Sáng hôm đó bầu trời Giang Nam mây mù giăng nhẹ, Vịnh Thi vén chiếc váy dài chạm đất của mình lên bước qua cửa tìm đường ra phố lớn.
Bạch Dĩnh cũng nhảy qua bậu cửa đi theo nàng, nàng ấy vận nam trang màu bạc của ánh trăng, cùng màu trắng nhạt của Vịnh Thi lại tương thích vô cùng.
Theo lời của thiếu phụ Thư Vũ, trên phố lớn có hai lầu xanh, nhưng lúc đó Thư Vũ quá bận rộn, thế nên Vịnh Thi còn chẳng kịp hỏi Quế Anh cô nương ở chỗ nào.
– Bà xã đại nhân, chị muốn vào lầu xanh?- Bạch Dĩnh nghi hoặc nhìn biển hiệu Bích Xuân lâu trên tường, Vịnh Thi nhìn qua mái tóc búi kim quan cao cao của Bạch Dĩnh, bỗng chốc lại buồn cười.
Nàng chọt vào búi tóc của Bạch Dĩnh, nói:
– Còn không vào? Tìm Quế Anh cô nương bằng cách nào?
Bối Vịnh Thi mi mục như họa, so với phường bán phấn buôn hương đương nhiên thanh tao thoát tục hơn.
Nàng đứng ở giữa cửa của Bích Xuân lâu hệt như thiên tiên sa vào chốn trần ai lưu lạc, nam nhân cũng ngừng lại nhìn nàng, Bạch Dĩnh nghe còn có người hỏi cô nương mới đến tên gì.
Vốn Bạch Dĩnh mặc nam trang, da trắng môi hồng, phong thái của bạch phát công tử cũng thu hút không ít bướm ong.
Thế nhưng Vịnh Thi của nàng lại vô cùng xinh đẹp, nam nhân chỉ cần nhìn đến nàng đã muốn ghen đến phát điên, thế nên nàng giữ Vịnh Thi ngoài cửa, nói: – Chị đứng ngoài đây đợi đi, em hỏi một lát là được.
Vịnh Thi liền cốc vào đầu Bạch Dĩnh một cái, nói: – Đứng ngoài đây làm gì? Cùng vào hỏi rồi cùng về đi.
– Không, chị đứng đây!- Bạch Dĩnh không khoan nhượng kéo Vịnh Thi lại một con hẻm nhỏ, tránh đi đám nam nhân dơ bẩn kia.
Nàng nhanh chóng chạy vào trong Bích Xuân lâu, nhưng lại không thể sỗ sàng hỏi xem Quế Anh cô nương là ai.
Thế nên Bạch Dĩnh đành phải phe phẩy quạt, giả vờ thong dong, hỏi:
– Lão bản, ở đây có cô nào tên Quế Anh không? Bổn đại gia nghe tên đã lâu, nay từ địa phương khác đến kiếm nàng ấy.
– Quế Anh hoa khôi? Ai da..
nàng ấy nghỉ rồi, để lão nương giới thiệu hoa khôi của Bích Xuân lâu cho đại gia nha.
Thường Hạc! Ra đây- Lời chưa nói dứt câu, Bạch Dĩnh ngước lên lầu nhìn đã thấy Thường Hạc cô nương đứng trên lầu nhìn xuống nàng.
Tốc độ thật là nhanh chóng!
Thường Hạc mặc xiêm y màu tím nhạt, khóe mắt tô hơi đậm, Bạch Dĩnh nhìn thế nào cũng thấy không ưng mắt.
Nàng ấy đi từ trên lầu xuống, dáng vẻ thướt tha như một chú hạc kiêu ngạo.
Thế nhưng trong mắt Bạch Dĩnh, còn ai kêu ngạo hơn Vịnh Thi, còn ai diễm lệ hơn vợ nàng? Nếu đã có được thứ tốt nhất trên trần gian, ắt hẳn sẽ không vừa mắt những hạt bụi tầm thường khác.
Để không bị mất thời gian, Bạch Dĩnh liền lôi trong túi ra một vài thỏi bạc đưa vào tay lão bản của Bích Xuân lâu, mau mắn nói: – Ta chợt nhớ có việc phải đi, này là bạc của bà!
Nói rồi Bạch Dĩnh chạy như bay ra khỏi Bích Xuân lâu, sau đó nàng chạy lại như lốc xoáy ùa vào bên trong Bích Xuân lâu, hỏi: – Quên mất, Quế Anh cô nương đi đâu rồi?
– Hả..? Thôn Từ Khiêm, hỏi nhà Kỷ tiên sinh.
Vừa nghe xong Bạch Dĩnh lại như một cơn lốc xoáy, bay ra khỏi Bích Xuân lâu.
Ma ma của Bích Xuân lâu cầm mấy thỏi bạc trên tay mà ngơ ngẩn, không hiểu chuyện gì đang xảy ra, chỉ biết mấy thỏi bạc trên tay cầm thật chắc, thật nặng.
Sau khi hỏi tung tích của Quế Anh cô nương xong, Bạch Dĩnh lại men theo hẻm nhỏ kiếm chỗ giấu người thương của nàng.
Vốn hồ ly muốn giấu thứ gì đều giấu thật kĩ, Bạch Dĩnh không nghĩ rằng có một ngày nàng lại kiếm chẳng ra thứ mà mình giấu.
– Bà xã!!!!!
Bạch Dĩnh tru lên một tiếng thật dài như chó sói, bắt chước tiểu Tôn trong xóm nàng hú lên.
