đây chủ yếu là cây gỗ lớn và cây thảo dược nhỏ là chủ yếu.
Đi một hồi lâu cũng đến được viện nhỏ nơi Lý Huệ Tông ở, từ bên trong phát ra những tiếng gõ mõ cùng tiếng đọc khe khẽ.
Lạc Anh cùng A Liên và một vài thị vệ đi vào, số còn lại đứng ở bên ngoài.- Phụ thân, Chiêu Nhi đến thăm người!Tiếng gõ mõ im bặt.
Lý Huệ Tông đứng dậy, xoay người đi đến chỗ Lạc Anh, giọng nói run rẩy:- Chiêu Nhi, Chiêu Nhi!Lạc Anh đi đến chỗ Lý Huệ Tông.
Đây là lần đầu tiên nàng nhìn thấy ông, quả nhiên lúc mất Huệ Tông còn rất trẻ, cũng chỉ ngoài tam tuần một chút.
Dáng người ông gầy yếu, khuôn mặt tuy đầy rẫy sự bi thương.
Bảo sao, sử sách ghi chép lại có đoạn: “Trước đây, Thượng hoàng ra chơi ở chợ Đông, dân chúng tranh nhau tới xem, có người than khóc”.
Quả nhiên gương mặt này khiến ngươi ta thấm nỗi buồn thương.Lý Huệ Tông đưa Lạc Anh ra chiếc đình nhỏ phía sau viện hóng mát, lại nổi than pha một ấm trà nhỏ.
Lạc Anh bỏ từ làn nhỏ ra một chút bánh hoa mai, đặt ở bàn mà nói:- Phụ thân, con có mang một chút bánh đến cho người! Sáng nay mới hấp, còn ngon lắm, người nếm thử một chút đi!Lý Huệ Tông nhấp một ngụm trà, khàn giọng mà rằng:- Chiêu Nhi, thời gian qua con sống có tốt không? Họ Trần có ức hiếp con không? Đều tại ta, ta nhu nhược không thể bảo vệ con…Lạc Anh nhìn thấy Lý Huệ Tông sắp khóc đến nơi, cũng thật tội nghiệp.
Ở hiện đại, nàng vốn sống không cha không mẹ từ khi còn chưa nhận thức được về thế giới này, nên tình yêu thương chan chứa trong câu nói của Lý Huệ Tông khiến cô xao lòng đến kỳ lạ.
Vì thế mà nhìn thấy cảnh này, Lạc Anh bất giác chạy đến chỗ Lý Huệ Tông, ôm ông như một đứa con gái nhỏ của cha mình, của một đứa trẻ khao khát tình thương gia đình mà bấy lâu nay nàng chôn giấu.Lý Huệ Tông ôm lấy cô con gái nhỏ.
Phải nói ông thực sự rất yêu chiều Lý Chiêu Hoàng, ngay cả việc nhường ngôi ông cũng chọn Chiêu Hoàng chứ không phải Lý Oanh.
Có lẽ tình thương đó lại vô tình đẩy Chiêu Hoàng vào bao nhiêu sóng gió về sau này.Đến cuối chiều, Lạc Anh về đến cung, lòng vẫn thơ thẩn không nguôi về Lý Huệ Tông.
Ông ấy yêu thương Lý Chiêu Hoàng như vậy mà, cốt cũng là tình phụ tử, lại thêm Lý Huệ Tông thường lúc nào cũng một mình lủi thủi trong chùa, nên từ đó nàng quyết định cứ nửa tháng lại đến chùa Chân Giáo.
Hôm thì Lạc Anh cùng Lý Huệ Tông trồng cây trong vườn, hôm thì cùng người ra đê sông Cái thả diều, hôm lại cùng nhau nấu món chay, làm bánh.
Cứ như thế, chính Lạc Anh cũng cảm thấy vui vẻ, lần đầu tiên nàng biết có tình cảm của cha lại hạnh phúc như thế.Thế rồi, nàng quên mất cả tháng ngày.
Đến một hôm nọ, khi Lạc Anh đang bàn với A Liên Tết Nguyên Tiêu này nên đưa Phụ thân đi đâu chơi, thì một tin như sét đánh xuống tai nàng: Huệ Quang Đại sư viên tịch ở chùa Chân Giáo.
Lạc Anh chợt sực tỉnh, hôm nay, là ngày mười tháng Tám, Lý Huệ Tông treo cổ tự vẫn tại chùa (4).Trần Cảnh biết Chiêu Hoàng đau lòng cũng tới Lạc Anh cung, nhưng nhất định nàng không gặp.
Bất quá, Cảnh đành quay về Thường Xuân cung, căn dặn cung nhân chăm sóc tốt cho Hoàng Hậu.Cả người Lạc Anh như rơi vào u mê, nàng đau lòng.
Không biết đây là Lý Chiêu Hoàng đau lòng hay Lạc Anh đau lòng nữa.
Có lẽ là Lý Chiêu Hoàng, Lạc Anh cố gắng nghĩ rằng đây Lý Chiêu Hoàng đau lòng vì sự ra đi của cha mình, không phải nàng.
Nhưng thâm tâm lại hiểu rõ rằng chính mới có tư vị đó, vì nàng đã coi Lý Huệ Tông như cha mình mất rồi.*Chú thích:(3) Các: Lầu, nhà cao.(4) Đại Việt Sử ký Toàn thư chép:“Mùa thu, tháng 8, ngày mồng mười, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo.
Trước đó, Thượng hoàng nhà Lý có lần ra chơi chợ Đông, dân chúng tranh nhau chạy đến xem, có người thương khóc.
Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở chùa Chân Giáo; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, mhưng bên trong thực ra là để dễ bề giữ chặt.Có lần Thủ Độ qua trước cửa chùa, thấy Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói: “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu”.
Huệ Tông đứng dậy, phủi tay nói: “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”.
Đến nay, sai người bày biện hương hoa đến bảo [Huệ Tông]: “Thượng phụ sai thẫn đến mời”.
Thượng hoàng nhà Lý nói: “Ta tụng kinh xong sẽ tự tử”.
Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng: “Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”.
Bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa.Thủ Độ ra lệnh cho các quan đến khóc, khoét tường thành phía nam cửa (người bấy giờ gọi là "cửa khoét"), đưa linh cữu ra phường Yên Hoa để thiêu, chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông.
Giáng hoàng hậu của Huệ Tông làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ, cho châu lạng làm ấp thang mộc..