Nàng chỉ vừa mới đi khỏi một chút, Vịnh Thi bị ai cướp mất rồi! Bạch Dĩnh rối rít hết cả lên, chân nọ đá chân kia lật đật chạy ra bên ngoài phố, vừa đi vừa gọi: – Bà xã ơi! Vịnh Thi ơi!
– Ê hồ ly! Em bị gì vậy?- Vịnh Thi mua một túi mứt đường xong, quay sang thì thấy Bạch Dĩnh loạn hết cả lên, vừa đi vừa gọi tên nàng.
Nàng lẽo đẽo theo sau cả một đoạn đường dài mà Bạch Dĩnh còn không biết, vậy mà nói là kiếm nàng? Giống vừa đi vừa rao bán thì hơn!
Bạch Dĩnh tìm thấy Vịnh Thi liền mừng rỡ như điên, nàng nhanh chóng chạy lại gần Vịnh Thi, nói: – Chị đi đâu lung tung! Mai mốt không được vậy nữa, biết không?
– Dạ thưa cô, tôi năm nay ba mươi lăm tuổi rồi!- Vịnh Thi cũng không thèm tranh cãi với Bạch Dĩnh, chỉ cho miếng mứt đường vào miệng mình.
Nàng ba mươi lăm tuổi chứ không phải mười lăm, cũng không phải tệ đến mất vừa đi đã lạc, chỉ có Bạch Dĩnh làm quá đã quen.
– Ai lớn hơn?- Bạch Dĩnh nhướng mắt nhìn Vịnh Thi, trêu ghẹo, khóe miệng hơi mang ý cười, nhìn thế nào cũng thấy đáng ghét.
Vịnh Thi lại cho một miếng mứt đường vào miệng, vị ngọt lan ra trong miệng, ngọt ngào cũng len lỏi trong tim nàng, nàng bĩu môi: – Ai?
– Chị lớn nhất!- Bạch Dĩnh cười hì hì ôm lấy cánh tay Vịnh Thi, cùng Vịnh Thi đi về nhà.
Trên đường đi Vịnh Thi có mua thêm một ít trang sức quý giá, tranh thủ hỏi xem thôn Từ Khiêm ở đâu, nhà Kỷ tiên sinh ở đâu.
Hai người lúc đó mới vỡ lẽ ra nhà hai người sống là nhà của Kỷ tiên sinh, Kỷ tiên sinh mất mấy năm trước, nhà chỉ có một thiếu phụ trẻ.
Kỷ tiên sinh là một người văn thư, gia đình có dòng dõi thư hương thế nên cũng không phải nghèo khó.
Nhưng Kỷ tiên sinh sống độc đinh một mình, đến khi lấy vợ chưa được bao nhiêu năm liền tạ thế.
Thư Vũ xinh đẹp nết na, tính tình hiền dịu dễ gần, vậy mà phải sống cô quả ngần ấy năm.
Hai người còn chưa có con nối dõi.
Vì nhà cũng rất rộng, Thư Vũ bèn để biệt viện nhỏ phía đông cho thuê.
Mà người vừa dọn vào trong năm nay chính là Ân Quế Anh cô nương.
Quế Anh cô nương là hoa khôi năm năm trước, bây giờ trạc hai ba tuổi, vừa vặn kiếm được không ít ngân lượng.
Nàng không tự mua cho mình một căn nhà mà thuê chỗ của Thư Vũ, ít nhất cũng có người giúp nàng giặt giũ, nấu cơm.
– Thế rồi Quế Anh cô nương hôm nay có ở nhà không?- Vịnh Thi hỏi.
Thư Vũ ngưng tay vo gạo lại, nhìn bạch y của Vịnh Thi như vô nhiễm bụi trần.
Nàng hơi ngưng thần, sau đó cúi đầu vo tiếp thau gạo của mình: – Có ở nhà, chỉ e không tiện.
Khoảng trưa một tí thì cô có thể kiếm nha đầu đó.
– Vậy sao? Không tiện là do Quế Anh cô nương đang ngủ nướng sao?- Vịnh Thi lại hỏi, nàng ngồi bệt xuống chiếc ghế gỗ bên cạnh Thư Vũ, hỏi chuyện.
Nếu nàng đoán không lầm thì giai đoạn này Vương Khôi đã xuất hiện rồi, ắt hẳn không tiện là do Vương Khôi đã đến và hai người đã sống như vợ chồng với nhau.
Thư Vũ không nói chỉ khẽ cười, ánh mắt nàng đượm buồn.
Nếu như Vịnh Thi nàng không xen vào đoạn nhân sinh của Quế Anh, thì cuộc đời nàng ấy sẽ diễn ra đúng như trình tự vốn có.
Gặp Vương Khôi, yêu Vương Khôi, giao hết tài sản cho Vương Khôi, rồi chàng ấy lên kinh ứng thí, đỗ đạt Tiến Sĩ, phụ bạc hiền thê, Quế Anh tự vẫn chết để lại lời thề muôn thuở.
Ba năm sau Vương Khôi cũng bị Quế Anh ám đến độ thất thần, tự đâm kéo vào cổ mình tận kiếp.
Bây giờ Thiên giới muốn nàng hóa giải nghiệt duyên, nàng cũng nên tìm hiểu một chút về con người của Vương Khôi, để xem Vương Khôi có nỗi khổ khó nói không, tại sao lại phụ bạc Quế Anh, người vì chàng hi sinh mọi thứ.
Nếu đã mất công Diêm đế sắp đặt mọi thứ hoàn hảo đến thế, nàng cũng nên làm tốt chuyện này một phen.